Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thung lũng hạnh phúc

28/05/201319:29(Xem: 10515)
Thung lũng hạnh phúc
Con Đường Mây Trắng


Thung Lũng Hạnh Phúc

Nguyễn Tường Bách
Nguồn: Anagarika Govinda. Nguyễn Tường Bách dịch


Poo cũng như mọi làng khác của Tây Tạng và con người ở đây cũng như người Ấn phía bên kia đèo Shipki, chỉ biên giới chính trị giữa hai nước Ấn Độ - Tây Tạng là chạy trên đỉnh đèo. Biên giới này không quan trọng gì đối với dân ở hai phía, họ nói cùng thứ tiếng, cùng một tôn giáo, lui tới với nhau không trở ngại, trong lúc hầu như họ không liên lạc gì với dân chúng phía Ấn Độ của dãy Himalaya, cách Poo năm ngày đường.

Chúng tôi hy vọng tìm nơi đây một trạm bưu điện, nhưng được nghe ở đây mỗi tháng mới có nhân viên bưu điện người Ấn đi qua một lần. Và khi hỏi bao giờ thì ông ta đến, chúng tôi được nghe trả lời: “Đầu năm khi đèo Himalaya mở lại”. “Khi nào mới mở’, chúng tôi lo ngại hỏi. “Ô, khoảng ba tháng nữa!”.

Điều đó có nghĩa phải bốn tháng sau chúng tôi mới đến được bình nguyên Ấn hay một thành phố lớn; vì từ đây mà đi Simla cần phải một tháng mới tới. Điều này thật ra cũng chẳng sao, nếu tiền bạc và lương thực của chúng tôi chưa cạn. Làm sao sống trong những tháng này? Thế nhưng điều này không thành vấn đề đối với một ông già tốt bụng, ông là người quản lý cho một nhà khách dành cho công chức của Sở lao động, họ là người có trách nhiệm tu bổ con đường xuyên đèo Shipki. Ông già tự lấy quyền cho chúng tôi được ở trong nhà khách này vì chúng tôi không liên hệ được với Sở. “Và nếu ông bà cạn tiền’, ông nói thêm, “tôi đưa cho ông bà thêm. Ông bà trả lại cho tôi lúc bưu điện đến hay bao giờ cũng được”.

“Nhưng chúng tôi là người lạ và không có chứng minh gì”, chúng tôi nói và nghe ông trả lời: “Trách nhiệm của tôi là giúp ông bà, ngoài ra tôi tin ông bà”.

Tên ông là Namgyal và dù bên ngoài không khác gì dân trong làng - ông mặc chiếc áo thô, bện tay bằng sợi không nhuộm màu và đầu đội chiếc mũ tròn nhỏ mà dân chúng vùng Himalaya thường đội - nhưng ông được dân trong vùng kính trọng gọi là lạt ma Nyingma và là người sùng tín và hiểu biết sâu sắc. Ông xem chúng tôi như người trong gia đình “vì tất cả chúng ta”, nhưng ông nói, “đều là Aryakula, thuộc về dòng dõi cao quý của Phật”. Ông không bỏ một cơ hội nào để nói với chúng tôi và Scherab về các vấn đề đạo lý, thậm chí mang đến nhiều kinh sách thiêng liêng, tài sản quí báu nhất của ông, để chúng tôi được đọc. Trong số đó có Tử Thư (Bardo Thodol), Mani Kahbum và những tác phẩm nói về thời kỳ đầu của Phật giáo Tây Tạng, nhất là trong thời kỳ của Liên Hoa Sinh va ba vị vua lớn Srongtsen Gampo, Tisong Desten và Ralpatschan. Ngoài ra ông kể nhiều mẫu chuyện dân gian, thường đọc cho chúng tôi nghe những đoạn trong sách mà sau đó ông giảng rất kỹ.

