Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vị đạo sư xuất hiện

22/05/201313:48(Xem: 10592)
Vị đạo sư xuất hiện
Con Đường Mây Trắng


Vị Đạo Sư Xuất Hiện

Nguyễn Tường Bách
Nguồn: Anagarika Govinda. Nguyễn Tường Bách dịch


Một hai tuần trôi qua. Tôi không rõ vị sư trưởng có báo gì cho vị lạt ma không. Thế nhưng ngày nọ - khi thiền định trở về từ một hang động phía bên kia đỉnh núi, dưới Tschorten - thì tại chỗ của tôi trong đền có một quả xoài thuộc giống ngon và quí, giống này chỉ mọc ở bình nguyên Ấn Độ và mùa này bắt đầu chín. Tôi không tin mắt mình khi nhìn thứ trái cây sang trọng này và càng không thể hiểu làm sao nó đã đến được đay. Katschenla đến thăm tôi, mặt hớn hở, chỉ tay hướng nhà thiền định nọ và nói đóù là tặng vật của vị Đại lạt ma. Chưa bao giờ trong đời tôi nhận được quà tặng quí báu như thế, vì nó báo cho tôi rằng mong ước của tôi được chấp nhận và tôi trở thành học trò (Tschela) do vị đạo sư tâm linh vĩ đại này đích thân dạy dỗ.

Katschenla chung vui toàn vẹn với tôi và tôi quyết chí đợi vị đạo sư, dù kéo dài bao lâu cũng mặc, cho đến khi ông chấm dứt thiền định mà tôi nghe nói có thể kéo dài hàng tuần, hàng tháng. Nhưng tôi tin tưởng đáng công đợi, dù cho đời suốt đời để tìm ra được vị thầy đích thực, tức là người không phải chỉ truyền cho ta tri kiến suy luận mà là người thầy, dựa trên chính sự chứng thực của mình mà đánh thức được sức mạnh tâm linh của trò và dẫn trò đến sự viên mãn. Từ “Guru” thường được thầy dịch là “thầy”, nhưng trong thực tế không có từ nào tương đương trong các ngôn ngữ châu Âu; vì “Guru” cao hơn hẳn “thầy” trong nghĩa rộng của từ này. Một vị thầy cho kiến thức, còn một Guru cho hẳn con người mình. Giáo pháp sâu nhất của một Guru không phải là chữ nghĩa của ông mà là điều không nói ra được, vì ông vượt lên phạm vi của ngôn ngữ. Vị Đạo Sư[9] là niềm cảm hứng, nói theo nghĩa đen, có nghĩa ông là con người đã cho ta tâm thức sinh động của bản thân mình.

Tương tự như thế thì từ “Tschela” có nghĩa là cao hơn “trò” trong nghĩa thông thường, tức là người chỉ học một khóa học. Đó là người đệ tử, nó có một mối liên hệ tâm linh sâu kín với đạo sư của mình - một mối liên hệ được thiết lập bằng lễ điểm đạo, trong dó một sự trao truyền sức mạnh tâm linh sẽ diễn ra. Sự trao truyền đó hiện thân bằng một câu thần chú và người đệ tử bất cứ lúc nào cũng được gọi đến, nhờ thế mà họ giữ được một mối liên hệ thường xuyên với đạo sư của mình.

Sức mạnh tâm linh nói ở đây không phải là lực lượng vượt trên ý thức của trò mà là khả năng của đạo sư cho phép trò chia sẻ chứng thực của mình, sự chứng thực chỉ có trong một tình trạng ý thức và chứng ngộ cao hơn thông thường. Nhờ thế mà trò được trải qua hoặc có được một tri kiến chớp nhoáng về tự tính của mục đích muốn tới, để cho trò không chỉ hướng đến một ý niệm mơ hồ mà một thực tại đã thấy và đã chứng thực. Một khả năng như thế chỉ đạt được sau một đời chuyên tâm thiền định và cứ sau mỗi thời kỳ hoàn toàn độc cư và đại định thì khả năng dó lại tăng trưởng lên, như nước dồn lại trong hồ sẽ tích thêm năng lượng.

