Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 18. Ananda Ashram

11/06/201317:27(Xem: 3418)
Chương 18. Ananda Ashram

TRÚ QUÁN QUA ĐÊM
(Từ có nhà đến không nhà)
Tự Truyện của một Tăng Sĩ Hoa Kỳ

[Bản điện tử lần thứ ba với tu chính]

Tỳ kheo Yogagivacara Rahula
(Bhavana Society, 2005 )
Chơn Quán dịch Việt

Chương 18

ANANDA ASHRAM

Dưới phố Pondichery, Aurobindo Ashram làm chủ nhiều khu phố lớn quan trọng dọc biển nên có nhiều ảnh hưởng lớn và nhiều người biết đến. Còn Ananda Ashram của Thầy Swami Gitananda chưa nổi tiếng nên dân taxi và xe 'tút tút' thường nghĩ du khách nói đi ashram là muốn tới Aurobindo hay chi nhánh của Aurobindo là Auroville. Vì vậy, Chris và tôi gặp không biết bao nhiêu là rắc rối mới tới được Ananda Ashram trong khu ngoại ô Lawspet. Nếu Lawspet khô khan, thiếu cây cối và trống vắng, Ananda Ashram lại là một ốc đảo xanh mướt với nhà cửa tươi sáng và nhiều lối cát sạch rợp bóng. Vừa đến nơi, chúng tôi được bà Meenakshi đón tiếp ngay, dầu bà rất bận với công việc thu xếp cho học viên đang lũ lượt về. Bà nhận ra chúng tôi liền là hai học viên của khoá ở Colombo trước đây.

Đêm hôm sau, 30 tây, khóa học bắt đầu. Khóa sinh vào ngồi xong, Thầy Swamiji ra khai mạc. Theo thời khóa biểu giờ tối này là giờ của satsangha, và satsangha đầu tiên tối nay được dùng để thầy trò tìm hiểu nhau và thông báo thời khóa biểu cũng như quy luật của khóa học. Chương trình học khá nặng, không khác gì chương trình của một lục cá nguyệt đại học, nên cái tên The Yoga Vedanta University of South India Thầy Swami đặt cho Ananda Ashram không có gì là quá đáng. Có từ sáu đến tám tiết học mỗi ngày bắt đầu từ 4:00 giờ sáng gọi là Giờ Thiền Thiêng hay Brahma Mahurta và kết thúc sau khi xong satsangha đêm. Ngoài hatha yoga/điều tức dạy hằng ngày vào lúc 7:30 sáng, còn có các đề tài sau: thư giãn yoga và kỹ thuật tập trung, sức khỏe, phép ăn uống, vệ sinh, vật lý trị liệu yoga, tâm lý học, ngôn ngữ Sanskrit và Tamil, hát bhajan (mộ đạo), tụng chú, vân vân. Thầy Swamiji đặc biệt nhấn mạnh đến hai mục trì giới (hành ngũ giới) và đúng giờ. Thứ Hai nghỉ, khóa sinh có thể đi phố, nhà băng, mua sắm vặt, ra biển, hay nằm nhà tùy ý. Phần lớn các tiết được học trong sân cát, nơi vườn chính, dưới bóng các cây điều, ở đằng sau. Trong khu hai mẫu vuông đươc rào cẩn thận của ashram thấy có nhiều cây trái như đu đủ, chuối, dừa, điều, và nhiều thứ khác nữa. Có thêm nhiều giồng trồng rau, hoa, cây thuốc, và nhiều chậu bông bản xứ. Tất cả được sắp xếp và châm sóc tươm tất. Thầy Swami Gitananda chọn khu đất hoang vu khô khan này để lập ashram 'Vườn Địa Đàng' chắc có biết trước mạch nước ngầm dồi dào ở đây, mạch nước mát và giàu chất sắt mà ashram đang hoan hỷ tận dụng.

Trong tuần đầu, tất cả khóa sinh đều phải học tẩy hệ tiêu hóa bằng nước muối và nhịn ăn một thời gian dài ngắn tùy theo chu kỳ sinh học của mỗi người. Tôi nhịn ăn bốn ngày và cảm thấy thân tâm nhẹ nhàng, trong sáng, đầy sinh khí.

