Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 19. Hướng thượng

11/06/201317:29(Xem: 3263)
Chương 19. Hướng thượng

TRÚ QUÁN QUA ĐÊM
(Từ có nhà đến không nhà)
Tự Truyện của một Tăng Sĩ Hoa Kỳ

[Bản điện tử lần thứ ba với tu chính]

Tỳ kheo Yogagivacara Rahula
(Bhavana Society, 2005 )
Chơn Quán dịch Việt

Chương 19

HƯỚNG THƯỢNG

Tôi lấy xe lửa và tàu đò trở lại Colombo vào thượng tuần tháng Tư. Tôi ghé ở nhà Sam vài ngày trước khi đi Gothama Thapovanaya. Sam tỏ ý tiếc không thấy Chris cùng đi với tôi và không còn ý định xuất gia. Sam nói thêm anh không ngạc nhiên lắm vì nhận thấy Chris có vẻ không thành khẩn như tôi.

Lúc gặp lại Thầy Vangisa tôi thưa đã quyết tâm muốn theo chân Thầy. Thầy nói Thầy mừng thấy tôi không bị cuốn theo Ấn Giáo và đã trở về. Chúng tôi cười. Tôi thưa rằng qua kinh nghiệm Ấn giáo và Yoga, tôi rất trân quý phép tu hành trực tiếp của tông Theravada và đặc biệt tán thưởng phép thiền minh sát. Tôi trình bày thêm rằng yoga cũng có nhiều kỹ thuật hữu ích cho sự tham thiền như làm gia tăng chú tâm, điều hòa khí huyết, tịnh hóa hệ thần kinh, và trao dồi sức khỏe. Thầy miễ­n cưỡng chấp nhận lợi ích về sức khỏe của yoga, và yêu cầu tôi dạy cho các tu sĩ trẻ. Thầy Vangisa đang bị chứng tiểu đường mà một số thế yoga, tôi thưa, có thể trị được. Nhưng Thầy không tin lắm và chuyển đề tài nói chuyện khác.

Về chuyện xuất gia của tôi, Thầy bảo tôi theo Thầy một thời gian rồi Thầy sẽ quyết định khi Thầy thấy tôi sẵn sàng và thời gian thuận lợi. Tôi không nên vội vã; bây giờ tôi cần tiếp tục tập hành thiền minh sát trước đã. Thiệt tình tôi không có gì vội; tôi đã có sẵn chiếu khán gia hạn thêm ba tháng rồi, làm trước khi đi qua Ấn Độ. Thầy trao cho tôi một số sách đạo bằng Anh văn, cả quyển Vinaya[37] (quy luật đạo đức và phép tu hành của tu sĩ) mà Thầy bảo tôi học để thấm nhuần luật đạo mà tu sĩ nào cũng phải biết. Tôi được cấp cho cái cốc tôi ở trước đây trong khu dành cho yogi thế tục. Sau khi thu xếp việc ăn ở xong, tôi chuyên tâm tham thiền và luyện tập cách thở sâu theo tỷ lệ cũng như tư thế của thân thể.

Trong lúc tôi ở dài hạn tại đây, có hai ba bạn người phương Tây đến một hai tuần rồi đi. Một trong những bạn này có để lại cho tôi quyển III của bộ sách Carlos Castenada tựa đề Journey to Ixtlan; tôi đã đọc xong hai quyển I và II rồi lúc trước khi vào thời kỳ thiền tập trung. Với kinh nghiệm thâu thập được qua thiền minh sát, tôi nhìn thấy nhiều điểm tương đồng giữa nhà thiền minh sát và hiền triết MỄ Tây Cơ Don Juan trong sách. Sách luận bàn 'con Đường của Chiến Binh': vì chỉ 'nhìn' mà 'không hành động' để 'làm ngưng thế giới' đang quAy, người chiến binh trở thành 'người tri thức'. Yogi quán minh thực hiện cái 'không làm' bằng cách khai triển sự chú ý đơn thuần và 'làm ngưng thế giới' bằng cách áp dụng sự thông hiểu, khai triển tâm xả, và chứng nghiệm 'sự ngưng lại'; người yogi trở thành 'người tri thức' hay theo thuật ngữ Phật giáo là người giác ngộ. Bằng vào vũ khí thụ động là tâm thức/thông tri/trí tuệ, hành giả chiến đấu âm thầm chống tâm ô trược; như chiến binh, người phải luôn luôn kiên trì mới mong đến đích.

Journey to Ixtan là ẩn dụ mô tả tình trạng khó xử của chiến binh, thiền giả, hay người đi vào nội tâm. Ixtlan đại diện cho thế gian ảo tưởng tùy duyên--gồm lý tưởng, danh tánh, hình ảnh, gia đình, nhà cửa, xứ sở, vân vân. Trong thế gian luôn thay đổi và không thường còn đó, mọi người đều hy vọng đạt và giữ được cái gọi là hạnh phúc và an lành. Còn nhà thiền, khi chứng nghiệm được Vô Ngã/Tánh Không, thấy vạn sự dưới một nhản quan khác và không còn tham lam bấu víu vào nữa; mọi thứ mà người đời cho là thật có và thân thiết đều vô nghĩa đối với họ. Nguời ấy sẽ không bao giờ trở lại các thói quen cũ một cách mù quáng như trước đây. Cảm nghĩ và ký ức cũ có thể còn sót lại nhưng chúng chỉ là những 'bóng ma của quá khứ'; hành giả sẽ không bao giờ trở lại con đường vô minh dầu thế giới bên ngoài có cám dỗ thế mấy.

