Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Gặp gỡ đạo sư

22/05/201313:49(Xem: 11413)
Gặp gỡ đạo sư
Con Đường Mây Trắng


Gặp Gỡ Đạo Sư

Nguyễn Tường Bách
Nguồn: Anagarika Govinda. Nguyễn Tường Bách dịch


Tôi vui mừng biết bao khi được gặp hiện thân của ý niệm xa vời đó thật sự ở ngay trước mắt mình: một con người, mà bất cứ những ai được tiếp xúc đều được học hỏi, chỉ sự hiện diện của ông đã gây ấn tượng và đúng như kinh sách thường nói, hãy chứng thực ngay tại đây và bây giờ như trong những ngày Phật còn tại thế.

Số phận đã dành cho tôi một cơ hội lớn lao được gặp một người như thế, được tiếp xúc sống động với cái tâm thức đã tạo nên tâm chư Phật và các vị thánh nhân trong quá khứ cũng như sẽ tạo nên tâm các vị khác trong tương lai.

Tôi được gặp vị đạo sư sớm hơn mình chờ đợi. Lần gặp đó diễn ra trong một phòng thờ nhỏ tại lầu trên của Labrang (tòa nhà chính của tu viện), nơi ở của vị đạo sư mỗi khi ông lưu lại Yi-Gah Tschor-Ling; và những lúc ông vắng mặt, nơi đó vẫn được xem là chốn thiêng liêng không ai được ngồi, dù chỉ rất ngắn và lúc ông vắng mặt thì được thay đổi bởi bộ áo lễ dựng đứng, biểu hiện sự hiện diện tâm linh của ông. Vì nơi đây là chỗ ông hằng ngày quán tưởng và trải qua vô số giờ thiền định. Ngay ban đêm ông cũng ngồi thiền định trong thế liên hoa. Chỗ ngồi này không cho phép ông nằm hay duỗi chân. Đó là một khung hình vuông, trong đó có nhiều gối cứng. Phía dưới chỗ ngồi có đường viền che ba phía, phía thứ tư là lưng dựa có trang trí bằng bánh xe chính pháp và các biểu tượng khác. Phía trên chỗ ngồi là hình bầu trời với bảy màu, tượng trưng cho hào quang của Phật.

Toàn bộ gian phòng này toát ra không khí của an bình và vẻ đẹp, là hơi thở của một nhân cách, của sự hòa hợp không những về mặt thiện mỹ mà sự bày tỏ tự nhiên của một cuộc sống hoàn toàn hướng về tâm linh. Ngoài ra các bức tranh tôn giáo đẹp chi li kỹ lưỡng, lòng trong khuôn đem từ Trung Quốc qua, hòa hợp với màu sắc thanh nhã của loại thảm Tây tạng bọc các ghế ngồi xung quanh bàn nhỏ uống trà. Phía kia của gian phòng là các bức tượng thếp vàng với trình độ thủ công xuất sắc để trong các lồng kính, xung quanh khắc họa hình rồng và các hình nổi khác. Phần dưới của bệ thờ gồm có nhiều cửa, nhô ra một chút để có thể đặt trên đó chén đựng nước và đèn dầu, tất cả đều bằng bạc. Trong phòng không có một vật gì mà không mang biểu tượng hay chức năng của một đời sống tâm linh và cũng không có gì gọi là của riêng của bậc đạo sư [11]. Sau khi ông đã rời bỏ thân người lần này, theo chỉ thị của ông, người ta cho tôi đặc quyền vô song là được ở trong phòng này – và tôi thấy lại tất cả những gì như hồi ông còn hiện diện. Ngay cả một tách trà bằng ngọc để trên một đĩa bạc mà mỗi ngày người ta còn rót trà nóng cũng như các pháp khí khác như kim cương sử, chuông, bình bát và các thứ khác cũng còn nằm tại chỗ cũ, trước chỗ ngồi của ông.

Nhưng tất cả chi tiết này đều hòa nhập trong một ấn tượng chung của an bình và hòa hợp của ngày đầu tiên đó. Tôi cúi mình trước đạo sư và ông đặt hai tay trên đầu tôi: hai bàn tay mà chỉ cần đặt nhẹ lên đầu là đã có môt luồng điện của sự an lạc chạy khắp người và phủ khắp tôi, để tất cả những gì tôi định nói hay hỏi ông bỗng biến mất khỏi tâm mình như sương mù dưới ánh mặt trời. Chỉ riêng sự có mặt của con người này đã đủ để phá tan mọi sự thể, biến nó thành không – như bóng đêm gặp ánh sáng.

