Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sáu ngày trên sông đóng băng

28/05/201319:28(Xem: 10423)
Sáu ngày trên sông đóng băng
Con Đường Mây Trắng


Sáu Ngày Trên Sông Đóng Băng

Nguyễn Tường Bách
Nguồn: Anagarika Govinda. Nguyễn Tường Bách dịch


Chuyến đi trên dãy Himachal Pradesh nằm phía tây Tây Tạng, mà ở giữa là những tiểu quốc Ấn Độ, là một chuyến đi nguy hiểm giữa mùa đông. Nó có thể chấm dứt bằng một tai họa nếu tôi không từ chối kế hoạch của ông bạn chột mắt của viên tỉnh trưởng đi theo đến biên giới. Vì muốn làm xong việc càng sớm càng tốt, ông cố đi con đường ngắn nhất và đẩy chúng tôi vào vùng không người ở bên kia biên giới, mặc cho chúng tôi có thể nguy khốn vì thiếu lương thực, chỗ ăn ở và thiếu phương tiện chuyên chở. Ông lấy lý do là con đường thường đi đã bị tuyết phủ kín và không còn cách nào khác hơn cách đó để đi Ấn Độ. Cũng may là trước khi rời Ấn Độ chúng tôi có nghiên cứu kỹ lưỡng bản đồ biên giới Ấn -Tạng (thường không bán, chỉ dành cho cơ quan nhà nước) và chụp bản sao. Nhờ thế mà tôi kịp thời khám phá ra mối nguy hiểm này. Tôi từ chối kế hoạch của ông và nhất định đi hướng của thương nhân thường đi và nếu cần, đợi hết tuyết mới qua đèo.

Nếu giữa tháng 12 mà gọi Tsaparang là lạnh thì chúng tôi sớm biết đây là ấm và dễ chịu so với cái lạnh tê cóng và ngọn gió cắt da khi phải đi trên vùng núi non. Cái lều bằng vải dù của chúng tôi vẫn được xem là chắc và kín gió bây giờ không che chắn gì được cả. Chúng tôi không có nhiệt kế, nhưng hai mươi độ âm chắc phải đúng trong tối hôm đó. Vải dù bị cóng cứng lại tới mức mà hôm sau phải cố gắng hết sức mới cuốn xếp lại được. Ngoài ra tay chúng tôi cóng cả, mỗi cử động là đau nhức. Ngay cả hành động dễ nhất như lấy máy ảnh ra khỏi túi da và vặn ống kính, cũng nhọc nhằn làm chúng tôi hầu như mất ý muốn chụp hình. Toàn bộ năng lực của chúng tôi chỉ dồn vào việc giữ được mạng sống và đi.

Ban đêm chúng tôi phải mang đôi ủng Tây Tạng nặng nề nếu không chân sẽ bị cóng và sáng hôm sau không thể xỏ chân vào ủng đã cứng vì cóng. Chúng tôi ngủ với mũ che tai, đắp tất cả chăn chỉ chừa môt lỗ nhỏ ở mũi để thở. Sáng hôm sau hơi thở chúng tôi đã thành một thỏi băng trên chăn. Cũng không thể dùng khăn tay hay giấy để chùi mũi được nữa. Râu tôi đã thành một tảng băng, thỉnh thoảng tôi lại phải bẽ băng nằm dưới mũi mình - làm việc đó cần một cái búa có lẽ hay hơn một chiếc khăn tay.

