Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 2 : Hoàng Hôn Quyền Lực

14/05/201316:12(Xem: 10953)
Phần 2 : Hoàng Hôn Quyền Lực
chung_toi_co_mat

Chúng Tôi Có Mặt


Phần 2




6. Hoàng Hôn Quyền Lực

Cọp già lẽ những bước chân chậm. Cái chân sau bên mặt, năm xưa bị bẫy kẹp – hú vía, thoát chết kỳ đó. – về chữa trị mãi không lành. Khi đi phải kéo lết. Cái xương vai năm xưa nhảy qua hố hụt chân té nhào, bị gãy, nhờ rịt thuốc đã liền, nhưng mỗi khi trở trời như hôm nay thì nó hành nhức. Có mấy cái móng chân khô, nứt, trổ qua màu trắng đục, không còn trong suốt như mấy năm xưa.
Cọp già dùng chân trước nắn bóp những bắp thịt ở đùi. Bắp thịt rắn chắc của những năm xưa đã tiêu tán đâu mất hết, bây giờ mềm nhẽo. Năm xưa... mấy năm xưa... những năm xưa..." cái điệp khúc buồn bã nghe thật hiu hắt. Cọp Già cảm thấy nỗi buồn trĩu nặng của tháng năm. Ðến bổ ai mà năm tháng cũng không bỏ quên dìm mình, cũng đổi màu nhán nữa, cả hai màu đều lợt lạt, mờ nhòa, xâm lấn vào nhau, nhường nhịn lẫn nhau, tạo thành một thú áo cọp không - còn - là cọp - bao - nhiêu.
Thằng Cọp Út vì cở cạnh cha lâu hơn hai đứa anh của nó nên cũng thương cha nhiều hơn. Một hôm nghe cha rượt một con hươu cái có chửa mà rượt không kịp để nó chạy sổng mất. Cọp Út ưu tư. Tiếp tới nghe cha nằm ngủ mà đái dầm, Cọp Út buồn rầu kết luận: Cha đã già rồi! Cho cha nghỉ, khỏ đi kiếm mồi.
Những ngày thong dong đầu tiên trong đời! Lần đầu tiên Cọp Già thong thả nhìn mặt trời, mặt trăng di chuyển nhẹ nhàng, nhìn lá cây lao xao khác nhau như thế nào giữa trưa màu vàng và giữa đêm trăng màu xanh lợt. Khỏi có lật đật, hồi hộp, vội vàng. Khỏi có trù hoạch, tính toán. Nhưng ở không mãi đâm nhàm, đâm buồn. Cọp Già bỗng một hôm cảm thấy một nhu cầu mà trước nay không hề biết. Bạn. Phải chi có một người bạn, không đẹp thì xấu, không khôn thì ngu, không sang thì hèn, không Cọp thì Beo, Heo Rừng... thậm chí chó Sói, Chồn Hôi cũng được.
Thằng Cọp Út thì đi săn mồi cả ngày, lúc về hang mệt lừ, chỉ lo kiếm chỗ nằm khoanh mà ngủ. Chỉ kịp hất về phía cha một khúc đùi Nai, một bộ lông Hoẵng hay nhiều khi chỉ một xác Bìm bịp đã bắt đầu ươn. Rồi nói gọn:
- Bữa nay chỉ có bấy nhiêu đó.
Hoặc:
- Ăn đỡ thịt Bìm bịp. Không được tươi lắm.
Nói trổng trổng như đó mất dạy "Uở, mà từ hồi cha sinh mẹ đẻ có ai dạy cách nói lễ phép cho Cọp Út đâu? Chỉ có mẹ dạy cách nhảy chụp mồi và cha dạy cách cẩu thả, ở dơ".
Mỗi lần nhận thức ăn, Cọp Gìa đều vội vàng lí nhí:
- Tốt rồi! Vậy là tốt rồi! Cái xác Bìm bịp, - à quên, xin lỗi, con Bìm Bịp cũng hơi nặng mùi, - chỉ hơi hơi thôi, - nhưng được cái nó mềm. Thời buổi bây giờ...
Câu nói quen tai được bỏ lửng. Trước đây năm trăm năm đã có "Thời buổi bây giờ", sau đây tám trăm năm cũng sẽ có "Thời buổi bây giờ". Khi động vật còn phải tự an ủi mình thì còn "Thời buổi bây giờ".
Quả thật Cọp Già đang cần bạn. Lũ Người cần bạn vào mọi lứ tuổi: thuở nhỏ, khi thành niên, khi già. Không chỉ cần bạn để nhờ giúp đỡ mà còn đẻ rủ nhau giết thì giờ. Bạn đánh chắn, bạn nhậu. Cọp Già phải đợi đén tuổi già mới nghĩ đến tìm bạn. Ðã chậm lắm.
Kia kia có một con Hươu đang đứng say mê gặp những lộc non trên một cành duối. Cọp Già kêu:
- Ê! Hươu!
Hươu ngơ ngác tìm coi ai kêu mình.
- Lại đây! Tao kêu mày chớ ai.
Nhìn về hướng có tiếng kêu, thấy Cọp, Hươu phóng một cái, bay mình qua bụi duối rồi cứ thế mà sải. Thấy điệu bộ hốt hoảng của Hươu, Cọp Già bật cười.
Vừa lúc đó có một con Chồn Mướp xăm xăm chạy tới. Vì mải mê rình mò một con Gà rừng, lúc thì chạy rượt theo, lúc thì cúi mình xuống núp. Chồn Mướp giật mình khi nghe tiếng Cọp Già:
- Ê! Ðứng lại!
Chồn Mướp hồn siêu phách lạ.
- Tao đang buồn. Mày lại ngồi đây chơi với tao.
- Dạ.
- Tao không ăn thịt đâu. Ðừng sợ. Bây giờ tao già rồi, ăn uống chẳng bao nhiêu, có thằng con Út cung cấp đủ.
- Dạ
- Tao chỉ buồn, muốn có bạn để nói chuyện. Mày hay dòm ngó rình mò, đầu trên xóm dưới, mày biết được nhiều chuyện hay. Kể cho tao nghe chơi, chuyện tào lao, chuyện vòng vo tam quốc, chuyện... chuyện gì cũng được.
- Dạ... dạ... dạ...
Ðợi hoài mà chỉ nghe Chồn Mướp "Dạ", Cọp Già quay nhìn. Chồn Mướp hoảng quá run lên bần bật như người đang sốt rét. Cọp Già gắng hết sức mới nín cười được.
- Tao đã nói rồi mà. Bây giờ tao hiền lắm. Ðút cái cẳng vô miệng tao, tao cũng không cắn.
- Dạ ...
- Dạ hoài. Mày hãy trả lời đi. Mày có tin lời tao không?
- Dạ có.
- Mày có tin rằng khi trẻ dù hung dữ bao nhiêu, lúc già người ta cũng trở nên hiền. Tin không?
- Dạ không. Á... á... Dạ có.
Cọp Già lườm cho một cái.
- Tao buồn lắm. Tạo cô đơn. Tao nằm một mình cả ngày. Tao muốn có ai cùng ngồi chơi với tao, nằm chơi với tao (nghe "nằm chơi với bao" Chồn Mướp thót ruột) nói chuyện trên trời dưới đất. Mày tin bụng thiệt của tao chớ?
- Dạ tin.
