Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Các cuộc biểu diễn huyền bí

28/05/201318:46(Xem: 10242)
Các cuộc biểu diễn huyền bí
Con Đường Mây Trắng


Các Cuộc Biểu Diễn Huyền Bí

Nguyễn Tường Bách
Nguồn: Anagarika Govinda. Nguyễn Tường Bách dịch


Mọi sự xảy ra hoàn toàn ngoài tiên liệu. Vài tháng sau khi chúng tôi đến đền thờ “Vỏ sò trắng” thì mới hay Tomo Géché Rimpotsché đã lên đường đi viếng một tu viện tại Darjeling. Thế nhưng vài tháng sau nữa quay lại thì chúng tôi được nghe từ cha ông - lạ thay - mà chúng tôi gặp ngay trong rừng, giữa đường Gangtok và Kalimpong (và sau đó không còn gặp lại nữa vì không bao lâu sau ông chết), rằng con ông đã được trở lại Sera vì người ta cho rằng nơi đó đã yên. Có ai ngờ được số phận nào đã diễn ra cho tu viện và cả vùng này. Cũng như đau khổ không tả xiết cho vị tái sinh trẻ tuổi. Nhưng thôi, tôi chưa muốn nói quá sớm.

Vì nhiều lý do mà chúng tôi dừng chân nhiều tháng tại Gyantse hơn dự định; đây cũng là thời gian mang lại hiệu quả và kinh nghiệm quí báu. Nhờ dịp đó mà chúng tôi thăm được nhiều tu viện và cốc độc cư trên núi xung quanh vùng Gyantse, nhất là điện vàng “Vạn Phật”, biến nó thành nội dung nghiên cứu trong thời gian chúng tôi có được. Khối lượng tranh tượng của ngôi đền chín tầng này với hàng trăm khán thờ riêng biệt mà mỗi nơi đều có những bích họa tuyệt đẹp - đó là chưa nói vô số tranh tượng - thật ra cả đời người cũng không nghiên cứu hết được. Ngoài ra chúng tôi tham dự nhiều lễ nghi và sinh hoạt tôn giáo, kể cả những vũ điệu tâm linh nổi tiếng cũng như các cuộc trình diễn huyền bí với màu sắc rực rỡ của áo choàng, các mặt nạ sinh động, những động tác huyền bí siêu hình với âm nhạc tôn giáo. Tiếng nói của các lực lượng thiên nhân và ma quỉ hầu như đọ sức với nhau trong một đấu trường vĩ đại của một thứ kiến trúc to lớn, của những ngọn núi với tới trời.

Tôi đã từng thấy các cuộc biểu diễn tương tự tại Yiga-Tschưling, Hemis, Gangtok và tại một số tu viện nhỏ, nhưng ấn tượng nhất là tại Hemis (Ladakh), nơi mà các cuộc biểu diễn kéo dài ba ngày với hàng ngàn khán giả, nhiều người phải đi vài ngày đường để đến xem. Phần lớn trong số họ phải cắm lều bên ngoài tu viện, viện này nằm trên một mỏm núi cheo leo tuyệt đẹp. Ở dây (khoảng đầu những năm ba mươi), người ta chưa liên lạc với thế giới bên ngoài, phần lớn chưa ai thấy một chiếc xe có bánh, nơi mà nhắc đến tàu hỏa hay tàu thủy chỉ gây nên cái mỉm cười nghi ngờ, còn máy bay thì chưa nghe ai nói tới - đây là nơi mà ta thấy rõ ấn tượng của các cuộc biểu diễn huyền bí lên các người ít học thức và tham gia cùng với cảm xúc trọn vẹn của họ.