Người của viên tỉnh trưởng vừa là hướng đạo vừa giúp việc, được chúng tôi trả tiền hậu hĩ nên ông ta cứ đến lũng nào có người là đi đánh bạc và uống rượu - một thói quen mà khi mới đến Tsaparang chúng tôi đã biết ông. Có lúc ông uống nhiều tới nỗi suốt cả ngày không thấy mặt mũi đâu cả và cuối cùng ông đi mất luôn và chúng tôi phải thuê người khác - một người tên Scherab - trong những tháng tới đây; anh là người giúp việc trung thành và tư chất rất tốt; khiến anh thành bạn thật sự của chúng tôi. Anh lo lắng cho chúng tôi từng li từng tí, không ngại khó, miễn làm sao cho chúng tôi được dễ chịu và không bị trấn lột. Anh không bao giờ nghĩ tới cái lợi của riêng mình. Sau kinh nghiệm của chúng tôi với Wangdu và người của viên tỉnh trưởng, sự hiện diện của anh là một món quà trời cho. Nhất là lúc phải ở lại cả tháng trời tai một làng Tây Tạng nhỏ trước biên giới vì tuyết đổ, chúng tôi rất quí sự có mặt của anh. Sự lưu trú bất ngờ này thực tế là một phước lành vì lũng này mà xung quanh là núi tuyết bao bọc, thật như một thiên đường giữa hai thế giới, trong dó chúng tôi sống ba tháng với niềm hạnh phúc không chút mờ tối, giữa những người đơn giản và dễ thương và dưới chân của vị thầy Tây Tạng cuối cùng của mình.


* * *

Trước khi đến ốc đảo bình an này, chúng tôi phải trải qua một chuyến hành trình nửa tháng. Khi đến gần tuyến đường chính thì chúng tôi đã nghe nói nó bị đóng cửa rồi. Chưa có cơ hội kiểm tra tin này thực hư thế nào thì dân làng, kẻ mang tin đó lại, cho hay họ sẵn sàng đưa chúng tôi qua hẽm núi của sông Langtschen Khambab đã đóng băng và mang hành lý cho. Chỉ có mùa đông mới có thể đi trong hẻm này được, nó rất hẹp và sâu và dễ bị đá đổ, không có đường đi giữa dòng thác chảy mạnh và vách núi hai bên. Thế nên ta có thể đi thông qua nó khi dòng nước bị đông cứng, mà lúc đó cũng không thể cho trâu hay ngựa theo được. Sau đó chúng tôi biết nguyên do; ở đây không có đường mòn nào dẫn xuống lũng ngoài con đường bên thác với mực nước cao trên hai ngàn mét. Ngoài ra không có thú vật nào có thể đi trên băng vì nước chảy mạnh, và khi đóng băng nó không cho một mặt bằng phẳng mà gợn sóng, có nơi lổm ngổm những tảng băng.

Vì thế chúng tôi buộc phải thuê khoảng hai mươi người trong lũng để mang hành lý, nơi mà chúng tôi ở lại hai ngày qua. Gần làng này có một tu viện nằm ở một vị trí tuyệt diệu, trên đỉnh của một chỏm núi bơ vơ, nhìn qua tưởng như có một sức mạnh khủng khiếp, nó lôi núi lên từ trạng thái lỏng và sau đó nó hóa thành đá. Tên của tu viện là Pekar Gompa. Pekar là tên một vị thần trước khi Phật giáo du nhập, được xem là hộ pháp trong vùng và được Phật giáo giữ lại.

Người của viên tỉnh trưởng sau khi biến mất vài ngày bây giờ đã xuất hiện lại, xem ra không muốn liều mình trong hẽm núi của Langtschen - Khambab và chắc cũng sợ không về nhà kịp trước cuối đông nếu tuyết đổ ập thình lình, nên từ giả chúng tôi với nước mắt lưng tròng. Có thể trong bụng ông nghĩ là chúng tôi cũng không qua khỏi hiểm nguy, cũng có thể vì hôm đó ông uống rượu nhiều quá chăng. Dù gì đi nữa, chúng tôi cũng mừng thoát khỏi ông và tiếp tục ra đi với số người khác vui vẻ và thân thiện mà chúng tôi cảm giác yên lòng hơn với họ mặc dù không biết ngày mai sẽ ra sao. Hiểm nguy của thiên nhiên đối với chúng tôi không đáng sợ bằng sự bất ổn của thói lưu linh.