- Vậy thì mày nói chuyện đi. À quên, tạo nhờ mày hễ gặp ại, bất kể thượng cầm hạ thú, thì mày nhắn dùm rằng tao bây giờ tu rồi, tao thương hết mọi loài, tao đang cô đơn, ai tới chơi tao giờ nào cũng được, nói chuyện với tao chuyện gì cũng được.
- Dạ.
- Thôi, bây giờ nói chuyện đi.
- Dạ.
- Dạ nữa!
- Dạ... dạ... Ông cho con ra kia con ngó chừng con Gà rừng coi còn đó không. Nếu còn, con chụp lẹ trong vòng năm phút. Rồi con vô hầu chuyện ông. Cọp Già gật gừ:
- Thằng nhỏ này coi vậy mà lanh lợi. Biết lợi dụng thời cơ, biết quí trọng thời giờ. Ờ, ra chụp lẹ đi, rồi vô.
Chồn Mướp khúm núm vái chào, rón rén ra đi. Rồi: chồn lên nhìn, thụp xuống rình, bò tới nhìn, thụt lui rình... cho tới khi thấy đủ an toàn liền phóng đuôi chạy tuốt.
Cọp Già thất vọng. Muốn tìm cho được một người bạn không phải dễ. Hồi trẻ mình hung bạo, gieo rắc tai họa, loài nào cũng sợ nơm nớp. Bây giờ...
Vừa lững thững bước tới gần cái vũng nước, Cọp Già thấy Heo rừng đang cạ lưng vào một tảng đá gãi lưng. Thấy Cọp, Heo rừng vẫn cứ bình tĩnh đứng gãi. Mãi sau mới nói:
- Ông ngạc nhiên thấy tôi không ba chân bốn cẳng chạy trốn ông như nhiều lần trước? Bởi tôi biết rồi, ông không làm gì được tôi nữa rồi. Hôm nay, chân ông yếu mà run, không còn bấu được nữa. Răng ông rụng và sắp rụng hết, không còn nhai xương rau ráu như ngày xưa nữa. Ðến gân và thịt cứng ông cũng chịu thua. Mà thịt tôi bây giờ thì cứng lắm. Tôi cũng già rồi mà. Ðây, ngó đây, hai cái răng nanh của tôi cũng rụng rồi.
Cọp gừ gừ:
- Mình không định đi kiếm ông để ăn thịt. Những mối bất hòa, kình địch khi xưa, xóa hết. Mình muốn kiếm ông kết làm bạn già, mai chiều hàn huyên trò chuyện.
Heo Rừng lắc đầu:
- Ðâu có dễ? Tôi không ưa ông. Bản chất tôi khác ông. Tôi thiệt thà cục mịch, đáng húc thì húc, đáng chạy thì chạy, minh bạch. Còn ông: bộ mặt đạo đức giả, ngó qua nhìn lại chậm rãi dịu dàng, chân bước nhẹ nhàng, lưng vờn uyển chuyển như một nghệ sĩ chỉ nghĩ đến điều thiện. Nhưng thoắt một cái ông nhảy tới, nhe nanh giơ vuốt, hồng hộc thở, tới tấp chụp cấu, cắn. Rồi sau đó, khi con mồi nằm xoải thoi thẹp ông lại chận rãi dịu dàng, nhẹ nhàng uyển chuyển. Thôi, ông đi đi. Tôi gãi đã ngứa rồi, tôi cũng đi đây.
Heo rừng lùi lũi bước.
Còn lại một mình, Cọp Già suy nghĩ về những ngày xưng hùng xưng bá, làm chúa sơn lâm. Giờ đây, đứa nào tướng mình còn phong độ như xưa thì nó sợ ra mặt, đứa nào biết mình đã tàn tạ thì nó khinh ra mặt. Sợ hay khinh đều không phải là tình cảm tạo nên bạn bè.
Buồn tình, Cọp Già lấy chân cào cào mặt đất. Lòi ra một con Trùn.
- Ai đó? Làm cái gì mà rộng vậy?
- Tao. Cọp đây.
- Tướng ai. Cọp thì cọp, kệ thây mày.
- Sao lại "thì"? Sao lại "kệ"? Tao, chúa sơn lâm...
Trùn ngắt lời:
- Có nghe nói. Mày là Cọp thì tao là Rồng. Thua chi. Sách Nho đặt tên tao là Thổ Long, nghĩa là con Rồng đất.
Cọp Già cười ha hả:
- Mày nói chuyện có duyên. Tao thích lắm. Tao muốn mày là bạn của tao. Tiếc rằng thân mày quá nhỏ còn tao thì quá lớn. Mày sẽ sợ hãi mỗi khi nhìn tao.
Ðến lượt Trùn cười:
- Khỏi lo. Mày muốn to gấp mấy cũng được. Tao đui. Trời không cho tao con mắt, tao đâu có thấy?
- Rõ ràng là mày thông minh. Tao chắc ai cũng ái mộ mày.
- Ðúng mày là một thằng dốt. Sách nói "ngu si hướng thái bình".
- Mày mới chê tao ngu, vậy mà tao có hưởng được thái bình đâu?
- Thì lại có cuốn sách khác nói khác. Nói ngược lại. Tư duy mà, muốn nghĩ sao thì nghĩ, tự do. Ðâu phải là khoa học mà cần chính xác.
- Mày nhỏ làm làu thông kinh sách.
- Nhờ tao đui. Không ngồi nhẩm thuộc những câu sách thì biết làm gì?
- Với tại mày yếu. Mạnh như tao thì tội gì ngồi nhẩm học?
Trùn nghe lời tự thú, lấy làm thú vị, nằm cười, cong bụng lại mà cười.
- Nói được câu vừa rồi, mày đâu có đến nỗi ngu lắm?
Nhìn cái dáng điệu nằm cười của Trùn, quặt quẹo, nhớp nháp, èo uột và nghĩ đến giọng kênh kiệu của nó, Cọp Già cảm thấy bị chạm tự ái. Phải nhắc khéo cho nó nhớ thân phận của nó.
- Nhiều chữ nghĩa mà ốm yếu, gặp thằng mạnh nó giậm một cái là nát thây.
- Thì nát. Tao có sá đâu. Ðang nằm lơ mơ, lưỡi xuống của thằng đào mồi câu cá, lưỡi cuốc của lão lực điền cắt đứt làm hai. Vậy mà mày có nghe tao kêu khóc bao giờ không? Có nghe tao reo hò ầm ỉ khi gặp may, khi thành công bao giờ không. Tuyệt nhiên không. Tao bình thản. Không như mày gầm thét dương oai rồi sau đó rên rỉ than khổ.
Ðúng là mình thua cái con đui – Cọp Già âm thầm nghĩ. Nó hỗn đó, nó nghênh ngang đó, nhưng nó nói chuyện có ý vị. Nếu được nó làm bạn thì...
Có tiếng của Trùn:
- Thôi mày về đi kẻo vợ mày trông.
- Vợ tao chết lâu rồi.
- À há. Hèn gì mày la cà. Nhưng cũng về đi. Tao nghỉ.
- Bữa sau hẹn gặp lại, nghe?
Trùn lắc đầu:
- Hẹn làm gì? Thiên tải nhất thì, mây ngàn hạc nội...
- Nhưng không hẹn nơi gặp, không hẹn giờ gặp, lỡ tao có thể vụng về giậm nát mày dưới chân mà không hay.
Trùn cười nhạt:
- Thì cũng được thôi. Tao đã nói, tao không bao giờ biết rên la và gầm thét như mày mà.

