Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tụng đám

22/05/201311:11(Xem: 10413)
Tụng đám
Chuyện Bình Thường


Tụng Đám

Thích Chân Tính
Nguồn: Thích Chân Tính


Đang quét dọn chính điện chùa Bát Nhã, tôi chợt nhìn ra phía trước cổng chùa và thấy Diệu Hạnh đi vào một cách vội vã. Tôi hơi thắc mắc vì sự xuất hiện đột ngột của cô Phật tử này. Chắc có chuyện quan trọng lắm nên Diệu Hạnh mới đến chùa lúc trời còn đầy sương như vậy? Những câu hỏi đang được đặt ra trong đầu tôi, thì cô đã đến sát cửa chính điện.

- A Di Đà Phật, bạch thầy con mới qua.

Cô chắp tay cúi đầu chào. Tôi ngừng quét đáp lễ bằng câu niệm Phật. Qua lời nói và nhìn gương mặt đượm buồn của cô, tôi đoán ra có việc không may rồi. Tôi hỏi:

- Có chuyện chi không Diệu Hạnh?

Nghe tôi hỏi cô liền nấc lên vài tiếng rồi sụt sùi đáp với giọng đứt khoảng:

- Bạch thầy, mẹ con vừa mất đêm qua.

- Vậy hả?

Tôi bàng hoàng trước hung tin này và đứng lặng người chia sẻ nỗi buồn với cô. Trong khi ấy những giọt nước mắt thương đau của cô đang thi nhau lăn dài xuống nền hoa. Sau vài giây xúc động, tôi hỏi thăm nguyên nhân cái chết của thân mẫu cô. Nghe rõ đầu đuôi câu chuyện tôi khuyên cô hãy nén đau thương để dồn tâm sức lo tang lễ mẹ được chu tất. Cô cảm tạ sự quan tâm của tôi rồi thưa:

- Bạch thầy, ba con đã từ trần khi con còn nhỏ, nay mẹ con lại quá vãng, chúng con còn trẻ dại chưa rõ việc tang lễ như thế nào. Xin thầy hoan hỷ chỉ dạy cho.

Thôi rồi, đúng là một gánh nặng đặt lên vai mình đây! Tôi than thầm và ngẫm nghĩ: Chắc chắn từ chối là tôi không thể từ chối được rồi, bởi lẽ Diệu Hạnh và mẹ nàng là Phật tử thuần thành đã ủng hộ tôi từ hơn ba năm nay sau khi tôi lên thành phố ăn học và tạm trú tại ngôi chùa này. Vẫn biết rằng việc làm của họ không có ý mong cầu đến lúc chết được các thầy đến tụng niệm và đưa đám mà đó cũng là nhân và quả. Kẻ thi ân chân chính chẳng quan tâm đến việc cầu báo, nhưng người chịu ân lẽ nào không nghĩ đến hai chữ báo đền? Hơn nữa mình lại là tu sĩ, hằng ngày thường khuyên Phật tử nên lấy đạo lý làm người đối xử với nhau, lẽ nào bây giờ gia đình họ gặp hữu sự mình lại thờ ơ hoặc không có trách nhiệm gì vậy thì tình nghĩa thầy trò ở chỗ nào? Thế nhưng nhận lãnh thì biết gì mà chỉ dạy đây? Thú thật, khi còn ở với sư phụ vì là đệ tử út lại được làm thị giả thầy, nên mỗi lần có đám tang tôi đều viện cớ này lý nọ lẩn tránh để các huynh tôi lãnh giùm. Hơn nữa vì cái quan niệm “TRỌNG LÝ KHINH SỰ” của mình nên tôi coi thường việc cúng tụng đám ma và xem đó không phải là việc làm của tu sĩ đạo Phật. Do vậy tôi hoàn toàn mù tịt về vấn đề này. Bí quá, tôi đề nghị cô nên thỉnh thầy trụ trì chùa Bát Nhã đây, nhưng cô cứ một mực nhờ tôi với lý do là chỗ quen thân dễ dàng xử sự hơn. Thôi thì “thế thời phải thế” chứ còn biết làm sao khác hơn được.