Khi cách làng vài dặm nằm cạnh lũng sâu, chúng tôi trượt xuống một hố cát, đáy tới lũng, thấp hơn cả ngàn mét so với chỗ phát xuất. Tới đây thì chúng tôi mới rõ mình đã làm một điều là không thể đi lui được nữa. Không thể nào từ đáy lũng mà leo ngược lên cồn cát dựng đứng - đó là chưa kể mang theo hành lý. Tôi không biết mình phải làm thế nào, giả sử con suối không đủ đông cứng để chịu sức nặng hành lý và sự va chạm khi người khuân vác ngã lên trên. Dù không mang vác cũng đã khó giữ thăng bằng trên băng rồi nên người ta chỉ đi vài bước lại té ngã.

Nên chúng tôi không đi được nhiều và buổi tối chúng tôi dựng lều bên một bờ có nhiều sỏi. Trong đêm này lần đầu tiên chúng tôi thấy hơi ấm dễ chịu, nhờ chỗ không cao và kín gió, một phần nhờ trời đang chuyển; trên cao trời đang kéo mây. Chúng tôi tận hưởng cảnh mặt trời lặn rất đẹp và xung quanh lều láng chúng tôi là một thứ cỏ vàng, tắm mình trong một ánh sáng ấm dễ chịu, nó làm quên khó nhọc đã qua và sự bất định sắp tới. Lòng chúng tôi đầy một cảm giác hạnh phúc không giải thích được, như trong mơ, quá khứ và tương lai như tan biến đi và chỉ còn lại ý thức về cảnh đẹp vây quanh là có thật. như trong lũng “lâu đài mặt trăng”, chúng tôi cảm nhận một sự hòa hứng cao độ, trong thế giới quen thuộc của chúng ta hầu như không tồn tại nữa, để ta có cảm giác giải phóng khỏi những gì đã qua và những cái sắp tới mà không còn quyết định cũng như trách nhiệm với chúng; và nhờ thế mà tận hưởng cái hiện tiền: thế giới nằm quanh đây, trong đó chúng tôi tự mình quyết định lấy mình, như mình là người duy nhất trong vũ trụ.
Sự kỳ diệu của một chuyến du hành gồm những điều cảm nhận khó lý giải và tính huống bất ngờ như thế, hơn xa hẳn những con số cụ thể và kết quả vật chất mang lại.

Vì thế chỗ nghỉ trại này đọng lại trong ký ức như một “trại hè” mà chúng tôi đặt tên cho nó trước khi đi ngủ, dù ngay giữa mùa đông. Sáng hôm sau chúng tôi ngạc nhiên xiết bao khi thức dậy thấy xung quanh tuyết rơi đầy, đúng là cảnh vật mùa đông. Chúng tôi dụi mắt, dần dần tỉnh dậy từ giấc mưo màu hè, cố gắng thích nghi với thời tiết mới. Liệu có tiếp tục được chuyến đi hay không, nếu không thì sao? Thế nhưng những người đi cùng xem ra không chút bận tâm. Hình như họ ngủ trên tuyết cũng say và sung sướng như chúng tôi ngủ trong lều. Chúng tôi phải khâm phục sự cường tráng và cách nhận chịu vui vẻ mọi tình huống của họ và thấy họ như vậy, ta yên lòng hơn nhiều. Dù tuyết rơi, không khí vẫn dễ chịu. Điều này cho thấy một lần nữa, tại Tây Tạng khi trời rất lạnh thì tuyết ít rơi và khi tuyết rơi thì đó là dấu hiệu của thời tiết dịu, đáng mừng.