Sách kết thúc với ý nghĩ tuyệt vời và tôi thấy tôi đang trong trạng huống ấy. Tôi sẽ không bao giờ thật sự hạnh phúc hay thỏa mãn nếu phải sống cuộc đời bình thường, làm một cái răng trong vành răng cưa, một thành phần trong dòng đời của Hoa Kỳ. Làm tu sĩ, tôi sẽ là người không quốc gia, không nhà và không còn danh tánh cũ; tôi sẽ dành trọn thời gian lên 'đường của chiến binh'. Nhiệm vụ của tu sĩ không còn gì hơn là 'hoàn chỉnh tâm linh,' một công tác vô cùng cao quý. Nhiều người Tây phương cho rằng tu sĩ trốn tránh cái gọi là thế gian thực tại và không đương đầu với cuộc sống. Tôi có suy nghĩ nhiều tới lời buộc tội này, nhưng tôi nhận thấy những lời ấy vô nghĩa. Người nói như vậy có thể trong tiềm thức họ có chút ganh tị vì họ không có cách nào ra khỏi cái thế gian mà họ thật tình muốn thoát ra.

Người Đông phương quan niện khác. Họ xem sự rời thế sự vào con đường thiền cô tịch để tịnh hóa tâm khỏi tham sân si là một quyết định cực kỳ khó khăn. Kinh nghiệm của bản thân tôi cho biết phải có ý chí, dũng cảm, trí tuệ và tâm thành mới mong ngồi thiền được một giờ để đối đầu với bản ngã, chấp trước, ghét bỏ, và sợ hÃi khi chúng dấy lên. Không có chỗ để đi, truyền hình để coi, máý thu thanh để nghe, bia để nhậu, ma túy để phê, bạn để gọi, không có lối thoát khỏi tâm thức thực tại là cả một vấn đề. Còn các trò tiêu khiển như uống rượu, hút cần sa ma túy, du hí để quên lãng vấn đề, hay thỏa mãn bản ngã là cách chạy trốn dễ­ dàng nhứt. Thâm chí lối sống thông thường như có vợ có chồng, nuôi dạy con cái, đi làm việc, giao du bạn bè, hay đi phép hằng năm đại để cũng chỉ vì tự kỷ.

Người ta sống thường là cho mình, gia đình, bạn, hay nhóm mình; họ chỉ làm vừa đủ để 'qua cầu', cảm thấy an tâm, hay gây ấn tượng tốt. Nhiều người mới xem qua thấy có vẻ toại nguyện và hạnh phúc lắm (sống hữu ích, hay cứu giúp, đóng góp nhiều cho xã hội), nhưng kỳ thật dưới lớp gọi là hạnh phúc ấy họ có không biết bao nhiêu đau khổ. Có người không bao giờ biết niềm vui thật sự và chết tay trắng, bất tịnh. Thế gian đó các nhà hiền triết khai ngộ gọi là ảo ảnh và người sống trong thế gian đó đang mộng du.

Hai tuần sau, Thầy Vangisa gọi tôi lên bảo Thầy sẽ cho tôi xuất gia vào dịp l­ễ Vesak trăng tròn sắp tới, ngày mà Thầy cho là tốt lành và tôi sẽ sẵn sàng trên phương diện tâm linh cũng như giáo lý. Tôi chưa hề dám nghĩ đến nhưng tin tưởng ngày ấy là tốt nhứt cho tôi. Thầy nói thêm rằng tôi sẽ thọ giới sa di, cấp thấp nhứt để thử thách tâm lý và trau giồi tu hạnh trước khi lên cấp tỳ kheo cao hơn và có lối sống khổ hạnh hơn. Sa di chỉ hành mười giới và tuân bảy mươi lăm luật (như về việc ăn mặc, đối xử trong tu viện và trước công chúng, l­ễ kính huynh trưởng, vân vân). Tỳ kheo, trái lại, phải tuân hành hai trăm hai mươi bảy luật chi phối trọn vẹn đời sống của tu sĩ. Bộ luật về hạnh kiểm ấy, gọi là Vinaya[38], nhằm mục đích giúp tu sĩ tỉnh thức trong ba lãnh vực thân khẩu ý hầu loại trừ các tạp niệm và tập quán gây phiền não. Tôi rất quan tâm đến vấn đề này nên tự đặt mình vô khuôn khổ và tự xem như mình sẽ thọ giới tỳ kheo, tức giới nghiêm khắc hơn.

Tới giờ này, tôi đã đọc khá đầy đủ về đời sống lý tưởng của một tỳ kheo thiền giả sống bán khổ hạnh, cuộc sống mà tôi hình dung cho đời khất thực của mình sau này. Tôi mơ ước được sống tu tập trong một hang động nơi khu rừng xa xôi hẻo lánh nào đó, hay trong devale ở Unawatuna và đi khất thực hằng ngày. Tuy nhiên, sau nhiều lần tâm tình, tôi thấy mơ ước ấy của tôi không được giới tu sĩ địa phưong kể cả các thầy ở Thapovanaya chia xẻ; tu thiền là lối tu của người Tây phương. Phải chăng vì thế mà thầy Sudhamma đã 'nhảy rào' sau sáu tháng ở đây. Biết vậy tôi tự nhủ nên chấp nhận tình huống tuy có chút trớ trêu và theo thọ giáo Thầy Vangisa ở Thapovanaya. Tôi phải gác lại một số ý kiến riêng tư và hòa mình vào hiện thực chung quanh, hiểu rằng tất cả chỉ do tâm tạo. Tôi có thể dùng cơ hội này để nhìn sâu vào bản ngã/chấp trước tiềm tàng và các ức chế của mình. Các thầy trẻ trong viện rất vui mừng thấy tôi sắp gia nhập Tăng già và hy vọng tôi sẽ dạy họ Anh văn, một việc làm mà tôi tha thiết vì thấy mình hữu dụng và mình có thể học lại tiếng Sinhalese của họ. Tôi biết tôi sẽ ở lại Sri Lanka ít nhứt vài năm nên cần biết tiếng bản xứ để d­ễ giao tiếp khi cần.