Điều này rất rõ đối với tôi trong ngày mà vị Đại lạt ma - hồi đó tên của ông chưa mang ý nghĩa gì với tôi, nhưng ông không ai khác hơn là Tomo Gésché Rimpotsché - lần đầu rời ngôi đền sau nhiều tuần thiền định. Từ sáng sớm tôi đã thấy hoạt động bất thường của tu viện, hầu như số người tăng gấp đôi gấp ba. Thật là bí ẩn khi nhiều tu sĩ từ đâu lại nhưng xem ra họ thuộc về tu viện mà không sống trong các bức tường tại đây. Ngay cả những người tôi biết trước nhưng hôm nay xem ra thay đổi, không phải chỉ vì họ mặc áo quần đẹp nhất, mà vì họ hết sức sạch sẽ, tắm rửa nghiêm túc.

Mọi người ngồi kín các hàng ghế dài trong đền, dù đã mang thêm ghế vào. Các nồi nấu trà và xúp sôi sùng sục trong bếp bên cạnh đền, chuẩn bị được đưa vào trong lúc nghỉ. Chính điện được chiếu sáng bằng hàng ngàn ngọn đèn dầu và từng bó nhang cháy bốc lên từng đám mây thơm lừng và cho một đám khí xanh trên đầu các bức tượng.

Thình lình có âm thanh tù và trầm như tiếng sấm xen lẫn với tiếng xạp xỏa và tiếng trống chậm rãi. Hai cánh cửa đền mở rộng và Tomo Géché Rimpotsché bước vào, hai bên là hai lạt ma áo quần trang nghiêm, đầu đội mũ cao. Thân choàng một khăn lụa vàng (áo choàng truyền thống của tu sĩ Phật giáo), người ta trải dưới chân ông một tấm nệm cầu nguyện. Ông chắp hai tay cao hẳn trên đầu để cúi chào các bậc giác ngộ, quì xuống nệm, trán chạm đất. Ông lặp lại nghi lễ này ba lần trong lúc toàn bộ các tu sĩ tụng niệm. Tiếng tụng niệm ngân nga trầm lắng tạo nên âm thanh đều đặn lẫn trong những tiếng xập xỏa thúc giục và xuyên khắp qua hai cửa vang vọng từ bên ngoài vào.

Sau khi vị đạo sư tế lễ xong, người ta đội cho ông một cái mũ vàng, đầu nhọn, tượng trưng cho đạo vị cao thấp. Rồi ông đi giữa những hàng ghế vào ngồi lên tòa, cao hơn một chút so với vị sư trưởng, người đại diện cho ông khi ông vắng mặt. Khi ông đi giữa điện, một sự yên lặng sâu xa ngự trị trong tất cả mọi người. Tất cả ngồi bất động và hầu như bị tê dại bởi sự có mặt huyền bí của một con người, người đã truyền cho cả ngôi đền một sức mạnh tập trung của tâm thức thanh tịnh sau nhiều tuần nhập định. Tôi bắt đầu hiểu ngộ điều Katschenla nói, rằng vị Đại lạt ma là một với các vị giác ngộ, chư Phật.

