Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Câu chuyện thuở xưa của hai ngài Hàn Sơn và Thập Đắc

05/04/201320:05(Xem: 7564)
Câu chuyện thuở xưa của hai ngài Hàn Sơn và Thập Đắc

Câu chuyện thuở xưa của
Hai Ngài, Hàn-Sơn và Thập-Đắc, Hỏi Đáp với nhau.


HT. Thích Huyền Tôn dịch

Ngài Hàn-Sơn :Trong thế gian mà bị người phỉ báng, khi dễ , nhục mạ, cười chê, khinh khi , chà đạp, ghen ghét , đè bẹp, đố kị ta. Như thế, ta phải xử trị cách nào ?

Ngài Thập-Đắc trả lời :Thản nhiên vì họ mà nhẫn, mà nhường,  mà cung kính, là trọng tự do của họ, mà tránh đi, cuối cùng đừng để ý tới họ nữa. Chờ vài năm sau sẽ gặp họ.

Hàn-Sơn lại hỏi :Họ vẫn giữ quyết liệt như vậy ! Có thể trốn núp được chăng ?

Ngài Thập-Đắc nói :" Tôi đã từng thuộc Bài Kệ của Bồ-Tát Di-Lặc. Bạn lắng nghe ! Tôi vì Bạn mà niệm bài kệ :

Hán ngữ

Việt ngữ

Lão chuyết xuyên nạp áo

Lão mặc chiếc áo nạp.

Đạm phạn phúc trung bảo

Cơm lạt một bụng no,

Bổ phá hảo giá hàn

Áo rách che giá lạnh,

Vạn sự tùy duyên liễu

Muôn việc tự theo duyên.

Hữu nhơn mạ lão chuyết

Có người mắng đuổi lão,

Lão chuyết chỉ thuyết "Hảo"

Chạy ù lão nói "Tốt",

Hữu nhơn đả lão chuyết

Có người ví đánh lão,

Lão chuyết tự thùy đảo

Lão té, ngủ giấc dài.

Thế thóa tại diện thượng

Chê bai khạt trước mặt,

Tùy tha tự càn liễu

Cứ để tự nó khô,

Ngã dã tỉnh lực khí

Ta đầy đủ năng lực,

Tha nhơn vô não phiền

Người khác không não phiền,

Giá dạng Ba-La-Mật

Đó là đến-Bờ-Giác,

Tiện thị diệu trung bảo

Của báu trong nhiệm mầu,

Nhược tri giá tiêu tức

Nếu biết tiêu tức nầy,

Hà sầu đạo bất liễu

Buồn chi đạo lâu mau.

Nhơn nhược tâm bất nhược

Người yếu, tâm không yếu,

Nhơn bần đạo bất bần

Người nghèo, đạo chẳng nghèo,

Nhất tâm yếu tu hành

Một lòng gắng tu hành,

Thường tại đạo trung biện

Thường xử theo trung đạo,

Thế nhơn ái vinh hoa

Người đời chuộng vinh hoa,

Ngã khước bất đãi kiến

Ta bỏ, không chờ nó,

Danh lợi, tổng thị không

Lợi danh đều là không.

Ngã tâm vô yểm túc

Tâm ta không chán, thích

Đôi kim tích như sơn

Vàng khối chất như núi,

Nan mãi vô thường hận

Chẳng đổi được vô-thường.