Còn rất nhiều việc phải làm trong tháng cuối. Tôi phải học thuộc lòng một số câu tiếng Pali mà tôi sẽ đọc lại trong l­ễ thọ giới; Thầy cho một sa di dạy tôi cách phát âm chuẩn. Tôi còn phải viết một số thư nữa. Tôi đang tìm lời viết sao cho ba má và bạn bè tôi không bị sốc, mà trái lại, vui vẻ chia xẻ niềm hân hoan của tôi. Tôi không muốn bị hiểu lầm rằng đã thất bại lần này hay phải đương đầu với cuộc sống. Thật ra có cả luật nói về sự cho phép của mẹ cha để tránh làm họ thất vọng hay đau buồn khi nghĩ mình sẽ mất con. Nếu cha mẹ không thuận vì một lý do gì đó, như không ai nối dõi chẳng hạn, họ có quyền từ chối (xem XI). Tôi biết ba má tôi không thể và sẽ không ngăn cản tôi xuất gia làm sư, nhưng vì kính nể, tôi không muốn hai bậc sanh thành ra tôi bị tổn thương hay từ tôi. Qua những thư trước, ba má tôi biết tôi rất mê yoga và tham thiền nhưng chưa bao giờ nghe tôi nói đến quyết định quan trọng này. Tôi nghĩ rằng khi tin tới ba má tôi không sao khỏi bị giao động mạnh, nhưng rồi chắc cũng sẽ qua như hồi tôi ở tù bên Afghanistan. Tôi biết tin tôi đi tu sẽ làm cho Barry, Larry, Fred và bọn Riverside bị sốc nặng, nhưng chúng nó sẽ vui vui--thằng bạn cũ, Scott, là một nhà sư.

Tôi sẽ viết cho Eustace báo tin và mời anh cùng dân làng Yaddhemulla qua Thapovanaya dự lễ­. Và tôi cũng sẽ viết cho hai anh em Fernando ở Negombo để mời luôn. Với Sam và các bạn trong xứ, tôi sẽ đích thân lên Colombo mời. Tôi gặp Sam tuần sau đó. Sam và Tilak yêu cầu tôi để hai anh dâng y và bát; dĩ nhiên tôi đâu dám chối từ. Theo tục lệ, vinh dự dâng y bát luôn luôn được dành cho người thân như cha mẹ hay bà con.

Vào những ngày Rằm hằng tháng, Gothama Thapovanya đã có nhiều khách thập phương rồi; đến ngày Vesak tới đây, tôi nghĩ, chắc sẽ đông lắm. Nghe nói Thầy Bổn Sư có mời cả Đại Sứ Mỹ nữa, tôi ngạc nhiên không biết tại sao lại mời đại sứ đến dự buổi l­­ễ mà chắc họ không mấy quan tâm. Sau này tôi biết ra rằng đó là thủ tục phải làm mỗi khi có người phương Tây thọ giới. Vả lại, sự hiện diện của đại sứ chẳng có hại gì mà còn có lợi cho viện trên phương diện đối ngoại. Thầy Vangisa bảo tôi nên dọn sẵn bài di­­ễn văn ngắn bằng Anh ngữ để đọc trong buổi lễ­­; di­­ễn văn nói về cảm nghĩ và ước nguyện của tôi. Thoạt tiên tôi hơi khó chịu song suy nghĩ kỹ tôi thuận ý của Thầy. Tôi định sẽ trình bày vài khía cạnh Phật pháp với vị đại sứ và cử tọa nói tiếng Anh.

Một hôm nọ trong tuần l­­ễ trước ngày Vesak, trên đường thọ trai trở lại cốc, tôi thấy một người Sinhalese ngồi dưới gốc cây ôm bình bát ăn cơm. Ông mặc xà rong và sơ mi dài tay trắng với mảnh cờ Phật giáo nhỏ gắn trên tay. Râu ông đen và tóc ông dài bới thành một nắm trên đỉnh đầu. Ông ngồi kiết già trên thảm và ăn một cách rất đạo mạo và tỉnh thức. Sau chừng nữa giờ, ông đến cốc tôi xin được nói chuyện. Tôi mời ông vô. Té ra là ông phát thư trong làng Anuradhapura dạo trước. Đã làm tròn bổn phận trong gia đình và đóng góp xong cho xã hội, bây giờ ông về hưu, sống đời Phật tử khất thực đó đây hay anagarika (đời không nhà). Ông hành mười giới và không ăn sau ngọ. Trên đường khất thực ngang đây ông chợt thấy tôi nên muốn được làm quen. Ông nói tiếng Anh giỏi, biết nhiều về Phật pháp, rành văn hóa Tây phương, và hiểu nhiều khía cạnh tâm lý. Khi nghe tôi báo tin sẽ xuất gia, ông vui mừng và hứa sẽ cố gắng đến dự lễ­­. Ông nói ông hiểu tại sao người phương Tây chán ngán với xã hội của họ và muốn quay qua phương Đông tìm hiểu Phật pháp và truyền thống Á châu. Nhưng rất tiếc không có mấy người bên phương Đông có thể thuyết giảng tận tường kinh sách Phật bằng tiếng mẹ đẻ của lớp người Tây phương đó. Ông hy vọng những ai đã học Phật rồi nên trở về xứ mình để xiển dương; tôi rất tán đồng quan điểm của ông.

Trong câu chuyện dài dòng của chúng tôi, ông có mời tôi theo ông làm một chuyến hành hương lên đỉnh Adam. Ông nói chuyến đi sẽ là một duyên lành cho tôi trước giờ Khấn Hứa. Ý kiến rất hấp dẫn; tôi không nghĩ nhiều tới việc bái lạy dấu chân linh thiêng mà chỉ muốn đặt chân mình lên khoảng không gian truyền thống. Khí trời khô ráo và là mùa hành hương nên có nhiều người sùng đạo lên đây để niệm 'Shadhu, Shadu, Sadhu' và ngắm rạng đông. Còn với tôi đây là dịp cuối cùng đi ra ngoài và gặp người ngoài. Tôi có nhièu cảm tình với ông anagarika, một người mà tôi chưa từng gặp trong lớp dân dã Sinhalese, và tôi rất thích được đi hành hương với ông. Ông có biết Thầy Vangisa nên hai chúng tôi cùng đến gặp Thầy xin phép. Thầy đồng ý ngay và ban cho tôi ân lành trước khi lên đường.