Những cuộc biểu diễn huyền bí này không phải là trò diễn xuất cho đám đông hiếu kỳ mà ý nghĩa của nó là mở một thực tại cao hơn ở bình diện con người nhờ những lễ nghi huyền bí, trong đó phần của thế giới tâm linh được hô triệu, thể hiện thông qua những người chịu từ bỏ cá thể mình trong một thời gian nhất định. Sự từ bỏ cá thể đó được thực hiện bằng nhiều nghi lễ. Sau đó họ trở thành công cụ và bình chứa cho các năng lực siêu nhiên mà họ mang mặt nạ đại diện. Những mặt nạ này, dưới ánh mặt trời rực rỡ và với vũ điệu của những người mang, hầu như toát ra một sự sinh động siêu nhiên, không phải chỉ có tính cách của một thiện thần mà còn thể hiện khía cạnh đáng sợ mà các năng lực cao cấp hiện lên trong ngoại cảnh cũng như trong lòng người: Uy lực của thần chết và sự hủy hoại, cái đáng sợ của sự bất định, năng lực của sự phẫn nộ và ảo giác những bóng ma của sự nghi ngờ, chúng theo ta từ lúc sinh ra đến ngày chết, từ lúc chết đến ngày sinh, cho đến lúc ta học được bài học, biết xem sinh tử với một lòng can đảm, lòng này chỉ được sinh ra từ lòng từ bi với mọi chúng sinh và từ tri kiến về tự tính đích thực của mọi dạng xuất hiện. Bao lâu ta còn chưa hiểu rằng mọi dạng thức đáng sợ đó đều là hiện thân của chính tâm thức ta và là sự chuyển hóa của chính năng lực đưa ta đến giác ngộ, thì bấy lâu ta vẫn còn phiêu bạt trong vòng sinh tử, như Tử Thư viết.

Vì thế, các cuộc biểu diễn huyền bí của Tây Tạng nhằm thể hiện thế giới siêu nhiên nay, hay đúng hơn là thế giới siêu việt, nó phản ánh trong tâm con người và thể hiện ra, thế giới đó áp đảo tâm người, nếu tâm người không biết cách phát biểu đúng đắn. Các lễ nghi của người Ai Cập cổ hay sự thờ cúng vị thần Dionysos(40) cũng có nguồn gốc đó. Và cũng như tại Hy Lạp, các màn kịch tôn giáo phát xuất từ vũ điệu thờ Dionysos thì các màn biểu diễn huyền bí Tây Tạng bắt nguồn từ vũ điệu của nhà huyễn thuật, trong đó những động tác tượng trưng và sự ban phép được áp dụng để trừ tà và mang lại các năng lực tốt lành.

Cũng như với người Hy Lạp cổ, các vũ điệu mặt nạ Tây Tạng cũng được diễn ra ngay trong đám người xem. Ở đây không có bục trình diễn phân cách khán giả mà các vũ điệu được thực hiện hiện ngay trong sân tu viện, xung quanh là hành lang hay các phòng trưng bày, nơi mà khách quan trọng được mời ngồi, còn những người khác chen chúc nhau trong các phòng còn lại, có người ngồi trên cả mái nhà. Các kiến thức đầy ấn tượng của các phòng, các hành lang trang hoàng rực rỡ cũng như khán giả đây màu sắc vui tươi tạo nên một khung cảnh tự nhiên đẹp mắt, nó không hề tách rời với các vũ công, như công trình kiến trúc không xa phong cảnh, người xem không xa người diễn. Người xem và người diễn hòa lẫn với nhau trong một chứng thực chung, không còn biên giới nào giữa tự nhiên và siêu nhiên, giữa cái thế tục và thiêng liêng, nó làm cho người xem cũng là kể tác động, cho người xem tham dự vào một thực tại huyền bí, do tâm tạo, của một tầm ý thức cao hơn. Sự chờ đợi, niềm tin kiên định, phản ứng và cảm xúc hồn nhiên của họ hầu như đã tạo nên một ý thức chung bao trùm, trong đó người diễn và người xem cùng sống, họ được cùng nâng lên trong một bình diện chứng thực tâm linh mà bình thường họ không đạt được.

Thật là khó quên khi thấy những hình ảnh siêu nhân của các vị thiên thần địa thần, các ma quỉ từ trong bóng tối của chính điện bước ra và uy nghi đi lên bậc tam cấp để vào sân của chính điện bước ra và uy nghi đi lên bậc tâm câp để vào sân điện, hòa với hơi thổi của những chiếc kèn khổng lồ và nhịp đập chầm chậm nghiêm trang của xập xỏa. Hàng ngàn con người trầm tư, đứng chen chúc trong sân, trên các hành lang, ban-công, mái nhà xung quanh, nín thở, hầu như mất hồn vì sự huyền bí đầy uy lực. Dần dần các vị thần tôn kính xuất hiện: với dù lọng đầy màu sắc là vị chúa tể của năng lực siêu nhiên; Liên Hoa Sinh, đi theo các hóa thân khác nhau của Ngài mà Ngài đã sử dụng trong nhiều lúc, nhiều đời sống để phụng sự người; là Phật Thích-Ca, là vua, là học giả, là tu sĩ du già, là tăng sĩ, cũng như trong tình trạng phẫn nộ, như người chiến thắng ma quỉ, như bậc hộ pháp, như người truyền dạy về một thực tại cuối cùng nằm ngoài mọi khái niệm. Với những bước chậm rãi của vũ điệu và động tác thần bí, các dáng hình này đi vòng xung quanh cột mang cờ cầu nguyện giữa sân chính điện, trong lúc đó thì nhạc điệu trầm bổng của một ban nhạc hòa lẫn với tiếng tụng niệm, nó ban phép lành của chư Phật và các bậc thánh và ca tụng thiện duyên của hành động các Ngài. Vầng mây hương tỏa lên bầu trời và không khí rung động với tiếng gồng, tiếng trống rất trầm, tiếng kèn, tiếng kim loại của xập xỏa.