--o0o--


7. Khó Xóa Một Ðịnh Kiến (^)

Thoáng thấy từ xa bầy ruồi đang tụ họp yến ẩm dưới gốc một cây khế um tùm, Lằn Xanh vo ve bay vút tới, đảo lượn một vòng rồi hạ cánh đậu xuống. Nhanh như một mũi tên. Chính xác như một chiếc hỏa tiễn. Ðẹp như một điệu vũ.
Mấy con ruồi đậu ở vòng ngoài vội vàng nhích ra xa, chừa chỗ cho Lằn Xanh. Nhưng Lằn Xanh lãnh đạm đứng nhìn, không xốc tới như mọi khi. Bữa tiệc hôm nay là một xác chuột đã sình, lớp mỡ vàng nhầy nhụa trông thật mê. Lằn Xanh đã thưởng thức thịt chuột nhiều quá rồi, ngấy đến tận cổ rồi. Mấy ngày gần đây thuốc bả chuột, chuột chết lỉnh nghỉnh, đi đâu cũng bay mùi chuột chết.
Lằn Xanh cất cánh bay vút đi nơi khác. À kìa! Có mấy cô Bọ Hóng xinh xinh đang xúm quanh, một nửa trái ổi úng. Tội nghiệp chưa! Ổi úng không phải là thực đơn trên bàn ăn của một vị Lằn Xanh khỏe mạnh và đẹp trai như mình. Nhưng kệ, ghé xuống chơi.
Vừa thấy Lằn Xanh đáp xuống, mấy cô Bọ Hóng líu ríu bò dồn về một phía.
- Các em cứ đứng ăn tự nhiên – Lằn Xanh nói – Anh đã điểm tâm ở nhà rồi.
Vừa nói vừa sấn tới và các cô Bọ Hóng lại vội vã đi dạt ra xa hơn.
- Các em ăn chay hoa quả quanh năm thành em nào cũng gầy...
Vừa nói vừa cười nham nhở, vừa bò lết tới nữa. Mấy cô Bọ Hóng nhăn mặt. Họ lén đưa mắt cho nhau, rồi một cô có vẻ lớn tuổi hơn hết lạnh nhạt trả lời:
- Không đâu ạ. Thỉnh thoảng chúng em cũng gặp được bữa thịt cá. Nhưng thôi mời anh ngồi xơi, bọn em đi đây.
Vừa dứt lời, cả bọn cất cánh bay vù.
Lằn Xanh ngạc nhiên, định giữ lại nhưng bọn họ đã bay mất.
- Thật là một lũ nhút nhát. Tưởng mình thèm ổi, chúng nó vội nhường.
Buồn tình, Lằn Xanh cũng bay luôn.
Ở kề vại nước có hai con Thằn Lằn đang ì ạch khiêng một viên kẹo. À, được đây. Lúc này mình chưa kịp tráng miệng. Thích chí. Lằn Xanh vo ve một tràng tiếng hùng dũng, bay lướt qua, quay đầu lại, đậu xuống.
- Cho mình thưởng thức kẹo với, - Lằn Xanh mở lời.
Một con Thằn Lằn ậm ừ:
- Ờ... mà... nhưng...
Lằn Xanh bò sán lại gần:
- Kẹo dừa đây mà. Ngọt mà béo.
- Ờ... ờ...
Vừa trả lời lúng búng vừa đưa ngón chân che mũi.
- Lượm ở đâu được, giỏi đó. Hôm qua mình hạ cánh nhằm thùng đường của bà Thu. Trời ơi mật chua nó trào ra, mình tha hồ... Này Thằn Lằn, chú...
Vừa nói, vừa quay lại! Nhưng kìa, Thằn Lằn đã bỏ đi đâu mất. Chỉ có viên kẹo còn lại. Ðã dễ giận chưa! Ðồ thô lỗ kém xã giao. Giã từ mà không biết nói một lời chào.
Cơn giận ùn ùn tới, Lằn Xanh ngứa ngáy tay chân, muốn đập, muốn đạp, muốn phá. Vừa lúc đó vợ chồng Kiến đen đang lễ mễ khiêng một hột đậu bỏ đi cạnh. Thoáng nghe mù ngọt. Chắc là hột đậu đã được nấu thành chè. Ðang cơn giận, Lằn Xanh vù tới:
- Chờ đi đâu đó? – Lằn Xanh hỏi.
Kiến đen lửng lơ đáp:
- Ði đâu kệ mình.
- Nói vậy mà nghe được hả?
- Chớ nói sao mới nghe được?
- Tao phải dạy...
Bất ngờ Kiến đen vợ nhảy mũi "ách chùm" một tiếng to khiến Lằn Xanh giật mình, Kiến đen vợ lén khoèo chân chồng vừa nhảy mũi liên tiếp:
- Thôi ta... ách chùm... đi kiếm cái hột đậu... ách chùm... khác.
Lằn Xanh đắc thắng ngồi nếm hột đâu. Mặt nghênh ngang nhìn trước ngó sau. Thấy nơi miệng hang gần đó có một cụ Cóc đang ngồi chong mắt nhìn ra. Lằn Xanh hất hàm hỏi:
- Có muốn ăn đậu đỏ không?
- Cám ơn – Cóc nặng nhọc trả lời – Mình đang đau bụng. Cữ ngọt.
- Yếu lắm hả?
- Cũng tàm tạm. Ðâu có được khỏe như cậu.
- Hẳn nhiên là như vậy. Coi đây, tôi mập ú thấy không?
- Thấy.
- Mà còn đẹp trai nữa. Mình tôi bóng nhảy, đen nhánh.
- Có vậy.
- Ðứa nào cũng sợ, thấy mặt là rón rén rút lui. Ðang ăn mà thấy tôi tới là khúm núm nhường gấp.
- Hả?
- Nói vậy mà chưa hiểu à? Con gì mặc kệ, bất kể là kiến, là thằn lằn, đang ăn mà nhác thấy tới tôi là vội vã nhường bữa ăn, không dám ho he.
Cóc gật đầu. Một lát sau, khề khà nói:
- Mình thì không nghĩ vậy. Có lẽ tại cậu bắng nhắng ồn ào, tụi nó không ưa. Cái miệng cứ vo ve nhặng xị. Lại thêm chân cẳng cậu dơ dáy. Chớ không phải chúng nó sợ cái oai của cậu đâu.
Bị xúc phạm, chạm tự ái, Lằn Xanh muốn vù tới bổ vào đầu Cóc một phát cho đã giận. Nhưng nhìn Cóc ngồi sù sì gồ ghề như một cục đá. Lằn Xanh xuốt giận. Vừa lặng im suy nghĩ.
Chưa hề có ai n ói với mình một điều tương tự. Lão Cóc vốn có tiếng là trầm ngâm ít nói, vậy thì mỗi điều lão nói đều đã cân nhắc cẩn thận, đều có thể tin được. "Vo ve" đúng là bản chất của mình, bấy lâu nay mình cứ tưởng là hay. Còn chuyện chân cẳng dơ bẩn thì, xét cho cùng, cũng ... đúng. Mà lạ, sao không hề nghe ai chê mình từ trước tới nay? Tụi bạn bè quen biết chó má thiệt. Thấy cái dở của mình mà cứ ngậm miệng, đố có đứa nào nói cho mình biết.
Thầy Lằn Xanh im lặng. Giọng Cóc thận trọng cân nhắc:
- Nói ra thì sợ cậu em giận. Nhưng nghĩ coi, tôi với cậu em không có xung đột quyền lợi, không có cạnh tranh hơn thua, vậy điều tôi nói không có tà ý, không có hậu ý.
Lằn Xanh nhận thấy đúng. Nên lễ độ:
- Xin cảm ơn. Tôi thấy có lỗi.
- Ðã thấy thì sửa.
- Bây giờ phải làm sao?
- Thì bớt vo ve, bớt ngậu xí, bớt khoe khoang. Thêm nữa, rửa ráy chân cẳng sạch sẽ.
Tính phổi bò mau giận mau lành, Lằn Xanh là đứa biết phục thiện. Từ sau ngày lĩnh giáo lão Cóc, Lằn Xanh nhúng chân vào nước cọ rửa sạch sẽ trước khi đi đâu, và mỗi khi bay hay đậu, Lằn Xanh đều lặng lẽ, không vo ve ồn ào như trước. Nhưng kỳ lạ, dẫu có sửa đổi cung cách như vậy mà sao mỗi khi đến kề ai là y như kẻ kia chuẩn bị bỏ đi. Ðến nỗi có lân thấy Gián cánh đang ngồi ăn dở dang một vụn bánh mì nó ngừng bay, đậu lại gần. Gián cánh vừa nhìn thấy nó đã vội vàng bỏ vụn bánh đang ăn dở, lùi lũi bò đi. Nó gọi theo:
- Này chị Gián, tôi không giành ăn đâu. Chị cứ ăn tiếp.
Gián cánh vẫn lầm lũi bò mau, miệng lí nhĩ mấy tiếng "Ờ... ờ... biết...
- Tôi lại mới vừa rửa chân xong. Chân tôi sạch lắm.
- Gián cánh ngoái đầu lại, gật gật, chân vẫn mải miết bò:
- Ờ... Ờ... biết.
- Tôi không vo ve ồn ào, tôi biết khiêm tốn.
- Ờ... ờ... tốt.
Nói vừa dứt thì Gián cánh đã chui tọt vào hang.
Nhiều con vật khác cũng tỏ thái độ tương tự khiến Lằn Xanh buồn bã tìm đến Cóc. Nghe Lằn Xanh trình bày, Cóc ái ngại nói:
- Tâm lý ở đời là vậy đó, cậu em. Bước vào đời với những tính tốt, những hành động tốt, cử chỉ tốt.... Kẻ xung quanh sẽ kết luận tốt về cậu em. Ngược lại, nếu chỉ có tính xấu, hành động xấu, cử chỉ xấu thì họ kết luận xấu. Sau này dù có đổi xấu thành tốt thì họ vẫn còn giữ thành kiến trong một thời gian dài.
- Vậy là con tuyệt vọng? – Lằn Xanh khổ sở hỏi.
- Ðâu có được? Phải trì chí chớ. Loài vật chúng ta nhờ không có ngôn ngữ nên còn ít thành kiến. Chớ loài người, nhiều khi chỉ cần một lần nói lỡ lời đủ tạo một hình ảnh xấu cho suốt đời.

