Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Xứ sở của thánh thần

28/05/201319:16(Xem: 10738)
Xứ sở của thánh thần
Con Đường Mây Trắng


Xứ Sở Của Thánh Thần

Nguyễn Tường Bách
Nguồn: Anagarika Govinda. Nguyễn Tường Bách dịch


Để hiểu hết ý nghĩa của Ngân Sơn là vùng đất phi thường quanh đó, chúng ta không những chỉ cần biết những yếu tố địa hình, văn hóa hay lịch sử mà cần tìm hiểu chúng từ cách nhìn của một người hành hương.

Muốn làm điều nay, trước hết phải cởi bỏ giới hạn chật hẹp của cá nhân ta, nhất là những thành kiến của trí thức phương Tây; vì rằng những điều mà ta gặp nó sẽ quá to lớn và phi thời gian để có thể xếp chúng trong khung cảnh của kinh nghiệm và phản ứng cá thể. Trên đường đến ngọn núi thiêng - và nhất là lúc đi vòng quanh núi - Li Gotami và tôi cảm nhận rằng mình chỉ là một khâu trong đoàn người vô thủy vô chung đi chiêm bái, đã từng ra đi từ kiếp xa xưa nào qua những con đường cô quạnh và hiểm nguy của Himalaya. Đối với chúng tôi, điều quá trình nhất là sự tham gia vào một chứng nghiệm siêu cá nhân, nó vượt xa lên mọi nhãn quan và cảm xúc riêng tư và ý thức mình được nâng lên một tầng lớp cao hơn của cảm nhận và khả năng chứng nghiệm.

Vì thế hãy theo bước của khách chiêm bái vô danh và hãy tưởng tượng khách đã vượt qua hàng trăm dặm đường khó nhọc quanh đỉnh núi mà đường đèo bị mây mù che phủ; còn trong các lũng sâu thì chịu sức nóng chói chang để kẻ hành hương thay nhau bị giày vò bởi cái lạnh cắt da và cái nóng rã người. Đường đi sẽ bị cắt bởi những dòng lũ mà vượt qua không khéo sẽ đồng nghĩa với cái chết và những rẻo núi sâu dưới là thác đổ chỉ cho phép người ta vượt qua bằng cầu treo lắc lư, nơi mà người hành hương đeo vào một miếng gỗ nhỏ để được kéo qua bờ kia. Trong các khe núi thì đá và thác đe dọa, chúng có thể từ trên cao vô tình đổ ập lên đầu. Những đường mòn ngoằn ngoèo trên sườn núi dốc hay vách đá dựng, và đá lởm chởm sẵn sàng cắt chân người đi.

Cuối cùng khách đã đến đỉnh cao của ngọn đèo biên giới Lipulek, trong sương lạnh giá của mây mù luôn luôn phủ đỉnh đèo. Thế nhưng chỉ vừa qua khỏi đỉnh đèo thì màn mây biến mất và trước cặp mắt kinh ngạc của khách, hiện ra một phong cảnh của đất trời, mà núi non của nó không còn có cái buồn bã và nặng nề Himalaya, ngược lại nó như được dệt bằng một thứ màu sắc thuần túy thanh tịnh, trong suốt. Các màu vàng, cam, đỏ và tím nằm dưới một bầu trời xanh thẫm. Sự tương phản với những gì đã qua thật đáng kinh ngạc; làm cho khách không để ý đến đám mây đen còn đọng trên đầu mình và đang thổi những hơi thở giá lạnh.

Không bao lâu sau, khách đã vào trong lũng, lũng như mở rộng ra theo hướng dòng sông; và cũng bây giờ khách mới thấy hết cái khác biệt giữa thế giới mình đã bỏ lại đằng sau với chốn mình vừa bước vào: thung lũng mà mình vừa bước qua được bọc xung quanh bởi những rừng thông xanh thẫm, mặt đất toàn cỏ xanh, rêu và loài thảo mộc, đầy những hoa trái. Thấp thoáng có những đụn đá vươn người lên khỏi lũng xanh và biến mất trong những đám mây đen nhiệt đới, trong đó là cá đỉnh núi tuyết ẩn náu. Còn nơi đây những màu sắc tươi đẹp, những tảng đá như có người tạc và đường nét nổi bật của núi non trong ánh sáng rực rỡ không chúg đời sống thảo mộc mở ra như trong ngày đầu tiên của sự sáng tạo, khi trời và đất còn trinh nguyên, thanh tịnh đứng bên nhau.