Khi ông ngồi trước mắt tôi, dưới hình vẽ bầu trời, trong bộ áo đơn giản đỏ sậm của một tu sĩ Tây Tạng, thật khó đoán tuổi ông, dù lúc đó chắc ông không dưới tuổi 65. Tóc cạo ngắn của ông vẫn còn đen và thân ông khỏe mạnh, thẳng người. Khuôn mặt ông cho thấy một tính cách mạnh mẽ, nhưng cái nhìn thân thiện và khóe miệng hướng lên hầu như sắp mỉm cười làm tôi thấy tin tưởng.

Điều đáng lạlùng là không ai chụp hình được Tomo Géché Rimpotsché, mặc dù trong thời gian ông đi hành hương tại các thánh địa Ấn Độ, nhiều người đã lén chụp hình vì biết ông không đồng ý. Kết quả luôn luôn như nhau: hoặc là người ta thấy phim không ảnh hay hình mờ hẳn đi, hay là có điều gì xảy ra. Dù nguyên nhân thế nào thì khuôn mặt của vị đạo sư không thể ghi lại trên phim. Ông từ chối mội sự thần thánh hóa và không muốn con người mình là đối tượng của một sự tôn thờ.

Trong ngày nhận tôi làm đệ tử, ông nói: “Nếu con muốn ta là thầy thì hãy đừng nhìn vào cá nhân ta, vì mỗi một cá nhân đều có hạn cuộc và bao lâu ta còn quan sát thấy sự thiếu trọn vẹn ở một người khác, thì bấy lâu ta còn tự đánh mất khả năng học hỏi từ người đó. Hãy nhớ rằng, mỗi loài đều mang trong mình tia sáng của Phật quả, thế nhưng khi ta chú ý đến sai trái của người khác thì ta tự đánh mất ánh sáng toát ra từ người đó, thông qua người đó mà đến với ta, dù cường độ của nó có khác nhau giữa người này người kia.

Hiển nhiên khi tìm một vị đạo sư ta phải tìm người đáng tin cậy; nhưng khi đã tìm ra người đó, ta phải xem tất cả những gì mà thầy dạy cho ta đều là ơn phước của Phật cả. Ta không xem lời nói của thầy từ thầy mà ra, mà là tiếng của Phật, đáng được tôn quí. Khi con cúi đầu trước thầy, không phải con tôn thờ xác thân có hạn mà thờ Phật, tôn quí vị đạo sư vĩnh cửu, người đã truyền chánh pháp thông qua ngôn từ của một người thầy mang nhân trạng, đó là một đơn vị sinh động trong một chuỗi những vị nhập dòng, người truyền pháp từ thầy qua trò, từ thuở của Thích-Ca Mâu-Ni cho đến ngày hôm nay. Những người truyền giáo pháp chính là bình chứa và nếu họ thông hiểu và tự chứng thực thì họ chính là hiện thân của pháp.

Cái làm nên vị đạo sư không phải là trình độ tâm linh, chẳng phải thân thể, chẳng phải ngôn từ mà chính là thực tại, cái tuệ giác, thứ ánh sáng nằm trong người đó. Người đó càng chứa nhiều thứ đó, khi thứ đó càng sinh động, thì hình dạng lẫn hành động người đó càng phù hợp với nó, người học trò càng dễ nhận ra vị Phật trong thầy mình. Vì thế mà học trò hết sức cẩn trọng trong việc lựa đạo sư cho mình; cũng như thế, mà htầy lựa trò cho mình.

Thế nhưng ta không bao giờ quên rằng, trong mỗi con người có một tâm bồ đề luôn luôn hiện diện (vì thế mà tôi hay gọi “tia chớp” của tâm giác ngộ thay vì gọi tư tưởng giác ngộ, tia chớp đó sinh ra khi tiềm năng này trở thành ý thức) và chỉ sự mù quáng của chính ta ngăn trở mình nhận rra nó. Ta càng bất toàn thì càng có khuynh hướng thấy sai trái nơi người khác, trong lúc những người đã đạt tri kiến sâu xa thì lại thông qua những sai trái đó mà thấy tự tính của mọi loài khác. Thế nên những người vĩ đại nhất cũng là người thấy cái linh thể nơi người khác, là người luôn luôn tôn kính cả những người tầm thường nhất.