--o0o--


8. Khi Khốn Khổ Mới Biết Ai Là Bạn (^)

Một con Chồn Ðèn tha xác một con gà đi qua truông. Một con Chồn Bông Lau nhác thấy, nhảy ra khỏi hang nhào tới. Hai bên xáp chiến. Chụp lên nhau, đè ngửa nhau, lôi cẳng nhau, ngoạn tai nhau, cắn nhau la chí chóe.
Những con vật ở gần đó thập thò nơi miệng hang, đưa mắt nhìn. Khi thấy con Chồn Bông Lau có vẻ thắng thế, chúng lần ra khỏi miệng hang. Khi con Chồn Ðèn thua chạy bỏ lại cái xác con gà, chúng ùa tới bao quanh Chồn Bông Lau.
Tiếng khen ngợi vang lên tua tủa. Bắt đầu là chị Mèo hoang:
- Khá lắm. Khá lắm. Con Chồn Ðèn hỗn, dám ngang nhiên đi qua cái truông của tụi mình. Bác trị cho một trận như vậy là phải quá.
Nói xong, lật cái xác gà, gật gù:
- Gà mái tơ đây. Mới đẻ trứng so.
Chuột chù:
- Khịt khịt... Nhìn bác Bông Lau giở những thế võ Thiếu Lâm... khịt khịt... em bái luôn. Y như là xem phim chưởng. Nhất là khi bác dụng thế "Song chỉ thu châu". Tuyệt!
Rồi đi lại gần xác gà, kê mũi ngửi:
- Khịt khịt... Thịt còn thơm phức. Chắc mới... mãn phần.
Chị cú Mèo đang đậu trên một cành tre lồ ô thấp:
- Thì từ xưa tới nay, Bông Lau nó có chịu thua ai...
Lão Beo già nằm gần đó đằng hắng to một tiếng như để ngầm nhắc "có ta đây, Ðừng có...". Cú Mèo nói chữa:
- ... Cùng đồng trang đồng lứa. Chỉ có trên đầu trên cổ thì kính cụ Sư Tử, rồi đến ngài Cọp, ngài Beo...
Rồi nhìn sang xác gà:
- Có lẽ đến ba ký cũng nên. Gà phai – mao đây mà, thịt mềm lắm.
Cụ Beo già lết tới nặng nhọc. Tính tương đương với người thì e cụ cũng tới tám mươi rồi. Bị bán thân bất toại đã ba năm nay, bắp thịt cặp chân bên phải teo hết. Cụ nói lắp bắp:
- Thằng Lau (cụ "bết" tới nước đó, chỉ có hai tiếng Bông Lau mà cũng phải tỉnh lược hết một tiếng "Bông") hừ hừ... được đó. Giống thằng cha mày... hừ hừ... hồi xưa. Cái thế chụp cẳng sau... hừ hừ... bóp... hừ hừ... khá đó. "Thôi bộ sát thủ quyền". Thế độc lắm.
Rồi thò một chân trái lật ngược xác gà:
- Không tới ba ký... hừ hừ.... Chừng hai ký rưỡi.
Trong cử tọa còn có một con chó rừng nhỏ chỉ ngây thơ ngồi nhìn, nhìn hết bậc trưởng thượng này đến bậc trưởng thượng khác.
Ðến lượt Bông Lau vắt óc suy nghĩ. Chiến lợi phẩm xác gà nên chia phần như thế nào cho hợp lý để kỉnh các vị có mặt. Vì chẳng ai rỗi công lết tới khen tài bách thắng của mình để mà về tay không.
Bông Lau xé phăng một cái đùi gà, lom khom đến gần cụ Beo.
- Thưa cụ...
Cụ Beo:
- Tao nghe mày... hừ hừ... tới thăm chơi vậy thôi. Tao già, phong thấp kinh niên... hừ hừ... Thịt gà động phong.
- Dạ thưa cụ... (đoạn này Bông Lau nói lí nhí không ghe rõ).
- Ừ thôi cũng được, không nhận thì mày buồn. Lát nữa... hừ hừ... cầm đem qua bên tao, biểu lũ trẻ nó cất cho tao. Biểu nó treo lên chớ để kiến đánh hơi.
Xong phần cụ Beo đến lượt các vị Mèo Rừng, Cú Méo, Chuột chũi, tùy thứ bậc hung dữ nhiều hay ít mà được phần thịt lớn hay nhỏ. Ai cũng nể tình mà "nhận cho vui". Còn lại cái đầu, cái cổ và mớ ruột lòng thòng. Bông Lau nhìn cậu chó nhỏ, hất hàm ra hiệu bằng mắt:
- Cháu lại đây.
Chó nhỏ lắc đầu.
- Không nhiều thì ít, lại đây. Cháu nhận cái đầu. Cho chú vui.
- Chó nhỏ lắc đầu.
Cử tọa giả tán. Nhiều câu nói tiếng cười vui vẻ, cởi mở, đầy tình thân ái chen lẫn vào nhau... "Thành tích sáng chói... dạn dĩ, đầy mưu lược... Ồ, cái thế lật ngửa... Cái thế chụp đầu mới ngon... Dám lủng phổi chứ chơi... Máu chảy đầm đìa..."
Nửa tháng sau. Lần này thì chính Bông Lau tha một xác gà về, nhưng gà chưa chết. Cứ từng chập gà la thoi thóp "tác... tác...". Ðến địa điểm chiến trường cũ, Chồn đèn hiện ra. Xáp lá cà hỗn chiến.
Ðột nhiên một Chồn đèn thứ hai không biết từ bụi rặm nào nhảy phóc tới, nhào vô trợ lực. Rồi một Chồn đèn thứ ba hiện tiếp. Một Chồn đèn thứ tư nữa. Tất cả xáp lại, tấn công vũ bão. Xung quanh Bông Lau thành ra toàn đèn là đèn, nhìn đâu cũng thấy đèn, không nhìn cũng thấy đèn.
Dự khán hào hứng nhất là Thỏ. Môi mỏng và vểnh nên nói tía lia:
- Coi! Sao cắn hụt hoài vậy, Bông Lau? Uớ, chụp cái kiểu gì vậy? Bông Lau?... Nhào! Chết cha mày chưa! Bữa nay bỏ mạng sa trường rồi con ơi? Hết lên mặt ta đây vô địch.
Nhím mắt hí, nhìn không rõ lại đứng hơi xa nên chuyên môn nói dựa theo:
- Ờ, thằng Bông Lau coi vậy chớ dở ẹt... Ờ, cho hết nói dốc... Ờ, cho hết bày đặt xã giao, chiêu đãi có xé thịt gà kính biếu quan khách!
Chống trả được mười phút, Bông Lau biết sức mình cự không lại, liền thoát chạy. Nhưng chạy được vài chục thước thì ngã vật. Bốn vị Chồn Ðèn thắng trận lại khiêng con gà chiến lợi phẩm đi tuốt, bỏ lại Bông Lau nằm rên nho nhỏ. Thú vật có lệ: hễ thua bỏ chạy thì thôi không rượt theo giết chết. Không dã man như người.