Xa xa dưới lũng, bên bờ của con sông chảy lặng lờ là những thảm cỏ xanh và cánh đồng lúa mạch vàng, nó tương phản lạ lùng với cảnh vật không có cây cối ở đây. Hình như chúng tiếp giáp với một sự nhảy vọt thời gian, chúng cắt đi một khoảng cách sáng tạo của nhiều triệu năm sau mới có.

Cuối cùng thì trú xứ của con người hiện ra, chúng cũng lạ lùng như cảnh vật: một sự trộn lẫn những hình khối, sau đó là thành đá vĩ đại và trong những vách đá đó là những hang động có người ở, trên sườn đá là tu viện và đền đài.

Tất cả hiện ra hầu như không thật, như trong cảnh mơ ảo. Phía sau là những đỉnh núi tuyết chói lọi của dãy Gurla-Mandhata. Ngược với những đỉnh lổm ngổm của Himalaya phía nam, dãy mandhata tạo nên một hình khối nhìn trên cao xuống thấy như một chữ vạn khổng lồ. Phần trung tâm của dãy núi được phủ bởi một lớp băng tuyết vạn niên, dài khoảng ba mươi cây số, còn những cánh chữ vạn là những lớp băng keo dài xuống dưới.

Vì dãy núi dài này ngăn cách thung lũng và quận Purang với vùng Ngân Sơn - Manasarovar nên người hành hương phải đi dọc theo sườn phía tây của rặng núi, leo dốc khoảng một ngày đường mới đến đỉnh đèo Gurla.

Từ đây là thiên nhiên không còn gây trở ngại nào nữa. Thế nhưng điều hay xảy ra là chỗ nào mà thiên nhiên ưu ái dịu hiền thì chỗ đó con người hay tự gây khó. Uy lực của vị tỉnh trưởng Purang không vươn được quá vùng dân cư của lũng. Khi khách hành hương ra khỏi vùng này thì họ trở thành miếng mồi cho giặc cướp rình rập cướp bóc những kẻ cô đơn, hay các đoàn người không có vũ khí. Các chuyện cướp bóc đáng ngại đó đến tai người đi chiêm bái, họ cũng phải e dè và chỉ ai có niềm tin lớn hơn nỗi sợ mới lên đường đi, còn những kể khác ở lại đợi người đi cùng dành phải đi Purantal, cũng là một chốn hành hương khác gần biên giới Nepal.

Thế nhưng điều này không mấy khi xảy ra với tín đồ Ấn Độ giáo, lúc Tây Tạng còn có đường biên giới riêng, mỗi năm họ tổ chức lễ hành hương, một lễ thiêng liêng nhất trong mọi lễ và chịu tất cả mọi cực hình và hiểm nguy vì niềm tin của mình. Có những người đủ sức để thuê ngựa trâu chuyên chở lều chõng, thực phẩm và chịu ngồi trên lưng ngựa để đi một đoạn đường dài, như thế là cũng khó nhọc lắm rồi. Thế nhưng những người mà không có gì khác hơn những gì họ mang vác trên lưng, họ lên đường mà không có gì bảo vệ chống lại mưa gió và không ngại cả chết đói hay chết cóng, những người đó đáng cho ta khâm phục. Họ không ngại sống chết, cướp bóc hay đói khát vì họ biết cách tự thể nhập mình thống nhất với sức mạnh thần thánh của vũ trụ. Nhiều người hành hương như thế đã không bao giờ trả lại quê hương mình; thế nhưng ai trở về, người đó đã là sự minh chứng lòng nhiệt thành cao nhất và niềm tin kiên định nhất. Họ trở về với ánh mắt long lanh, tâm hồn được làm giàu bằng một sự chứng thực mà suốt đời họ sẽ là nguồn năng
lực và cảm khái, vì họ đã đối diện với cái vô cùng và đã tận mắt nhìn xứ sở của thánh thần. Ai đã từ đèo Gurla nhìn thấy vùng Ngân Sơn - Manasarovar, người đó biết nói như thế là không hề quá đáng. Ngay từ chiều hôm trước, trước khi người hành hương đến được đèo này thì họ đã được hưởng được một cảnh quan, nó tới bất ngờ trực tiếp làm khách ngơ ngác câm lặng vì một hiện tượng hầu như không thực, vì trước mắt lữ khách bỗng hiện ra mảnh trăng tròn sáng nằm trên hình mềm mại của dãy núi - và sau đó người ta mới biết mình nhìn lầm và càng ngạc nhiên hơn vì sự thực: đó là đỉnh tuyết sáng rực của Ngân Sơn, hiện lên trên bầu trời xanh thẫm.