Cô móc túi lấy ra tờ giấy ghi tên tuổi mẹ và ngày sinh ngày tử nhờ tôi coi giờ tẩn liệm, an táng. Tôi ấp a ấp úng:

- À, à, coi ngày giờ hả?

- Dạ, xin nhờ thầy xem giúp giùm con luôn.

Trời ơi, từ trước tới giờ tôi có biết chi đến việc xem ngày giờ tốt xấu gì đâu! Vả lại tôi đã từng lên án nó là mê tín không lẽ bây giờ lại nhúng tay vào? Không thể được, mình phải giữ lập trường trước sau như một. Tôi nhanh chóng phân tích cho cô hiểu về chính kiến trong Phật giáo. Rõ là có hiệu quả, trong lúc tôi giảng giải, cô gật gù ra vẻ tán đồng ý kiến. Khi tôi vừa dứt lời cô liền thưa:

- Bạch thầy hoan hỷ cho, chính con cũng rất hiểu về vấn đề này, nhưng vì trong lúc gia đình có tang, các em con tin tưởng ở ngày giờ, xin thầy cũng vì phương tiện mà cho chúng con một viên thuốc an thần.

Chà, kẹt quá! Tôi thấy mình cần phải giữ vững lập trường trong lúc này và đó cũng là lối thoát cho mình khỏi phải coi ngày giờ. Tôi ra sức thuyết phục, thế nhưng cô cũng ra sức phân trần. Cuối cùng...

- Thôi được, Diệu Hạnh về trước sắp đặt nhà cửa một lát nữa tôi qua thông báo ngày giờ.

Cô ra về. Tôi thơ thẩn đứng đó với bao ý nghĩ rối bời. Về việc coi ngày giờ thì tôi có thể nhờ thầy trụ trì đây được rồi. Còn vấn đề tẩn liệm, an táng sắp tới thì sao? Chả lẽ bây giờ mình lại đến “cầu pháp” với các huynh đệ mà trước đây mình đả kích? Thấy hành động như vậy sẽ tổn thương danh dự, tôi liền về phòng tính kế khác. Tôi chợt nhớ ra trước đây mình có một cuốn sách nói về nghi thức tụng đám. Mừng quá, tôi lao ngay vào các chồng sách lục lọi nhưng tìm mãi mà không thấy. Vốn có thành kiến với nó nên tôi đã hất hủi bỏ nó ở đâu không rõ nữa. Lúc này tôi cảm thấy tiêng tiếc mà thấm thía lời này: Đừng lãng phí những cái chưa cần để rồi mai đây ta khỏi hối hận khi cần đến nó.
¯
Đúng giờ nhập quan, tôi có mặt tại nhà Diệu Hạnh. Tuy không biết tí gì về nghi thức này nhưng tôi vẫn thấy vững tâm ở chỗ là ngoài tôi ra không có một thầy nào khác. Nhờ vậy mà tôi dễ dàng tự biên tự diễn hơn. Tay trái cầm ly nước trong, tay mặt cầm nhánh bông cúc, tôi đến cạnh thi hài vừa đọc bài Tán Dương Chi vừa nhúng cành bông vào ly nước rồi rải chung quanh xác chết và tôi cho đó là sái tịnh! Mặc cho con cái khóc la, việc mình mình làm, tôi nhanh chóng tụng chú Đại Bi, Bát Nhã, niệm Phật, hồi hướng. Thế là xong phần nhập quan. Có lẽ nhờ tiếng khóc la đó khiến tôi bớt trơ trọi và ít ai để ý đến nghi thức cúng tụng của mình. Trong lúc hành lễ tôi thấy một cậu thanh niên tuổi ngoài ba mươi phụ sắp đặt lễ nghi rất là thông thạo. Mặc dù thế dường như sợ múa rìu qua mặt thợ nên cậu ta nhất nhất làm cái gì cũng hỏi tôi. Qua cách bày biện tôi biết chính anh chàng là “thợ” chứ không phải là mình nên tôi cũng nhất nhất gật đầu tán thành.

