Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Katschela, người bạn vong niên và người hướng đạo

22/05/201313:45(Xem: 10441)
Katschela, người bạn vong niên và người hướng đạo
Con Đường Mây Trắng


Katschela, Người Bạn Vong Niên Và Người Hướng Đạo

Nguyễn Tường Bách
Nguồn: Anagarika Govinda. Nguyễn Tường Bách dịch


Biết nhiều không phải hay,
cái Biết che cái Thấy.
Chân nhân nghe tiếng gọi,
và biết tin lời Người.

Thỉnh thoảng nửa đêm tôi tỉnh dậy và nhìn nét mặt từ bi của khuôn mặt Di Lặc chập chờn trong những dạng hình khác đầy bóng tối, chúng bao phủ hết ngôi đền trong ánh sáng mờ ảo của ngọn đèn vĩnh cửu. Và trong khuôn mặt bằng vàng, sáng một cách dịu dàng thì cặp mắt to xanh đậm của Ngài hầu như đầy sự sống và tôi cảm thấy cái nhìn của cặp mắt đọng lại trên tôi, vô cùng êm ái.

Cũng có lúc nữa đêm tôi tỉnh dậy và nghe tiếng nuốt nước miếng kỳ lạ cùng với nhịp thở nặng nề. Vì đêm rất lạnh và vùi mình trong chăn nên một lúc sau tôi mời quyết định dậy nổi và nhìn xung quanh xem có gì. Tôi tò mò vì thực tế là ban đêm đền khóa cửa và nghĩ chỉ có mình tôi trong đền, ngoài tôi ra không có một sinh vật nào khác.

Tôi đứng dậy dụi mắt và thấy bóng một ông già cử động chậm chạp trước bàn thờ. Ông chắp hai tay lại trên đầu, quì xuống và nằm dài trên mặt đất, tay duỗi về phía trước. Sau đó ông lại đứng lên và lặp lại hành động cúi lạy này, lần nữa rồi lần nữa, cho đến khi thở hổn hển vì mệt. Sau khi cúi lạy vô số lần trước tượng Di Lặc, ông đi dọc theo vách tường ngôi đền, nghiêng đầu trước mọi bức tượng và kính trọng dùng trán sờ đến các hàng dưới cùng xếp kinh sách vào chân Di Lặc. Ông đi vòng theo chìêu từ trái qua phải (tức là chiều mặt trời quay) theo cách cổ Phật giáo; và khi qua vách tường bên phải, đến góc của tôi thì tôi nhận ra ông là vị tu sĩ già khả kính, ở trong một phòng nhờ bên cạnh cửa vào đền.

Tôi nhận ra ông với cái lưng hơi còng và nhờ bộ râu mà người Tây Tạng ít có. Ông là tu sĩ già nhất trong viện, quê ở Schigatse, nơi sống của lạt ma Taschi (tức là Ban thiền lạt ma), là người mà hồi còn trẻ ông đã phụng sự rất thân cận. Bây giờ ông còn được một món tiền hưu ít ỏi mà về sau tôi biết rằng ông dùng phần lớn để sửa chữa hay trang hoàng cho ngôi đền, trong lúc bản thân ông thì sống trước cổng như kẻ nghèo và ít ai để ý nhất và không sở hữu cái gì ngoài miếng thảm để ngồi và quần áo ông mặc. Ông còng lưng không phải vì tuổi tác mà vì năm này qua năm khác ngồi thiền định trên tấm thảm. Đời của ông quả thật là một cuộc đời cống hiến cho tôn giáo.

Thế nhưng điều này không ngăn cản Katschenla thỉnh thoảng chơi với trẻ con, chúng hay tụ tập trong sân tu viện, có khi vào hẳn trong đền để chọc ghẹo ông. Ông vui đùa với chúng và giả vờ đuổi chúng ra khỏi đền bằng cách rượt bắt chúng giữa những hàng ghế. Thế nhưng cặp mắtg của ông ánh lên vui tươi nên thái độ đe dọa của ông mất hết hiệu lực và cả đứa con nít nhỏ nhất, nghịch ngợm kéo áo ông cũng gập người lại mà cười khi ông tìm cách chụp chúng.