Cảnh quan này thật tuyệt diệu, nó làm khách quên hết lo phiền và sợ hãi trước đây và chỉ còn trong lòng một ao ước sớm lên đến đèo để thật sự thấy điều mầu nhiệm này. Thân họ bước đi như được chắp cánh và mệt mỏi tan biến. Nhịp điệu cả thần chú sống dậy trong tim và trên môi nó trở thành khúc ca khải hoàn, còn thức của lữ khách thì tràn ngập linh ảnh của ngọn núi thiêng Ngân Sơn mà giờ đây sắp trở thành sự thực. Giờ đây sức mạnh của cái ác không làm gì được nữa. Không lực lượng nào của thế gian ngăn được sự chứng thực của một cái thấy. Khách bỗng nhiên tràn đầy tin tưởng và nội tâm có một niềm tin sắt đá hầu như được che chở bởi một sức mạnh thần diệu, mà không năng lực bên ngoài nào có thể hủy phá.

Trong tâm trạng này người hành hương đến chặng cuối trước khi lên đèo. Khách ngủ trong niềm vui đợi chờ, dưới chân một nhũ băng, từ dó mà hình thành một con súôi nước trong như pha lê đang tưới cho thảm cỏ non xanh tươi gồm toàn hoa dại và cây con. Đó là một trạm nghỉ thiên nhiên dành sẵn mà mọi du khách đều hoan hỉ: có nước trong để uống và đất mềm nằm giữa những tảng đá và sườn núi che chắn để nghỉ ngơi; nơi mà ngựa trâu tìm được thức ăn và có củi đốt cho chỗ nghĩ ấm áp.

Lúc trời tờ mờ sáng khách đã dậy, ăn nhanh để lấy sức leo đoạn cuối đèo. Khách vui mừng chào đón một ngày trọng đại, trong đó mình sẽ bước qua ngưỡng cửa của đất thiêng và thực hiện nguyện ước lớn nhất đời mình.

Thế nhưng khi đến đỉnh đèo và đứng trước ngưỡng cửa đó thì tất cả mọi chờ đợi của khách đều bị vượt xa. Ai có thể diễn tả được cái vô cùng của không gian bằng ngôn từ? Ai có thể mô tả một cảnh vật mà bản thân nó tiêu biểu cho cái vô cùng và thở hít cái vô cùng? Với những hồ nước xanh, những vùng cỏ lục và những ngọn đồi vàng bọc xung quanh, trên nền một dãy núi tuyết nằm xa xa, vọt lên ngay ở giữa là một vòm trắng xóa của Ngân Sơn, viên ngọc trong tuyết, như người Tây Tạng đặt tên.

Ngọn núi sừng sững chế ngự cả một vùng không gian của cảnh vật mà giờ đây nó nằm như trải ra dưới chân của người chiêm bái. Khoảng trời trong vắt làm cho mắt nhìn xa được hàng trăm dặm, thấy từng dạng hình, từng màu sắc rất rõ nét hầu như mắt mình có thêm khả năng hồng ngoại.

Không có gì để ngờ, đây là một trong những cái nhìn nâng ta lên tầm cao nhất mà người còn sinh tử có diễm phúc được hưởng. Nó tràn ngập trong lòng người hành hương với sức mạnh làm quên mọi hiểm nguy, cái tôi tan biến đâu mất; vì như trong một giấc mơ, khách đã thành một với linh ảnh của mình. Khách đã đạt tâm kiên cố của một con người, biết rằng không có gì có thể xảy ra cho mình, ngoài những điều từ vô thủy đã thuộc về mình.

Giờ đây khách không cần ai bảo vệ, vì mình vừa là rồng vừa là kẻ cưỡi rồng, là kẻ cúng tế vừa là vật tế lễ, là ma quái vừa là thượng đế. Và khi người hành hương cúi đầu cho trán đụng đất thiêng và ném vài viên đá vào những nơi mà người đi trước đã ném thành đống để nói lên lòng biết ơn và niềm vui mừng, thì niềm mơ ước của mình nay đã thành sự thực. Khách nhắc lại trong tâm như lời nguyện cầu: “Mong sao tôi đừng quên phút giây này. Mong sao nó hiện diện mãi trong tôi”. Và trán khách cứ chạm đất nhiều lần, khách đi vòng quanh tháp đá, trong đó mỗi viên là một lời cầu nguyện câm lặng và phước lành của những người đi trước mà khách hành hương đã nhập một dòng huynh đệ với những người đó.