Hai chúng tôi lên đường chiều hôm đó, lấy xe đò đi xuyên Hatton và Maskeliya đến chân núi thiêng lúc 1:00 giờ khuya. Ông bạn hướng dẫn viên của tôi định giờ như vậy để đến nơi trước rạng đông. Chúng tôi theo đám hành hương leo núi. Ông anagarika dạy tôi cách thiền hành riêng của ông là vừa leo vừa xướng hồng danh Đức Thế Tôn, bắt đầu bằng 'Ipiti so,' rồi 'Bhagava,' rồi 'Arahan,' 'Sammasambuddho,' vân vân. Tôi lập đi lập lại một hồng danh đến lúc thuộc làu mới qua hồng danh kế tiếp. Với vài lần nghỉ dọc đường, chúng tôi lên tới đỉnh lúc vừa sáng và bấy giờ tôi thuộc hết cả câu[39]. Âu là một cách chú tâm hiệu nghiệm giúp quên thì giờ và mệt nhọc. Ngoài ra, hiểu được áo nghĩa của các từ Pali ấy, tôi xem đó như một hình thức thiền thật sự, thiền mộ đạo.

Còn chừng vài trăm bộ nữa tới đỉnh, tất cả khách hành hương đều phải dừng lại trên tam cấp xi măng vì lối lên đã nghẹt người. Không còn cách nào hơn, hai chúng tôi đành đứng lại đợi. Rất may, sáng hôm nay trời quang đãng nên vừa thấy vầng hồng ló dạng, tất cả khách hành hương đều chấp tay l­ kính và niệm 'Sadhu, Sadhu, Sadhu' vang dội. Ông bạn tôi giải nghĩa rằng từ thời cổ đại, ở Á châu dân tộc nào cũng cúng kính mặt trời bằng hình thức này hay hình thức khác. Dân Tích Lan tin tưởng nếu ai được nhìn vừng thái dương lên trên đỉnh Sri Pada, người ấy sẽ được vạn hồng ân, và một số Phật tử còn nói trời mọc mỗi ngày là để tỏ lòng tôn kính đối với dấu chân Phật. Tôi không dám nghĩ đến các sự mê tín đó nhưng tin rằng mặt trời là nguồn sống nên rất đáng được thờ kính. Tôi đảnh l­ễ pranam. Sáng hôm ấy chúng tôi còn may được thấy đỉnh núi phản chiếu trên mây nhờ được điều kiện khí hậu thuận lợi. Một cảnh quang tuyệt diệu!

Một lát sau, khách trên đỉnh đi lần xuống; bớt người, chúng tôi đi lần lên để chiêm ngưỡng hai dấu chân in trên xi măng trong một đền nhỏ xây trên chót đỉnh. Nhiều khách sùng đạo cúi đầu chạm bệ chân và gieo tiền vô lòng bàn chân cầu phước. Thật tình tôi không có cảm tưởng hay ấn tượng gì đáng kể cả; tôi chỉ đứng nhìn sự nhiệt thành của khách thập phương biết rằng tất cả do tâm tạo. Sau đó, ông anagarika , đưa tôi vô nhà bếp để được mời điểm tâm, ăn cơm với dahl, trước khi trở xuống; ông đúng là người biết đâu là đường đi nước bước. Trên đường về Colombo, ông xin tạm biệt để ghé thăm cô em trước khi trở lại đường du thực; tôi chào ông bằng cái xá dài lúc ông xuống xe. Rồi tôi tiếp tục đoạn đuờng còn lại về Thapovanaya chiều hôm đó.

Hôm sau, tôi cạo bộ râu mà tôi để dài từ bao lâu nay. Tôi đã chuẩn bị tư tưởng trước vì biết vết tích của thời híp pi thế nào rồi cũng không còn. Tôi muốn cạo hôm nay, tức trước ngày hành lễ­ vài hôm, để cho quen và cũng để mặt tôi có đủ thì giờ ăn nắng cho đều. Tôi cảm thấy là lạ và thỉnh thoảng vẫn còn thói quen đưa tay lên vuốt râu; râu không còn thôi thì vuốt cằm vậy. Tôi được giới tăng trẻ cho là trẻ ra và tôi cũng cảm thấy mình trẻ thiệt. Tôi định cạo đầu luôn vì tóc ra dài cả tất rồi, nhưng Thầy Vangisa bảo tôi khoan đã. Nghi thức thọ giới có phần thầy tổ cắt nhúm tóc tượng trưng của trò trước khi trò được cạo trọc sau l­ễ; riêng tôi sẽ được cạo ngay trong buổi lễ­.

Tôi đang chuẩn bị một cách rất nhiệt tình. Tôi lo hỏi Thầy cũng như các tăng trẻ từng chi tiết một của buổi lễ­. Tôi lo dợt lại các câu tiếng Pali để đọc lúc hành l­ễ. Tôi cũng lo tìm lời hay ý đẹp để phát biểu; tôi viết xuống những ý hay chợt đến để khỏi quên. Tôi đề cập vấn đề pháp danh mà cho tới nay chưa nghe Thầy nói; tôi mong được giữ lại tên Rahul nhưng chắc Thầy sẽ tự chọn cho tôi tên mới khác. Không trình lý do, tôi chỉ gợi ý pháp danh Rahula và ngạc nhiên nghe Thầy nói: 'Rahula, Rahula, con trai của Đức Phật, à... một pháp danh rất tốt.' Rồi Thầy nói tôi cần có thêm một tiền ngữ chỉ định đứng trước pháp danh. Ở Sri Lanka, tiền ngữ của mỗi sư là tên của quê quán họ để phân biệt các sư có cùng một tên Pali giống nhau, như có rất nhiều sư mang tên Ananda hay Rahula. Thầy muốn gọi tôi là Rahula Hoa Kỳ hay California Rahula nhưng tôi không muốn tên như vậy; tôi cũng không bao giờ nghĩ tới tên Riverside Rahula. Tôi thưa rằng tôi mong được bỏ hết dĩ vãng lại phía sau; Thầy đồng ý. Rồi Thầy đề nghị 'Yogavacara' là tên mà Đức Phật dùng để chỉ các tỳ kheo sống trong rừng dùng thiền định để đạt quả. Trọn pháp danh Yogavacara Rahula có âm điệu rất hay mà tôi rất thích. Có chữ yoga rất thích hợp cho công phu tu tập của tôi gồm phân nửa yoga phân nửa thiền quán. Tôi sẽ là một người mới thay thế anh híp pi đã đi qua, người mà tôi nghĩ cuộc sống sẽ tích cực và có nhiều ý nghĩa hơn.