Dù tuổi đã cao nhưng không khi nào Katschenla ngòi yên - khi thì ông dùng hai miếng vải chùi lui chùi tới cho nền bóng lên, khi thì chùi hàng trăm cây đèn dầu và chén đựng nước hay các bình khác trên bàn thờ rồi sắp xếp lại ngay ngắn, khi thì đọc kinh sách hay tụng niệm cầu an lạc cho mọi người hay cử hành lễ lạc để cầu an cầu phước - luôn luôn ông sống phụng sự cho đền hay tu tập tâm linh.

Trong nhiều dịp đặc biệt ông nắn nhiều hình tượng bằng đất sét rất đẹp, diễn tả các vị Phật, Bồ-tát hay hộ pháp được nhiều người tôn thờ. Được xem ông làm thật thích, từ lúc trộn, bóp đất sét, ép trong khuôn rỗng bằng kim loại rồi sửa chữa các chi tiết, phơi khô và nung ở nhiệt độ đều trong một cái lò than nhỏ và sau đó là vẽ màu hay dát vàng, mỗi một khâu công việc đều có chân ngôn[6] và cầu nguyện kèm theo, cầu phước của chư vị đã giác ngộ cũng như tất cả năng lực trong vũ trụ, năng lực đó hiện diện trong đất và khí, trong lửa và nước, trong tất cả mọi yếu tố làm nên đời sống chúng ta và sự thành tựu tác phẩm.

Cho nên cả công việc thủ công cũng là một nghi lễ với ý nghĩa sâu xa và là một hành động hiến mình và thiền định. Ông làm những vật thể vật chất trở thành nơi chuyên chở những năng lực, mà tác động của chúng đã đóng vai trò quan trọng luc hình thành những vật thể đó. Đối với người Tây Tạng thì thế giới không tách làm hai thành vật chất và tinh thần mà vật chất chỉ là tâm thức đã trở thành thấy được sờ được, tức là năng lực của vũ trụ đã mang dạng hình và nhận cảm quan trong tâm thức con người. Cũng như tâm đã kết tinh thành ngôn từ, như tư tưởng đãbiến thành câu chữ, thì sự chứng thực đã kết tinh thành h ình tượng thờ cúng, dù nó là tượng hay hình tô màu, không màu; và cả hai, ngôn từ hay hình tượng trở thành biểu tượng tích cực và vật chuyên chở các năng lực siêu nhiên cho những ai sẵn sàng mở lòng vì những năng lực đó. Mỗi một hành động sáng tạo đều kết thành một thực tại tâm linh. Vì thế mà hành động sáng tạo một tác phẩm tôn giáo quan trọng hơn sản phẩm của nó. Hành động đó cho tác phẩm của mình một sức mạnh và ý nghĩa huyền bí, chúng tiếp tục tác động. Đó là ý nghĩa sâu kín của “Vạn Phật Điện”, thường có trong các ngôi đền tại Tây Tạng và Viễn Đông. Cũng một lời cầu nguyện hoặc chân ngôn được nhắc hoài không ngưng vì hành động của tâm thức tụng niệm quan trọng hơn việc hiểu ý nghĩa hay nội dung của chúng, nên trình bày ngàn lần một tượng Phật duy nhất không phải chỉ nói lên tính vũ trụ của Phật quả, thời nào hay ở đâu cũng hiển hiện được, mà diễn tả hành động sáng tạo ngàn lần.

Tôi không thể nói hết những điều mà Katschenla đã dạy tôi một cách giản đơn và kiên nhẫn. Lòng phụng sự quên mình, sự sẵn sàng giúp đỡ và nhất là sự cố gắng thành tâm nhằm đưa tôi vào thế giới tâm linh của ông đã chuẩn bị nội tâm cho cuộc gặp gỡ với vị đạo sư của tôi. Thực tế là,ông chính là một phần sinh động của vị đạo sư, vị luôn luôn hiện diện trong tâm ông,không bao giờ lìa xa, chbo nên khi nói đến lòng biếtg ơn và kính trọng của tôi đối với đạo sư thì cũng đồng thời nói đến ông.