Cuốn Mani Kahbum gây ấn tượng sâu xa lên Scherab. Một buổi sáng nọ anh đến chúng tôi, nước mắt đầm đìa; lý do là anh độc về số phận của những người đã gây ác nghiệp về hại sinh vật. Anh thú nhận cũng làm ác như vậy vì đã đặt bẫy chồn cáo. Chúng tôi an ủi anh, nói rằng không tội nghiệp nào mà không hóa giải đi khi trái tim đã chuyển. Anh hứa sẽ không bao giờ làm chuyện đó nữa và xúc động nghe Namgyal nó về lòng đại từ bi của Phật và những hành động vị tha trên đường chứng ngộ Phật quả.

Ngày nọ Namgyal mời chúng tôi về nhà và chỉ cho thấy phòng thiền định, bàn thờ với nhiều tượng và tranh thanka, và tòa lạt ma dưới một vòm lụa ngũ sắc. Vợ ông là một người đàn bà nhỏ thó với một khuôn mặt tinh tế có thần. Bà hát cho chúng tôi nghe những bài ca tôn giáo với một giọng hay và dịu dàng khiến ta quên tuổi của bà. Cũng như chồng, bà là người thờ cúng Liên Hoa Sinh không ai khác hôn là Thích-Ca Mâu-Ni trong dạng mới và trong những hiện thân khác, hiền từ hay phẫn nộ, tùy theo suy nghĩ của con người. Ngài luôn luôn là người hộ trì và dẫn dắt, cứu độ khỏi tai nạn và gây cảm khái cho người thực hành thiền định. Ngài cũng lấy dạng hình của chúng. Có lần ngay giữa mùa đông, cảnh vật đầy tuyết, chúng tôi bõng nghe tiếng chim hót, Namgyal nói giọng nghiêm túc: “Ngài đó”.

Người ta nói rằng cứ ngày mồng mười mỗi tháng theo lịch Tây Tạng, Liên Hoa Sinh giáng hạ trong thế gian và đệ tử của Ngài sẵn sàng tiếp nhận Ngài trong tâm thức của mình dù Ngài có xuất hiện dưới dạng nào. Vô số mẫu chuyện về Ngài được truyền miệng và được kể lại với sự sinh động như mới xảy ra gần đây. Không ai hiểu Liên Hoa Sinh là người của quá khứ xa xôi, hay người mới rời lũng này ra đi và bất cứ lúc nào cũng có thể về lại. Lần đầu tiên chúng tôi ý thức tác đông ghê gớm mà Liên Hoa Sinh đã để lại cho dân Tây Tạng. Ngài hẳn phải là một trong những người có nhân cách mạnh mẽ nhất của lịch sử Phật giáo. Những chuyện thần kỳ quanh Ngài chỉ là kết quả của lòng tôn thờ vô biên của học trò và dân chúng đối với Ngài.

Đối với chúng tôi trong thời gian tại Poo, Liên Hoa Sinh sinh động hơn lúc nào cả, ký ức còn mới như ngày hôm qua Ngài còn nơi đây.

Nhiều vị lạt ma lớn thường qua đây, hoặc đi từ Tây Tạng đến các thánh tích tại Ấn hay từ Ấn về tại Ngân Sơn. Một trong những vị đó là Tomo Géché Rimpotsché mà Namgyal nhắc tới với lòng ngưỡng mộ.

Hiển nhiên là người Tây Tạng nhạy cảm đối với các vấn đề tâm linh hơn so với người phương Tây. Họ chưa mất khả năng chuyện trò với những sức mạnh từ vô thức của mình, hay nghe hiểu tiếng nói của chúng được hiện ra trong giấc mơ hay các hiện tượng khác. Ngày nọ Nymgyal tới và cho hay nằm mơ thấy cầu vồng hiện trên nhà khách của chúng tôi và đây chỉ có thể là một dấu hiệu tốt đẹp, thí dụ có vị đạo cao đức trọng nào đến thăm. Quả nhiên này hôm sau có một lạt ma đến và trọ tại nhà nhỏ bên ngoài nhà chúng tôi. Chúng tôi thấy ông từ xa lúc ông xuống ngựa; cả người và ngựa xem ra như đến từ một chuyến đi dài, mệt nhọc. Áo của vị lạt ma đã cũ, bạc màu, con ngựa chậm chạp ngơ ngác. Người ta cho hay vị lạt ma mới đi hành hương xa về và phải ở đây cho đến khi đèo mở lại.