Trong những ngày sắp tới lễ,­ các tiểu tăng và Phật tử rất bận rộn trang hoàng tu viện cho chương trình Vesak. Chánh điện và các lối đi đâu đâu cũng đều được treo cờ Phật, kéo đèn và kết hoa. Chiều ngày 14, đã có cư sĩ áo trắng lần lượt vào sớm để giữ chỗ tốt trong chánh điện rồi. Và khu nhà yogi vắng vẻ trước đây hôm nay đầy ấp thiện nam tín nữ đến để hành thiền, có nguời tới trước những hai ba hôm, khiến ông bạn Tây phương vừa đến ở trong đó không khỏi ngạc nhiên thấy viện sao quá tưng bừng thay vì yên tĩnh như ông tưởng của cảnh thiền; ông cũng lấy làm lạ khi biết tôi sắp thọ giới xuất gia. Một khách địa phương cho biết l­ễ thọ giới của tôi có đăng trên báo và chắc sẽ có nhiều quan khách tham dự, nên lễ­ Vesak năm nay có thể có cả ngàn người chớ không ít.

Để lễ­ có thêm ân đức tôi trai tịnh ngày Rằm hôm ấy. 8:00 giờ sáng, tôi lên liêu Thầy Vangisa để Thầy làm lễ­ thí phát, bằng cách cắt tượng trưng một chùm tóc trên đầu. Cùng lúc tôi được dạy quán chiếu lý vô thường của tóc và của toàn thân bằng cách niệm các từ tóc, răng, da, và móng bằng tiếng Pali. Tiếp theo, một vị sư dùng dao cạo đầu tôi trọc lóc. Lần đầu tiên đầu tôi trọc; tôi cảm thấy mát mẻ và thoải mái. Sau đó tôi ra giếng tắm rồi vô cốc đắp bộ y trắng truyền thống: chiếc sà rong trắng tôi mới giặt, còn chiếc sơ mi trắng tôi mượn của Phật tử qua một sa di. Xong, tôi ngồi đợi trong cốc, nhớ lại các câu tiếng Pali, chuẩn bị bài diễn văn và bắt đầu phập phòng.

Sam và gia đình cùng Tilak và một ít bạn tới lúc trước 9:00 giờ. Họ đem đến bộ y mới màu nâu, bình bát, và một ít vật dụng cần thiết mà họ sẽ dâng cho tôi trong buổi lễ­ (xem X). Tilak cho tôi biết có thấy chiếc xe hơi bóng láng của Tòa Đại sứ Mỹ vô viện và một số người ngoại quốc đang lu bu chuẩn bị máy quay phim. Truớc khi ra chánh điện, Sam trao cho tôi điện tín anh nhận được hôm qua. Điện tín viết 'Tụi tao luôn luôn bên cạnh mầy--mở đài LSD của Jashua Tree vào ngày trăng tròn--Thương, Barry, Larry, Fred, và các bạn.' Nước mắt tôi dâng trào.

Đến giờ, tôi theo sau đoàn bảy tỳ kheo do Thầy Vangisa dẫn đầu vào chánh điện, lên trước bàn Phật. Đoàn ngồi xuống gối xếp sẵn dưới sàn, Thầy Bổn Sư ngồi giữa, các thầy chứng lễ­ ngồi bên trái, còn tôi ngồi bên phải trong thế kiết già và ngay dưới ánh đèn sáng rực. Tôi tránh không ngó xuống cử tọa nhưng không thể và tôi thấy chánh điện hôm nay đông nghẹt với nhiều quan khách ngoại quốc ngồi trên hàng ghế đầu, hàng ghế duy nhứt trong điện. Vài nguời rọi đèn và anh quay phim với chiếc máy to tướng trên vai đang lay hoay tìm góc lấy hình.

Vào lễ­ chánh thức, tôi dâng khay hoa và nhang, mồi chiếc đèn dầu dưới chân Đức Phật, và lạy ba lạy. Kế, tôi đến bái Thầy Bổn Sư Vangisa và các Sư Chứng Minh. Quỳ trước Thầy Bổn Sư, tôi chấp tay đọc các lời Pali nguyện cầu Thầy từ bi gia hộ cho tôi Xuất Gia (Going Forth--Pabbaja). Nghĩa của các câu Pali là tôi, một tâm hồn đau khổ, cầu nguyền được giải thoát khỏi tham sân si bằng cách về nương tựa nơi cửa Phật. Tôi lập lại lời nguyện này ba lần theo như chỉ dẫn. Thầy Bổn Sư rải tâm từ hoan hỷ chấp thuận tôi làm đệ tử của Ngài. Tiếp theo, Sam và Tilak, ngồi sẵn bên góc, được mời dâng y bát; hai anh bước lên, cúi đầu thi l­ễ tăng đoàn, rồi dâng y bát lên Thầy Vangisa; Thầy đặt y lên tay tôi và trịnh trọng quấn lên cổ tôi một vạt y trong lúc máy quay phim và máy chụp hình bấm lia lịa. Tôi đứng lên ôm y vào lòng, cúi đầu đi chẫm rãi qua tòa nhà bên cạnh để được các tăng trẻ phụ đắp y, chiếc y của nhà sư mà tôi được chính thức đắp lên thân lần đầu tiên.