Ông lo lắng cho tôi được thoải mái như cho chính con ruột ông. Ông dạy cho tôi những từ Tây Tạng đầu tiên bằng cách chỉ những vật thể khác nhau và nói tên của chúng. Mỗi buổi sáng ông mang nước nóng cho tôi - một sự xa xỉ mà ông cũng như các tu sĩ khác không dám có - và ân cần ngồi xuống bên tôi, ông nói: “tschu tsawo” (nước nóng). Ông chia cho tôi loại trà bơ mà ông ưa thích, được giữ ấm suốt ngày bằng cách để trên lò than sau chỗ ngồi. Ngay từ đầu, tôi thích uống loại trà kỳ lạ này, trộn lẫn loại trà tàu, thêm chút bơ, muối và sôđa - mà phần lớn người không phải Tây Tạng thấy khó uống - có lẽ là nhờ tình cảm lớn lao của Katschenla, vì không bao giờ tôi nghĩ có thể từ chối một món quà ân cần như vậy. Về sau tôi mới biết mình quen được với trà này là rất quan trọng, vì đó là một thức uống không gì thay thế được và rất bổ đưỡng trong những chuyến du hành trên cao nguyên Tây Tạng lạnh giá.

Trước khi thưởng thức chén trà buổi sáng, Katschenla thường lấy một nhúm hạt giống màu đen, để trong lòng bàn tay ra dạng một con bò cạp, vừa đọc chú trừ tà vừa ném vào lửa. Khi khác ông cầm nhang hoa lên trước cửa sổ, vẽ những ấn quyết kỳ lạ, xem là phẩm vật tượng trưng dâng lên cho các bậc giác ngộ, miệng tụng kinh tán thán. Điều này diễn ra với những cử động mềm mại, đầy ấn tượng làm tôi hầu như thấy những phẩm vật đó hiện ra trước mắt, rõ như lòng thành khẩn trong sự dâng cúng. Thế nhưng, những cử động này không hề có tính chất biểu diễn mà chúng hiện ra như một cách diễn tả của một coin người nội tại, như sự nhịp nhàng của hơi thở, như nhịp đập của các bậc giác ngộ, trước mặt vô số quỉ thần, cũng nhẹ nhàng tự nhiên như giữa người và thú, bằng cách ông tỏ lòng kính trọng và ân cần với mỗi đối tượng.

Buổi tối thường Katschenla tay mang đèn dầu đến với góc đền yên lặng của tôi, ngồi trước mặt và ra hiệu cho tôi lấy giấy bút. Với lòng kiên nhẫn vô bờ, ông nhắc đi nhắc lại cho tôi nghe kinh cầu nguyện, kinh tán thán, bắt tôi lập lại cho đến lúc tôi phát âm và nhấn chỗ thật đúng. Ông không quan tâm khi mới đầu tôi không hiểu chữ gì, thế nhưng nhờ ông chỉ, tôi thấy hình tượng các vị Phật và Bồ-tát cũng như các vị hộ pháp quan trọng liên hệ với các lời cầu nguyện và hô triệu thế nào mà tôi được hướng dẫn thực sự, hiểu mối liên hệ của ngôn từ và hình ảnh nhất định.

Đối với ông thì những gì ông chỉ cho tôi có giá trị tột cùng, không cần biết tôi có hiểu hay không. Và tôi cũng phải nói thật là mình cũng cảm nhận sự đoán chắc chắc đó và lòng vui sướng, vì tôi tin drằng một món quà được trao trong tình thương và sự chân thành như thế, tự nó đã có giá trị rồi. Tôi cảm nhận có cái gì từ nơi cụ già tốt bụng này chảy tràn trong tôi, cho tôi một cảm giác an lạc mà không thể giải thích được. Đây là lần đầu tôi chứng được sức mạnh của thần chú - phải bỏ mọi khái niệm lý luận mới hiểu được - trong đó âm thanh của tâm thức nằm ẩn trong tim đã được chuyển hóa và được nghe thấy. Và vì đó là “âm thanh của tim” chứ không phải của đầu óc nên tai không nghe thấy và óc không nắm được.