Trong cái lạnh khắc nghiệt của non cao, trong đó tất cả đều đông cứng mà lại vắng bóng tuyết, chúng tôi ngạc nhiên thấy trong vùng nhiều tuyết này mà lại ít lạnh hơn. Thường thường khi thấy cảnh vật mùa đông này thì chúng tôi lại lạnh thấu xương sống - Li sinh tại Bombay gần biển và lớn lên tại đó, còn tôi phần lớn đời mình sống vùng nhiệt đới. Các bạn Tây Tạng của cto vẫn hưởng tuyết vui vẻ suốt thời gian đi trong lũng sâu. Khi chúng tôi đến một nơi có ít cây mọc mà dân Tây Tạng vùng rẻo cao không bao giờ thấy, họ trầm trồ rằng nơi đây có nhiều gỗ và dừng lại đốt một đống lửa to, hát hò nhảy múa suốt đêm. Chúng tôi cũng vui theo và nướng bánh thật nhiều trong đêm đó. Tất cả đều trở thành một gia đình hạnh phúc. Cảnh vật thật tuyệt vời: lửa cháy bập bùn ngay giữa tuyết, quần áo nhiều màu của mọi người chen giữa màu đá dwis những cành cây tuyết đọng, tất cả diẽn ra trong cảnh hoang vu của núi rừng mà uy lực và vẻ đẹp hoang sơ của nó tương phản trực tiếp với cái vui bé nhỏ của con người. Đó là nhóm người vui vẻ nhất trong chuyến hành trình của chúng tôi và các phụ nữ trẻ tuổi xem ra cũng không biết mệt như cánh đàn ông, dù suốt ngày họ mang vác nặng nề đi trên băng hay sỏi. Tất cả họ đều ngủ trên tuyết tự nhiên như trên giường nệm, chỉ đắp hai miếng lông trừu, mặt lông lật vào phía trong. Giữa miếng lông đó, họ ngủ hoàn toàn trần truồng, quần áo được bó lại thành gối, đó là một tục mà chúng tôi thấy nhiều nơi khác ở Tây Tạng. Có lẽ họ thấy chúng tôi ngủ mà mặc áo quần cũng kỳ quái lắm.

* * *

Tuyết mà ngày đầu chúng tôi nghĩ là trở ngại lớn bây giờ ngược lại là cái thuận lợi và dễ đi hơn trên băng nhiều, không hay bị té ngã, nhưng mặt khác chúng tôi cũng phải cẩn thận hơn để tránh những khe nứt nằm ẩn trong tuyết. Xuống sâu thêm thì dòng suối đã lỡ băng, có lẽ vì nước chảy mạnh hơn và ai đã bước lên đó thì hết phương giải cứu vì nước sẽ cuốn trôi đi. May là không ai trong chúng tôi bị gì và sau sáu ngày đi trên dòng sông đóng băng, chúng tôi đến làng Tyak mà gần đó là nơi sinh của Rintschen Sangpo. Ra khỏi khe núi, phải nói chúng tôi rất buồn vì đã chấm dứt chuyến phiêu lưu và nhất là phải xa những người bạn đồng hành.