Tôi chưa biết phải đắp như thế nào để ngoại y rộng có thể quấn quanh thân, chỉ phủ lên vai trái, và để lộ vai phải. Khi đắp được rồi tôi lại không biết làm sao giữ mảnh y trên vai cho khỏi bị tuột xuống, và cứ nơm nớp lo khi đi ngang đám đông lúc trở lại nơi hành l­ễ. Khi tôi vừa bước vô chánh điện, âm lành 'Sadhu, Sadhu, Sadhu' vang lên và đèn quay phim chiếu tôi sáng rực. Tôi hồi hộp (tôi biết) và vẫn còn lo về chiếc y trên vai. Tôi cúi đầu bước lên trong lúc máy quay phim, máy chụp hình và âm Shadhu tiếp tục theo. Tôi cố giữ bước đi cho trang nghiêm và cố giữ tâm cho khỏi bị giao động. Tới truớc Thầy Bổn Sư, tôi chắp tay quỳ xuống để làm lễ­ quy y Tam Bảo và thọ Thập Giới, nghi thức cổ truyền của lễ­ xuất gia. Tôi lập lại lời nguyện theo Thầy rồi đảnh lễ­ tăng đoàn, trước khi ngồi xuống bồ đoàn đối diện ánh đèn chói chang và cử tọa đông đảo.

Thầy Vangisa khai thị bằng tiếng Pali. Thầy nói về ý nghĩa của lễ­ xuất gia và lý do tôi đến Gothama Thapovanaya để tập thiền dưới sự hướng dẫn của Thầy và sau cùng xin được gia nhập đoàn tăng lữ. Theo Thầy, rất khó cho người phương Tây xuất thế để trở thành tăng sĩ vì tín ngưỡng ấy quá xa lạ đối với Tây phương, nơi mà người như tôi có thể bị gán cho nhãn hiệu dị giáo, trốn chạy thực tại hay gàn, và tỳ kheo khó có thể được hỗ trợ đúng mức. Thầy kêu gọi Phật tử Sri Lanka nên giúp đỡ tinh thần cũng như chỗ nương tựa cho mọi khách ngoại quốc đến học Phật và tập thiền. Thầy nói người như tôi đã dám hy sinh rời quê quán, gia đình và đời sống tiện nghi, vân vân, để sống cuộc đời tu sĩ nghèo khó, cô độc, khổ hạnh nơi xa xôi như Sri Lanka. Thầy khuyên dân Sri Lanka chớ nên vội bắt chước Âu Tây mà hãy xem gương của người như tôi: được nuôi dưỡng theo tập quán ích kỹ và trong văn hóa vật chất mà tôi vẫn biết thế nào là sự phù du của cuộc đời. Trong suốt thời gian Thera[40] thuyết, chánh điện lắng nghe im phăng phắc; còn tôi nén nước mắt cảm động, chú tâm, và cố nhớ chi tiết của lời mình sắp thưa.

Tới phiên, tôi bắt đầu:

Kính bạch Hòa Thượng và Tăng Già

Kính thưa quý Quan Khách

Kính thưa quý Phật tử

Vâng lời Thầy Bổn Sư, tôi trân trọng kính thưa cùng Quý Liệt Vị cảm nghĩ tại sao tôi chọn con đường xuất gia theo chân Đức Phật. Đối với quý vị Phật tử, vấn đề này rất dễ­ hiểu. Nhưng với người không phải là Phật tử, quý vị có thể ngạc nhiên tự hỏi tại sao một người Mỹ sanh trưởng trong gia đình Do Thái giáo lại cải tâm sang tư tưởng Đông phương, tư tưởng mà bề mặt trông có vẻ rất khác biệt. Văn hóa và khoa học Tây phương hầu như hoàn toàn hướng ngoại và có xu hướng vật chất. Thế giới của trí và vật được xem là tâm điểm của mọi sống còn, là có thật và quan yếu; hạnh phúc được đặt nền tảng trên thế giới khách quan, tức trên cái mà con người tưởng có thể nắm lấy và sống nhờ; hành trang vật chất, thỏa mãn bản ngã, theo đuổi trí thức và nghệ thuật là thước đo của thành công và hạnh phúc. Toàn thể xã hội và văn hóa Tây phương đều phát triển quanh các nguyên tắc và lý tưởng đó. Tư duy của Phật giáo hay của Phương Đông, trái lại, chứng nghiệm rằng thế giới khách quan của trí thức và vật chất không phải là tất cả. Thế giới tùy duyên thật ra là một hiện tượng luôn luôn thay đổi rất phức tạp, trong ấy không thể tìm thấy an bình và hạnh phúc vĩnh cửu. An trú vào những gì vô thường chỉ gặt hái thất vọng, buồn phiền và khổ đau mà thôi. Niềm an vui và sung sướng thật sự chỉ có thể nẩy nở trong tâm hồn vị tha, không vướng bận và không tham ái. Sanh sống ở miền Nam California, tôi quen và mặc nhiên chấp nhận lối sống vị kỷ và hướng ngoại mà, tôi nghĩ, đã làm tôi thỏa mãn. Tuy nhiên, khi tôi lớn lên và biết đời hơn, kể cả ba năm trong quân đội với cần sa ma túy, thâm tâm tôi bắt đầu vỡ mộng. Rồi những thử nghiệm với đủ thứ ma túy đã đưa tôi vào nhiều tình huống tâm linh mới và đã thúc giục tôi đi tìm Sự Thật. Tôi nghĩ đời còn có nhiều khía cạnh khác chớ không phải chỉ có lo cho tấm thân, tranh dành hơn thua, biết có vật chất, hay thỏa mãn bản ngã mà hầu hết người phương Tây kể cả tôi, dường như bị gắn chặt vào, mỗi người mỗi cách.

Sự việc ấy hối thúc tôi rời California chu du thế giới hầu tìm hiểu thêm nhiều nền văn minh, dân tộc và tôn giáo khác. Tôi muốn được nhìn tận mắt con người sống thế nào ở những nơi khác nhau trên quả đất; và đại để tôi thấy cũng cái vòng lẩn quẩn hay mạn lưới tranh giành giăng khắp mọi nơi, nếu có khác chỉ khác về mức độ tùy theo môi trường thiên nhiên, điều kiện xã hội, và tín ngưỡng của mỗi nơi mà thôi. Ước vọng thầm kín của tâm tôi sau cùng đưa tôi đến Nepal, nơi đó tôi gặp thiện duyên được hai vị Lạt Ma Tây Tạng khai tâm vào Phật pháp. Lành thay, tâm trí tôi lúc bấy giờ đã hiểu được phần nào đại ý và vận hành của Tứ Diệu Đế. Và, tôi đã chuyển hướng đi của mình; tâm linh tôi có thể nói như được tục sanh. Rồi tâm này nhứt thiết chỉ muốn đào sâu và thâm nhập vào các khía cạnh vi tế của các Chơn Đế đó. Tôi dường như không thể nào không tiến lên con đường truy tầm các hiểu biết cao xa hơn cùng những thay đổi tâm linh để phù hợp với đạo Pháp và để cho đạo quả tối hậu của đạo Pháp thành tựu.