- Bạch thầy, con thấy thường thường người ta để quả trứng và đôi đũa bông trên bát cơm đầy, đặt trên nắp quan tài. Bây giờ mình cúng chay thì thay quả trứng bằng củ khoai tây được không?

Tưởng anh chàng hỏi ý nghĩa về đôi đũa bông thì bí chứ còn hỏi việc đó tôi gật đầu đáp:

- Ờ, ờ, như vậy là tốt đó đạo hữu.

Bây giờ tôi cảm thấy vừa lo lại vừa mừng về sự hiện diện của cậu thanh niên này. Lo là mình không làm đúng, mừng là mừng có người sắp đặt giúp mình.

Sau khi tẩn liệm xong, anh cho người khiêng một bàn thờ đã dọn sẵn đến trước quan tài. Trên bàn thờ, bên trái là lọ bông huệ, bên phải là mâm trái cây, chính giữa là ba chén cơm với vài ba dĩa thức ăn, bên ngoài là lư hương và ba chiếc ly nhỏ để không. Anh dựng bốn chiếc đũa lên chén cơm đặt trên đầu quan tài: Một đôi ở giữa và hai chiếc mỗi chiếc một bên.

- Bạch thầy, con để vậy có đúng không?

- Tốt rồi đạo hữu.

Tôi định hỏi lại tại sao cúng ba chén cơm mà không để ba đôi đũa mà lại để bốn chiếc và tại sao không để nằm lại để dựng đứng ở đầu quan tài. Nhưng nghĩ đi nghĩ lại đáng lẽ Phật tử hỏi mình thì mới phải, chứ ai đời Thầy lại đi hỏi Phật tử, như vậy làm sao mà “thống lĩnh đại chúng” cho được.

- Bạch thầy, bây giờ cúng cơm trước hay làm lễ thành phục trước?

Cái gì? Lễ thành phục? Mình có nghe lầm không nhỉ? Tôi liền hỏi lại và anh ta đáp y xì như trước. Thật vậy sao? Lễ thành phục? Tôi ngẫm nghĩ xem nó là cái lễ gì mà nghe lạ tai quá. Trong lúc chờ đợi tìm ra câu giải đáp, tôi quyết định:

- Cúng cơm trước, lễ thành phục sau.

Anh vội vào nhà trong lấy ra một ấm nước trà và đặt lên bàn cạnh ba chiếc ly không. Thấy vậy tôi nói:

- Rót nước vào ly đi đạo hữu.

Anh quay lại nhìn tôi tỏ vẻ ngạc nhiên:

- Thầy không trà châm sơ tuần, nhị tuần, tam tuần à?

Có vụ này nữa sao ta? Bây giờ mình lỡ nói rót nước ra ly rồi thì phải giữ chữ tín, vả lại mình có rành nghi thức cúng cơm đâu mà biết lúc nào là trà châm sơ tuần, nhị tuần... Tôi liền biện bác:

- Rót một lần đầy ly để người chết uống cho đã khát, chứ mỗi lần rót chút chút một phiền mình mà vong phải chờ đợi tội nghiệp! Mình phải đổi mới tư duy chứ đạo hữu!

Anh chàng nhếch môi cười:

- Vậy có nghĩa là mình gắp thức ăn vào chén cơm cúng luôn khỏi phải tiến phạn?

- Đúng đấy đạo hữu.

Trong khi tụng kinh, tôi có cảm tưởng mình là chiếc máy radio, miệng đọc mà để đọc, chứ tâm trí thì đi đàng nào ấy. Ba chữ lễ thành phục cứ ám ảnh tôi mãi cho đến khi tụng sang phần niệm Phật rồi mà vẫn chưa tìm ra nó là lễ gì. Kẹt quá tôi đành phải kéo dài thời gian bằng cách đứng niệm Phật thật lâu. Lát sau cậu thanh niên mới bưng ra một cái mâm có đựng đồ tang và đặt trước bàn vong. Tôi “à” một tiếng vì đã tìm ra đáp số và thấy người mình nhẹ nhõm như vừa trút được gánh nặng. Tôi thì thầm:

- Thì ra là lễ phát tang!