Trời lạnh và nhiều mây nên chúng tôi không ra khỏi nhà. Ngày hôm sau, vị lạt mà và Namgyal đến thăm chúng tôi. Chúng tôi vui mừng và ngạc nhiên xiết bao khi nhận ra đó là vị sư trưởng tại Phiyang mà chúng tôi đã xúc động giã từ tại Tsaparang và nghĩ không bao giờ gặp lại. Lần đó chúng tôi rất buồn vì nghĩ rằng lẽ ra mình học được nhiều nơi người này, nhất là về phép tu thiền định. Chúng tôi thấy số mình thật xui, khi vừa nghĩ tới điều này thì ông cũng vừa ra đi.

Không rõ lạt ma Phiyang có biết sẽ gặp lại chúng tôi hay không, nhưng điều chắc chắn là lần đó ông đã đọc được ý nghĩ của chúng tôi; vì bây giờ, trước khi chúng tôi nói lên ước muốn của mình, ông tự nguyện đề nghị sẽ dạy cho chúng tôi phép tu Mật tông sadhana và phép du già liên quan.

Vì phòng ở chúng tôi lớn hơn chỗ ở của ông và nhờ Scherab đốt lò sưởi ấm nên hàng ngày ông cùng Namgyal (bây giờ trở thành bạn đồng môn của chúng tôi) đến chỉ dạy các phép thiền định và chỉ giáo về các vấn đề. Đó thật là một thời gian hữu hiệu; vì thầy của chúng tôi hết sức tìm cách chia sể kiến thức và kinh nghiệm của mình. Vị đạo sư mới đã tiếp tục và hoàn thiện công trình của Tomo Géché Rimpotsché và Adscho Rimpotsché. Chúng tôi rất lấy làm cảm kích. Và lòng biết ơn này bao trùm cả bạn đồng môn Namgyal cũng như Scherab trung thành, người đã lo cho tôi như lo cho một đứa con trai để theo đuổi chuyện tu học mà không gặp trở ngại.

Khi tin lạt ma Phiyang đến và ở lâu tại Poo tới tai dân chúng, nhiều người tìm đến và xin ông ban phước lành; và cuối cùng nhân dân trong làng xin ông cử hành một buổi lễ tséwang. Buổi lễ này được tổ chức ngay trong sân giữa phòng ở của ông và nhà khách của chúng tôi. Vài ngày trước buổi lễ ông rút về phòng riêng - làm chúng tôi tiếc là không được gặp hàng ngày như trước - nhưng chúng tôi cũng hiểu là ông cần một thời gian hoàn toàn tĩnh lặng và tập trung để hô triệu sức mạnh trong người mình, sức mạnh mà ông muốn trao truyền cho người khác. Sau một thời gian thì hình như có một lạt ma khác đến với ông, chắc để giúp ông cử hành buổi lễ sắp tới; vì chúng tôi nghe một tiếng nói trầm dài của giọng mới nhiều trong phòng ông. Tiếng tụng kinh trầm dài của giọng mới thỉnh thoảng bị tiếng nói của lạt ma Phiyang cắt, nhưng ông lẫn vị lạt ma mới đến không hề ra khỏi phòng. Chúng tôi rất tò mò muốn biết vị mới đến là ai, nhưng không ai trả lời được cả. Một hai ngày sau lúc đi ngang qua cửa phòng vị lạt ma Phiyang, chúng tôi lại nghe tiếng lạ đó và vì cửa đang mở nên chúng tôi không nhịn được nhìn vào. Thật là ngạc nhiên không thấy ai ngoài lạt ma Phiyang. Hình như ông không để ý đến chúng tôi đang có mặt, và tiếng nói đó phát ra trầm và mạnh từ ông, như một người khác đã dùng ông mà nói.