Khi vị đạo sư ngòi trên tòa thì vị sư trưởng bắt đầu tụng niệm với một giọng rất trầm, trầm đến nỗi ta phải hỏi đây là tiếng từ lồng ngực con người hay từ tầng sâu của trái đất. Sau dó là tiếng tụng của tu sĩ và các tiểu tăng; tiếng cao của người trẻ, tiếng thấp của người già và tiếng rất trầm xuyên suốt của vị sư trưởng làm thành một tiết điệu hoàn hảo. Sau đó âm thanh tụng niệm ngày càng cao, điểm thêm tiếng trống, cao dần rồi ngưng bặt để chỉ còn nghe thấy tiếng của sư trưởng. Sau đó toàn bộ tu sĩ lại tụng niệm, âm thanh đạt tới một đỉnh cao khác, lẫn với tiếng kim khí lao xao và tiếng trống trầm ấm, lại dứt hẳn để chỉ nghe tiếng của sư trưởng. Tiết điệu thay đổi lên xuống n ày, khi thì im lặng sâu lắng, khi thì dồn dập cao tột, trong đó cái im lặng mở đường cho cái dồn dập, cái vô thanh là tổng số mọi âm thanh, làm cho người có mặt liên tục bị một áp lực sống động, ở trong một trạng thái của tâm linh và xả bỏ. Thế nên sau đó bài giảng và phép lành của Tomo Gésché Rimpotsché hầu như gặp một vùng đất tốt.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/06/2014(Xem: 7230)
Qua không quen Mận mà biết Đào - đứa con gái 25 tuổi của Mận - qua một số lần giao dịch mua bán nhà. Đây là việc làm thêm nhưng lại là thu nhập chính của Đào (và Mận). Qua những thương vụ làm ăn chung, Đào tỏ ra là người nhanh, nhạy, thông minh và sòng phẳng.
23/06/2014(Xem: 4737)
Chiều nay, một chiều thật an bình, dưới bóng râm mát diệu của những tàn cây xanh, lồng lộng tiếng chim như trĩu thanh âm xuống phòng khách bên trong một ngôi đạo tràng. Bình trà đã rót nhiều lần, nhưng hương vị trà hãy còn thấm đậm theo dòng thế sự hoài niệm cổ kim.
21/06/2014(Xem: 10007)
Chúng tôi, Nhóm Học Phật chùa Quang Nghiêm, gồm một số thân hữu và những huynh trưởng Gia Đình Phật Tử trong vùng có cơ duyên gần gũi và học hỏi cùng thầy trong nhiều năm qua. Nhân đó, chúng tôi được biết, Thầy là một cây viết thường xuyên trên tập san: THEO DẤU CHÂN XƯA của Phật học viện Huệ Nghiêm, SÀI GÒN trước 1975. Nhưng sau những đợt đốt sách của chính quyền Cộng Sản, THEO DẤU CHÂN XƯA không còn nữa. Càng gần Thầy, chúng tôi nhận thấy những gì Thầy dạy và viết thật thực tế và giản dị trong việc áp dụng Đạo Phật vào đời sống hằng ngày cho chúng ta. Chúng tôi không muốn có sự thất thoát như xưa, nên mạo muội sưu tập một số bài mà Thầy đã viết trong thời gian qua. Đây là một món quà tinh thần của Thầy mà chúng tôi đã rút ra những bài học bổ ích cho cuộc sống hàng ngày. Có một điều quan trọng nữa là bài học thân giáo của Thầy: phong cách hiền hòa và đức độ lan tỏa từ Thầy êm đềm như dòng sông Thu Bồn xứ Quảng. Trong bất cứ lúc nào, nếu có dịp, Thầy thường nhắc nhở: “Học Phật có n
20/06/2014(Xem: 10619)
Thuở xưa có một con rùa, vào một buổi chiều đi kiếm mồi bên một cái đầm vắng. Một con dã can cũng đi kiếm mồi cạnh cái đầm ấy. Con rùa lanh lợi kia vừa thấy dã can từ xa đi tới thì nghĩ rằng : “Dã can nầy đã từng gây hại cho loài của ta, vậy nay ta phải thận trọng.” Nghĩ vậy con rùa bèn thâu bốn chân và thứ năm là cái cổ vào trong chiếc mai rắn chắc của mình, rồi nằm im bất động.
20/06/2014(Xem: 4759)