Trên thế giới này có nhiều loại giáo hội tăng đoàn: những định chế với phép tắc và qui luật, với lễ nghi và giáo điều, thệ nguyện và quán đảnh. Thế nhưng dòng huynh đệ thuộc về những ai đã đến Ngân Sơn, người được thử thách, những người đã chịu khổ nhọc hiểm nguy, là người đã lãnh được sự xác định cao quý nhất. Mối dây vô hình nối những người đó lại với nhau không cần có thệ nguyện, giáo điều và lễ nghi. Nó gồm có một sự chứng nghiệm chung mà tác động của nó tồn tại lâu dài, mạnh hơn tất cả những qui định của con người đặt ra.

Dần dần người hành hương đi vào xứ sở của thánh thần. Khách không còn là cá nhân đơn độc và sợ hãi của những ngày trước. Khách biết rằng mình đang cùng ở với số đông bạn đồng hành vô hình, của người anh em tâm linh, của vô số những người chiêm bái đi trước và với nhiều ảnh hưởng tinh tế hình như đang bồng bềnh đâu đây trên cảnh vật, và theo nhiều truyền thống tôn giáo, được mô tả là sự hiện diện của thượng đế hay chư Phật, chư Bồ-tát.

Sự hồi hộp của những ấn tượng to lớn đầu tiên của người hành hương và khung cảnh xung quanh dần dần nhường chỗ cho một sự hân hoan thầm lặng. Khi Ngân Sơn, “viên ngọc trong tuyết” biến mất sau một đám mây mù đã dâng lên cùng vơi hơi ấm mặt trời thì những vùng hồ thiêng trở thành đối tượng của người chiêm bái. Người đó ngắm không biết chán màu xanh rực rỡ của hồ và trò chơi kỳ lạ của thiên nhiên với những biểu tượng của những truyền thống xưa; Phía sau là rặng núi hình chữ vạn (chữ vạn là biểu tượng của sự sáng tạo miên viễn), phía trước là hai cái hồ, bên trái là hồ Rakastal với hình lưỡi liềm mặt trăng, bên phải là hồ Manasarovar hình tròn mặt trời và là trú xứ của thánh thần mang ánh sáng.

Ba biểu tượng này được hợp chung trong một dấu hiệu mang phước lành mà ta thấy khắp nơi tại Tây Tạng, trên cửa nhà hay cổng của các công trình lớn. Hình dáng của nó như sau:

Dấu chữ vạn còn được lặp lại ở phía nam của Ngân Sơn. Mới đầu ta thấy nó như một chữ thập khổng lồ chia đỉnh tuyết ra làm bốn phần. Khi đến gần ta mới thấy rõ các nhánh, nhất là các nhánh nằm ngang.

Vài giờ sau khi qua đèo Gurla, khách hành hương đến được bờ hồ Manasarovar và sống được cảnh đẹp của buổi hoàng hôn đầu tiên trên sóng. Gần bờ, màu xanh của hồ biến dần thành màu lục sáng, giữa hồ thì thành màu xanh đậm. Những đám mây chiều sáng lên như những ngọn lửa. Chúng nằm thấp trong bầu trời và đổi hình dạng nhanh chóng trên mặt hồ. Có khi chúng hầu như nổ tung như pháo hoa và xả thác nước màu vàng óng trên mặt hồ giờ đây toàn những sóng màu tím, cũng có lúc chúng vụt bắn lên cao rồi đổ xuống một trận mưa như có lửa.

Và trong khi khách hành hương say ngắm nhìn cảnh tượng này thì thú vật từ đâu kéo tới, ngó nhìn người lạ. Chim chóc đến gần chân người không biết sợ, loài thỏ chui từ hang nào ra như chào người chiêm bái, chúng ngồi co hai chân. Cách đó không xa, từng đàn trâu gặm cỏ yên lành.

Nơi đây có một qui luật bất thành văn là không ai giết hại hay làm tổn thương sinh vật và không rõ thú vật có biết thế hay không, nhưng chúng sống như sống trong thiên đàng mà con người đã lãng quên từ lâu. Khách hành hương từ sáng đến bây giờ như trong mộng, bắt đầu hiểu rằng, nếu có một thiên đàng thì chính là đây.