Thế nhưng trong lúc các hình ảnh tôn kính đang đi vòng quanh sân điện thì không khí đang căng thẳng của khán giả bỗng nhiên bị gián đoạn bởi sự xuất hiện của hai mặt nạ cười nhăn nhở, hai người mang mặt nạ bắt chước làm theo các động tác của các vị thánh và hầu như chế nhạo chư Phật và các vị hộ pháp. Họ nhảy ra nhảy vào vòng quanh các vị, nhìn chằm chằm khuôn mặt các vị, xem ra họ muốn chống lại năng lực của các vị này và muốn chọc tức họ. Thế nhưng các vị không quan tâm gì đến những kẻ phá hoại, vẫn điềm nhiên đi tiếp đường đi của mình.

Kết quả thật lạ lùng: thay vì phá hoại không khí thiêng liêng và kỳ diện thì sự đối diện của cái cao cả và cái đáng chê trách chỉ làm ý nghĩa của thực tại thêm phần sâu sắc; vì thực tại bao gồm tất cả, trong đó cái cao nhất và cái thấp nhất đều có chỗ đứng và phụ thuộc lẫn nhau. Chỉ nơi đây ta mới đạt được cái tự tính của thế giới và của đời sống của chính ta đúng trong kích thước và tầm nhìn của chúng. Nhờ sự chứng thực một lúc hai cực của thực tại mà tác dụng của nó được nâng cao. Chúng giống như hai cực điểm của một bài ca: chúng mở rộng biên độ của khả năng cảm nhận của ta, trong đó nhờ khoảng cách tối đa của hai cực của sự cảm nhận đối kháng mà không gian nội tại được mở lớn. Biên độ dao động càng lớn thì cảm nhận của ta càng sâu sắc, càng ấn tượng. Sự nghiêm túc và óc hài hước không hề loại trừ nhau; ngược lại chúng tạo thành và minh chứng cho cái tràn đầy và toàn diện của sự thực chứng và khả năng nhìn mọi chuyện một cách tương đối, biết nhìn mọi “sự thực” - nhất là tính tương đối của vị trí mình và cái nhìn của riêng mình từ đó mà phát sinh, từ đó mà có phân biệt tốt xấu, đúng sai.

Trong các cuộc trình diễn huyền bí Tây Tạng, tất cả mọi dạng đời sống đều hiện diện: thế giới của thiên nhân và loài người, của sinh vật mang đầu thú, của loài quỷ đói, của thần chết và sự hủy diệt cũng như sự hiện thân mang nhân trạng hay phi nhân trạng, của lòng từ bi mà nhờ đó mọi dạng hữu hiện được giải phóng khỏi hạn chế của mình và thống nhất với một dòng sống to lớn hơn, nó bao trùm tất cả.

Sự đấu tranh giữa năng lực của ánh sáng và tối tăm, giữa cái thiên tính và ma quái, giữa sự hủy diệt và khuynh hướng tìm về đời sống vĩnh cửu: sự đấu tranh đó được diễn tả trên bình diện lịch sử cũng như trong lĩnh vực phi thời gian của tâm hồn con người. Liên Hoa Sinh đã đến và chiến thắng của Ngài chống lại hắc đạo và thống trị của loài quỉ dữ sống trên xương máu cúng dường của người và vật, đó là chủ đề chính của ngày đầu các cuộc biểu diễn trong các tu viện của trường phái cũ (Nzingma, Katgyüd và Sakya), trong lúc đó thì phái Gelugpa diễn lại sự suy tàn của vua Langdarma, người giết anh mình để đoạt ngôi và sau đó bị một tu sĩ cải trang làm người của hắc đạo, biểu diễn vũ điệu cung tên, bắn chết.