Đến lễ thành phục tôi thấy mình cần phải ứng dụng câu ‘tùy duyên biến hóa” trong thế bí này. Tôi nói:

- Mỗi người thắp một nén nhang khấn ngày tháng năm, tên họ mình nay xin thọ tang mẹ.

Trong lúc họ thì thầm khấn, tôi cũng lâm râm đọc thần chú, tay phải cầm ba cây nhanh vẽ lên đồ tang chữ ÁN to tướng. Sau khi thu nhang cắm vào lư hương, tôi nhắc mọi người lấy đồ tang mặc vào. Lúc ấy Diệu Hạnh thưa:

- Nhờ thầy phát tang cho tụi con.

Tôi lúng túng không biết phân biệt cái nào là của ai. Nhìn lên mâm đồ tang tôi thấy ngoài quần áo, khăn ra còn có một cái mũ bằng rơm được quấn bằng vải mùng trắng bên ngoài, vành tròn và có một đường cong ở giữa đỉnh đầu. Tôi đoán chắc mũ này là của người chị cả nên cầm lấy và trao cho Diệu Hạnh. Cô đưa tay lên định cầm thì cậu thanh niên can:

- Ấy, cái đó là của con trai.

Diệu Hạnh ngước nhìn tôi mỉm cười và cầm mũ trao cho đứa em trai. Mặt tôi hơi đỏ.

Trong lúc ngồi giải lao sau khi hoàn tất công việc, Diệu Hạnh đến bên tôi chắp tay thưa:

- Bạch thầy, hôm di quan mẹ con, nhờ thầy thỉnh giúp hộ con hai vị nữa.

Nghe lời yêu cầu của Diệu Hạnh tôi tán thành ngay.
¯
Tôi và hai thầy nữa đến nhà Diệu Hạnh trước khi động quan nửa giờ. Vừa đến cổng, tôi thấy cậu thanh niên bưng một cái mâm đặt trên chiếc ghế đẩu để trước cửa nhà. Trên mâm có một tấm triệu, một đĩa đựng: Một con tôm, một con cua, một miếng thịt, tất cả đều luộc chín có mầu đo đỏ, ba ly nước không, một ấm trà, một cặp đèn cầy nhỏ, vài cây nhang và một ít giấy vàng bạc. Tôi hỏi:

- Cúng cái gì vậy đạo hữu?

- Bạch thầy, cúng cáo đạo lộ ạ!

Cáo đạo lộ? Tôi nhướng mày nhìn và ngẫm nghĩ cúng cáo đạo lộ là cúng ai cà? Sau vài giây tìm hiểu tôi đoán có lẽ là cầu ông thần đất để ông phù hộ cho xe tang đi đường khỏi bị chết máy ẩu chứ gì! Rõ là người Việt Nam ta rất biết điều và lễ nghĩa đầy đủ quá!

Tới giờ làm lễ di quan, tôi cho mời tất cả tang quyến tề tựu trước quan tài. Lúc này tiếng thầy chủ sám vang lên:

- Tang chủ tựu linh tiền.

Tiếng thầy cất lên trầm bổng ngân nga làm mọi người đang ồn ào bỗng im phăng phắc. Dường như âm thanh của thầy đã lôi cuốn họ về với lời kinh tiếng kệ. Quang cảnh buổi lễ trở nên trang trọng lạ thường. Thầy xướng tiếp:

- Giai quỵ.

