Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 5

14/05/201320:13(Xem: 13722)
Phần 5

Kinh Bách Dụ

Phần 5

Thích Nữ Như Huyền

Nguồn: Thích Nữ Như Huyền

41. Hai con quỷ tranh vặt

Thuở xưa có hai con quỷ lượm được một cái rương, một cây gậy, một đôi guốc, con nào cũng đều cho là riêng mình được, tranh chấp lẫn nhau mãi không thôi.

Bây giờ có người chạy đến thấy thế hỏi chúng nó:

- Ba món nầy hữu dụng như thế nào, mà chúng bây giành nhau như vậy?

Hai con quỷ trả lời:

- Cái rương có thể hiện ra các thức ăn, áo mặc, mùng mền và tất cả tài sản. Cái gậy anh chỉ cầm nơi tay thì tất cả thù địch đều quy phục nơi anh, không dám chống cự. Đôi guốc cây nầy anh mang nó thì có thể đằng vân đến phương xa trong nháy mắt.

Người ấy nghe xong, bảo hai con quỷ:

- Chúng bây đi nơi khác độ vài phúc rồi trở về, ta sẽ phân xử công bình cho.

Hai con quỷ tin lời người kia chạy nơi khác. Người kia vội vã ôm rương, cầm gậy, mang guốc bay lên hư không, rồi từ trên hư không, nói với chúng nó:

- Hiện tại chúng bây đã được sự công bình, vì không còn chi để tranh dành nhau nữa.

Hai con quỷ nghe xong, phi thường khổ não, đều bó tay chịu mất của, không biết làm cách nào nữa được.

** Chuyện nầy tỉ dụ: Sự bố thí cũng như cái rương báu, tất cả tư tài hưởng dụng ở cõi nhân, thiên đều từ trong nhơn lành bố thí mà có. Thiền định ví như cây gậy báu, người tu định có thể hàng phục được oán tặc, phiền não, tham, sân, si. Trì giới tỉ như đôi guốc báu, giới luật thanh tịnh được sanh thiên, hoặc chứng Niết bàn tịch tịnh. Hai con quỷ cũng như các tà ma ngoại đạo, bọn ngoại đạo ở trong ngoại đạo, bọn ngoại đạo ở trong pháp hữu lậu tìm cầu quả báo an vui, chung kết đều không thể toại nguyện. Chỉ có nhất tâm, nhất ý tu các hạnh lành như: bố thí, trì giới, thiền định v.v... Vì chỉ có những hạnh ấy mới có thể thoát ly khổ não chứng đạo Niết Bản an vui.

42. Che da lạc đà

Thuở xưa có người thương gia cùng hai đệ tự đắc con lạc đà ra xứ ngoài tìm kế sanh sống, đem theo một ít hàng lụa quý giá vô song và mùng mền tốt đẹp tột bực; tất cả hàng hóa đều chở trên lưng con lạc đà. Đi được nửa đường con lạc đà chết, người thương gia bèn lột da lạc đà để lại, rồi sữa soạn đi trước, bảo hai người đệ tử ở lại xem chừng. Khi chia tay, y căn dặn hai người đệ tử:

- Chúng con hãy chăm nom chút vật nầy cho kỹ lưỡng, hãy căng da con lạc đà ra đừng để nó ẩm ướt.

Sau khi người thương gia đi rồi, không bao lâu thì trời mưa rất lớn, hai người đệ tử sợ da lạc đà bị ướt, bèn đem hàng lụa quý giá và mùng mền tốt đẹp đậy lên. Nhưng hàng quý giá đem so với giá tiền da lạc đà, đắt hơn gấp trăm ngàn lần ấy đều bị hư mục.

** Chuyện nầy tỉ dụ: Người học Phật pháp, không chịu nghiêm trì tịnh giới, tu định, khai huệ mà chỉ một bề lo tu bồi công đức thí tài như: xây tháp, tạo chùa, cúng thí cho chung tăng v.v... Hành động như thế chỉ là bỏ gốc theo ngọn, không thể thoát ly sanh tử chứng quả Niết bàn.

Vì lẽ đó, Phật tử trước phải lo tinh nghiêm hộ trì giới luật, rồi sau mới tu tài thí và các hạnh lành, như hai người đệ tử của gả thương gia, phải trước lo giữ gìn những hàng hóa quý báu, rồi sau hãy gìn giữ da con lạc đà, như thế mới là hợp lẽ.