Theo thời khóa biểu, ngoài giờ thiền tự do từ 4:00 đến 6:00 giờ sáng, trong ngày học không có lúc nào rảnh có thể tự thực tập thêm, nên chúng tôi có cảm tưởng không đủ thì giờ để hiểu hết mọi điều Thầy dạy, dầu khóa kéo dài những sáu tháng. Chúng tôi bắt đầu dùng khoảng sau cơm chiều, giữa giờ tụng chú và satsangha, để tự tập các thế điều tức chuyên sâu như đứng bằng đầu và nhiều thế khó khác.

Chúng tôi ra bãi biển trên phía Bắc Pondicherry vào hai sáng thứ Ba và Sáu. Rời ashram rất sớm, chúng tôi tới bãi trước hừng đông để mừng mặt trời lên, tụng AA-OO-MM, tập thế Suriya Namaskar (Lễ­ Mặt Trời) hay một thế đặc biệt khác, và luyện mắt dùng những tia sáng đầu tiên trong ngày. Thỉnh thoảng, chúng tôi ngồi thế kiết già hay bán già thành hàng dọc dài ngay mé nước, tập điều tức để sóng vỗ nhẹ vô chân. Thầy Sawmiji đứng phía trước hướng dẫn; Thầy vẫn như hồi thuở nào, cũng mặc chiếc dhoti vàng, ngực trần to, mớ tóc bạc dài, và bộ râu rậm ri. Hình ảnh Thầy làm tôi nhớ tới thầy đội (drill) trong quân trường theo sửa thế cho tân binh và quát tháo om sòm thỉnh thoảng. Nhóm chúng tôi gây sự tò mò chú ý của nhiều dân đánh cá và dân leo dừa[31] ra bãi sớm để làm lễ­ tắm[32] hay làm việc, hoặc cả hai. Tập xong (một tiếng rưỡi đồng hồ), chúng tôi xuống biển nhảy sóng tắm mát; biển xanh Coromandel tuyệt đẹp. Sau đó, chúng tôi trở về ăn sáng trước khi lên lớp 9:00 giờ.

Ngày rằm mỗi tháng, tất cả ashram ra cắm trại ngoài một bãi biển khác, vắng vẻ và xa hơn, trên mạn Bắc. Chúng tôi mướn xe đạp đi, còn Thầy Swami và bà Meenakshi lấy taxi ba bánh, chở theo bữa ăn nhẹ để dùng sau thời tụng chú. Sinh hoạt của chúng tôi luôn luôn có mục đắp mạn đà la hình ngôi sao, trái tim hay một biểu tượng lành khác trên cát gần mé nước. Lúc trăng lên, chúng tôi mừng trăng bằng nguyệt chú[33] và bhajan. Một lúc sau triều lên. Chúng tôi đứng nhìn các mạn đà la trôi theo sóng nước, học một bài học về chu kỳ thiên nhiên của sanh tử, vũ điệu của sáng tạo và hủy diệt mà chúng ta không ai tránh khỏi.

Mỗi tối, chúng tôi ngồi quanh Thầy trong satsangha để nghe Thầy nói chuyện và trả lời các câu hỏi của chúng tôi. Chuyện của Thầy kể lúc nào cũng dài sọc nhưng hấp dẫn, còn các câu trả lời luôn luôn súc tích và bổ ích. Từ 10:30 đến 11:00 giờ: mọi người bắt đầu đi ngủ. Riêng tôi thích thức ít nhứt là tới khuya để tắm trăng; tôi thiết tưởng trăng có năng lượng huyền bí đặc biệt. Tôi cũng thường ngồi thiền, áp dụng phép điều tức (để tăng khí lực), tập những thế yoga khó (dùng cát êm làm trợ cụ), hay vừa suy tư vừa đi dạo dọc bãi. Tôi hãnh diện--dầu là hãnh diện rất nhỏ nhoi--thấy mình còn thức trong lúc các bạn ngủ say.