Bao lâu ta coi khinh mọi người, xem người là thấp kém, bấy lâu ta không có tiến bộ. Vì thế khi ta hiểu rằng, mình sống đúng trong thế giới xứng đáng cho mình, ta sẽ cảm nhận sai trái của mọi người là của chính mình – dù nó có xuất hiện không trực tiếp từ nơi ta mà ra. Đó chính là nghiệp của mình phải sống trong thế giới bất toàn này, nó cho cùng thì thế giới này là do ta tự tạo. Chỉ có thái độ đó mới giúp ta vượt được khó khăn của mình, vì nó thay sự phủ định vô bổ bằng một năng lực tích cực để tới sự hoàn thiện, nó không những làm cho ta xứng đáng với một thế giới tốt đẹp hơn, mà còn đưa ta trở thành người tạo tác cho sự sáng tạo đó”.

Sau đó vị đạo sư tiếp tục giải thích các điều kiện tâm linh tiên quyết và các phép thiền định để tạo nên được thái độ tích cực và sáng tạo đó. Lòng từ bi thương người – không phải chỉ biết đau khổ theo người mà cũng biết vui sướng cùng người – đối với tất cả loài hữu tình, theo ông là sự chuẩn bị đầu tiên cho phép thiền định vì nó sẽ loại bỏ những giới hạn thuộc về cảm tính và tư duy do ta tự tạo. Muốn được thái độ này ta phải biết xem mọi loài là mẹ đẻ hay con ruột của chính mình – trong vũ trụ này không có sinh vật nào mà không từng là bà con ruột thịt với ta trong vô lượng kiếp. Để biết quý từng khoảnh khắc của đời sống, ta cần luôn tâm niệm rằng, mỗi một chớp mắt có thể là giây phút cuối của đời mình, không dễ gì có lại. Ngoài ra ông chỉ thêm rằng, những gì ta biết về thiền định qua sách vở không hề so sánh được với sự chứng thực trực tiếp và với tác dụng tâm linh của đạo sư, miễn là ta biết thành tâm rộng mở tấm lòng với ông.