43. Mài đá

Thuở xưa có một người mỗi ngày chuyên tâm mài một viên đá lớn, trải qua nhiều năm trở thành viên đá nhỏ, kết quả chỉ có thể đem làm đồ chơi, không dùng được việc gì cả. Người kia làm một việc phí nhiều thì giờ và lao lực mà kết quả không có chi đáng kể.

** Chuyện nầy tỉ dụ: Nhiều người tinh cần lao khổ tu học phải nên chí cầu đạo quả cao siêu, trái lại, chỉ cầu chút danh lợi, chổ dụng công rất nhiều mà thu hoạch rất ít, hoặc giả rủi ro lầm lạc, trở lại tăng thêm tội lỗi không cùng.

44. Ăn bánh

Thuở xưa có một người đương khi đói bụng, đến tiệm bánh mua bánh ăn, ăn một loạt sáu cái mà vẫn không no; mua thêm cái thứ bảy, vừa ăn được nửa cái thì no. Lúc bấy giờ y rất hối hận vừa vả miệng vừa nói rằng:

- Sao ta ngu ngốc không biết cần kiệm thế! Như quả sớm biết chỉ ăn nửa cái sau no, thì nên mua nổi nửa cái bánh sau; mua ăn làm chi sáu cái bánh trước cho hao phí thế?

** Chuyện nầy tỉ dụ: Người tu hành phải cần khổ tu học trải qua nhiều thời gian mới có ngày được quán thông chứng ngộ. Có một ít người không bền chí cần tu, chỉ ước mong mau chứng ngộ, cùng với người ăn báng kia để là hàng quan niệm sai lầm đáng thương.

45. Giữ của

Thuở xưa có một người có việc cần đến phương xa, khi sắp đi, kêu người nô bộc dặn:

- Con ở nhà phải coi chừng cửa nẻo cho cẩn thận và xem lại giây buộc con lừa có chắc chắn không, đừng để nó sút giây chạy mất.

Sau khi người chủ đi rồi, ngày nọ, xóm gần có đờn ca xướng hát rất vui tai. Người nô bộc biết có đám hát vui như thế, trong lòng rộn rực không yên, muốn đi xem hát. Bây giờ bèn gỡ cửa buộc lên dưng lừa, dắt lừa đi xem hát.

Sau khi người nô bộc đi rồi, kẻ trộm vào nhà vơ vét hết đồ đạc, tiền của, không còn một món.

Khi người chủ trở về thấy trong nhà đồ đạc, tiền của bay đi đằng nào sạch trơn, rất lấy làm quái lạ, liền tra gạn người nô bọc rằng:

- Tại sao có việc lạ đời như thế?

Người bô bộc trả lời:

- Ông chủ bảo tôi giữ của, xem chừng giây buộc lừa và con lừa, bây giờ ba món ấy đều còn đủ, không sót một vật nào. Ngoài ra tất cả tôi đều không biết.

Người chủ nghe nói thế tức giận vô cùng, nổi cơn thịnh nộ trách mắng người nô bọc rằng:

- Ngươi là đồ ngu ngốc, bảo ngươi giữ của, chính là vì giữ những tài vật trong nhà, bây giờ tài vật đã mất hết, còn lại những cánh cửa dùng vào việ gì?

** Chuyện nầy tỉ dụ: Đức Như Lai dạy bảo chúng ta phải luôn luôn thâu nhiếp tâm niệm, giữ gìn sáu căn môn, đừng để giặc sáu trần xâm nhập. Có một ít người không chịu nghe lời Phật dạy, trở lại tham cầu danh lợi, mơ tưởng ăn ngon mặc đẹp, của nhiều, giữ chắc con lừa vô minh và sợi dây tham ái, mở rộng cửa lớn sáu căn; kết quả bị bọn trộm cướp sáu trần phiền não xâm nhập; tất cả tài bảo công đức, đạo phẩm đều mất, hằng trôi lăn trong biển sanh tử nghèo cùng.

46. Ăn trộm trâu

Thuở xưa có một người cùng làng, ăn trộm một con trâu, đem giết ăn thịt. Người mất trâu đi tìm đến làng ấy, thấy bọn họ mới hỏi rằng:

- Trâu ta có trong làng người không?