Một đêm nọ chúng tôi tình cờ được chứng kiến một đám tang theo tục lệ cổ truyền. Lúc chạng vạng, thấy có một đoàn người đi từ trong làng gần đó ra bãi, với chiếc kiệu khiêng cao trên ấy người chết nằm bất động. Đoàn đánh trống thổi kèn inh ỏi. Đoàn dừng lại cách chúng tôi chừng vài trăm thước và bà con bắt đầu dựng dàn hỏa bằng củi rút trong xe kéo theo. Xong, họ trịnh trọng đặt xác chết lên dàn, làm l­ễ theo nghi thức đạo Hồi, rồi châm lửa. Lửa cháy phừng, bà con lục tục kéo nhau trở vô làng. Lửa tiếp tục cháy và than tiếp tục hừng cho tới khuya. Khi mọi người trong đám chúng tôi ngủ say, tôi đến nơi hỏa táng đã vắng tanh, ngồi nhìn đống than hồng. Thấy vài đốt xương sống cháy xèo xèo, những gì còn lại của người nằm xuống, tôi lấy cây khều xương cho cháy thành tro, xem đó như một cách thiền và là một hành động của người tìm phước báu. Rồi tôi lấy cát phủ lên tro và trịnh trọng đặt lên vài viên đá. Tôi quay về trong tỉnh thức, tưởng tượng thân mình rồi cũng đồng chung số phận!

Nói về tín ngưỡng, Ananda Ashram có không khí đậm nét Hindu. Hình tượng của các linh thần như Thần Ganesha đầu voi, Thần Krishna thổi sáo và Thần Vũ Công Shiva thấy nhan nhản ở nhiều nơi. Các tượng đều được đạo sĩ sống gần đây đến làm l­ễ lau rửa mỗi sáng, chấm phấn màu lên trán, cúng hoa mới, và đọc chú Sanskrit. Riêng sáng chú nhựt, có thêm chúng tôi (tắm gội và ăn mặc tử tế) lên dự lễ­ puja, không khác chi con chiên Công giáo đi nhà thờ vậy. Thầy Swami và bà Meenakshi hướng dẫn chúng tôi đọc kinh hướng lên Thần Shiva và đọc bhajan, trong lúc đạo sư làm l­ễ rửa tượng đồng Thần Vũ Công Shiva và bộ lingam/yoni trong đền. Tiếp theo, chúng tôi được trao cho một thứ bánh ngọt gọi là prasad (bánh thiêng), hơ tay trên đèn long nảo và chấm phấn màu lên trán, nếu muốn. Các nghi thức vừa nói đều được vị đạo sư đem đến từng người. Thỉnh thoảng, chúng tôi dự thêm lễ­ puja đặc biệt như puja kỹ niệm ngày sanh hay tử của các Thánh, ngày lễ­ Hindu, và sinh nhựt của Guru Swami Gitananda. Vào những ngày lễ­ lớn này, bá tánh được mời tới dự và dùng cơm theo lối cổ truyền, tức ngồi dưới đất và ăn trong dĩa bằng lá chuối.

Các bài giảng của Thầy Swamiji về khoa yoga và đề tài liên hệ là suối nguồn kiến thức vô tận. Tuy nhiên, có một số điều Thầy trình bày hơi quá lố, như khi Thầy chỉ trích hay chế giễ­u văn hoá, khoa học, y khoa và một ít nhân vật của phương Tây, khiến nhiều khóa sinh khó chịu. Tôi biết Thầy đi hơi xa, nhưng tôi cũng biết Thầy muốn nhấn mạnh tới điểm ta cần từ bỏ những gì giả tạo, nhứt là hóa chất và thuốc men của thời hiện tại, được sử dụng đầu tiên bên phương Tây và đang lan truyền qua phương Đông. Thầy nói các thứ này được biết gây thêm nghiện ngập không lành mạnh và nhiều phức tạp y tế. Thầy nói thêm, ô nhiễm do con người gây ra--một hình thức cưỡng hiếp thân tâm của địa cầu--sẽ tận diệt loài người. Và, là con người sống tùy thuộc môi trường, chúng ta phải theo lối sống của yoga mới mong có được thân tâm khỏe mạnh, trong sạch và hạnh phúc trong thế giới hầu như bịnh hoạn, không lành mạnh và thiếu hạnh phúc hiện nay. Các điểm nhấn đó và sự chân thành của Thầy là nguồn cảm hứng rất quan trọng đối với tôi. Tôi rất quý thái độ không dung hòa trong lãnh vực luân lý, y tế, tập quán, vân vân của Thầy.

