Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ngôn ngữ sống động của màu sắc

22/05/201314:03(Xem: 10990)
Ngôn ngữ sống động của màu sắc
Con Đường Mây Trắng


Ngôn Ngữ Sống Động Của Màu Sắc

Nguyễn Tường Bách
Nguồn: Anagarika Govinda. Nguyễn Tường Bách dịch


Sự chuyển hóa ý thức mà tôi thấy ở đây ( cũng như những lần trở lại Tây Tạng) có một sự tương tự nhất định với sự chuyển hóa mà tôi đã có ở Yi-Gah Tscholing khi đến đó lần đầu; mặc dù lần này có qui mô lớn hơn vì nơi đây tất cả mối liên hệ vơí thế giới quen thuộc đã bị cắt đứt và ảnh hưởng của các hang động, của không khí loãng, của thời tiết và của điều kiện sống đều tham gia vào sự biến đổi tâm lý đó. Mặt khác, sự chuyển hóa tâm linh không vì những yếu tố vật lý đó mà giảm ý nghĩa. Cả những phép tu du già cũng là một sự phối hợp các yếu tố vật lý, tâm thức và tinh thần, thí dụ tác động của phép làm chủ hơi thở (pranayama) và thái độ của thân cùng với sự tỉnh giác, quán chiếu của tâm, hòa trong sự an tĩnh của cảm xúc nội tại.

Không khí cực loãng có một tác dụng như một số phép luyện hơi thở vì nó buộc ta phải điều chỉnh hơi thở một cách nhất định, nhất là khi phải leo cao hay đi đường xa. Vì thiếu dưỡng khí, nên ta phải hít một khối lượng không khí gấp hai ba lần so với độ cao mặt biển và trái tim cũng phải làm việc nhiều hơn hẳn. Mặt khác, trọng lượng của thân thể giảm đi nên cơ bắp hầu như có thể nhấc bổng nó và khi leo cao ta có cảm giác như chắp cánh. Thế nhưng đây chính là chỗ nguy hiểm vì ta không trực tiếp thấy được tim và phổi đang chịu thiệt. Chỉ khi thấy mình hụt hơi và tim đập loạn xạ, ta mới sực nhớ tự nhủ phải kiểm soát từng cử động của mình. người Tây Tạng thường đi những bước dài chậm rãi và lồng hơi thở của mình trong bước đi. Thế nên việc đi bộ cũng trở thành phép kiểm soát hơi thở, tương tự như phép tu Hatha-Yoga của Ấn Độ, và đều này càng rõ hơn khi mỗi bước đi lồng hơi thở còn kèm theo việc đọc thần chú một cách nhịp nhàng, như người Tây Tạng thường làm. Xuất phát từ kinh nghiệm chính mình, tôi có thể khẳng định rằng điều này mang lại an bình và có tác dụng tăng năng lực rất nhiều.

Kể từ đó, điều làm tôi rõ hơn hẳn là ảnh hưởng to lớn của màu sắc lên tâm thức con người. Không kể sự thưởng ngoạn nghệ thuật về cái đẹp mà màu sắc tạo nên cho ta - điều làm tôi thích họa là để cố giữ lại cái đẹp cũng như trao truyền cho người khác - tôi còn nhận ra một cái gì sâu xa và tinh tế do màu sắc tạo nên, có lẽ nhiều hơn bất cứ yếu tố nào khác trong các chứng thực thiền quán Tây Tạng.

Màu sắc là ngôn ngữ sống động của ánh sáng, của sự bày tỏ một thực tại có ý thức. Ý nghĩa tâm linh của màu sắc xem như biểu tượng và thuộc tính của thực tại cao cấp được nhận biết bằng cách chứng những màu sắc với mức độ khác nhau. Chúng hiện ra thành những màu rực rỡ, thuần khiết và có điều thú vị là một nhà tư tưởng hiện đại và nghiêm túc như Aldous Huxley đã kết luận là màu sắc là “bằng cớ của thực tại”.