Tử-Cống, tha năng ngôn

Tử-cống ông ấy nói,

Châu-Công hữu thần toán

Châu-Công giỏi thần toán,

Khổng-Minh đại-trí mưu

Khổng-Minh trí mưu lớn,

Phàn Khoái cứu chủ nan

Phàn-Khoái cứu chủ khó,

Hàn-Tín công lao đại

Hàn-Tín công lao to,

Lâm tử chỉ nhút kiếm

Chỉ một kiếm là chết,

Cổ kim đa thiểu nhơn

Xưa nay bao nhiêu người,

Na cá hoạt kỷ thiên

Mấy ai sống ngàn tuổi,

Giá cá trình anh hùng

Ai đã làm anh hùng,

Giá cá tố hảo hớn

Ai đã làm hảo hớn,

Khán khán lưỡng tẫn bạch

Cứ xem tóc râu trắng,

Niên niên dung nhan biến

Hằng năm dung mạo đổi,

Nhựt nguyệt xuyên thoan chức

Ngày tháng đi như thoi,

Quan âm như tạ tiễn

Sáng tối dường tên bắn,

Bất cửu bịnh lai xăm

Chốc chốc bịnh lại đến,

Đê đầu ám ta thán

Cúi đầu thầm than thở,

Tự tưởng niên thiếu thời

Những tưởng trẻ trung hoài,

Bất bả tu hành biện

Khi khỏe chẳng chịu tu,

Đắt bịnh tưởng hồi đầu

Bịnh rồi quay lai tiếc,

Diêm vương vô chuyển hạn

Diêm vương không đợi chờ,

Tam thốn khí đoạn liễu

Thở ra, không trở lại, !

Nã chỉ na cá biện

Đã cùng đường giải quyết.

Dã bất luận thị phi

Phải quấy cũng hết rồi,

Giả bất bả gia biện

Việc nhà đành buông trôi,

Giả bất tranh nhơn ngã

Chẳng còn đua nhân ngã,

Giả bất tố hảo hớn

Chẳng thèm làm hảo hớn,

Mạ trước giả bất ngôn

Bị mắng vẫn nín thinh,

Vấn trước như á hớn

Ai hỏi, như câm điếc,

Đã trước giả bất lý

Ai đánh cũng mặc kệ,

Suy trước hổn thân chuyển

Thân về chốn minh mông,

Giả bất phạ nhơn tiếu

Sợ chi ai đàm tiếu,

Giả bất tố kiểm diện

Đâu còn cơn mặt đỏ,

Nhi nữ khốc đề đề

Con cái khóc hu hu,

Tái giả bất đắt kiến

Mắt đó, đâu nhìn thấy,

Hiếu cá tranh lợi danh

Những lợi danh giành được,

Tu bả hoang dã bạn

Là bạn với đồng hoang,

Ngã khán thế thượng nhơn

Ta xem người nhân thế,

Đô thị tinh chỉ đạm

Đều như giọt sương rơi,

Khuyến quân tức hồi đầu

Mong ai bừng tỉnh lại,

Đơn bả tu hành cáng

Giử lấy đạo tu hành,

Tố cá đại trượng phu

Xứng đáng bậc trượng phu,

Nhứt đao triệt lưỡng đoạn

Đao tuệ chém lợi danh,

Khiêu xuất hồng hỏa khanh

Vượt khỏi hầm lửa đỏ,

Tố cá thanh lương hớn

Làm con người trong sạch,

Ngộ đắt trường sanh lý

Ngộ lý lẽ chơn thường,

Nhật nguyệt vi lân lữ

Nhật nguyệt là bạn hữu.

Mùa Vu-Lan 2.544. Việt-Lịch 4.879 Canh-Thìn.

(xem bản dịch khác)