Bọn ăn trộm trâu trả lời:

- Chúng ta không có làng.

Trong làng của các người có một cái ao, các ngươi ở bên bờ ao giết trâu ta ăn thịt phải không?

- Chúng ta không có ao.

- Bên ao có một bụi cây phải không?

- Cũng không có bụi cây.

- Các ngươi ăn trộm trâu ở phía đông phải không?

- Không có phía đông.

- Các ngươi ăn trộm trâu vào lúc chính ngọ phải không?

- Không có chính ngọ.

- Cứ theo lời ngươi nói: Không có làng, không có ao, không có cây, thoi cho được đi. Không lẻ trong vủ trụ không có phương đông, không có chính ngọ? Do đấy ta biết chắc lời các ngươi đều là gian dối không thể tin. Trâu của ta nhất định là các ngươi bắt trộm ăn thịt rồi, không còn chối cải gì nữa.

Bọn dân làng ấy không còn đường chối cải đành phải cúi đầu nhận tội ăn trộm trâu.

** Chuyện nầy tỉ dụ: Người tu hành theo pháp của Phật mà đi phá giới phạm trai, thường thường che giấu tội ác, không chịu phát lổi sám hối, cải dữ làm lành, trở lại luôn luôn mượn đủ lý lẻ, bào chữa thuyết của mình, nhưng kết quả không thể nào che dấu nổi tội ác dã tạo phải chịu đủ khổ não đau buồn. Chỉ có những ai mạnh mẽ thừa nhận tội lỗi của mình đã trót tạo, khẩn thiết phát lời sám hối tội khiên, mới có thể bước lên đường giải thoát của chủ Phật.

47. Giả tiếng oan ương

Thuở xưa có một quốc gia đến ngày lễ khánh tiết các hàng phụ nữ dùng thứ hoa quý đẹp tên là ưu-bát-la giắt trên đầu, làm món đồ trang điểm tuyệt diệu.

Bây giớ có một người đàn ông nghèo thương vợ vô cùng; ngày lễ khánh tiết gần đến, các phụ nữ đều đã dự bị thứ hoa đẹp ấy để trang điểm, còn vợ y không có. Chị vợ biết chắc chắn mười phần mất thể diện, than với chồng rằng:

- Anh làm thế nào có hoa ưu-bát cho em trang điểm, em mới mãi mãi làm vợ anh, nếu không em xin ly dị.

Anh chồng nghe thế hoảng hốt lo sợ vô cùng, nhưng anh có tài giả tiếng chim oan uông, giống như hệt. Bây giờ mới nghĩ rằng: "Trong ao vua có rất nhiều hoa ưu-bát, ta tìm cách ăn trộm một ít cánh giả sử rủi ro người giữ ao biết được thì ta giả kêu tiếng chim oan ương.

Nghĩ thế rồi anh ta đi đến ao vua trộm hoa. Đương khi thò tay bẻ, làm mặt nước trao động rung rinh, người giữ ao hay được hỏi rằng:

- Ai trong ao đó?

Anh ta kinh hoảng bối rối quên giả kêu tiếng chim oan ương, bèn vụt miệng nói:

- Ta là chim oan ương,

Người giữ ao nghe tiếng biết tiếng người bèn đến ao bắt anh giải đến vua trị tội.

Trong khi đi đường anh ta giả kêu tiếng oan-ương giọng in không khác một tí. Người giữ ao cười nhạt nói rằng:

- Hồi nảy không giả kêu, bây giờ mới giả kêu chẳng là vô ích?

** Chuyện nầy tỉ dụ: Phàm muốn làm việc chi phải làm ngay cho kịp thời, không nên chuyện đang làm ngày nay mà cứ dần dà để đến ngày mai ngày mót; đến khi thời cơ thuận tiện qua rồi, hối hả làm cũng không kịp. Có một số ít người trọn đời làm ác, không bao giờ biết tự xét lại mình, đến khi sắp chết mới tỉnh ngộ ăn năn làm lành , lánh dữ, nhưng than ôi, có kịp đâu nào! Đành phải tùy thời nghiệp ác báo.