Chỉ Sherab là ở lại với chúng tôi để lo liệu kiếm thêm người và trâu. Bây giờ chúng tôi ở trên trục đường chính nên không còn gì để ngại nữa. Tại Shipki, chúng tôi không thấy bóng dáng của viên tỉnh trưởng Tsaparang đâu cả mặc dù đã cố tính cắm lều gần nhà khách của ông, một tòa nhà khiêm tốn mà công chức Tây Tạng làm chỗ ở tạm thời. Chúng tôi vượt qua đềo Shipki không chút khó khăn mặc dù còn nhiều tuyết và xuống đến bình nguyên Poo hạnh phúc, một thiên đường bé nhỏ; bấy giờ vào khoảng cuối tháng giêng.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/08/2021(Xem: 7453)
Thật là một điều kỳ diệu và lý thú khi được tin báo trên Viber là Tuyển Tập pháp Thoại vừa hoàn thành và đã sẵn sàng đến tay Phật Tử khi đến dự Lễ Vu Lan tại Tu Viện Quảng Đức (nếu không bị lockdown). Vì sao gọi là kỳ diệu? Chỉ sau khi tôi được học xong 10 duyên mà Đức Phật cho là quan trọng nhất theo thứ tự của 24 duyên, mà chúng ta ai cũng phải gặp trong thời gian còn làm người phàm, và nếu hiểu rõ tường tận thì mình có thể sẽ không bao giờ thốt lên câu “Học muôn ngàn chữ nghĩa nhưng không ai học được chữ Ngờ” của bộ Đại Phát Thú / Vi Diệu Pháp, do Giảng Sư Thích Sán Nhiên đã thuyết giảng qua 61 video, mỗi video kéo dài từ 3: 00 đến 3:50 giờ. Chính vì thế, nhờ đó tôi chợt nhận ra nhân duyên gì đã làm trưởng duyên và đẳng vô gián duyên, để tôi đến với Đại Gia Đình Quảng Đức Đạo tràng nói chung, và tiếp xúc liên hệ với TT Trụ trì Tu viện Quảng Đức Thích Nguyên Tạng và được cộng tác với Ngài trên trang website Phật Giáo, Trang Nhà Quảng Đức, để rồi hôm nay lại có duyên
17/08/2021(Xem: 6896)
Bà Thanh Đề là mẹ của ngài Mục Kiền Liên (cũng gọi là Mục Liên). Bà tính tình tham lam, độc ác, không tin Tam Bảo, tạo ra nhiều tội lỗi nặng nề, gây ra nhiều “nhân” xấu nên khi chết đi chịu “quả” ác, bị đày vào ác đạo, sinh làm loài ngạ quỷ, đói khát triền miên trong đại địa ngục.
14/08/2021(Xem: 22749)
Chủ đề: Thiền sư Thuần Chân (Đời thứ 12, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 272 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Bảy, 14/08/2021 (07/07/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 01:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 11:45pm (giờ Paris, France) - 03:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
10/08/2021(Xem: 24865)
Con kính lễ Thiền sư Bảo Tánh và Thiền sư Minh Tâm (? - 1034) (Đời thứ 7, Thiền Phái Vô Ngôn Thông, hai vị Thiền Sư chuyên thọ trì Kinh Pháp Hoa)🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️
07/08/2021(Xem: 28310)
Chủ đề: Thiền Sư Từ Đạo Hạnh (1072-1116) (Đời thứ 12, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vị Thiền Sư sau khi viên tịch tái sanh trở lại làm Vua vào triều đại nhà Lý VN) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 269 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Bảy, 07/08/2021 (29/06/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 10:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
06/08/2021(Xem: 9622)