Với thời gian, chúng tôi học được phép tẩy độc, kích động và trẻ hóa các phần của thân và tâm bằng nhiều phương cách bổ sung khác nhau. Tôi hiểu thế nào là các chức năng của cơ thể và ảnh hưởng của các chức năng ấy tới tâm--điều mà truớc đây tôi chưa biết (xem VIII, phụ bản 1). Động lực và tính đàn hồi của phổi cũng như tiến trình hô hấp với tỷ lệ hô hấp và chuyển động của khí lực prana có lẽ là khám phá quan trọng nhứt của tôi trên bình diện cơ thể. Và trong những tiết học chiều về trị liệu, chúng tôi học được nhiều điều như sự di động của xương sống, sự thư giãn sống lưng, mông, vai, cổ, sự nắn bóp chân, và nhiều phép xoa bóp khác. Học được phương pháp nào, chúng tôi thực hành liền phương pháp nấy trên đối tác tự chọn, dưới sự quan sát của Thầy. Lối học này rất cụ thể và thực nghiệm mà khóa sinh có thể áp dụng ngay trong đời. Thiết tưởng tôi có thể giúp mẹ tôi khỏi phải đi bác sĩ nắn bóp chữa bịnh viêm khớp xương nhẹ và đau lưng của bà. Chúng tôi cũng được học cách trị liệu dáng điệu có thể giúp các người bị suy­ễn, tiểu đường, cao máu, táo bón, và nhiều bịnh mãn tính khác, kể cả luyện mắt để nhìn thấy khá hơn. Thật rất hữu ích và thâm diệu.

Tuần lễ­ từ ngày Giáng Sinh đến Tết Tây, Thầy đưa khóa sinh đi viếng các ashram, đền chùa và nhiều điểm hành hương khác ở miền Nam nước Ấn. Tôi không muốn đi theo nên sẽ tới thành cổ Gingee, cách Pondicherry lối năm mươi dặm. Bà bà Meenakshi có đến thăm đôi lần rồi và có kể sơ cho tôi nghe. Thành được xây trên một khu cao, bằng phẳng, khô cằn, có vẻ như là một núi đá, có bực cấp dẫn lên đỉnh trên ấy còn vài đền bằng đá nguyên trạng. Có thêm cái hồ dưới lũng nhỏ mà nước có thể uống được nếu quậy thêm chút iodine hay viên khử nước. Thành đá Gingee là thắng cảnh của miền Nam Ấn Độ. Không ai được phép qua đêm tại đây; nhưng tôi nghĩ, nếu tôi muốn ở lén, chắc cũng không ai biết đâu. Có du khách nhưng khu vẫn yên tĩnh và như thế có thể là cảnh lý tưởng cho tôi ở lại ít ngày. Ý kiến hay! Tôi sẽ ở lại và biến năm ngày nghỉ Giáng Sinh thành một khóa học mini. Tôi sẽ thực tập thiền minh sát bù cho những giờ thiền chưa thấy đủ và có thể chỉ ăn trái cây trừ cơm hay nhịn đói cũng được. Thêm vào, lúc bấy giờ sẽ là mùa trăng hạ tuần nên hy vọng tâm không bị động mấy.

Ngày Giáng Sinh, tôi ra dự l­ễ puja sáng và ăn bữa cơm trưa cổ truyền với dĩa bằng lá chuối, bữa cơm đầy đủ chất lượng sau cùng trước khi tôi cất bước lên đường. Với xách đeo lưng đựng áo jalaba, poncho, chiếu và chai nước, tôi lấy buýt vô hướng nội địa. Xuống xe, tôi ghé lại làng Gingee mua một mớ đủ thứ trái cây và bịch đậu phọng cho những ngày cắm trại; tôi không mua nước vì định sẽ nhịn khi chai nuớc đem theo cạn. Tôi đến cửa trả năm mươi paise lấy vé và đi vô như mọi du khách khác. Tôi nhởn nhơ theo các bực thang đá ngoằn ngoèo leo lên đỉnh. Quang cảnh chung quanh mênh mông. Tôi vô một trong các đền, dấu xách trong góc khuất và tìm chỗ núp nắng ban ngày. Đêm đến tôi đem đồ (chiếu, jalaba và poncho) ra ngủ ngoài trời. Không khí mùa Đông dưới miền Nam xứ Ấn trong lành và đầy sinh lực; tôi lợi dụng để luyện điều tức, tập mudra[34] và ngồi thiền. Tôi cũng dành nhiều giờ ngồi lặng nhìn cảnh đồng quê xa tít tới chân trời để suy nghiệm. Nay, tôi có thói quen ưa tìm xem sự việc xảy ra cho tôi và trên thế giới có ăn khớp với quan điểm Phật giáo và Yoga chăng. Tôi có đọc báo Anh ngữ thỉnh thoảng và biết một ít tin tức thế giới mà Thầy Swami bình luận đôi khi (Thầy đọc báo mỗi ngày) và nhận thấy Chân Pháp rất huyền diệu. Tôi nghĩ hầu hết người đời đều ngông cuồng, bị lèo lái bởi bản ngã vô minh, tham, sân, si; cả Tổng Thống Mỹ, người được xem như lãnh đạo của thế giới tự do, rất tiếc cũng không thoát khỏi tam độc[35]! Tôi quán tưởng quá khứ--làm thế nào tôi đến đây, và suy đoán tương lai--tôi sẽ về đâu. Sau ba tháng trong ashram, tôi cảm thấy thoải mái ở một mình nơi đây và tôi thích thú.