---o0o---

Trình bày: Linh Thoại

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/01/2012(Xem: 7711)
Đại lực Độc long dùng mắt quan sát, thấy một người yếu đuối bị chết, một người mạnh khoẻ rồi cũng bị chết. Thấy vậy, Độc long bèn thọ giới một ngày xuất gia...
18/01/2012(Xem: 12882)
Theo truyền thuyết, rồng là loài vật linhthiêng, có thần thông, có khả năng làm mưa, phun ra khói, lửa, thăng, giáng,ẩn, hiện, biến hóa lớn nhỏ một cách tự tại. Kinh điển Phật giáo có nhiều huyềnthoại về Đức Phật liên quan đến rồng, chẳng hạn như: Chín rồng phun nước tắmcho thái tử khi mới đản sinh, Rồng che mưa cho Phật, Phật hàng phục hỏa long,Long vương nghe kinh Thập thiện, Long nữ thành Phật…
18/01/2012(Xem: 6811)
Phật giáo cho rằng, sự vận hành biến hóa của vũ trụ và sự lưu chuyển của sinh mạng, là do nghiệp lực của chúng sinh tạo nên, vì vậy tu là để chuyển nghiệp.
09/01/2012(Xem: 5689)
Thoáng chốc mà đã bamươi sáu năm, như ba sáu ngày nhẹ nhàng trôi trên dòng thời gian vô hình vunvút. Cũng một buổi chiều xuân với bầu trời trong vắt, ánh mặt trời rãi màu vàng lốm đốm trong vườn đào đầy thơ mộng này, và cũng dưới cội đào già này, Đông và Xuân đã gặp nhau…
06/01/2012(Xem: 7672)
Hình ảnh các chú tiểu có mặt trên nhiều quốc gia đã sống lặng lẽ chẳng cần ai nhìn tới. Nhiều chú đã rơi rụng sau những hoàn cảnh khắc nghiệt của thời thế hay của tâm tình riêng; nhiều chú đã thành đạt sau bao nỗ lực phấn đấu cam go trong cửa thiền. Thất bại trong im lặng, thành công cũng trong im lặng. Chẳng cần bút mực nào ca tụng hay thương tiếc mà dòng tiếp nối đẹp đẽ của nhiều thế hệ quét lá đó vẫn chảy mãi, trôi mãi.
24/12/2011(Xem: 5827)
Có câu hỏi như sau: "Trong lễ Hồng Danh Sám Hối, chúng tôi niệm danh hiệu "Nam mô Đấu Chiến Thắng Phật". Theo truyện Tây Du, sau khi cùng với Sư Phụ là thày Huyền Trang sang Tây Trúc thỉnh kinh, ngài Tôn Ngộ Không được phong là Đấu Chiên Thắng Phật. Vậy Đấu Chiến Thắng Phật Tôn Ngộ Không này có phải chính là vị Phật trong kinh Hồng Danh Sám Hối không?" Đây là một câu hỏi rất đặc biệt. Nhân câu hỏi này, chúng ta sẽ có dịp thảo luận về một đề tài gây nhiều hiểu lầm trải dài nhiều thế kỷ và lan rộng tại nhiều vùng địa danh trên thế giới.
13/12/2011(Xem: 10404)
Thầy bảo: “Chuyện vi tiếu nếu nghe mà không thấy thì cứ để vậy rồi một ngày kia sẽ thấy, tự khám phá mới hay chứ giải thích thì còn hứng thú gì.
29/11/2011(Xem: 6451)
Những truyện cổ Phật Giáo tuy giản dị nhưng rất thâm thúy, thường hàm chứa đầy đủ và sâu sắc về đạo đức, giáo dục, luân lý và triết học.
22/11/2011(Xem: 3733)
Một buổi chiều, khi sư Khánh Vân đang dạo bước ngắm hoa ở sân sau thì chợt nghe tiếng người ồn ào đâu phía trước. Chú tiểu Công Sơn từ ngoài đi vào lật đật lại gần sư thưa: - Bạch thầy, không biết ai đã đem một đứa bé trai bỏ trước cửa chùa. Nó đang khóc dữ quá. Cũng có một số thôn dân đang đứng quanh đấy bàn tán xôn xao, xin thầy ra xem thử. - Mô Phật, để đó thầy ra xem sao
17/11/2011(Xem: 4406)
Tôi có ý nghĩ viết thành tập sách này vào đầu năm nay 97, nhân kỷ niệm mười năm tôi được xuất gia học đạo. Mười năm thường là cái mốc thời gian đáng nhớ cho những sự cố gì xảy ra trong một đời người. Sự cố ấy mang ý nghĩa của đổi thay dù sự đổi thay đó mang tính cách thế tục hay xuất thế. Trong đạo thầy đã dạy tôi rằng: "Sau một thời gian tu tập con cần nên cứu xét lấy mình, ngắn thì mỗi năm, dài thì năm năm, mười năm. Sau khoảng một thời gian dài ấy mà con thấy có niềm tin hơn, ý chí hơn trong sự tu tập thì đó là con đã tiến bộ. Giảm niềm tin, thiếu tinh tấn chính là con đã lui sụt. Tu tập mà không tiến bộ tức là thua sút, yếu hèn, phụ bạc công ơn thầy tổ nuôi nấng và sự thọ nhận cúng dường của đàn na thí chủ".
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]