Từ lúc chiến sự khai diễn cho đến hồi kết thúc, cửa hang các thân hữu vắng vẻ. Càng thấy Bông Lau rối loạn thủ pháp, nắm chắc cái thua thì các thân hữu của Bông Lau càng rút chặt vào tận đáy hang. Nên khi Bông Lau rên rỉ kêu cứu thì đó đây vắng lặng. Chỉ có bầy chim gầm ghì đang say mê ăn trái soan chín trên cao, bỏ rơi hột xuống nghe lộp độp.
- Bớ làng xóm... bà con. Lũ ăn cướp nó giết tôi. Xin ra cứu dùm.
Nhưng đó đây vắng lặng. Chợt từ xa chú Mèo rừng lưỡn thưỡn đi săn mồi về. Thấy Bông Lau mình đầy máu, mặt mũi sưng húp, môi vêu răng gãy, mèo Rừng hỏi:
- Sao vậy? Sao tang thương vậy?
Nghe Bông Lau thở hổn hển kể lại sự việc. Mèo Rừng chép miệng:
- Tệ chưa! Ðã phục kích còn kêu viện trợ tới ba đứa! Rõ ràng là thời đại thiếu đạo đức trầm trọng. Bá đạo và tiểu nhân. Thôi, gắng lết về nhà cho vợ nó băng bó. Mình về rửa mặt tắm táp rồi đi có chút việc.
Một lát sau cụ Beo già thò đầu ra ngoài hang, nói vói:
- Về biểu với con vợ mày... hừ hừ... chạy xin chút nước đái đồng tiện rồi trong uống ngoài thoa cho nó tan máu bầm.
- Dạ, cháu lết hết nổi, cụ ơi. Chúng nó vây cắn gần đứt lìa cái cẳng.
- Không sao đâu. Chó liền da, già liền xương. Mày là Chồn thì cũng... đâu đó. Hừ hừ... thôi để tao vô coi chừng mấy đứa cháu nội.
Bông Lau biết là mình phải tự lo cho mình. Nó cắn răng nuốt đau, lết những bước chậm chạp. Một lát đến gần hang Chuột chũi, nó cất tiếng kêu:
- Anh Chuột chũi ơi!
Chuột Chũi không muốn lên tiếng, giả vờ đi vắng nhưng nhìn cửa hang mở toang toác - con vợ trời đánh đi vô quên khép – đành phải.
- Ơi.
- Ra giúp dùm cho mình một tay. Mình bị lũ Chồn Ðèn khốn nạn... ôi cha mẹ ơi đau quá... chúng nó vây cắn.
- Tội nghiệp chưa! Mình có nghe nói. (Nghe cái gì? Hồi nãy cứ thập thò đứng ở cửa hang, coi từ đầu chí cuối). Mình muốn ra giúp cậu quá, thề có trời đất, nhưng mình bị cảm. (Nói tới đây chợt nhớ, vội đưa tay bịt mũi cho giống nói nghẹt nghẹt). Mới xông lá sả. Phải nằm trong giường từ sáng tới giờ.
- Nghe nói cái ổ của chị Cú Mèo ở nơi hốc cây thị, gần hang cậu phải không?
- Ờ, ngó trực lên thì thấy.
Cú Mèo giận cái thằng Chuột chũi bép xép. Quả có tiếng Bông Lau gọi lên:
- Chị Cú Mèo ơi! Nhờ chị bay qua nhà tôi, kêu dùm má lũ nhỏ qua dìu tôi về. Nhờ chị chút đó.
Cù mèo:
- Trời ơi, sao anh ra nông nỗi vậy? Bữa trước anh yên hùng bao nhiêu thì bữa nay anh bết bác bấy nhiêu. Bại trận là phải. Ðánh, cắn chẳng ra bài bản. Tôi ngồi trong hốc cây thấy rõ mà. Chớ thứ Chồn Ðèn, đừng nói bốn con, tám con cũng dám chấp.
- Thôi xin chị. Chỉ nhờ chị thông báo dùm cho vợ tôi.
- Chà! Chuyện đó thì hơi ngặt. Ban ngày tôi có mắt như mù, thấy đường đâu mà bay đi kiếm nhà. Anh cảm phiền nhờ ai khác.
Bông Lau giận ứa gan. Thì cũng ban ngày mà sao bữa trước khi nhận cái cánh gà, lại biết lựa cái cánh có nhiều thịt hơn?
Vừa lúc đó cậu Chó Rừng nhỏ mon men đi tới gần, hỏi:
- Chú dựa vào lưng cháu mà đi.
- Không được đâu. Cháu nhỏ, yếu.
- Ðược mà. Chú gác cái chân bị thương lên lưng cháu như thế này... Ờ, như vậy đó... Khoan khoan... xích xích qua bên trái một chút... đó đó, ờ được rồi... tốt lắm... Cháu đi nhè nhẹ đây... Chú lết theo này...
Bông Lau làm y theo và cả hai chầm chậm lướt tới. Ði một lát, dừng lại nghỉ, Bông Lau âu yếm hỏi:
- Cháu có chê chú lần này thủ pháp kém cỏi, như bác Cú Mèo vừa chê không?
- Không.
- Sao vậy? Cháu có thể nói lý do?
- Cháu không có ý kiến.
- Ra vậy! Lần trước thì chú đánh hay hơn. Cháu có thấy là hay hơn không?
Chó nhỏ lắc đầu.
- Uở? Bữa đó chú cắn nó tơi bời phải bỏ gà lại mà chạy.
- Bữa đó cháu cũng không có ý kiến.
Bông Lau ngạc nhiên đến mức tưởng rằng mình đang rối loạn tâm thần do vết thương ra nhiều máu.
- Bữa đó chú có thấy cháu mà. Bữa đó chú có mời cháu một cái đầu gà mà. Chú nhớ cháu lắc đầu. Sao cháu không nhận?
- Dạ... cháu không thích. Tranh nhau miếng ăn mà cắn nhau thì ...
Bông Lau ngạc nhiên đến mức tưởng rằng mình đang rối loạn tâm thần do vết thương ra nhiều máu.
- Bữa đó chú có thấy cháu mà. Bữa đó chú có mời cháu một cái đầu gà mà. Chú nhớ cháu lắc đầu. Sao cháu không nhận?
- Dạ... cháu không thích. Tranh nhau miếng ăn mà cắn nhau thì ...
Bông Lau ngượng thầm. Thằng chó này mới nứt mắt mà đã khôn. Triết lý nữa chơ!
- Vậy ý cháu khinh chú là đứa mê ăn, tàn bạo vũ phu. Ðã khinh như vậy, sao bây giờ dìu dùm chú bước đi? Hay là cháu đã thay đổi quan niệm?
Chó nhỏ lại lắc đầu:
- Không! Thấy ai gặp nạn thì cháu giúp. Thôi, chú đứng dậy, ta đi tiếp. Chú gác cái chân bị thương lên vai cháu như hồi nãy... Ðó... đó... Xích lên một chút... Ðó... được rồi.