Cuối tháng Ba, chỉ còn mười học viên đi trọn con đuờng sáu tháng. Vào những tuần chót Thầy Swami dạy nhóm 'gạo cội' chúng tôi phương pháp tầm cao hundred syllable mantra laya và Laya Yoga kriyas. Các thế phức tạp này đưa tinh khí kundalini lên tâm rỗng của cột sống (sushumna nadi), ngang qua bảy huyệt đến huyệt 'hoa sen ngàn cánh[36]' trên đỉnh đầu. Khi Tâm Thức Vũ Trụ hình thành trọn vẹn nơi luân xa đỉnh đầu này hành giả yoga sẽ được khai ngộ và thoát vòng luân hồi. Đó là Niết Bàn Brahma, chỉ đạt được bằng Laya Yoga kriyas, được xem như những phép mật lý trọn vẹn nhứt và cao tột. Những phương pháp khác như điều tức, quán luân xa, vân vân, chỉ nhắm mục đích tịnh hóa hệ thống huyệt/thần kinh hầu tiến tới tình trạng tối hậu.

Chứng nghiệm 'việc đánh thức kundalini' có thấy được mô tả trong một số sách như một tia sét xẹt lan truyền nhanh hay một một luồng điện nóng có khi đau nhức lan truyền dần, từ dưới lên trên trong cột sống. Krya đòi hỏi sự chú tâm cao độ và sự kiểm soát thận trọng khí lực prana; tôi có kiên tâm tập nhiều tuần nhưng không gặp trở ngại nào như đã mô tả. Trái lại, sau ba mươi-sáu mươi phút tập, tôi cảm thấy sảng khoái, cái sảng khoái mà tôi chứng nghiệm sau một giờ tập thiền minh sát.

Tôi luôn luôn xem thiền quán Phật giáo như con đường dẫn tới Giác Ngộ và Yoga như phương tiện hỗ trợ sự tẩy hóa 'ngôi đền thân thể.' So sánh với thiền minh sát, những phương pháp như điều tức, chú tâm và tham thiền, krya, vấn đề luân xa và sự làm gia tăng kundalini có vẻ quá phức tạp và có thể không cần thiết. Tuy nhiên, tôi ráng học được chừng nào hay chừng nấy hầu đạt được bao nhiêu kinh nghiệm và lợi lạc hay bấy nhiêu--trí óc tôi lúc nào cũng rộng mở. Tôi biết tất cả đều có cái hay bởi nếu không thì làm sao được nâng lên thành hệ thống khoa học chính xác cao. Do đó, tôi không nghĩ kết quả đạt được bằng các phương pháp ấy là ảo tưởng. Tôi cũng biết không phải chỉ có con đường duy nhứt đó, và đường đó (với tất cả chi tiết và gốc độ) không phải là con đường tôi chọn.

Nhìn chung, khóa học đã đem đến cho tôi nhiều kết quả tốt. Tôi học được rất nhiều về yoga, lý thuyết cũng như thực hành. Tôi cũng hiểu được bản chất và phạm vi của môn này. Về lối sống ở đời mà Thầy Swami đã chỉ giáo, tôi không nghĩ tôi sẽ áp dụng hết bởi tôi đang hướng tâm đến đời sống của tu sĩ, nhưng không phải không bổ ích nếu xem chúng như kinh nghiệm hỗ trợ. Ý nguyện thọ giáo để trở thành một nhà sư tu trong rừng đang thúc đẩy tôi trở lại Sri Lanka càng sớm càng tốt, và tôi đã sẵn sàng.