Theo pháp siêu hình Đông phương, không có một chủ thể cá biệt, tuyệt đối, bất diệt nào chủ trì hay điều hành cuộc sống tùy duyên của thân/tâm con nguời. Chỉ có tiến trình phức tạp và huyền bí xác định bởi tham, sân, si ở nhiều cấp độ khác nhau, hay bởi các đối kháng của chúng là trí tuệ, vô trước và từ bi từng được tích tụ liên tục qua các kiếp luân hồi, mà bậc Giác Ngộ gọi là Anatta. Tưởng rằng có một chủ thể thật và riêng lẻ, một kẻ trải nghiệm, hay một chủ nhân sở hữu/chi phối là một ảo tưởng kỹ xão, ma thuật, thâm căn cố đế xuất xứ từ vực sâu u tịch của vô minh. Thiền quả tôi trải nghiệm đã minh chứng phần nào rằng điều đó thật không sai.

Bây giờ, tôi xin thưa qua một tin lành. Dầu không có một tự ngã tuyệt đối, có một lãnh vực của Chân Như Tối Hậu có thể nói Không Sanh mà cũng Không Tùy Duyên. Chúng ta vốn có tiềm năng thức tỉnh từ giấc chiêm bao triền miên gọi là kiếp nguời, một đời sống cá nhân có nhiều hạn chế và khổ đau đáng quan tâm. Chúng ta có thể đánh thức cái tính Chuyên Nhứt ân sủng, cái tính Đồng Nhứt của đời sống, hay cái trạng thái Giải Thoát Tối Hậu. Chính tiềm năng đó, hiện hữu trong mỗi chúng sanh, sẽ dẫn dắt mọi người trên đường tâm linh. Kinh nghiệm ngày mỗi gia tăng của tôi cho biết tôi đã được báo hiệu sẽ trở về nguồn; hiệu báo ấy dẫu ở sâu trong tiềm thức nhưng liên tục dẫn dắt tâm tôi hướng nội để quay về cội nguồn tiên khởi. Dùng một ẩn dụ khác, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn. Chúng ta hảy ví bản ngã tỉnh thức[41] như là một hỏa tiễn điều khiển đang được nhử, huớng dẫn và lao tới mục tiêu, mục tiêu đây là Nhứt Nguyên[42] hay Niết Bàn đang phát sóng Sự Thật thu hút hỏa tiễn bản ngã tỉnh thức.

Đường đời mà tôi đã và đang đi dựa vào và tùy thuộc nơi số kinh nghiệm tôi thu thập, số hành động (tác nghiệp) của thân, khẩu và ý tích tụ trong nhiều kiếp từ truớc đến nay. Do đó, lý do khiến tôi xuất gia thật sự không phải là một lý do thật có, rõ ràng, dứt khoát hay là gì cả. Đó chỉ là một phần của tiến trình tùy duyên, một giai đoạn của đời sống giục tôi đi tìm con đường ngắn nhứt và có thể nói là thuận lợi nhứt, như nước mưa chảy xuống sườn non đến điểm dừng chót, Niết Bàn. Hiểu một cách rốt ráo, không có ai đằng sau tiến trình đang đi lần tới quyết định hợp lẽ của tôi hết.

Đức Thế Tôn Thù Thắng đã nói không phải dễ­ được 'sanh làm người hoàn hảo,' được gặp thầy tâm linh uyên bác và hơn thế nữa, được nghe với tâm rộng mở, hiểu, hành, hoán tâm, và chứng nghiệm Phật pháp cao thâm. Do đó, nếu tôi quay lưng đi hay bỏ qua cơ hội lý tưởng, mà tôi tin tôi đang nắm giữ, chẳng khác nào tôi 'nhổ nước miếng[43]' lên Thiên Đàng để rồi không sao tránh khỏi phải lao ngay vào vòng đau khổ. Tôi không thấy có lý do nào để giữ tôi làm người thiển cận, tối tăm và tự xiềng vào lối sống thông thường của phương Tây, nghĩa là có gia đình, con cái, và năm bảy công ăn việc làm, sống rập khuôn theo định chế xã hội, vân vân. Bây giờ, tôi nhận thấy con đường tốt đẹp nhứt cho đời tôi là xuất gia. Tôi tiến lên 'từ chỗ có nhà đến chỗ không nhà[44]'; tôi sẽ trì giới, hành thiền, theo đường Bát Chánh, và nhứt tâm trực chỉ. Tôi mong được ở lại Sri Lanka tu hành hầu cầu tìm Chứng Ngộ cho đến khi tôi tin là đã đến điểm không thể thối lui. Chừng thấy mình đã vững tin và có cơ hội chia xẻ, tôi có thể sẽ trở lại phương Tây. Tôi sẽ san sớt thành quả thâu lượm được--có thể là tuệ giác, từ bi, hỷ lạc, vui sướng, hay hành xả--trước tiên với cha mẹ và thân bằng quyến thuộc của tôi, rồi sau đó, theo hạnh Bồ Tát, tôi sẽ cố bằng mọi cách độ nhân sanh trong cõi Ta Bà, như đem lại niềm vui hay ánh đạo vàng cho đời họ.

Tôi thật có ân phuớc rất lớn được thọ giới hôm nay với Đại Lão Vangisa Maha Thera tại Gothama Thapovanya. Tôi còn được Thapovanya giúp cho nơi nương tựa trong cảnh rừng rất duyên với ai đang trên đường tu tập giải thoát muốn chiêm nghiệm các thực tại của cuộc đời. Tôi trân trọng kính xin Hoà Thượng Bổn Sư, Tăng già Thapovanaya, quý vị cộng sự trong tu viện và tất cả ân nhân nhận lời cám ơn hèn mọn và chân thành của tôi.