Lúc này tôi mới cảm được cái tác dụng của âm thanh. Một bản nhạc dù hay cách mấy mà người hát dở cũng chẳng hấp dẫn được thính giả. Nếu lời kinh là một bản nhạc tuyệt vời mà thầy tụng là ca sĩ giỏi thì chắc chắn sẽ dễ dàng thu phục nhân tâm quay về chính đạo. Tôi say sưa lắng nghe và trân trọng theo dõi nghi lễ cúng tụng của hai thầy. Lúc chấm dứt, thầy chủ sám xướng:

- Tang chủ khởi thân lễ tất tứ bái...

Nghe thầy xướng hay quá, tôi nhớ lại mình hôm qua, sau phần cúng cơm tôi nói gọn lỏn:

- Tang chủ lễ tạ bốn lễ.

Sau đó thầy chủ sám nhắc tôi mời các đạo tỳ vào làm lễ bái quan. Tôi thật thà nói:

- Đã tới giờ động quan, mời quý vị đạo tỳ vào làm lễ bái quan.

Thầy chủ sám nhìn tôi mỉm cười rồi xướng lại, giọng rất trầm hùng:

- Dịch giả tựu linh tiền tác lễ.

Biết mình làm không xong, tôi ghé tai thầy chủ sám nói:

- Nhờ thầy xướng giúp luôn.

Đợi các đạo tỳ làm lễ bái quan xong, thầy xướng tiếp:

- Triệt hạ linh tòa.

Họ nhanh chóng dọn dẹp tất cả những đồ trang trí chung quanh quan tài. Trước khi động quan, thầy chủ sám xướng:

- Thiên cửu tựu dư.