48. Chó và cây

Thuở xưa có một con chó ngủ dưới gốc cây, thình lình có một trận gió thổi đến, cành cây gãy rớt trên lưng. Nó hoảng kinh chạy lại một chỗ trống dừng lại nghĩ, mắt vẫn nhắm, không thấy nhánh cây do đây gẫy đập vào lưng, cũng không trở lại xem bụi cây nọ. Đến chiều nó vẫn còn ở tại đó nghỉ ngơi. Nhưng một lúc, sau nó mỡ mắt ra ngó tứ phía, thấy xa xa có một trận gió thổi qua các hàng cây, làm cho nhánh lá không ngưng chuyển động. Nó tự nói một mình: "Cây gọi ta trở về chỗ củ".

Thế rồi nó bon bon chại về dưới gốc cây xưa.

** Chuyện nầy tỉ dụ: Người tu học Phật pháp, chí nguyện phải kiên quyết không dời đổi, không nên vì sư trưởng la rầy quở trách, liền muốn bỏ đi. Trong thời gian lìa thầy cách bạn gặp nhiều nghịch cảnh khổ tâm, rồi ăn năn muốn trở về thân cận với sư trưởng.

Đi đi lại lại luống phí thời gian, thật là hành động sai lầm đáng thương xót.

49. Vị tiên lầm lộn

Thuở xưa có hai đứa nhỏ chơi tại bờ sông, chúng nó vớt được một sợi lông trên mặt nước. Bây giờ chúng nó mới tranh luận: Một đứa nói râu của Tiên, một đứa nói lông cọp, mỗi đứa đều có lý lẽ của mình là đúng hơn, mỗi đứa đều có do xác đáng, không đứa nào chịu nhường.

Bây giờ có một vị tiên từ bờ sông đi lại, chúng nó bèn đến thỉnh cầu phán đoán dùm. Vị tiên không trả lời ngay câu hỏi của chúng, mà thò tay trong đãy mình lấy ra một nắm hột vừng và gạo, bỏ vào miệng nhai ngấu một hồi, nhổ ra trên bàn tay trắng nõn, đưa cho chúng nó xem và nói:

- Nầy các em, vật gì trong tay ta thật giống phân con chim sẽ.

Hai đứa nó chẳng hiểu gì.

Vị tiên đáp không đúng lời chúng nó hỏi.

** Chuyện nầy tỉ dụ: Có người thuyết pháp ưa nói lý suông, viễn vong mơ hồ không rõ rệt, còn chánh lý thì không chịu thuyết trình, đối với người đã không lợi ích, mà tự mình chỉ luống nhọc tinh thần. Tình trạng tổn mình hại người ấy cùng với vị tiên đáp không trúng đề, đều là chuyện đáng chê cười cả.

50. Sửa lưng gù

Thuở xưa có một ngùi lưng gù, mời lương y điều trị. Lương y bèn dùng một ít sữa thoa trên lưng, rồi đè người kia ở giữa hai tấm ván, để nằm trên thềm nhà như người thương. Người ấy đau đớn không thể tưởng tượng và hai tròng con mắt đều lọt ra ngoài, rốt cuộc lưng gù vẫn không trị được.