Theo niềm tin của người Tây Tạng và được phần lớn khách hành hương Ấn Độ chia sẻ, loại sói đỏ, nâu và vàng và một số cá trong hồ, những thứ đó có khả năng huyền bí để chữa bệnh. Tất nhiên không ai nghĩ đến việc bắt cá hay loài vịt trời sống khá nhiều tại đó. Thế nhưng có nhiều trận bão mà sóng đánh mạnh vào bờ đến nỗi có một số cá bị ném vào bờ, chúng chết khô và được khách hành hương mang về như một loại thuốc chữa bệnh quí báu.

Các đồi và cao nguyên quanh hồ một phần được che phủ bởi những bụi cây thấp và loại cỏ cứng. Hàng ngàn trâu cũng như dê trừu của người Nomade tìm thấy nơi đây đồng cỏ yên lành.

Trong số thảo mộc ở đây cũng có nhiều cây thuốc và một số khác dùng để làm hương thắp. Tất cả những loại này được khách chiêm bái là lộc của thánh thần. Có nhiều loại lộc như thế, mỗi thứ có nơi chốn riêng.

Trong các loại sỏi của hồ Manasarovar có một loại đỏ đậm, sờ như lụa và được sóng nước mài mòn và đánh bóng. Sỏi này không cứng, ta có thể dùng dao cạo ra từng lớp. Bột đá này được người Tây Tạng trộn chung với sữa và uống như thuốc tránh bệnh tật.

Phía đông của hồ, người ta tìm thấy cát quí, nó gồm “năm chất liệu quí”, tương truyền gồm chất turquis, san hô, pha lê, vàng và bạc. Dù nó thực sự gồm chất gì đi nữa thì cát này thật đẹp, lóng lánh nhiều màu. Đặc biệt là ta chỉ thấy nó trong một đoạn ngắn của bờ hồ phía đông và nặng hơn cát thường nhiều, mặc dù ngược với mọi dự đoán, cát này chỉ là một lớp mỏng nằm phía trên.

Phía tây của hồ Manasarovar, đặc biệt tại thỏm đất hẹp giữa Manasarovar và Rakastal, có nhiều “cát vàng”. Nó có màu vàng cam và thực tế cũng có người tìm thấy vàng thật nơi đây. Khối vàng lớn nhất tìm được là một khối to lớn như một con chó và chỗ tìm được ngày nay còn có tên là serkyi (con chó vàng).

Người Tây Tạng nghĩ rằng - cũng như người Inka cổ tại Peru mà giữa họ có nhiều điểm giống nhau - nếu vàng tìm được ở chốn thiêng liêng này thì đó là của thánh thần và không được sử dụng cho mục đích thế gian, không được thỏa mãn lòng tham lam của con người. Thế n ên khi tìm được khối vàng to bằng con chó, không ai dám nhận làm của và gửi về Lhasa cho Đại lai lạt ma. Khi ông biết rằng khối vàng này tìm thấy nơi xứ sở của thánh thần, ông liền cho trả lại và chôn tại chỗ đã tìm thấy. Để nhớ lại “con chó vàng”, người ta xây một cái đền tại đó và ngày nay chỉ còn là một ngọn đồi nhỏ.