Theo tôi thì những sự trừu tượng hóa đầy đru khái niệm, những biểu hiện và hình dung do suy luận mà thành, tất cả những cái đó đều vô sắc, trong lúc thực tại, dù nó thuộc dạng ấn tượng cảm quan của thế giới ngoại cảnh hay thuộc biểu tượng uyên nguyên của nội tâm trực tiếp thì nó cũng đầy màu sắc. Hơn thế nữa, cái thứ hai (ấn tượng nội tâm) nói như Huxley, “có màu sắc đậm đà hơn hẳn hình ảnh ngoại giới. Thế nhưng ta cứ tìm cách trừu tượng hóa sự vật theo cách dễ hiểu cho ta. Làm như thế, ta chỉ đánh mất tự tính của sự vật. Với kia của tâm thì ít nhiều ta không còn cần đến ngôn ngữ và nó nằm ngoài hệ thống của suy luận khái niệm. Thế thì những cảm thọ hình ảnh của ta mang đầy sự tươi trẻ và cái sung sức trần trụi của ấn tượng, chúng không cần diễn đạt bằng ngôn từ, không cần sự trừu tượng khô cứng. Màu sắc của chúng (đặc trưng của sự vật) tỏa rực bằng một thứ ánh sáng, đối với ta là siêu nhiên, nhưng kỳ thực là hoàn toàn tự nhiên trong nghĩa chúng không bị tri thức hóa qua ngôn ngữ hay qua những hình dung khoa học, triết lý hay thực dụng; mà vì những hình dung đó mà ta cho chúng xuất hiện lại trong thế giới này bằng những hình ảnh mù mờ của nhân thế chúng ta”(16)

Cảnh vật Tây Tạng có rất nhiều cái “sung sức trần trụi” này của hình dạng và màu sắc, nối liền ta với một linh ảnh siêu nhiên hay một giấc mơ tiên tri, giấc mơ này thường ở chỗ sự sáng láng và sinh động của màu sắc. Trong một giấc mơ loại đó, lần đầu tiên tôi thấy màu sắc rực rỡ và thuần tịnh như thế, trong dạng một đỉnh núi trồi lên từ dưới biển xanh ngắt. Lòng tôi tràn ngập niềm vui sướng và tự nghĩ: đây phải chăng là quần đảo thiên đường Nam Hải, nơi tôi đã nghe nhiều. Thế nhưng về sau khi đến những đảo phủ đầy dừa của miền biển nhiệt đới, tôi không còn thấy những màu sắc đã làm mình vui thích đó nữa.

Thế mà tôi lại thấy những màu sắc này tại Tây Tạng và niềm vui sướng khi nhìn thấy màu sắc trở lại với tôi như trong giấc mơ đó. Nhưng tại sao tôi laị thấy đỉnh núi nọ trồi lên từ nước biển xanh ngắt? Câu hỏi này nằm hoài trong trí tôi đến một ngày nọ chúng tôi đến một hẻm núi hẹp và nóng, xung quanh là đá màu vàng vây đầy, qua đó không những ánh sáng còn thêm chói chang mà hơi nóng cũng tăng lên tới mức người ta trong mình ở vùng Sahara chứ không phải ở độ cao 4500m của miền Trung Á. Nóng tới mức mà khi nghỉ trưa tại một con suối nhỏ, tôi đã không cưỡng lại được, cởi hết áo quần xuống tắm và bơi một đoạn trước sự ngạc nhiên của các người Ladakh. Tôi thấy mình hết sức sảng khoái, nhưng không tắm được lâu vì hẻm núi càng lúc càng nóng. Và con suối cũng cạn dần do nó đổ vào một cái hồ cạn màu vàng; nó tỏa ra một màu xanh cực mạnh như được chiếu từ bên trong. Thật là một cảnh quan bất ngờ, trực tiếp, khác từ bên trong. Thật là một cảnh quan bất ngờ, trực tiếp, khác hẳn với những gì đã xảy ra từ trước đến giờ. Tôi kinh ngạc không biết giải thích ra sao. Sợ rằng mình có ảo giác, tôi goị các người cùng đi: “Xem kìa, cái gì thế?”.