Chỉ về sau tôi mới hiểu được nội dung và ý nghĩa của những lời cầu nguyện này; nhưng sự hiểu biết này không làm quên những thành quả đầu tiên, vì sau này tôi đã biết, quan trọng hơn xa sự hiểu biết là trạng thái lúc trao truyền những ngôn từ đó, là lòng thanh tịnh và sự thành tâm của người trao truyền.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/04/2018(Xem: 4833)
Mẹo hay Đánh cược với hòa thượng, cậu bé thắng một gánh củi nhưng để mất thứ quý giá gấp nhiều lần
30/03/2018(Xem: 9461)
Ngày xưa có chú nai hiền Nhởn nhơ vui sống giữa miền hoang sơ Trong khu rừng rậm ven bờ Sông Hằng cuồn cuộn sóng mờ nhân gian. Dáng nai đẹp đẽ dịu dàng Sừng trong nước ngọc, thân vàng ánh châu Nhưng mắt nai lắng u sầu Thương cho trần thế nhuốm mầu bi ai, Nai nghe, nói được tiếng người Nai là Bồ Tát một thời hiện thân. Bên nai muông thú quây quần Coi nai như mẹ muôn phần yêu thương
21/03/2018(Xem: 9696)
Tu Viện Quảng Hương Già Lam, thường được công chúng gọi ngắn gọn là Chùa Già Lam, tọa lạc tại quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông, do Hòa thượng Thích Trí Thủ sáng lập vào năm 1960, đây chính là nơi đào tạo tăng tài (cấp đại học) để hoằng dương chánh pháp, phụng sự Phật đạo. Ban đầu, chùa có tên là Giải Hạnh Già Lam, đến năm 1964 được đổi tên là Quảng Hương Già Lam, do lấy tên của một vị học tăng pháp danh Quảng Hương đã vị pháp thiêu thân vào năm 1963 ở Sài Gòn.
16/03/2018(Xem: 15406)
Bí Mật Xứ Tạng (sách pdf) Thích Minh Thế
13/03/2018(Xem: 9997)
Đại hành giả yogi Milarepa sinh trưởng tại tỉnh Gungthang miền Tây Tây Tạng. Ngài là con trai của một chúa đất giàu có tên là Mila Sherab Gyaltsen. Nhưng năm lên bảy tuổi, cha Ngài lâm trọng bệnh và qua đời, trước đó ông đã giao phó toàn bộ gia sản và gửi gắm vợ con mình cho chú thím của Milarepa rồi dặn dò khi nào Milarepa trưởng thành thì chú thím phải trả lại tài sản cho Milarepa và cô em gái. Thế nhưng sau khi cha Ngài mất, người chú và người thím xấu xa tước đoạt toàn bộ gia tài, họ còn bắt ba mẹ con Milarepa phải làm việc như những kẻ nô bộc trên đồng ruộng mà không được trả công. Khi Milarepa lớn lên, chú thím không những không trả lại gia sản mà còn cho rằng đó là phần mà cha Ngài phải trả nợ cho họ. Tức giận và cảm thấy bị sỉ nhục, mẹ của Milarepa gửi Ngài đi học huyền thuật để trừng phạt những kẻ vong ân bội tín. Chẳng bao lâu sau, Milarepa thành thục quyền năng huyền thuật hủy diệt và trong khi trả thù chú thím, Ngài đã sát hại rất nhiều người vô tội. Vô cùng hối hận t
13/03/2018(Xem: 8664)