Lộc của thiên nhiên cho con người một cách hào phóng là quí báu hơn vàng; vì nếu không, chính quyền tại Lhasa đã cho đào vàng tại đó, và biến xứ sở này thành một sào huyệt của ham muốn và tội lỗi chết người. Và ngay cả kẻ cướp rình rập trên đường đi tại vùng đất thiêng liêng đó giả dạnh thành người chiêm bái hay du sĩ thì họ cũng sẽ từ bỏ chuyện giết chóc, khi họ đối diện với những năng lực mà bản thân họ, dù không hiểu ngộ, cũng phải tôn trọng và kính nể.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/04/2019(Xem: 8531)
Nó bị người ta tra tấn hành hạ rất dã man, quá đói mà không có gì ăn phải ăn cả vỏ bánh kẹo của du khách, bây giờ nó đã được giải thoát và sống cuộc sống vui vẻ, tự do. Trong suốt 50 năm, chú voi Raju sống một kiếp sống nô lệ. Không ai biết cuộc đời trước kia của nó là như thế nào, chỉ biết rằng nó đã bị bắt cóc khỏi mẹ và tách khỏi bầy từ khi còn rất nhỏ, rồi được bán đi bán lại qua tay của 27 người chủ khác nhau như một món hàng hóa, để rồi cuối cùng chôn vùi cuộc đời mình tại một sở thú ở bang Uttar Pradesh, Ấn Độ.
30/03/2019(Xem: 8003)
Sách của Hòa Thượng Thích Như Điển đã có trên Amazon, ĐH Nguyên Minh, ĐH Nguyên Đạo đã rất nhiệt tình và đã bắt đầu đưa dùm những sách của tôi viết cũng như dịch lên trang Amazon, Xin niệm ân TT Nguyên Tạng, Thầy Hạnh Tuệ cũng như ĐH Nguyên Minh, ĐH Nguyên Đạo, Đh Quảng Pháp Triết Trần, Đh Tân Thường Định rất nhiều về việc nầy để đưa những tác phẩm này đến với độc giả gần xa.
24/03/2019(Xem: 4007)
Mẹ kể: Năm 1960. Khi em bé Mười Dư chào đời, xuất hiện trong nhà như một thiên thần lạ lẫm thì cậu bé anh kề, thứ Mười (sinh năm 1958), quý em bé lắm. Anh thương em lắm lắm.
24/03/2019(Xem: 3765)
Ở bên Ấn Độ thời xưa Trong vương quốc nọ gió mưa thuận hoà Ngựa vua quý báu, kiêu sa Mỗi khi tắm táp hay ra phía ngoài Nơi dòng sông chảy khoan thai Có vùng nước cạn các nài thường quen Thường mang ngựa tắm nhiều phen Từ lâu vẫn ghé qua bên sông này.
21/03/2019(Xem: 4092)
Ba cô người mẫu Hollywood bất ngờ xuất hiện tại một khu thương mại sầm uất của Thành Phố Mumbai. Vẻ đẹp thiên kiều bá mị, thân hình quá hấp dẫn, ăn mặc hở hang của ba cô đã làm khu phố rộn cả lên. Trẻ con thì bám theo reo hò. Phó nhòm của các báo lá cải đua nhau chụp hình rồi về đưa lên trang nhất hoặc trang tin điện tử của Yahoo News. Những báo này được bày bán ở các siêu thị ở Mỹ cho tầng lớp “bình dân giáo dục” thích đọc chuyện tình ái lăng nhăng, mông to, vú lớn, chân dài, ly dị, ngoại tình, giày dép, kính đeo mắt, quần áo, đồ lót, nữ trang, ví xách tay của các cô đào, người mẫu, công nương, hoàng tử…xem xong thì quăng vào sọt rác. Nếu còn ở Việt Nam thì xếp đống rồi đem bán ký-lô kiếm tiền tiêu vặt.
16/03/2019(Xem: 3618)
Đường của ruộng, lúa đồng phả hương con gái, phất phơ gió mùa mơn mởn làng quê.Vẫn tên giòng nước năm xưa soi bóng lũy tre, uốn mình dọc bờ về quê ngoại; cánh cò điểm trắng nền xanh lúa mạ, nước Hương Giang tiếp sức cổ thành.
04/03/2019(Xem: 4913)
Ngoài địa danh cầu Thủ Huồng, ở Đồng Nai còn có những địa danh khác như chùa Thủ Huồng, rạch Thủ Huồng đều gắn liền sự tích một nhân vật có thật tên Thủ Huồng đã được ghi trong sử sách.
28/02/2019(Xem: 3900)
Mới hồi trưa nay, ngủ say với 'thử thể bất an" rã rời mệt mỏi, tôi mơ thấy Sư Tổ Bồ Đề Đạt Ma. Tôi vội quỳ sụp xuống, dập đầu lạy liên tục, mà lúc đó vẫn thấy biết là mình đang rúng động tâm can, ngập tràn hạnh phúc... - Con kính bái Tổ Sư... - Hứ!
26/02/2019(Xem: 8378)
Hai nhà buôn thuở xa xưa Vẫn thường liên lạc thư từ với nhau Ông già thành thị rất giàu Ở Ba La Nại từ lâu đời rồi Chàng kia ở phía xa xôi Nơi làng biên giới ít người ghé đây,
25/02/2019(Xem: 15554)
Bức Tượng Phật ngồi lưng vua độc nhất Việt Nam ở Hà nội, Vua Lê Hy Tông cho tạc tượng đặt trong chùa Hòe Nhai để bày tỏ sám hối vì đã cư xử sai lầm với đạo Phật
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]