Tso! Tso! Panggong Tso” họ đồng thanh gọi và ném mũ lên trời vui mừng, hầu như vừa qua được một đỉnh đèo. Thật ra chúng tôi mới tới một Lhasa-tse (tháp đá), đỉnh đèo nào cũng có - nhưng đây là chốn quí báu, nơi mà đại hồ Panggong có thể thấy được đầu tiên. Và chúng tôi cũng lấy đá ném vào chỗ đó, lòng thầm biết ơn có ai đã giúp mình thoát được hẻm núi. Thế nhưng tôi vẫn không tin nơi mắt mình. Không thể được! Nó như một loại nước nào tự sáng, không có trên trần gian.

Không bao lâu sau chúng tôi thoát khỏi hẻm núi đầy sức nóng và trước mắt chúng tôi, hồ trải dài như mặt của loại đá qúi Lapislazuli sắc xanh đã tan chảy; nhìn xa xa thấy như màu xanh đậm nước biển và gần bờ có màu cobalt xanh sáng. Tại các bờ cát trắng sáng, nước lấp lánh màu lục. Những ngọn núi nằm sau làm nền cho cảnh tượng màu sắc khó tin này là một bản hòa ca của những màu vàng óng, đất cháy và đỏ tươi với bóng ngã sắc tím. Đúng đây là cảnh vật sáng rực của giấc mơ xưa, cảnh vật vươn từ một dòng nước xanh đầy ánh nắng lên bầu trời sâu thẳm không gợn mây.

Núi bên trái có hình dạng sắc sảo, phía đối diện lại thoai thoải một dãy, quanh năm tuyết phủ. Chúng chạy song song với các hồ Panggong-Tso và Nyak-Tso, hay hồ này tạo nên một vùng nước gần như liên tục dài hơn 160 km. Ngày xưa hai hồ là một thung lũng dài ngập nước. Về sau vì núi lở, chúng bị chia đôi ra làm hai hồ riêng biệt.

Khi đến trạm dừng dưới chân dãy núi tuyết, cao hơn bờ hồ đôi chút, tôi đã bị mê hoặc bởi màu sắc của hồ và núi và của một nhịp điệu kinh khủng đang lan tỏao nơi đây; đến nỗi quên cả đói và mệt, tôi trở lại ngay chỗ cũ, nơi mà lần đầu tôi chiêm ngưỡng hò và núi tuyết. Thế nên tôi lại đi với giá vẽ, giấy, màu và vài miếng Kulchas(17) đỡ lòng, qua vài cây số để trở lại chỗ tôi đã lưu ý nhưng không dám ngừng lâu vì lúc đó không biế bao lâu mới đến chỗ nghỉ. Tôi làm việc với lòng hứng thú, nên chỉ sau thời gian ngắn mà vẽ được hai ba tấm hình. Mặt khác tôi vẫn nhớ là trễ lắm lúc mặt trời lặn mình phải có mặt tại trại.