* * *

Ngày lễ đến, người ta xây một cái tòa trong sân giữa hai nhà. Tòa này nằm trước một bức tường được trang hoàng cẩn thận, phần sân còn lại mang cờ đuôi nheo nhiều màu. Lạt ma Phiyang với đầy đủ trang phục của một vị sư trưởng ngồi trên tòa, đầu đội mũ cao màu đỏ như các vị chức sắc trong phái Nyingma và Kargyutpa. Không ai nhận lại ra ông là khách hành hương già mà ngày hôm trước có thể bị tưởng là một tu sĩ khất thực chứ không phải là một vị sư trưởng của một tu viện. Người ngồi trên tòa có dáng điệu và cử chỉ của một vị chúa tể và tiếng nói của một con sư tử. Nét mặt ông có vẻ như nét mặt của một nhà tiên tri đầy cảm khái và mỗi cử chỉ của ông đều bày tỏ cái uy lực và sự cao quí. Ai có mặt nơi đây đều cảm nhận rằng không những ông đang hô triệu một uy lực vô hình mà chính ông là hiện thân của uy lực đó - một uy lực mà ông tự xây dựng trong người mình và tăng cường nó lên tột độ trong một trạng thái thiền định liên tục và sâu lắng, tự đồng hóa với một khía cạnh đặc biệt của một thực tại siêu việt. Ông là hiện thân của vị Tsépamé, Phật vô lượng thọ. Những gì mà trong nội tâm ông đã chứng nghiệm bấy giờ đã thấy được, cảm được cho những ai tham gia buổi lễ, giữ họ trong mối liên hệ. Nhịp điệu của thần chú và những ấn quyết bí ẩn kèm theo hiện ra như những nút của một tấm lưới huyền bí, trong đó người nghe hòa làm một thể thống nhất, bị cuốn hút trong một trung tâm vô hình. Cảm giác của sự tham gia huyền bí lại được nâng cao hơn khi mỗi người được nhận phươc lành của Vô lượng thọ Phật được ấn khả trong nước phép và một loại bánh phép màu đỏ, được xem là “rượu và bánh của sự sống”.

Đó là buổi làm phép đẹp nhất mà chúng tôi từng được tham dự, vì nó do một người cử h ành, người đó đã quên đi bản thân con người mình để biến nó thành bình chứa của năng lực siêu nhiên.