--o0o--


9. Lát Nữa Không Hẳn Là Bây Giờ (^)

Cam này trái to mà ngọt. Mỏng vỏ, nước nhiều, ai cũng khen ngon. Chủ nhà gọi tên là Cam đường và giống từ kinh đô đem về trồng. Cam hãnh diện vì xuất xứ quí tộc của mình, còn chủ nhà thì sung sướng vì bán được nhiều tiền. Vậy là vừa Quí, vừa Phú, Phú Quí lưỡng toàn.
Ba bốn năm trước đây, không còn nhớ do hoàn cảnh nào và do bàn tay của ai mà một hột Ô ma được ném ngẫu nhiên ở cách cây cam chừng bốn thước. Vì không ai chú ý nên hột nứt mộng hồi nào, biến thành cây con hồi nào, không ai hay. Khi cây con lên được ba tấc, nhìn nó sởn sơ lá xanh láng mướt, chủ nhà không nỡ nhổ. Và vậy là bất chấp sự thờ ơ, bất chấp đói và khát, cây cứ lớn. Lớn bằng nửa cây Cam. Lớn gần bằng cây Cam... Rồi bây giờ thì lớn vượt hơn cây Cam. Ba bốn năm rồi còn gì. Vì năm tháng không thuộc quyền sở hữu của riêng ai nên cây Ô ma nghèo khó cũng được bốn tuổi như mọi cây khác. Và nó cũng ra hoa kết trái. Trái nó cũng có màu vàng tươi như nhiều loại trái bình thường và cũng có vị ngọt. Có điều không ngoan.
Vào một buổi xế mùa hè, chợt nổi một cơn dông lón. Gió thổi ào ào như bão làm quật ngã cành cây, bứt lá thổi bay đầu trời. Một cành Ô ma bị quật mạnh sang cành Cam, một trái Cam sắp chín bị một trái Ô ma chạm phải.
Sau khi gió lặng, nạn khỏi tai qua, trái Cam xỉa xói:
- Lợi dụng cơn lốc "họ" dám chạm vào mình. Gối rơm theo phận gối rơm. Có đâu dưới thấp mà chồm lên cao. Không phải cùng đứng trong một vuông sân mà cá mè một lứa như nhau.
Biết Cam ám chỉ mình, trái Ô ma trả lời:
- Nếu trách tôi đụng nhằm chị làm chị đau thì tôi xin chân thành nhận lỗi. Cho dù không phải tôi muốn. Chị và tôi đều là nạn nhân của cơn lốc. Còn việc phân biệt ai sang ai hèn thì...
Cam cướp lời:
- Thì cứ tự xét là biết ngay. Thịt của cô ngọt thì có ngọt nhưng pha đắng. Aên chán ngấy tựa như khoai lang luộc. Có ai ham không?
- Chúng tôi chịu thiệt thòi đó.
- Cam cao quí bởi nhờ hương thơm. Thơm từ chùm hoa nở ra ngào ngạt. Cái lá thơm, cái vỏ thơm, cho đến cái gai cũng thơm.
Ô ma nghĩ thầm "cái gai mà cũng đem khoe! Còn ai ngu ngốc hơn mày đem ngay khuyển điểm của mình ra mà khoe".
- Cam thơm, thơm ả họ hàng. Nào chú Chanh, nào thím Quít, nào mợ Bưởi, nào bác Phật Thủ, nào cậu Thanh Yên. Hữu xạ tự nhiên hương, khắp bàn dân thiên hạ không ai không rõ.
Ô ma lại nghĩ thầm: "Ngu nữa! Ðem khoe tứ đại, khoe giỏi, khoe hay mà lại nói hữu xạ tự nhiên hương".
- Cam là một trong những sản phẩm quí các địa phương dâng tiến vua. Cam được đặt trên bàn ngự thiện, được Long nhan ngắm nhìn. Có bao giờ Thiên tử "ngự" một trái Ô ma không?
Ô ma thầm nghĩ: "Nó nói đúng. Mình không cãi được. Có gìa miệng cãi ẩu thì cũng không vì thế mà "nó" không thơm không ngọt, và "mình" thêm quí thêm ngon.
- Vỏ cam dẫu có mỏng mà vẫn chắc. Vỏ của cô động tới là tróc, là trầy trông như ghẻ lở. Vậy mà cũng bày đặt màu đỏ màu vàng.
Thấy Ô ma cứ im lặng. Cam hỏi:
- Sao cô im lặng không cải?
- Mình nhận thêm sự thiệt thòi đó nữa.
- Làm quà cho người bệnh, ai cũng nghĩ ngay đến Cam. Cam giàu sinh tố C, nhuận trường, tiêu đàm, giải nhiệt...
- Thăm bệnh nhân, người ta cũng thường đem tặng lon nữa. Nhưng không vì thế mà con bò khoe rằng nó thuộc dòng dõi quí tộc.
- Cúng tế, sêu tết, quà cáp thường dùng Cam làm lễ vật.
- Cúng bái họ cũng thường dùng chuối đơm trên cổ bồng. Quà cấp, sêu tết còn dùng con vịt, con ngỗng. Chắc do những thuận tiện hợp lý nào đó, chớ không vì xuất thân qúi phái của cây chuối và của con vịt, con ngỗng.
Bị Ô ma trả lời liền hai phát, lại mỉa mai xếp lũ hạ đẳng bò, vịt, ngỗng là những thứ mà loài người khinh chê là ngu si, ngớ ngẩn lên ngang hàng với mình, Cam tức lắm, giọng trở nên giận dữ:
- Ðến cái tên gọi! Người cao nhã có cái tên rất văn chương: Bạch Cư Dị, Tô Ðông Pha... Hoa tuyệt phẩm có tên gọi Quế Lan... Còn cô: Ô ma! Ô nhục và ma quái, có người kêu "Lê ki ma". Cũng chẳng khá hơn. Cũng không thoát khỏi hồn ma phách quế.
Chế giễu cái tên của người khác là điều xúc phạm lớn. Ðem tên của họ hàng tổ tiên họ ra làm trò cười, việc ấy không tha thứ được. Nhưng mình nên phản ứng lại như thế nào cho phải?
Cam không hiểu được tâm lý tinh tế đó. Thấy Ô ma im lặng, nó lại chanh chua cất tiếng hỏi:
- Sao ngậm miệng vậy? Ðuối lý rồi hả? Không còn muốn tranh ngôi cao quí với mình nữa sao? Hay là con...
- Vừa lúc ấy có tiếng người lao xao đi tới: cô con gái ông chủ đi cùng cô bạn. Cô bạn:
- Ồ, vườn nhà mi trái chín nhiều ghê! Kìa, trái Ô ma chín vàng đẹp quá.
Con gái ông chủ:
- Ðể mình hái tặng bạn.
- Thôi. Mình không nhận đâu. Ðẹp mà ăn không ngon. Coi kìa, trái Cam! Chín rồi, thấy chưa?
- Cam đường đó. Ngọt như đường phèn. Ai cũng mê. Ðể mình hái tặng bạn.
Cô chạy tìm cây khoèo móc rồi hai cô thay phiên nhau móc và giựt.
Trật liên miên. Nhưng cuối cùng trái Cam cũng rớt xuống đất, lăn mấy vòng.
Ở trên cành cao, trái Ô ma nhìn xuống, ngậm ngùi.