Chris cũng theo khóa học tới cùng, nhưng anh đã đổi ý không muốn xuất gia nữa. Anh định lên Nepal để du lịch hoang dã trong mùa xuân tới. Sau đó, anh sẽ đi Úc hay Tân Tây Lan để xem có thể ở luôn bên ấy chăng. Được biết đó cũng là ý định đầu tiên của anh lúc rời Anh quốc; sau này khi gặp tôi, anh đi lệch đường chỉ vì muốn theo tôi. Bây giờ anh quyết định trở lại đường cũ dầu đã hơi trễ, nhưng năm qua không hẵn là không thú vị và không giúp anh học hỏi thêm nhiều điều mới lạ.

Trong satsangha sau cùng, có hai đệ tử phương Tây lâu năm của Thầy Swami thọ giới sannya. Lễ­ làm đơn sơ do Thầy chủ trì. Thầy trao cho mỗi sannya một xâu chuỗi 108 hột Rudraksha, chiếc áo vàng cam và danh hiệu Yogiraj để đi kèm với danh tự Sankrit sẵn có của mỗi vị. Tôi hơi ganh, nhưng chợt nhớ mình đang trên đường tu Phật, và tôi mong ngày ấy mau tới. Thầy cũng cho mỗi học viên còn lại có dịp khấn hứa bán chánh thức và nhận tên Sanskrit với bài chú liên hệ. Tôi rất quý trọng Thầy Swami Gitananda và xem Thầy là một Guru của tôi như Lạt Ma Zopa, Lạt Ma Yeshe, kể luôn cả hai Thầy Goenkaji và Sivali. Do đó, tôi quyết định xin nhận tên Thầy đặt để nhớ mãi tình thầy trò. Tên tôi là 'Rahul.' Được biết Rahula (tiếng Pali) là tên của con Phật; Ngài chứng ngộ lúc còn rất trẻ. Trước đây tôi có một tên Tây Tạng rồi, do Lạt Ma Yeshe đặt, nhưng tôi không dùng vì thấy không thích hợp với hoàn cảnh lắm. Còn tên Rahul, tôi rất thích, nhưng tôi nghĩ chắc cũng không có mấy dịp dùng, vì thế nào rồi tôi cũng có một pháp danh Pali do Thầy Bổn Sư tôi đặt khi tôi xuất gia.



[31] Họ leo lên cây dừa để dò thăm rượu toddy, thứ như rượu chát mà tôi có uống thử ở Kerala (tg).

[32] Dịch từ tiếng Anh ablution (nd).

[33] Moon mantra, bài chú về trăng (nd).

[34] Thủ ấn (nd).

[35] Muốn nói đến Tổng Thống Richard Nixon và vụ Watergate (tg).

[36] The Thousand Petalled Lotus (tg).