** Chuyện nầy tỉ dụ: Có người muốn tu phước lành, làm việc bố thí, lại dùng những thủ đoạn phi pháp gian tham, tranh đoạt một cách khéo léo, tranh thủ tiền tài không chính đáng, đem ra thọ dùng: Xây tháp, cất chùa, bố thí, cúng Tăng và lên tượng Phật. Kẻ ấy cũng như vị lương y đem hai tấm ván ép lưng gù, mong chữa trị cho ngay thẳng và làm thế cũng chỉ tạo thêm nghiệp ác trầm luân, tăng gia khổ não, không thể viên thành công đức bố thí phần nào.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4021)
Có một dòng sông rất đẹp chảy qua núi đồi và đồng cỏ xanh tươị Dòng sông ca hát nhảy nhót tung tăng từ trên núi xuống đồng bằng. Xuống đồng bằng, dòng sông chảy chậm lại, mặt nước trong xanh êm mát.
10/04/2013(Xem: 4819)
Thuở ấy khi vừa bước vào Thiên Đường, Bích Thảo đến đứng trước một cây kỳ lạ, cây vừa là đàn ông vừa là đàn bà. Bích Thảo cúi chào cây một cách kính cẩn và hỏi : "Chào cây, cây có phải là cây của sự sống không?" Nhưng khi có con rắn muốn thay cây trả lời cho chàng thì Bích Thảo quay lưng bỏ đi.
10/04/2013(Xem: 4374)
Làng Mã Châu của tôi là một ngôi làng nổi tiếng về nghề nuôi tằm, ươm tơ và dệt lụa. Những ngày còn nhỏ, tôi thích đứng xem người lớn nuôi tằm. Nhìn những con tằm nhỏ li ti, bám vào những chiếc lá dâu xanh, nhả những sợi tơ trắng mong manh, cho đến khi trở thành những con nhộng cuộn tròn trong cái kén. Qua đó, tôi cảm nhận sự kỳ diệu của một quá trình sinh diệt không cùng của vạn vật.
10/04/2013(Xem: 15700)
Quý vị đang cầm trên tay quyển "Đại Đường Tây Vức Ký" được chuyển dịch từ chữ Hán sang tiếng Việt là do kết quả của sự miệt mài dịch thuật của chúng tôi từ ngày 24 tháng 10 năm 2003 đến ngày 10 tháng 12 năm 2003 tại Tu Viện Đa Bảo, Úc Đại Lợi nhân mùa nhập thất lần đầu tại đây.
10/04/2013(Xem: 2962)
Đúng vào hôm tôi vừa ở Phật Học Đường Báo Quốc về thì Vĩnh đến thăm. Anh đến mang cho tôi một chồng sách Phật viết bằng tiếng Pháp mà anh mới gởi mua ở tận xứ xa. Anh cũng không quên mang tặng chú Tâm Mãn một cuốn tự điển Pháp Việt mới xuất bản, bởi vì anh biết chú Mãn đang cần cuốn này để học thêm Pháp văn.
10/04/2013(Xem: 14552)
Tập truyện Phật giáo này, gồm trên 70 câu truyện, rút từ các kinh, luật và luận, hoặc những chuyện mắt thấy tai nghe, có liên quan đến Phật giáo, cũng đem vào. Tập truyện này viết theo ký ức, nên không nhớ nhân danh, địa danh và thời gian. Mong chự vị độc giả thông cảm cho.
10/04/2013(Xem: 16459)
Tác phẩm “ Life and Teaching of the Masters of the Far East » (1935) ”, hồi ký của Dr. Blair T. Spalding (1857 – 1953) Một phần của hồi ký đã được Nguyên Phong chuyển ngữ với tựa đề “Hành Trình Về Phương Đông”
10/04/2013(Xem: 12987)
Ngôi chùa Sắc Tứ Hưng Phước Tự nằm trên một triền đồi thoai thoải, mặt chùa quay ra hướng đông nam hướng về phía biển đông. Lưng chùa tựa sát vào vách núi. Chung quanh là những điện đường ngang dọc, xây theo lối cổ tự ngày xưa. Đây là một chùa bề thế được bao đời chúa Nguyễn sắc phong cho các vị trụ trì tiền nhiệm tại đó. Nên trong lòng ai cũng cung kính nể vì. Lý do là chùa xây dựng rất đúng với thuật phong thuỷ.
10/04/2013(Xem: 4279)
Trong mùa xuân của thời thơ dại Anselm thường thơ thẩn chạy khắp khu vườn xanh lá cây. Cậu bé yêu đặc biệt một loài hoa trong các hoa của mẹ : Hoa Huệ Kiếm
10/04/2013(Xem: 12129)
Ngay từ khi tôi còn thơ ấu, Ba vẫn thường kể câu chuyện về Kim Các Tự cho tôi nghe. Tôi ra đời trên một mũi biển hiu quạnh nhô ra ra biển Nhật Bản ở phía đông bắc Maizuru. Tuy nhiên, nguyên quán của Ba không ở đây mà ở Shiraku, miền ngoại ô phía đông thành phố Maizuru. Ba được thúc đẩy gia nhập giáo hội và trở nên tu sĩ trụ trì một ngôi chùa tên một mỏm đất xa xôi. Ba lập gia đình ở nơi này và sinh ra một đứa con trai, ấy chính là tôi vậy.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]