Thế nhưng quan trọng hơn các tuồng tích lịch sử là các trình bày liên hệ tới Tử Thư, tác pẩhm quan trọng của Liên Hoa Sinh. Cuốn sách này nêu rõ, mọi thánh thần mà quỉ, sức mạnh của ánh sáng hay bóng tối đều nằm ngay trong chính ta và những ai muốn chiến thắng thần chết phải đủ khả năng nhìn rõ tận mắt nó và thừa nhận nó ngay giữa đời sống này. Sau đó thì chính cái chết đã vén màn lên cho ta thấy cái huyền bí sâu xa nhất là đời sống, nó sẽ xuất hiện trong dạng thần chết đáng sợ; đầu bò, cùng với ma quỉ dữ tợn, chúng hô triệu cái tâm lo sợ sẵn có của con người, chúng sẽ giết chết con quỉ của bản ngã và sự ích kỷ và do chính là cái hy sinh cúng dường duy nhất mà Phật chấp nhận: hy sinh cái ta của mình. Thần chết không ai khác hơn là vị đại từ bi: Quán Thế Âm. Thế là những phẩm vật cúng dường đầy xương máu của quá khứ đen tối đã được thay bằng bản ngã nhỏ bé của chính ta - cái ta, cái đã cầm tù ta từ vạn kiếp và ngày nay còn trói buộc ta trong vòng sinh tử, cho đến ngày ta vượt khỏi cái ta bé nhỏ, vượt ra vòng kiềm tỏa của nó.

Liên Hoa Sinh, một trong những vị thầy minh triết nhất của mọi thời kỳ, đã cho lễ nghi huyền bí này một ý nghĩa mới, lễ nghi vốn được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác bởi tu sĩ đạo Bưn. Thấy chỗ cho những phẩm vật đẫm máu mà con người dùng để khẩn cầu các thế lực tối tăm đang bị đe dọa là sự chiến thắng chính mình. Trái tim con người đã trở thành sân khấu của vũ trụ và sự chuyển mình này được diễn tả trong buổi diễn như sau; thay chỗ cho con người hay vật còn sống là hình nộm một người làm bằng bột màu, hình đó được một con quỉ chỉ còn bộ xương vác vào sàn diễn và nhảy múa xung quanh, sau đó thần chết với đoàn tùy tùng đi vào và đuổi quỉ ra.

Cuối cùng là giai đoạn quan trọng và đầy kịch tính nhất của buổi hành lễ, cao điểm của vũ điệu trong ngày thứ hai của buổi diễn theo các trường phái cổ: Thần chết, được tượng trưng bởi một mặt nạ đầu bò xanh đậm, ba mắt, đeo đầu lâu, tay trái cầm sọ người đầy máu, tay phải cầm mã tấu - nhảy múa với bước chân dồn dập, càng lúc càng say sưa quanh hình nộm nằm trên mặt đất, cho đến lúc hình ảnh chỉ còn màu sắc thấp thoáng và lưỡi kiếm gần như biến thành tia chớp. Tiếng trống và xập xỏa tăng dần tiết điệu lên tới cao điểm nghe ầm ầm - và trong phút giây này thì lưỡi kiếm đâm hình nộm, chặt ra từng miếng và ném đi mọi hướng. Lúc đó loại quỉ tha ma ào tới giành nhau những miếng đó, nhai nuốt chúng, ném phần còn lại lên không và vào người xem, để họ cũng tham gia vào bữa tiệc tượng trưng này.

Thật là khó mô tả một ấn tượng về tác động vừa hiện thực vừa kỳ bí của sự trộn lẫn giữa cảnh tự nhiên và siêu nhiên này. Những mặt nạ lớn, với màu sắc và hình dạng đầy ấn tượng hầu như sống thực một cách đáng sợ và xem thật hơn cả những người mang chúng hay khán giả đắm mình trong buổi diễn. Họ chứng một tình trạng vượt lên sự hiện hữu đang có, cho họ một cái nhìn qua bên kia biên giới của sự chết, nơi mà tất cả cánh cửa mở ra cho mọi thế giới và mọi dạng của sự tái sinh, và nơi mà con đường dẫn ra khỏi những thứ đó hiển hiện trước mắt nội tại hay thể hiện thành niềm mong ước được giải thoát và giác ngộ.