--

---o0o---

Nguồn: BuddhaSasana

Trình bày: Vĩnh Thoại

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/01/2021(Xem: 24335)
Đức Phật Quá Khứ Tỳ Bà Thi 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Ba, 07/07/2020 (17/5/Canh Tý) Giải thích Nghi Thức Đảnh Lễ Tam Bảo do Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Thủ (1909-1984) biên soạn và hành trì trong suốt cuộc đời của Ngài. Bài kệ số 16: ĐỨC PHẬT TỲ BA THI 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Nhẫn nhục đệ nhất đạo Phật thuyết vô vi tối Xuất gia não tha nhân Bất danh vị sa môn. Nhất tâm đảnh lễ Quá khứ Tỳ Bà Thi Phật. (1 lạy) Phật dạy: Hạnh nhẫn nhục Là pháp tu thứ nhất, Pháp vô vi tột cùng. Cho nên người xuất gia Gây khổ não cho người, Thì không gọi “sa môn”. Một lòng kính lạy đức Phật Tì Bà Thi. (1 lạy) Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia)
18/01/2021(Xem: 9206)
Paing Takhon, năm nay 24 tuổi hiện là người mẫu kiêm diễn viên, MC nổi tiếng ở Myanmar, nhưng anh là một Phật tử thuần thành, mới đây anh đã phát tâm tham dự khóa tu xuất gia ngắn hạn tại quê nhà. Anh chàng sở hữu thân hình cường tráng với chiều cao khủng 1m88, mái tóc dài lãng tử cùng loạt hình xăm chất ngầu nên được mệnh danh là "Aquaman châu Á". Paing Takhon gia nhập làng giải trí với tư cách người mẫu từ năm 2014. Ba năm sau anh còn lấn sân sang lĩnh vực điện ảnh và ca hát. Tất cả số tiền thu được từ album đầu tay anh đều quyên góp cho trẻ mồ côi. Ngoài ra, anh còn biết vẽ tranh sơn dầu, thích nấu ăn và yêu động vật.
16/01/2021(Xem: 3220)
5 giờ sáng, cuộc điện khác thường từ danh bạ mang tên Thầy G.D: - Ông có bà mới? Tưởng nghe nhầm – hỏi lại – vẫn câu nói trên . - Dạ chưa, đó là tấm ảnh lúc nàng 30 tuổi,” hoa khôi” một huyện ven 40 năm trước ạ. - Cô ta là “hoa khôi”, ông là “hoa héo”. *** Vâng, “hoa héo” xuất hiện sau nhiều thập niên làm thân cô lữ, là con “bà Phước” trong trại cải tạo, mang thân tù mà không có tội, chỉ vì làm việc cho một bậc chân tu lãnh đạo một GH trước 1975. Duyên số thân “hoa héo” ốm đói, đen nhòm, kết duyên với “hoa khôi”sau khi thoát khỏi cá chậu chim lồng; bơ vơ biết về đâu! Cổng chùa khép kín, từ chối với tầm nhìn e sợ kẻ mang án tích; cơm cho ăn nhưng không cho chỗ trú; chùa thường xuyên bị xét hàng đêm. Công viên, gầm cầu là điểm thường ngã lưng khi bóng đêm vừa phủ .
12/01/2021(Xem: 18260)
TÔN GIẢ XÁ LỢI PHẤT, ĐỆ NHẤT TRÍ TUỆ 💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻 Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Ba 25/08/2020 (07/07/Canh Tý) Chư pháp tùng duyên sinh, Diệc phục tùng duyên diệt, Ngã Phật đại sa môn, Thường tác như thị thuyết. Các pháp do duyên sinh, Lại cũng do duyên diệt. Thầy tôi là Đức Phật Thường giảng dạy như vậy. 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼
10/01/2021(Xem: 5601)
8 giờ tối mùa Đông Âu Châu nói chung, Thụy Sĩ nói riêng thật thê thảm. Trời tối đen, lạnh cóng, trên đường không bóng người qua lại. Đã vậy thêm dịch bệnh covid 19 kéo dài mấy tháng nay, mọi người bị giam hãm lâu ngày đã ê chề, nay thời tiết như thế càng ảm đạm thê thảm hơn. Vào mùa này, ngay cả người bản xứ còn than vãn, chán chường, huống chi người Việt tha hương buồn đến...thúi cả ruột! Gần nhà tôi có cái thung lũng tình yêu, gặp lúc thất tình, tuyệt vọng, có người còn nhảy xuống tự tử mắc công chính quyền sau này phải giăng lưới hứng họ! Nhưng chính trong không gian ảm đạm như thế càng tăng thêm sự ấm áp thân thương khi nhìn thấy, dù chỉ qua màn hình và nghe tiếng nói của vị đạo sư tôi hằng kính mến, không ai xa lạ, còn có nhân duyên quen biết từ mấy chục năm nay, đó là Hòa Thượng Phương Trượng Thích Như Điển. Thầy không ở đâu xa, hiện diện ngay trước mặt đây thôi xua đuổi hết bao cảm giác cô đơn lạnh lẽo nơi xứ người.
10/01/2021(Xem: 5473)