Gia đình là nền tảng của xã hội. Muốn tạo dựng một xã hội phồn thịnh an vui, có lẽ ta cần phải có thật nhiều mái ấm gia đình mới phải. Thế nhưng trong thực tế thì than ơi, ta chỉ gặp toàn những gia đình tiêu biểu cỡ anh chồng Nguyễn văn Đầu Vịt và chị vợ Trần thị Lá Sen như câu chuyện Mái Ấm Chợ Chiều dưới đây.
16/06/2014(Xem: 13588)
Chuyện Thiền Môn là những câu chuyện do chúng tôi biên soạn. Những mẫu chuyện nầy đã đăng rải rác trong các Bản Tin Đại Tòng Lâm Phật Giáo. Bắt đầu từ số 17 cho đến số 29. Mỗi Bản Tin được kèm theo trong tờ Đặc san Phước Huệ phát hành ấn tặng mỗi kỳ vào các dịp đại lễ như: Phật Đản, Vu Lan và Tết Nguyên Đán. Tuy là câu chuyện dài nhưng mỗi kỳ đều có mỗi chủ đề khác nhau. Những nhân vật trong câu chuyện không phải là những nhân vật có thật ở trong đạo, nếu có sự trùng hợp thì đó chẳng qua là một sự trùng hợp ngẫu nhiên, ngoài ý muốn của bút giả. Chúng tôi dựa vào một vài nét sinh hoạt thực tế cụ thể trong thiền môn mà viết thành qua mỗi chủ đề khác nhau. Mỗi chủ đề tuy có khác, nhưng những nhân vật trong cốt chuyện trước sau đều có sự hoạt động liên tục. Qua mỗi câu chuyện, chúng tôi cố gắng diễn tả theo từng tâm trạng và hoàn cảnh của mỗi nhân vật hay thường xảy ra trong chốn thiền môn.
16/06/2014(Xem: 6884)
Tập sách nhỏ nầy chúng tôi ghi lại những ngày lang thang rày đây mai đó trên đất Mỹ. Đây là chuyến đi Mỹ lần đầu tiên của chúng tôi. Như những chuyến đi lần trước mà chúng tôi đã có dịp đi qua các nước: Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, cứ mỗi chuyến đi tôi đều có ghi chép lại những gì đã xảy ra trong suốt cuộc hành trình. Lần nầy cũng vậy. Tôi cũng muốn ghi lại những việc xảy ra từng ngày. Đến đâu, ở đâu, làm gì ... tất cả, chúng tôi đều có ghi lại đầy đủ. Do đó, quyển sách nầy với hình thức giống như là một quyển nhật ký hay ký sự hơn là quyển sách mang tính chất nghiên cứu. Trong sự ghi chép đó, nơi nào có liên quan đến những địa danh mà chúng tôi tới viếng thăm, chúng tôi đều có sưu tầm một số ít tài liệu để dẫn chứng. Tôi nghĩ rằng, chuyến đi nào cũng có ít nhiều kỷ niệm vui buồn. Cuộc đời tương đối không sao tránh khỏi. Mục đích của chúng tôi là muốn lưu lại một vài hình ảnh kỷ niệm thân thương qua những nơi mà đoàn chúng tôi đã đến.
10/06/2014(Xem: 8149)
Hai dì vãi chùa tôi tuổi đời đều đã trên 70. Về sự kính Ôn, trọng thầy, thương chú và đùm bọc điệu hai dì như nhau. Về sự siêng năng, chịu khó, tiết kiệm, giữ của cho chùa hai dì bằng nhau. Về vóc hình nhỏ nhắn hai dì giống nhau. Về chiều cao khiêm tốn hai dì ngang nhau. Thời Ôn (cố) còn sống, có mụ nhà quê lâu lâu mới lên thành phố tìm đến viếng chùa rồi gặp Ôn trú trì, sau khi đảnh lễ, mụ nói một câu tỉnh rụi về hai dì vãi chùa tôi: Ôn có “cặp sanh đôi” trông vui mắt, hí.
04/05/2014(Xem: 16349)
Hằng năm tại Thụy Sĩ nói riêng, Âu Châu nói chung, nhằm vào lễ Phục Sinh được nghỉ 4 ngày liên tiếp từ thứ 6 đến thứ 2, thiên hạ thường nô nức mua sắm, du lịch hay tiệc tùng ăn nhậu..v.v..và..v.v.. để đền bù và thưởng thức cuộc sống cho bõ những ngày tháng làm việc mệt nhọc mà họ cho là "đi cày" vất vả.
15/04/2014(Xem: 5012)
Thiên tình sử Truyện Hoa Lan không biết đã cướp mất bao nhiêu thì giờ quí báu của các bạn, chứ riêng tôi bị mất nhiều công sức lắm. Chẳng là Mỗi tuổi nó đuổi xuân đi, đuổi nhanh đến độ mỗi sáng tôi phải ngồi nhổ tóc bạc đến mỏi cả tay, đến mờ con mắt mà vẫn chưa xong.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]