Thành tâm hồi hướng công đức đến toàn thể quý vị và nguyện cầu Hồng Ân Tam Bảo từ bi gia hộ cho quý liệt vị luôn được phước lành.

Thiện âm Sadhu! Sadhu! Sadhu! vang vang từng tràng.



[37] Tì Ni (nd)

[38] Tì Ni (nd)

[39] Ipiti so Bhagava Arahan, Sammasambudho, Vijjacaranasampanno, Sugato, Lokavidu, Anuttaro, Purisadammasarathi, Satthadevamanussanam, Buddho, Bhagava (nd).

[40] Đại Lão (nd).

[41] ego consciousness (tg).

[42] Non-Duality (tg).

[43] Có nghĩa bóng là khinh miệt hay chối bỏ (nd)

[44] Theo nghĩa cao nhứt, từ có nhà đến không nhà là buông xả hết mọi tâm sở (tg).


---o0o---

Nguồn: BuddhaSasana

Trình bày: Vĩnh Thoại

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 16519)
Ðạo vốn vô ngôn; do ngôn mà hiển đạo, thế nên có mạn lục, có bảo huấn, có bút ngữ, có võ khố. Nay đây, có Hòa thượng Văn Thủ, tự Nhất Ty (1607 – 1648) người nước Nhật Bản, lúc đầu ở ẩn nơi Tây Cương thuộc đất Lạc Tây, về sau Ngài về núi Ðan mai danh ẩn tích. Nhưng các hàng xuất gia khắp chốn hải hồ tìm đến bên Ngài kết am tranh tu học số đông không kể xiết.
10/04/2013(Xem: 6031)
Trước vòm cung hình bán nguyệt có những cột trụ đôi chống đỡ, lối vào tu viện Thánh Ân, một cây giẻ - đứa con độc nhất của miền Nam mà ngày xưa một thầy dòng từ La-Mã mang đến - vươn lên ngay bên vệ đường, thân mình cường tráng. Tàng cây tròn trải ra trùm trên mặt đường trong một dáng điệu trìu mến và thở nhẹ trong gió như một lồng ngực đang phập phồng. Về mùa Xuân, trong khi vạn vật quanh nó đã xanh rờn và những cây phỉ của tu viện cũng đã khoác lại bộ lá non màu hung, mùa trổ lá cây giẻ này vẫn còn phải đợi rất lâu.
10/04/2013(Xem: 10518)
.Con người là một con vật biết suy nghĩ, biết tư duy; Vì thế, dù bận rộn với bao khó khăn trở ngại trong cuộc sống; dù tin tưởng vào tôn giáo này hay tôn giáo khác, hoặc vô thần đi nữa, con người cũng phải ít nhất một lần trong đời đặt câu hỏi rằng: Tại sao mình lại sinh ra ? Tại sao con người lại đau khổ ?
10/04/2013(Xem: 3958)
Cô bé dịu dàng nhìn cha. Cô biết, cô được cha yêu quí vô cùng. Cha cô vẫn nói, cô giống mẹ từ chân tơ, kẽ tóc, vừa xinh đẹp, vừa tài hoa. Cha thương nhớ mẹ bao nhiêu là yêu quí cô bấy nhiêu. Tai nạn thảm khốc mười một năm trước đã lấy đi tiếng cười trong tòa biệt thự nguy nga này. Chiếc máy bay riêng chở mẹ cô đi thăm bà ngoại đã lao xuống vùng biển dầy đặc sương mù.
10/04/2013(Xem: 20347)
Cuộc sống của vị Thiền sư này có nhiều điều kỳ bí khác đời và cũng khác với đời sống tu hành của Tăng chúng đương thời. Tính tình ông cuồng phóng, thích rượu, thích thịt, người đời gọi ông là “Tế Ðiên”, nhưng ông lại là người rất “tỉnh”, từ bi và ưa giúp đời.
10/04/2013(Xem: 12681)
Hôm ấy trong chùa Sùng Ân các sư đang rộn rịp chuẩn bị để đón tiếp một đại thí chủ, đó là Vương tiểu thư, con quan Tể Tướng của đương triều sắp đến lễ Phật. Khắp nơi trong chùa đều được quét dọn sạch sẽ, duy có trên chính điện thì trái lại vị hương đăng trẻ tuổi Ngọc Lâm, có tiếng là chăm chỉ, hôm ấy lại để cho bề bộn, không chịu dọn dẹp.
10/04/2013(Xem: 10271)
Tập truyện Thường Ðề Bồ Tát (Bồ Tát Hay Khóc) được trích dịch trong cuốn “Vô Thanh Thoại Tập” của Pháp sư Long Căn. Ngoài những truyện kể về cuộc đời các vị Bồ Tát thời quá khứ như Thường Ðề, T hiện Tài đồng tử, . . .
10/04/2013(Xem: 3589)
Tôi ngồi lặng lẽ, nhìn những lá phong vàng sậm và đỏ ối, âm thầm rơi trong không gian tinh mơ quanh khu nhà quàn. Thấp thoáng vào, ra, là những người chít khăn tang trắng, gương mặt phờ phạc, buồn rầu. Cả một trời thu im lắng, u hoài trùm phủ quanh tôi.
10/04/2013(Xem: 4597)
He’s Leaving Home, quyển tự truyện của tác giả Kiyohiro Miura, đã được giải thưởng đặc biệt AKUTAGAMA của Nhật. Quyển sách miêu tả về sự mâu thuẫn trong tình cảm của các bậc cha mẹ có con xuất gia : Họ tự hào vì con đường cao quí con mình đã chọn, đồng thời đau khổ vì sự chia ly, vì quyết định quá sớm, quá đột ngột của con mình....
09/04/2013(Xem: 15231)
Một sự tình cờ mà cũng là một cơ duyên khiến chúng tôi được gặp Thầy Huyền Diệu hai lần tại Thành phố Hồ Chí Minh vào cuối năm 2002. Thầy là người kín đáo trong giao tiếp và xem ra không muốn được người khác chú ý hay nhắc nhở tới mình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]