Vì thế mà trong Bồ Đè hành kinh[12] có đoạn: “Khi tư tưởng giác ngộ đã bắt rễ thì kẻ khổ đau bị trói buộc trong tù ngục của đời sống trở thành con đẻ của sự giác ngộ, được trời và người tôn kính. Khi tư tưởng này đã chiếm thân bất tịnh của người đó thì nó sẽ biến thân đó thành viên ngọc cao quý của một vị Phật. Vì thế hãy tới với thứ nước cam lồ đó,nó có thể chuyển hóa tuyệt diệu và mang tên là tâm bồ đề”.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/12/2013(Xem: 35137)
Thiền sư Vĩnh Gia Huyền Giác là con nhà họ Đới ở Châu Ôn . Thuở nhỏ học tập kinh, luận và chuyên ròng về phép Chỉ quán của phái Thiên Thai. Kế, do xem kinh Duy Ma mà tâm địa phát sáng. Tình cờ có học trò của sư Huệ Năng là thầy Huyền Sách hỏi thăm tìm đến. Hai người trò chuyện hăng say.
09/12/2013(Xem: 7213)
Vào khoảng năm 1978, chùa chúng tôi xảy ra một biến cố làm cho tất cả mọi người có thêm kinh nghiệm rùng rợn về tái sinh và nghiệp báo. Nếu biến cố này xảy ra trước 75 thì chắc chắn những tờ nhật báo tha hồ khai thác
07/12/2013(Xem: 21893)
Phật Ngọc, ước nguyện hòa bình thế giới
27/11/2013(Xem: 49992)
"Đức Đạt Lai Lạt Ma, Con Trai Của Tôi" là một tập tự truyện của Mẫu Thân Đức Đạt Lai Lạt Ma. Đây là một tập sách hấp dẫn do Cụ bà Diki Tsering, Mẹ của Đức Đạt Lai Lạt Ma kể lại những chi tiết sinh động trong cuộc đời của mình, từ một phụ nữ nông thôn bình thường, bỗng chốc đã trở thành một người đàn bà có địa vị cao nhất trong xã hội, làm Mẹ của Đức Đạt Lai Lạt Ma, người lãnh đạo quốc gia Tây Tạng.
16/11/2013(Xem: 27467)
Tên tục của tôi là Trai. Dòng họ xuất thân từ Lan Lăng là hậu duệ của vua Lương Võ Đế. Gia tộc cư ngụ tại tỉnh Hồ Nam, huyện Tương Lương. Cha tên Ngọc Đường, mẹ tên Nhan Thị. Năm đầu đời nhà Thanh, cha làm quan tại tỉnh Phú Kiến. Năm mậu tuất và kỷ hợi làm quan tại châu Vĩnh Xuân. Cha mẹ đã ngoài bốn mươi mà chưa có mụn con. Mẹ ra ngoài thành nơi chùa Quán Âm mà cầu tự. Bà thấy nóc chùa bị tàn phá hư hoại, lại thấy cầu Đông Quan nơi thành không ai sửa chữa nên phát nguyện trùng hưng kiến lập lại. Đêm nọ, cả cha lẫn mẹ đều nằm mơ thấy một vị mặc áo xanh, tóc dài, trên đỉnh đầu có tượng Bồ Tát Quán Thế Ấm, cưỡi hổ mà đến, nhảy lên trên giường. Mẹ kinh sợ, giật mình thức dậy, liền thọ thai. Cuối năm đó cha đi nhậm chức tại phủ Nguyên Châu.
10/11/2013(Xem: 43299)
9780975783085, Cách phi trường quốc tế Melbourne 15 phút lái xe, theo Western Ring Road và exit vào Hume High Way, sau đó quẹo trái từ đường Sydney road, đi vào con đường Lynch thân thương, khách hành hương sẽ nhìn thấy một quần thể kiến trúc nổi bật trong vùng cư dân này, đó là Bảo Tháp Tứ Ân và cổ lầu của chánh điện Tu Viện Quảng Đức, tọa lạc tại số 105 Lynch Road, vùng Fawkner
09/11/2013(Xem: 14539)
Chọn cách ẩn tu trong một hang động hẻo lánh trên rặng núi Ky Mã Lạp Sơn, cách biệt với thế giới bên ngoài bởi những rặng núi tuyết phủ, ni sư Tenzin Palmo đã tu luyện tại đây trong suốt 12 năm. Ở đó ni sư đã phải chiến đấu với cái lạnh cắt da cắt thịt, với những thú hoang dã, với sự khan hiếm thực phẩm và tuyết lở.
05/11/2013(Xem: 5686)
Mẹ tôi là hình ảnh lớn nhất, là nhân vật vĩ đại nhất, là người đàn bà số một trong cuộc đời tôi. Ấy chết! Hãy thận trọng nếu là con trai, vì người đàn bà khác bên cạnh sẽ bắt bẻ ngay. Thật ra người con nào cũng có thể viết về mẹ của mình những dòng chữ ấy, chẳng thấy sai một tí nào. Nhất là khi người mẹ của họ đã không còn có mặt trên thế gian này nữa.
26/10/2013(Xem: 62685)
Cuộc đời đức Phật là nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều sử gia, triết gia, học giả, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cổ, nhạc sĩ, họa sĩ, những nhà điêu khắc, nhà viết kịch, phim ảnh, sân khấu… Và hàng ngàn năm nay đã có vô số tác phẩm về cuộc đời đức Phật, hoặc mang tính lịch sử, khoa học hoặc phát xuất từ cảm hứng nghệ thuật, hoặc từ sự tôn kính thuần tín ngưỡng tôn giáo, đủ thể loại, nhiều tầm cỡ, đã có ảnh hưởng sâu xa trong tâm khảm biết bao độc giả, khán giả, khách hành hương chiêm bái và những người yêu thích thưởng ngoạn nghệ thuật.
14/10/2013(Xem: 19248)
Nàng thở ra một hơi thật dài, mặt sáng lên, vui mừng nói: “Bây giờ em mới thực sự hết lo về chuyện cô cán bộ ấy. Nhưng không biết cô ấy và ông thầy kia có thoát được thật không hay là cuối cùng lại bị bắt? Em lo cho họ quá.” “Hy vọng họ thoát, vì từ đó về sau, không nghe cán bộ hay tù nhân trong trại đá động gì tới họ nữa.”
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]