Dù thế, chuyến đi ngắn của tôi suýt bị nguy; vì bận về thình lình tôi gặp một dòng nước chảy xiết mà bận đi không có. Khi đi, vì nóng ruột muốn đến, tôi quên không để ý đến nhiều dòng suối cạn nước. Nước tan trên núi đã chảy xuống muốn cắt đường đi của tôi. Vì biết không còn nhièu thời giờ, tôi đành phải lội nước lạnh ngắt và sau khi lội qua hai ba dòng suối mới về tới nơi, gần lả người. Dù bao mệt nhọc, ngày hôm đó tôi rất vui sướng đã tận hưởng được vẻ đẹp và sự trực nhận không thể nào quên về cái hồ này.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/11/2015(Xem: 4544)
Một người phụ nữ ra khỏi nhà và nhìn thấy ba người đàn ông râu dài bạc trắng đang ngồi trên băng ghế đá ở sân trước. Bà không hề quen ai trong số họ. Tuy nhiên, vốn là người tốt bụng, bà nói: “Tôi không biết các ông nhưng chắc là các ông đang rất đói, xin mời các ông vào nhà ăn một chút gì đó”.
03/11/2015(Xem: 4190)
Đã lỡ hứa với lòng là từ đây nhất định sẽ không viết chuyện tình nữa, nhưng có lẽ “mối dây ràng buộc của nghiệp trần duyên“ của tôi vẫn còn nên phải đành viết tiếp câu chuyện tình của Liên Hoa Hòa Thượng và nàng công nương em gái vua Gia Long. Thiên tình sử kéo dài đến 40 năm với một tình yêu độc đạo, nghĩa là đường yêu chỉ có một chiều. Nàng yêu đắng, yêu cay trong tuyệt vọng vị Hòa Thượng làm Tăng Cang chùa Thiên Mụ ở kinh đô Huế và cũng là sư phụ truyền Bồ Tát giới cho nàng. Để tránh mối tình ngang trái chỉ làm cản trở đường tu và sự trong sáng của mình, vị Hòa Thượng khả kính đã tìm cách trở về chùa xưa, Sắc Tứ Từ Ân ở Gia Định để tỵ nạn tình duyên. Nhưng Hoàng Cô - cô của vua Minh Mạng vẫn bám theo kiểu, cho dù chàng có đi đến chân trời góc biển nào, thiếp cũng khăn gói theo chàng.
24/10/2015(Xem: 6427)
Tại Hoa Kỳ, nếu nói về những người Mỹ gốc Việt đang thành danh trong ngành Luật và hành nghề Luật sư tại các Tiểu Bang khắp nước Mỹ thì thật là cả một lực lượng quá đông. Nhưng nói đến một nữ Luật sư có nhan sắc xinh đẹp, có nhiều tài năng đa dạng vừa là Luật sư xuất sắc kiêm Họa sĩ từng nhiều lần triễn lãm tranh sơn dầu vẽ kích thước lớn trên vải bố Cavas; và là một Thi sĩ có những bài Thơ rất hay đầy tính nhân bản, thật lãng mạn thì chắc chắn người ta phải nói đến Nữ Luật Sư JENNY ĐỖ tại San Jose, bắc California.
08/10/2015(Xem: 3946)
S au 5 năm, tôi trở lại thăm bạn lần thứ tư trên xứ người. Bước xuống phi trường, thấy bạn lững thững từ xa đi đến, bóng dáng lẻ loi nổi bật trên nền trời xanh biếc làm lòng tôi quặn thắt. Tôi biết bây giờ bạn là người cô đơn nhất, lòng đang chất chứa một nỗi u hoài. Còn tôi, cũng chỉ đến với bạn đôi ba ngày, có chăng cũng chỉ đem đến cho bạn vài nụ cười ngắn ngủi rồi đành phải chia xa!
02/10/2015(Xem: 3477)