Cũng như chuông, trống cũng được coi như là một loại pháp khí không thể thiếu trong văn hóa tín ngưỡng của đa số dân tộc theo Phật giáo. Phật tử Việt Nam chúng ta rất gần gũi với thanh âm ngân vang thâm trầm của tiếng chuông; tiếng trống thì lại dồn dập như thôi thúc lòng người...Tại các ngôi chùa, trống Bát Nhã được đánh lên là để cung thỉnh Chư Phật, Chư Bồ Tát quang giáng đạo tràng chứng tri buổi lễ. Thông thường trống Bát Nhã được đánh lên vào ngày lễ Sám hối và trong những ngày Đại lễ. Ba hồi chuông trống Bát Nhã trổi lên để cung thỉnh Chư Phật và cung đón Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni quang giáng đạo tràng, đồng thời cũng nhắc nhở mọi người nên lắng lòng, buông bỏ mọi tạp niệm. Bà kệ trống Bát Nhã được đọc như sau: Bát Nhã hội Bát Nhã hội Bát Nhã hội Thỉnh Phật thượng đường Đại chúng đồng văn Bát Nhã âm Phổ nguyện pháp giới Đẳng hữu tình Nhập Bát Nhã Ba La Mật môn Ba La Mật môn Ba La Mật môn.
06/08/2021(Xem: 4995)
Dấu chân xưa du hóa, một mảnh trời bao dung, gởi những lời vàng ngọc hương xưa bay khắp cả cung trời. Từ xứ Ấn, nơi thánh tích niềm tâm linh Tôn Giáo Phật Đà, Bậc Cha Hiền Đấng Như Lai Thích Ca truyền giáo, khai sáng nguồn tâm nuôi dưỡng chủng tánh cho chư vị Thánh giả Tỳ Kheo Tăng, Tỳ Kheo Ni, hay chư vị Thiên thần Long vương, Trời người quy kính, nghe Đấng Như Lai thuyết giảng, từ gốc nhìn sâu lắng, từ pháp tu thực hành, nên Vua Quan, dân chúng ở xứ Ma Kiệt Đà, xứ Kiều Tất La, vang khắp dòng suối chảy Hưng Long Chánh Pháp nơi xứ Ấn. Có chư vị Thập đại đệ tử lớn, các vị Thánh Tăng tu tập chứng nghiệm, đạt thánh quả A-La- Hán. Tôn Giả A- Nan nối truyền Kinh Tạng nghe thông thuộc ghi nhớ không sót một câu, Tôn Giả Đại Ca Diếp nối truyền Y bát tâm tông Phật trao, làm đệ nhất Tổ sư truyền thừa, vị Luật sư Tôn giả Ưu Ba Ly, và 500 vị A- La-Hán, kết tập Kinh điển Giáo lý mà Đấng Như Lai thuyết trình qua 49 năm hành hóa độ sinh, Tôn Giả A- Nan là vị trùng tuyên Kinh Tạng, Tôn Giả Ưu-Ba-
05/08/2021(Xem: 22810)
Chủ đề: Thiền Sư Cứu Chỉ (Đời thứ 7, dòng Vô Ngôn Thông) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 268 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 05/08/2021 (27/06/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 10:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/ https://www.facebook.com/quangducwebsite Website: https://quangduc.com Tel: 03. 9357 3544 Email: [email protected]
04/08/2021(Xem: 6671)
Sông Thạch Hãn, Ngân Thiền Tâm Mộ Phật. Chốn Trà Trì, Gương Học Hạnh Xuất Gia. Nhỏ Tầm Chơn, Quyết Chí Xa Thế Tục. Khoác Áo Nâu Sòng, Học Lối Thích Ca. Chào Song Thân, Xứ Bảo Lộc Quê Nhà. Nương Thầy Tổ, Giữ Gìn Tâm Hướng Đạo. Mùi Kinh Kệ, Tháng Ngày Xông Cõi Tịnh. Thuộc Luật Nghi, Từ Góc Hạnh Trăng Sao.
02/08/2021(Xem: 18833)
Tiếng chuông chùa vang lên để xoa dịu, vỗ về những tâm hồn lạc lõng, bơ vơ. Hồi chuông Thiên Mụ, mái chùa Vĩnh Nghiêm một thời chứa chan kỷ niệm. Đó là lời mở đầu trong băng nhạc Tiếng Chuông Chùa do Ca sĩ Thanh Thúy trình bày và ấn hành tại hải ngoại vào đầu thập niên 80. Thanh Thúy là ca sĩ hát nhạc vàng, đứng hàng đầu tại VN trước năm 1975. Cô là đệ tử của HT Nguyên Trí ở chùa Bát Nhã, California. Khi Thầy còn ở VN cuối thập niên 80 có đệ tử ở bên Mỹ đã gởi tặng Thầy băng nhạc Tiếng Chuông Chùa này. Hôm nay Thầy nói về chủ đề Tiếng Chuông Chùa, hay tiếng Chuông Đại Hồng Chung. Đại Hồng Chung là một cái chuông lớn được treo lên một cái giá gỗ đặt trong khuôn viên chùa hay trong Chánh điện. Hồng Chung là một pháp khí linh thiêng, là một biểu tượng đầy ý nghĩa của Phật giáo, nên chùa nào cũng phải có, lớn hay nhỏ tùy theo tầm cỡ của mỗi chùa. Hàng ngày Đại Hồng Chung được thỉnh lên vào buổi chiều tối, báo hiệu ngày
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]