Chưa bao giờ mà ý nghĩa của việc tế lễ tâm linh (đặc biệt cho công chúng) đối với tôi sâu sắc như thế này. Một buổi lễ - nếu được cử hành bởi một người đầy đủ khả năng nhờ tu học tâm linh và lòng thành kính để hướng tới một mục đích cao quý - sẽ kêu gọi được trái tim cũng nhưng ý thức hiểu biết, đưa con người tiếp xúc trực tiếp với một đời sống phong phú và sâu xa, vượt trên lĩnh vực của lý luận, lĩnh vực của suy tư cá nhân và giáo điều tập thể.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/04/2019(Xem: 8533)
Nó bị người ta tra tấn hành hạ rất dã man, quá đói mà không có gì ăn phải ăn cả vỏ bánh kẹo của du khách, bây giờ nó đã được giải thoát và sống cuộc sống vui vẻ, tự do. Trong suốt 50 năm, chú voi Raju sống một kiếp sống nô lệ. Không ai biết cuộc đời trước kia của nó là như thế nào, chỉ biết rằng nó đã bị bắt cóc khỏi mẹ và tách khỏi bầy từ khi còn rất nhỏ, rồi được bán đi bán lại qua tay của 27 người chủ khác nhau như một món hàng hóa, để rồi cuối cùng chôn vùi cuộc đời mình tại một sở thú ở bang Uttar Pradesh, Ấn Độ.
30/03/2019(Xem: 8006)
Sách của Hòa Thượng Thích Như Điển đã có trên Amazon, ĐH Nguyên Minh, ĐH Nguyên Đạo đã rất nhiệt tình và đã bắt đầu đưa dùm những sách của tôi viết cũng như dịch lên trang Amazon, Xin niệm ân TT Nguyên Tạng, Thầy Hạnh Tuệ cũng như ĐH Nguyên Minh, ĐH Nguyên Đạo, Đh Quảng Pháp Triết Trần, Đh Tân Thường Định rất nhiều về việc nầy để đưa những tác phẩm này đến với độc giả gần xa.
24/03/2019(Xem: 4007)
Mẹ kể: Năm 1960. Khi em bé Mười Dư chào đời, xuất hiện trong nhà như một thiên thần lạ lẫm thì cậu bé anh kề, thứ Mười (sinh năm 1958), quý em bé lắm. Anh thương em lắm lắm.
24/03/2019(Xem: 3766)
Ở bên Ấn Độ thời xưa Trong vương quốc nọ gió mưa thuận hoà Ngựa vua quý báu, kiêu sa Mỗi khi tắm táp hay ra phía ngoài Nơi dòng sông chảy khoan thai Có vùng nước cạn các nài thường quen Thường mang ngựa tắm nhiều phen Từ lâu vẫn ghé qua bên sông này.
21/03/2019(Xem: 4092)
Ba cô người mẫu Hollywood bất ngờ xuất hiện tại một khu thương mại sầm uất của Thành Phố Mumbai. Vẻ đẹp thiên kiều bá mị, thân hình quá hấp dẫn, ăn mặc hở hang của ba cô đã làm khu phố rộn cả lên. Trẻ con thì bám theo reo hò. Phó nhòm của các báo lá cải đua nhau chụp hình rồi về đưa lên trang nhất hoặc trang tin điện tử của Yahoo News. Những báo này được bày bán ở các siêu thị ở Mỹ cho tầng lớp “bình dân giáo dục” thích đọc chuyện tình ái lăng nhăng, mông to, vú lớn, chân dài, ly dị, ngoại tình, giày dép, kính đeo mắt, quần áo, đồ lót, nữ trang, ví xách tay của các cô đào, người mẫu, công nương, hoàng tử…xem xong thì quăng vào sọt rác. Nếu còn ở Việt Nam thì xếp đống rồi đem bán ký-lô kiếm tiền tiêu vặt.
16/03/2019(Xem: 3618)
Đường của ruộng, lúa đồng phả hương con gái, phất phơ gió mùa mơn mởn làng quê.Vẫn tên giòng nước năm xưa soi bóng lũy tre, uốn mình dọc bờ về quê ngoại; cánh cò điểm trắng nền xanh lúa mạ, nước Hương Giang tiếp sức cổ thành.
04/03/2019(Xem: 4913)
Ngoài địa danh cầu Thủ Huồng, ở Đồng Nai còn có những địa danh khác như chùa Thủ Huồng, rạch Thủ Huồng đều gắn liền sự tích một nhân vật có thật tên Thủ Huồng đã được ghi trong sử sách.
28/02/2019(Xem: 3901)
Mới hồi trưa nay, ngủ say với 'thử thể bất an" rã rời mệt mỏi, tôi mơ thấy Sư Tổ Bồ Đề Đạt Ma. Tôi vội quỳ sụp xuống, dập đầu lạy liên tục, mà lúc đó vẫn thấy biết là mình đang rúng động tâm can, ngập tràn hạnh phúc... - Con kính bái Tổ Sư... - Hứ!
26/02/2019(Xem: 8378)
Hai nhà buôn thuở xa xưa Vẫn thường liên lạc thư từ với nhau Ông già thành thị rất giàu Ở Ba La Nại từ lâu đời rồi Chàng kia ở phía xa xôi Nơi làng biên giới ít người ghé đây,
25/02/2019(Xem: 15554)
Bức Tượng Phật ngồi lưng vua độc nhất Việt Nam ở Hà nội, Vua Lê Hy Tông cho tạc tượng đặt trong chùa Hòe Nhai để bày tỏ sám hối vì đã cư xử sai lầm với đạo Phật
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]