Người xem và người diễn bây giờ đã trở thành một. Họ là những người tham dự tích cực của một buổi lễ thần kỳ, buổi lẽ đã đưa họ vào một trong những điều huyền bí cổ xưa nhất, trong đó mọi đời sống tôn giáo có chung một gốc rễ và nơi mà con người bắt đầu thức tỉnh.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/01/2011(Xem: 2928)
Quỳnh Lộc là bạn học cùng lớp với chị cả của tôi, nhà chị cách đó chỉ vài căn. Cùng lớp cùng hàng xóm nên hai chị rất thân nhau. Đã vậy, nhà tôi có năm chị em gái, đủ chuyện, lắm trò càng thu hút chị Quỳnh Lộc chạy sang chơi. Dường như mỗi ngày chị đều ghé đến, sáng, trưa, chiều, tối...bất cứ lúc nào chị rảnh. Ba má tôi cũng dễ dãi, không ngăn cấm gì sự hiện diện của chị. Trái lại, còn coi chị thân thiện như con cháu trong nhà.
04/01/2011(Xem: 2643)
Mình biết rằng lối xưng hô này chưa được đúng lắm vì Kim Chi là bà Hiệu trưởng của mình nhưng Kim Chi vẫn thường nói hai đứa mình cùng ngang tuổi nhau nên muốn tụi mình xưng hô với nhau như vậy cho thân mật và mình đang làm theo lời yêu cầu của Kim Chi đây.
30/12/2010(Xem: 5123)
"Ngọc tỉnh liên" là "Hoa sen trong giếng ngọc". Đây là bài phú của Mạc Đĩnh Chi. Ông đỗ Trạng nguyên, khi vào bái yết nhà vua, Trần Anh Tông thấy hình dung ông xấu xí quá...
30/12/2010(Xem: 9600)
Trong đầm gì đẹp bằng Sen. Lá xanh bông trắng, lại chen nhụy vàng. Nhụy vàng bông trắng lá xanh. Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
28/12/2010(Xem: 3913)
Một ông lão ở gần cửa ải Nhạn Môn, nơi giáp giới nước Tàu với Phiên Quốc (Hồ) có con ngựa. Một hôm, con ngựa đi mất. Người quen thuộc đều đến thăm hỏi, chia buồn.
28/12/2010(Xem: 2566)
Đời nhà Đường (618-907), triều Lý Thái Tông (Lý Thế Dân), niên hiệu Trinh Quán năm thứ 13, gần thành Trường An có con sông Kinh, nước trong vắt.
28/12/2010(Xem: 2550)
Thời xưa, người ta tiễn nhau thường bẻ cành liễu đưa cho người đi. Dương Quan là một cửa ải ở biên giới tỉnh Thiểm Tây. Đường thi có bài "Tống Nguyên Nhị sứ An Tây"...
25/12/2010(Xem: 2724)
Chúng ta, những người bỏ xứ ra đi, đã quay lưng với cổng trường ngày cũ, nhưng lòng vẫn còn tưởng nhớ đến những hình ảnh thân yêu của bạn bè ngày nào! Vẫn mong ước ngày trở lại để tìm kiếm ký ức thầm kín ngày xưa, để được nhìn gặp những người ở lại của thuở ấy, nhưng những người ở lại có còn gì nữa đâu? Đói khổ đã làm mòn mỏi thêm cuộc sống, tất cả chỉ còn biết đem hơi sức bám vào nhịp thở, sống cho qua chuỗi ngày còn lại. Tôi quen chị Xuân Viên khi được đổi về trường Sương Nguyệt Anh (SNA). Hình ảnh một con người tuy nhỏ bé nhưng lúc nào cũng đầy nghị lực đã đập vào mắt tôi và dần dần từ chỗ quen biết, chúng tôi đã thương mến nhau từ lúc nào cũng không hay nữa! Nói đến chị, phải nói đến một con người mẫu mực, một cô giáo hoàn toàn gương mẫu đúng phong cách một nhà giáo đầy đạo đức. Đó là người mà tôi mến phục nhất và lúc nào cũng chiếm trọn trong tôi một niềm thương yêu trìu mến và bất tận. Giao cho chị phụ trách làm giáo sư hướng dẫn một lớp nào, coi như nhà trường khỏi phải
24/12/2010(Xem: 7182)
Từ ngày định cư ở một xứ hiếm mưa, lắm lúc tôi tưởng chừng như không còn nhớ nhiều đến những cơn mưa vùng nhiệt đới; mưa quê hương, nhất là những cơn mưa dai dẳng của một xứ "mùa đông thiếu áo, mùa hè thiếu ăn", mưa xứ Huế!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]