Hôm nay tôi đến nhà người anh họ để dự đám giỗ mẹ của anh ấy (cũng là mợ của tôi), nhìn lên bàn thờ thấy khói hương nghi ngút, thức ăn, trái cây bày cúng ê hề, lòng tôi bỗng nhói lên một niềm cảm xúc. Thời gian trôi nhanh quá, mới đó đã mười hai năm. Nhớ lúc cha tôi vừa mất, khi chuẩn bị tẩn liệm cho người, mợ ấy đến nhìn mặt cha tôi lần cuối rồi khen rằng cha tôi chết không mất một miếng thịt (cha tôi mất đột ngột do tai biến mạch máu não), mấy tháng sau bắt đầu đến mợ ấy. Thế nhưng căn bệnh ung thư đại tràng đã hành hạ thân xác mợ gần một năm trời khiến mợ như chỉ còn da bọc xương.
01/10/2015(Xem: 8452)
Vạn Dặm Rong Chơi, Đường Rộng Mở _ Thích Từ Lực
14/09/2015(Xem: 3977)
Văn Nhân là văn sĩ nổi tiếng đã có vài chục tác phẩm xuất bản. Nếu như sinh ra ở Hoa Kỳ hay Tây Phương thì chàng ta đã trở thành triệu phú, đời sống đế vương. Thế nhưng thị trường chữ nghĩa của người Việt hải ngoại thì nhỏ, “văn chương hạ giới lại rẻ như bèo”, báo phát không, báo biếu, báo chợ, báo cắt dán khơi khơi đăng truyện của chàng mà không phải trả nhuận bút, nhà xuất bản kiếm được mớ tiền khi xuất bản sách của chàng…thế nhưng chính tác giả lại nghèo kiết xác.
08/09/2015(Xem: 4614)
Ông trời run rủi thật kỳ lạ, cho những người từ những phương trời xa lắc xa lơ bỗng nhiên gặp nhau, rồi cuộc đời ràng buộc với nhau ! Hôm đó trong văn phòng ông Paul, khoa trưởng trường đại học ở một tỉnh xa Paris, có ba người gặp nhau lần đầu : ông Paul, cậu Santy và Jean. Ông Paul người gốc Ba Lan, giòng dõi quý phái, theo cha mẹ lưu lạc sang Pháp. Ông học xuất sắc, đỗ đạt cao, làm giáo sư , rồi lên chức khoa trưởng kiêm giám đốc một trung tâm khảo cứu. Santy là một thanh niên người Lào, con nhà khá giả, được bố mẹ cho đi học bên Tây. Thông minh, chăm chỉ, đậu tiến sỹ rất sớm, cậu được nhận ngay làm giáo sư diễn giảng trong đại học ông Paul.
03/09/2015(Xem: 3596)
Tôi rất thích thiên nhiên. Dù đối với tôi, ở đâu, ngắn hay dài ngày, diện tích lớn hay nhỏ không quan trọng mà tôi luôn chọn cho mình một nơi trú ngụ có thiên nhiên. (Và yêu cầu thứ 2 là sạch sẽ). Điều mong muốn này không có nghĩa rằng tôi đòi hỏi cho mình vườn cây, hồ nước hay bể bơi. Cái mà tôi muốn nhất là khoảng không, là bầu trời. Dù ở căn hộ hay ở phòng thuê nhỏ xíu tôi rất thích có cửa sổ để ngắm trời xanh, mây trắng, và có thể thêm màu xanh của cây cối nơi xa xa…
28/08/2015(Xem: 4737)
Cải biên từ một bài hát, tôi xin đổi là: “Âu Châu có gì lạ không em? Mai em về còn nhớ gì không?”. Còn nhớ chứ, nhớ nhiều nữa là khác. Nhớ như một người yêu nhớ người tình. Và tôi đã nhớ gì, xin... thỏ thẻ cùng các bạn nỗi lòng của tôi nha. Âu Châu năm nay có hai sự kiện: * Sự kiện thứ nhất là khóa tu học hằng năm vẫn thường xảy ra tại một nước trong Âu Châu, không chỉ Phật tử khắp Âu Châu đều biết mà cả thế giới cũng có một số người quan tâm. * Sự kiện thứ hai độc nhất vô nhị thật đặc biệt chưa từng có trên thế gian này đã làm xôn xao khắp năm châu bốn biển đó là 4 đại lễ cùng tổ chức một lần tại chùa Khánh Anh, Paris. - Lễ Đại Tường Cố Hòa Thượng Thích Minh Tâm. - Lễ Khánh Thành Chùa Khánh Anh, Evry. - Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư (Ngày về nguồn 9) - Đại Giới Đàn Khánh Anh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]