Tôi rất vui mừng khi được một người bạn mời đóng góp cho trang tôn giáo, tiết mục Phật giáo, trên website của Gia đình Mũ đỏ vùng Thủ đô Hoa Thịnh đốn & Phụ cận, Trước khi bắt đầu cho những bài viết sắp tới, tôi xin được nói về bản thân mình, điều mà rất hiếm khi tôi thường nói đến. Vì tôi nghĩ, nói về Nhảy dù mà bản thân chẳng có một ngày nào sống trong binh chủng này, hay nói về Tae Kwon Do mà không biết tí gì về võ thuật, hay nói về kỹ thuật nhảy toán mà chưa một ngày mang huy hiệu thám sát của Liên đoàn 81 Biệt Cách Dù, thì khi nói đến ai mà tin. Vì vậy tôi phải nói một ít về bản thân, tạo niềm tin cho đọc giả với những bài viết về Phật giáo sau này.
09/03/2018(Xem: 11868)
Tuy là thầy của Nhật Hoàng Thiền sư vẫn thích lang thang du hành Ngài tuy đã rất nổi danh Vẫn làm khất sĩ dạo quanh khắp vùng. Một hôm ngài chợt tạm ngừng Ghé ngôi làng nhỏ trên đường lãng du Trời chiều tăm tối âm u Mưa rơi tầm tã, gió ru lạnh lùng Thân ngài thấm ướt vô cùng Dép rơm tơi tả muốn bung đứt rồi. Tại ngôi nhà nhỏ ven đồi Thấy vài đôi dép bày nơi cửa ngoài Ngài bèn ghé lại tìm người Hỏi mua dép mới thay đôi cũ này, Một bà ở tại trong đây Biếu ngài đôi dép. Lòng đầy xót xa
01/03/2018(Xem: 9317)
Con người còn sống là còn nhiều chuyện để làm, để nói, và suy nghĩ. Ngay cả sau khi chết, sự sống vẫn tiếp tục dưới nhiều hình thức khác. Dù tu chứng đến thành Phật hay Bồ tát thì các ngài vẫn có chuyện để làm, đó là tiếp tục ra vào sinh tử độ sinh, và công việc đó không bao giờ chấm dứt. Mạng sống của con người có ngày chấm dứt nhưng sự sống và dòng đời trôi chảy bất tận.
01/03/2018(Xem: 14264)
Từ lâu Kinh Phật dạy rồi: "Những điều chứa ẩn ở nơi Tâm người Luôn luôn biểu lộ ra ngoài: Tâm như họa sĩ đại tài khéo tay Vẽ muôn hình tượng giống thay, Chúng sanh nên gắng tu ngay Tâm mình!".
04/02/2018(Xem: 5051)
Các trung tâm Bưu điện Úc ( Australia Post – Mail Centre ) có thể nói là nơi dung nạp hay nói đúng hơn là nơi lựa chọn công việc để nương thân của một số những người VN tỵ nạn trong những năm đầu tiên được định cư nơ xứ sở tốt đẹp nầy. Công việc được tuyển dụng vào các trung tâm thư tín nầy là lựa thư ( mails sorting ) và đã được hệ thống Bưu điện Úc gọi cho một cái tên tương đối cũng vui vui là “Mail Officer “ . Việc làm tương đối không có gì cực nhọc, lương bổng cũng tạm hài lòng so với những công việc hiện thời, nhiều over time nên càng có cơ hội để kiếm thêm tiền, công việc vững vàng, ổn định, vì là thuộc diện Job chính phủ, rất hợp cho hoàn cảnh của những người VN tỵ nạn nữa thầy, nữa thợ nơi đây, nói vậy chứ một số lớn người VN làm cho ngành Bưu điện Úc, ngoại trừ một số người có mưu cầu cao hơn, thì cũng ít người bỏ việc nữa chừng, họ đã từ cái job nầy mà được ăn ngon, mặc đẹp, nhà cao, của rộng, xe cộ xênh xang, đời sống khá vững vàng, đủ điều kiện lo cho con cái ăn học nê
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]