Quan tài được nhấc lên từ từ. Tôi và hai thầy niệm Phật dẫn đường, kế đó là cậu con trai bưng bát nhang, Diệu Hạnh theo sau bưng di ảnh mẹ, tiếp đến là quan tài. Đoàn người chậm chạp chuyển động. Tiếng niệm Phật ngân nga trầm bổng hòa với tiếng khánh nhịp mõ của thầy chủ sám vẫn có sức hấp dẫn tôi phải suy nghĩ về vấn đề nghi lễ cúng tụng của tu sĩ Phật giáo. Làm thế nào trong tinh thần tùy duyên hóa độ người mất này mà vẫn giữ được sự bất biến. Những suy nghĩ ấy đang cùng với đoàn người xa dần khởi điểm ...
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/12/2013(Xem: 35151)
Thiền sư Vĩnh Gia Huyền Giác là con nhà họ Đới ở Châu Ôn . Thuở nhỏ học tập kinh, luận và chuyên ròng về phép Chỉ quán của phái Thiên Thai. Kế, do xem kinh Duy Ma mà tâm địa phát sáng. Tình cờ có học trò của sư Huệ Năng là thầy Huyền Sách hỏi thăm tìm đến. Hai người trò chuyện hăng say.
09/12/2013(Xem: 7227)
Vào khoảng năm 1978, chùa chúng tôi xảy ra một biến cố làm cho tất cả mọi người có thêm kinh nghiệm rùng rợn về tái sinh và nghiệp báo. Nếu biến cố này xảy ra trước 75 thì chắc chắn những tờ nhật báo tha hồ khai thác
07/12/2013(Xem: 21906)
Phật Ngọc, ước nguyện hòa bình thế giới
27/11/2013(Xem: 50008)
"Đức Đạt Lai Lạt Ma, Con Trai Của Tôi" là một tập tự truyện của Mẫu Thân Đức Đạt Lai Lạt Ma. Đây là một tập sách hấp dẫn do Cụ bà Diki Tsering, Mẹ của Đức Đạt Lai Lạt Ma kể lại những chi tiết sinh động trong cuộc đời của mình, từ một phụ nữ nông thôn bình thường, bỗng chốc đã trở thành một người đàn bà có địa vị cao nhất trong xã hội, làm Mẹ của Đức Đạt Lai Lạt Ma, người lãnh đạo quốc gia Tây Tạng.
16/11/2013(Xem: 27477)
Tên tục của tôi là Trai. Dòng họ xuất thân từ Lan Lăng là hậu duệ của vua Lương Võ Đế. Gia tộc cư ngụ tại tỉnh Hồ Nam, huyện Tương Lương. Cha tên Ngọc Đường, mẹ tên Nhan Thị. Năm đầu đời nhà Thanh, cha làm quan tại tỉnh Phú Kiến. Năm mậu tuất và kỷ hợi làm quan tại châu Vĩnh Xuân. Cha mẹ đã ngoài bốn mươi mà chưa có mụn con. Mẹ ra ngoài thành nơi chùa Quán Âm mà cầu tự. Bà thấy nóc chùa bị tàn phá hư hoại, lại thấy cầu Đông Quan nơi thành không ai sửa chữa nên phát nguyện trùng hưng kiến lập lại. Đêm nọ, cả cha lẫn mẹ đều nằm mơ thấy một vị mặc áo xanh, tóc dài, trên đỉnh đầu có tượng Bồ Tát Quán Thế Ấm, cưỡi hổ mà đến, nhảy lên trên giường. Mẹ kinh sợ, giật mình thức dậy, liền thọ thai. Cuối năm đó cha đi nhậm chức tại phủ Nguyên Châu.
10/11/2013(Xem: 43310)
9780975783085, Cách phi trường quốc tế Melbourne 15 phút lái xe, theo Western Ring Road và exit vào Hume High Way, sau đó quẹo trái từ đường Sydney road, đi vào con đường Lynch thân thương, khách hành hương sẽ nhìn thấy một quần thể kiến trúc nổi bật trong vùng cư dân này, đó là Bảo Tháp Tứ Ân và cổ lầu của chánh điện Tu Viện Quảng Đức, tọa lạc tại số 105 Lynch Road, vùng Fawkner
09/11/2013(Xem: 14546)
Chọn cách ẩn tu trong một hang động hẻo lánh trên rặng núi Ky Mã Lạp Sơn, cách biệt với thế giới bên ngoài bởi những rặng núi tuyết phủ, ni sư Tenzin Palmo đã tu luyện tại đây trong suốt 12 năm. Ở đó ni sư đã phải chiến đấu với cái lạnh cắt da cắt thịt, với những thú hoang dã, với sự khan hiếm thực phẩm và tuyết lở.
05/11/2013(Xem: 5698)
Mẹ tôi là hình ảnh lớn nhất, là nhân vật vĩ đại nhất, là người đàn bà số một trong cuộc đời tôi. Ấy chết! Hãy thận trọng nếu là con trai, vì người đàn bà khác bên cạnh sẽ bắt bẻ ngay. Thật ra người con nào cũng có thể viết về mẹ của mình những dòng chữ ấy, chẳng thấy sai một tí nào. Nhất là khi người mẹ của họ đã không còn có mặt trên thế gian này nữa.
26/10/2013(Xem: 62695)
Cuộc đời đức Phật là nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều sử gia, triết gia, học giả, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cổ, nhạc sĩ, họa sĩ, những nhà điêu khắc, nhà viết kịch, phim ảnh, sân khấu… Và hàng ngàn năm nay đã có vô số tác phẩm về cuộc đời đức Phật, hoặc mang tính lịch sử, khoa học hoặc phát xuất từ cảm hứng nghệ thuật, hoặc từ sự tôn kính thuần tín ngưỡng tôn giáo, đủ thể loại, nhiều tầm cỡ, đã có ảnh hưởng sâu xa trong tâm khảm biết bao độc giả, khán giả, khách hành hương chiêm bái và những người yêu thích thưởng ngoạn nghệ thuật.
14/10/2013(Xem: 19259)
Nàng thở ra một hơi thật dài, mặt sáng lên, vui mừng nói: “Bây giờ em mới thực sự hết lo về chuyện cô cán bộ ấy. Nhưng không biết cô ấy và ông thầy kia có thoát được thật không hay là cuối cùng lại bị bắt? Em lo cho họ quá.” “Hy vọng họ thoát, vì từ đó về sau, không nghe cán bộ hay tù nhân trong trại đá động gì tới họ nữa.”
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]