Đã lâu lắm rồi, từ lúc cơn dịch Covid-19 hoành hành đến giờ chúng tôi (Hoa Lan và Nhật Hưng) chưa được cùng nhau viết chung một đề tài về Phật pháp. Tưởng chừng ngòi bút sẽ rỉ mòn theo Covid, làm gì còn các khóa tu học mà viết bài tường thuật. Một nỗi buồn sâu lắng! Thế nhưng sáng nay, ngày thứ hai đầu tiên trong năm 2021 mùng 4 tháng giêng, nhận được tin nhắn khẩn cấp của Nhật Hưng qua Viber, phải gắn chương trình Zoom vào máy để tối nay lúc 8 giờ tối giờ Âu Châu nghe HT Sư Phụ giảng Pháp. Không cần biết Người sẽ cho mưa Pháp kiểu nào? Nghe lệnh là phải có mặt ngay, để chứng tỏ tinh thần Tứ Trọng Ân với Thầy Tổ.
31/12/2020(Xem: 16793)
Đức Diệu Sắc Thân Như Lai 🏵️🌻🌼💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼 Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Chủ Nhật, 19/07/2020 (28/5/Canh Tý) Giải thích Nghi Thức Đảnh Lễ Tam Bảo do Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Thủ (1909-1984) biên soạn và hành trì trong suốt cuộc đời của Ngài. 28/ ĐỨC DIỆU SẮC THÂN NHƯ LAI Như lai diệu sắc thân Thế gian vô dữ đẳng Vô tỉ bất tư nghì Thị cố kim đảnh lễ. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Diệu Sắc Thân Như Lai. Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia)
24/12/2020(Xem: 14440)
Thập Tổ Bà Lật Thấp Bà (Hiếp Tôn Giả, Parsvika) | TT Thích Nguyên Tạng giảng 💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻 Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Bảy, 12/09/2020 (25/07/Canh Tý) Chơn thể tự nhiên chơn Nhơn chơn thuyết hữu lý Lãnh đắc chơn chơn pháp Vô hành diệc vô chỉ. Chơn thể đã sẵn chơn Bởi chơn nói có lý Hội được pháp chơn nhơn Không đi cũng không dừng. Nam Mô Đệ Thập Tổ Bà Lật Thấp Bà Tôn Sư 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼 Múi giờ : pháp thoại mỗi ngày của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am ( giờ Melbourne, Australia) - 01:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 10:45pm (giờ Paris, France) - 03: 45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 https://www.facebook.com/quangducwebsite Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfU
11/11/2020(Xem: 5707)
Trong thời gian qua, rất nhiều thông tin đăng tải về những chương trình từ thiện giúp đỡ cho người nghèo, cứu trợ ủng hộ bão lụt thiên tai, thậm chí kêu gọi đóng góp xây dựng chùa chiền, những công trình văn hóa tâm linh v.v… rất nhiều trường hợp danh xưng “Mạnh Thường Quân” được nhắc đến để chỉ những người có tấm lòng độ lượng, biết yêu thương người khác, giúp đỡ kẻ khốn cùng…Theo thiển ý của người viết, dù Mạnh Thường Quân có tốt nhưng cũng không đến độ như một biểu tượng như thế. Theo lịch sử ghi lại thì những đóng góp của ông ta hoàn toàn không có liên quan gì đến Phật sự, hay giá trị tâm linh, còn từ thiện thì cũng không có gì đáng kể. Tất cả những việc làm của ông gần như thuần túy thiên về phương diện chính trị. Có lẽ do suốt chiều dài bị nền phong kiến Trung Quốc phương Bắc đô hộ cả ngàn năm nên có những ảnh hưởng đến văn hóa, tập tục, ngôn ngữ và cũng có thể ảnh hưởng danh xưng Mạnh Thường Quân này.
11/11/2020(Xem: 9885)
Trong quyển Yếu giải kinh A Di Đà lần đầu tiên xuất bản ở Việt Nam cũng như trên thế giới được in cả nguyên tác bằng chử Hán của Đại sư Linh Phong Ngẩu Ích cùng bản dịch Anh ngữ của Tiến sỉ J.C. Cleary và phần dịch sang Việt ngữ có chú giải của chính mình, học giả Lý Việt Dũng đã… “tự bạch” về “tiểu sử dài lòng thòng đáng chán của Song Hào Lý Việt Dũng”. Trong đó ông thẳng thắng nhận rằng: “Về quan điểm cuộc sống, tôi là người lạc quan tếu… Tôi cũng chay mặn tùy duyên, không bó thân trong những giới luật xa rời cuộc sống, chẳng có bổn sư vì chẳng quy y ai, chẳng có giới xơ cứng để giữ, sống đa cảm tự tại, có hơi “quậy” một chút!”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]