--o0o--


10. Trị Giá Của Những Giá Trị (^)

Thấy một chiếc thuyền đã tắt máy không biết do đâu mà bị sóng đánh tấp gần bờ, một con Sư tử tinh nghịch nhảy thót vào. Sức nhảy mạnh quá đẩy chiếc thuyền ra xa. Tiếp tới một luồng sóng mạnh rút từ bờ ra kéo luôn nó trôi xa nữa. Rồi xa nữa. Cuối cùng chiếc thuyền tự đặt mình vào sự đẩy ngẫu nhiên của sóng vào gió.
Hoảng sợ, kinh hoàng là những từ ngữ bất lực để tả tâm trạng của Sư tử. Phải nói là "tuyệt vọng". Bởi bốn ngày bốn đêm trôi lênh đênh như vậy, có lúc lững thững tưởng như đứng im một chỗ, có lúc ào ạt rẽ sóng khi gió thổi mạnh. May trong khoang thuyền có vài chục ký thịt bò và một giỏ đầy rau cải, cà rốt hành tỏi... Sư tử ăn cầm chừng lượng thịt ít ỏi đó.
Sáng ngày thứ năm, sau một giấc ngủ đầy mộng mị, mở mắt ra Sư tử thấy vây dừa và bãi biển san hô. Thuyền tấp vào bãi.
Sư tử nhảy xuống đất liền. Ðảo vắng không dấu chân người. Nhìn bao quát chỉ thấy cát, đá và lác đác mấy cây dừa.
Buồn quá Sư tử lại ngồi ở một gộp đá. Có một con Cầu gai to hơn nắm tay đang nhích chầm chậm ở gần mặt nước. Những cái gai đen nhọn đâm tua tủa. Sư tử cúi xuống hỏi:
- Mày tên gì?
- Cầu gai.
- Trả lời cộc lốc vậy? Không biết thưa gửi?
- Thưa gởi bỏ vô miệng được không? Tôi cần ăn mà biển này ít thức ăn. Ông có vẻ từ xa mới đến?
- Phải. Ở xa lắm. Nơi đó có núi cao, có sa mạc rộng. Tôi to lớn nhường này mà sải chạy phải hàng tháng mới giáp vòng.
- Cao như thế nào? Cao như hòn đá rêu bám này chăng?
Sư tử cười ngất:
- Cao gấp mấy ngàn lần. To gấp mấy vạn lần.
- Còn ông chạy mau như thế nào? Bằng con cá đuối không?
Sư tử giơ nắm tay lên, tỏ ý bực. Nghe chuyện ngớ ngẩn của một tên ngu xuẩn như thế này thì tức chết được, nhưng nhập gia tùy tục...Nhìn xung quanh thấy trống trơn, may gặp có nó để hỏi han. Sư tử đành nuốt giận trả lời:
- Nhanh gấp trăm lần.
- Ờ.
- Lại thâm vuốt bén, răng bén, bắp thịt mạnh, con vật nào cũng sợ.
Im lặng. Mãi sau mới nghe tiếng Cầu Gai lửng lơ hỏi:
- "Sợ" là cái gì?
Sư tử nổi xung rồi. "Sợ" mà cũng không biết! "Sợ" là tình cảm lớn nhất, bao trùm suốt cuộc đời của động vật, vậy mà nó nói không biết. Hay nó không thuộc giới động vật? Có thể nó là một loài cây, một loài rong biển? Ờ, mình có cách này để giảng cho nó hiểu nghĩa của chữ "sợ" một cách cụ thể:
Sư tử bèn thò tay xuống nước chụp con Cầu gai bóp một cái thật mạnh. Nhưng liền đó không phải Cầu gai là "Ðau. Sợ quá!" mà chính Sư tử rụt tay lại, la lên:
- Ái! Ðau!
Những cái gai bằng vôi nơi mình. Cầu gai gãy tiện, châm tua tủa vào tay Sư tử nhức buốt.
Xuýt xoa.. phù phù thổi... Một lát tay êm, Sư tử gối đầu lên một tảng đá nằm nghĩ gần xa. Gió mát, thiu thiu ngủ. Chẳng biết bao lâu, chợt thức giấc nằm lắng nghe.
Hòn đá gối đầu như khẽ động đậy. Có thật vậy không? Hay là ảo giác? Sư tử chồm dậy, cúi đầu nhìn vào lỗ hổng của hòn đá. Có một cái đầu kỳ đà trong đó nhìn ra. Ủa, con rùa đây mà! Hỏi:
- Nếu tôi không tự ý thức giấc thì ông định nằm yên chịu đựng cho tới bao giờ?
- Vài năm.
- Giỡn chưa!
- Tôi sống tới hai trăm năm. Bởi vậy mà vài năm đối với tôi quá ngắn.
- Ông biết tôi là ai không mà ông đùa cợt?
Tôi là Sư tử, vua của sa mạc, vua sa mạc.
Giọng Rùa chậm rãi, thản nhiên:
- "Vua" là cái gì? "Sa mạc" là cái gì? Mình không biết.
- Thấy một con Còng Gió đang bò kề bên, Rùa kêu:
- Chị còng ơi! Lại đây coi. Có một ông "sa mạc của vua".
Sư tử đính chính:
- Vua của sa mạc.
- Ờ, vua của sa mạc. Vua sa mạc...
Chị Còng:
- À, tưởng gì. "Cua" sa mạc thì em đâu có lạ. Cái giống cua ấy, càng nó khỏe mà thịt nó thơm.
Hồi còn mồ ma nhà em, chiều thứ Bảy nào nhà em cũng đưa em đi ăn cua sa mạc.
Sư tử nhíu mày khó chịu, "gừ" một tiếng ngắn:
- Vua sa mạc. "Vua chứ không phải "cua". Thì Còng gió cười toe toét, mắt đưa đẩy long lanh:
- À, xin lỗi, ra là Vua. Vua sa mạc. Ơ... kìa... Còng ngửng mặt lên làm bộ suy nghĩ, nhưng cốt để làm duyên, - kìa em nhờ có gặp Ngài rồi. Ngài lớn hơn bác một ti mai màu vàng rực. Hôm đó em lội qua cái sa mạc, Ngài cứ nhìn chân em làm em mắc cỡ quá chừng.
Sư tử uất người. Mang thân bách chiến, nay lỡ sa cơ, phượng hoàng lạc vào đàn gà, "con đĩ" này đồng hóa mình với cua, và sa mạc thâm nghiêm hùng vĩ được hình dung là... một vũng nước. Ðáng lẽ phải bóp nát mày cho đã giận, nhưng cái kinh nghiệm với con Cầu gai còn nhức buốt nơi tay. Biết làm gì bây giờ?
Sư tử lồng lộn, gầm lên một tiếng to, gầm tiếp nhiều tiếng to, rung chuyển hãi hùng. Còng Gió nghe tiếng gầm, tưởng sấm sét, vội vã thu càng, chạy ẩn vào kẹt đá.
Sư tử lồng lộn, gầm lên một tiếng to, gầm tiếp nhiều tiếng to, rung chuyển hãi hùng. Còng Gió nghe tiếng gầm, tưởng sấm sét, vội vã thu càng, chạy ẩn vào kẹt đá.
Sư tử ngồi thở hổn hển. Còn đâu cái uy thế của mình xưa, đi tới một bước: các con vật nhỏ đã ngả rạp xuống, khép nép; phóng mình lao tới: các lũ hươu nai hốt hoảng bỏ chạy tản lạc. Ngự trị trên một cái xã hội có trật tự như vậy, thần dân cấp dưới biết tuân phục cấp trên, quỳ lạy công nhận giá trị tuyệt đối của cấp trên. Nay lạc bước tới đây chỉ toàn những động vật hạ đẳng, động vật còn mang nặng dấu vết thực vật và cả khoáng vật.
Biển rộng mênh mông trước mắt, mặt biển phẳng lì đến tận chân trời. Lấy cái thấp, cái phẳng này đem so với cái chơn chở của ghềnh sâu, đỉnh cao nơi đó giá trị của mình được khắc bằng chữ vàng! Tuyệt vọng, Sư tử tưởng như nước mắt mình đang ứa chảy.
Tiếng lịch kịch nghe ở dưới chân, và có cái gì khẽ động nơi chân. Cúi xuống thấy Rùa đang nghểnh cổ nhìn mình.
- Lúc nãy nghe sấm nổ, tôi rút đầu vô mai, tưởng ông chạy trốn mất rồi. Bây giờ thò đầu ra thấy ông còn ngồi đây. Tính tôi chậm chạp, ông biết rồi đấy.
Sư tử im lặng khôngt trả lời. Ðợi lâu quá mà Sư tử vẫn im lặng. Rùa nói:
- Tôi biết ông đang bực mình vì chị Còng gió lếu láo. Chị ấy tuy vậy nhưng được cái là bản tâm không xấu. Vậy đã là quý rồi. Ở đời phải biết chịu đựng nhau, phải biết tha thứ những khuyết điểm của người khác. Tôi chậm chạp, lịch kịch, nói năng vụng về, đó cũng là khuyết điểm.
Giọng Sư tử rời rạc:
- Ờ. Tôi thấy ông sống trong một cái hộp thấp lè tè, ngộp thở, vậy mà lòng ông rộng lượng bao dung.
- Thấp, nhưng nhờ nó thấp nên chui đầu cũng lọt.
- Nhưng nếu được cao lớn uy nghi như tôi thì chắc ông vẫn thích hơn.
- Ðiều đó tôi chưa nghĩ. Có lẽ sang năm tôi sẽ trả lời ông.
Im lặng rất lâu. Rồi giọng rùa lại rề rề:
- Tầm mắt của tôi hẹp lắm: nhìn cao không quá năm tấc, nhìn xa không quá năm thước. Bởi vậy mà những vật gì cao từ năm tấc trở lên, cho dù mười thước, hai mươi thước, một trăm thước... tôi thấy đều bằng nhau. Con trăn dài năm thước hay mười thước, tôi thấy dài bằng nhau.
- Trời ơi! Sư tử than lên, - Thật là một thế giới khủng khiếp!
Nhìn vẻ mặt thản nhiên lạnh lùng của Rùa, Sư tử cố dằn niềm cảm xúc.
Vừa trầm ngâm suy nghĩ, Sư tử chầm chậm nói:
- Nhưng sức mạnh thì chắc không bằng nhau. Ví dụ như khi tôi ôm ông lên...
Sư tử đưa hai tay ôm Rùa lên, giơ cao khỏi đầu. Chợt một ý nghĩ độc ác hiện ra trong óc, cái bản năng giết chóc chợt trỗi dậy theo thói quen. Sư tử rán hết sức ném mạnh Rùa xuống tảng đá lớn, vùa hét to:
- ... mà ném mạnh xuống như thế này!
Sư tử tưởng mai Rùa sẽ vỡ tan. Rùa chết nát thây, Rùa nhận bài học đầu tiên và cuối cùng trong đời về sức mạnh không bao giờ bằng nhau cuả cuộc sống. Nhưng không ngờ mai Rùa cong dã làm chệch hướng, khiến Rùa rơi "bủm" xuống nước. Rùa lặn một hơi thật lâu rồi trồi lên mặt nước, ngây thơ nói:
- Ðó, cũng bằng nhau thôi, ông thấy không? Ném mạnh hay ném yếu cũng đều rớt xuống... nước.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/01/2022(Xem: 7484)
Dân tộc Việt Nam học và hành theo giáo lý Phật thuyết trên dưới hai nghìn năm trước khi Pháp sư Huyền Trang quy Phật cũng trên sáu thế kỷ, tuy vậy cho đến nay chúng đệ tử Phật, xuất gia cũng như tại gia, biết đến công hạnh của Ngài rất ít, và cũng biết rất ít di sản Kinh Luận của Ngài cho Phật tử Việt nam học và hiểu giáo pháp của Đức Thế Tôn một cách chân chính để hành trì chân chính. Bản dịch Đại Đường Tây vực ký của Hòa Thượng Như Điển với sự đóng góp của Cư sĩ Nguyễn Minh Tiến bổ túc cho sự thiếu sót này. Từ những hiểu biết để thán phục, kính ngưỡng một Con Người vĩ đại, hãn hữu, trong lịch sử văn minh tiến bộ của nhân loại, một vị Cao Tăng thạc đức, với nghị lực phi thường, tín tâm bất hoại nơi giáo lý giải thoát, một thân đơn độc quyết vượt qua sa mạc nóng cháy mênh mông để tìm đến tận nguồn suối Thánh ngôn rồi thỉnh về cho dân tộc mình cùng thừa hưởng nguồn pháp lạc. Không chỉ cho dân tộc mình mà cho tất cả những ai mong cầu giải thoát chân chính.
04/01/2022(Xem: 8389)
Không hiểu sao mỗi khi nhớ về những sự kiện của năm 1963 lòng con bổng chùng lại, bồi hồi xúc động về quá khứ những năm đen tối xảy đến gia đình con và một niềm cảm xúc khó tả dâng lên...nhất là với giọng đọc của Thầy khi trình bày sơ lược tiểu sử Đức Ngài HT Thích Trí Quang ( một sưu tầm tài liệu tuyệt vời của Giảng Sư dựa trên “ Trí Quang tự truyện “ đã được đọc tại chùa Pháp Bảo ngày 12/11/2019 nhân buổi lễ tưởng niệm sự ra đi của bậc đại danh tăng HT Thích Trí Quang và khi online cho đến nay đã có hơn 45000 lượt xem). Và trước khi trình pháp lại những gì đã đươc nghe và đi sâu vào chi tiết bài giới thiệu Bộ Pháp Ảnh Lục cùng lời cáo bạch của chính Đức Ngài HT Thích Trí Quang về bộ sách này, kính trich đoạn vài dòng trong tiểu sử sơ lược của HT Thích Trí Quang do Thầy soạn thảo mà con tâm đắc nhất về;
04/01/2022(Xem: 7164)
Trên đất nước ta, rừng núi nào cũng có cọp, nhưng không phải vô cớ mà đâu đâu cũng truyền tụng CỌP KHÁNH HÒA, MA BÌNH THUẬN. Tỉnh Bình Thuận có nhiều ma hay không thì không rõ, nhưng tại tỉnh Khánh Hòa, xưa kia cọp rất nhiều. Điều đó, người xưa, nay đều có ghi chép lại. Trong sách Hoàng Việt Nhất Thống Dư Địa Chí (1) của Thượng Thư Bộ Binh Lê Quang Định soạn xong vào năm 1806 và dâng lên vua Gia Long (1802-1820), tổng cộng 10 quyển chép tay, trong đó quyển II, III và IV có tên là Phần Dịch Lộ, chép phần đường trạm, đường chính từ Kinh đô Huế đến các dinh trấn, gồm cả đường bộ lẫn đường thủy. Đoạn đường ghi chép về ĐƯỜNG TRẠM DINH BÌNH HÒA (2) phải qua 11 trạm dịch với đoạn đường bộ đo được 71.506 tầm (gần 132 km)
04/01/2022(Xem: 6079)
Ngoài tên “thường gọi” là Cọp, là Hổ, tiếng Hán Việt là Dần, cọp còn có tên là Khái, là Kễnh, Ba Cụt (cọp ba chân), Ba Ngoe (cọp ba móng), Ông Chằng hay Ông Kẹ, Ông Dài, Ông Thầy (cọp thành tinh). Dựa vào tiếng gầm của cọp, cọp còn có tên gọi là Hầm, là Hùm, dựa vào sắc màu của da là Gấm, là Mun ... Ở Nam Bộ cò gọi cọp là Ông Cả, vì sợ cọp quấy phá, lập miếu thờ, tôn cọp lên hàng Hương Cả là chức cao nhất trong Ban Hội Tề của làng xã Nam Bộ thời xưa. Cọp cũng được con người gọi lệch đi là Ông Ba Mươi. Con số ba mươi này có nhiều cách giải thích: - Cọp sống trung bình trong khoảng ba mươi năm. - Cọp đi ba mươi bước là quên hết mọi thù oán. - Xưa, triều đình đặt giải, ai giết được cọp thì được thưởng ba mươi đồng, một món tiền thưởng khá lớn hồi đó. - Tuy nhiên, cũng có thời, ai bắt, giết cọp phải bị phạt ba mươi roi, vì cho rằng cọp là tướng nhà Trời, sao dám xúc phạm (?). Ngày nay, cọp là loài vật quý hiếm, có trong sách Đỏ, ai giết, bắt loài thú này không những bị phạt tiền mà còn ở
30/12/2021(Xem: 6974)
Tối ngày 11/02 âm lịch (03/03/2012), vào lúc 10 giờ tối, lúc đó tôi niệm Phật ở dưới hai cái thất mà phía trên là phòng của Sư Ông. Khi khóa lễ vừa xong, bỗng nghe (thấy) tiếng của đầu gậy dọng xuống nền phát ra từ phòng của Sư Ông. Lúc đó tôi vội vàng chạy lên, vừa thấy tôi, Ông liền bảo: “Lấy cái đồng hồ để lên đầu giường cho Sư Ông và lấy cái bảng có bài Kệ Niệm Phật xuống” (trong phòng Sư Ông có treo cái bảng bài Kệ Niệm Phật). Khi lấy xuống Sư Ông liền chỉ vào hai câu: Niệm lực được tương tục, đúng nghĩa chấp trì danh, rồi Sư Ông liền chỉ vào mình mà ra hiệu, ý Sư Ông nói đã được đến đây, sau khi ngồi hồi lâu Sư Ông lên giường nghỉ tiếp.
25/12/2021(Xem: 5282)
Cảo San đường Tuệ Nguyên Đại Tông sư (고산당 혜원대종사, 杲山堂 慧元大宗師) sinh ngày 8 tháng 12 năm 1933 tại huyện Ulju, Ulsan, một thành phố nằm ở phía đông nam Hàn Quốc, giáp với biển Nhật Bản. Ngài vốn sinh trưởng trong tộc phả danh gia vọng tộc, phụ thân Họ Ngô (해주오씨, 海州吳氏), Haeju, Bắc Triều Tiên và tộc phả của mẫu thân họ Park (밀양박씨, 密陽朴氏), Miryang, Gyeongsangnam-do, Hàn Quốc. Năm lên 7 tuổi, Ngài được sự giáo huấn của người cha kính yêu tuyệt vời, cụ đã dạy các bộ sách Luận ngữ, Mạnh Tử, Thích Độ, Đại Học, Tứ Thư và học trường tiểu học phổ thông. Vào tháng 3 năm Ất Dậu (1945), khi được 13 tuổi, Bồ đề tâm khai phát để làm tiền đề cho Bát Nhã đơm bông, Ngài đảnh lễ Đại Thiền sư Đông San Tuệ Nhật (동산혜일대선사, 東山慧日大禪師, 1890-1965) cầu xin xuất gia tu học Phật pháp. Thật là “Đàm hoa nhất hiện” khi những sợi tóc não phiền rơi rụng theo từng nhát kéo đong đưa. Tháng 3 năm 1948, Ngài được Hòa thượng Bản sư truyền thụ giới Sa di tại Tổ đình Phạm Ngư Tự (범어사, 梵魚寺), Geumjeong-gu, Busan, Hàn Qu
23/12/2021(Xem: 3964)
Chánh Điện của một ngôi Chùa tại xứ Đức, cách đây hơn 40 năm về trước; nơi có ghi hai câu đối: "Viên thành đạo nghiệp Tây Âu quốc. Giác ngộ chúng sanh đạo lý truyền", bây giờ lại được trang hoàng thật trang nghiêm và rực rỡ với các loại hoa. Đặc biệt nhất vẫn là những chậu cây Trạng Nguyên nhỏ to đủ kiểu, nổi bật nhất vẫn là những chiếc lá đỏ phía trên phủ lên những chiếc lá xanh bên dưới. Ai đã có ý tưởng mang những cây Nhất Phẩm Hồng, có nguồn gốc ở miền Nam Mexico và Trung Mỹ vào đây? Và theo phong thủy, loại cây này mang đến sự thành công, đỗ đạt và may mắn.
10/12/2021(Xem: 8487)
Bản dịch này cũng đã đăng tải trong các số báo đặc san Pháp Bảo, từ số 2, tháng 5 năm 1982 và còn tiếp tục đăng tải cho đến nay. Loạt bài đăng trong báo sẽ được chấm dứt trong vài kỳ báo nữa, vì các phần sau tuy cần thiết đối với người muốn nghiên cứu, nhưng lại trở nên khô khan với người ít quan tâm tới sử liệu Phật Giáo. Đó là lý do quý vị chỉ tìm thấy bản dịch được đầy đủ chỉ có trong sách này. Trong khi dịch tác phẩm, cũng như trong khoảng thời gian còn tòng học tại Nhật Bản, chúng tôi tự nghĩ: không hiểu sao Phật giáo đã du nhập vảo Việt Nam từ thế kỷ thứ 2, thứ 3 mà mãi cho tới nay vẫn chưa có được những cuốn sách ghi đầy đủ các chi tiết như bộ “Các tông phái Phật Giáo Nhật Bản” mà quý vị đang có trong tay. Điều mong mỏi của chúng tôi là Phật Giáo Việt Nam trong tương lai cố sao tránh bớt vấp phải những thiếu sót tư liệu như trong quá khứ dài hơn 1500 năm lịch sử truyền thừa! Để có thể thực hiện được điều này, cần đòi hỏi giới Tăng Già phải đi tiên phong trong việc trước t
09/12/2021(Xem: 22855)
Cách đây vài ngày đọc trên một tờ báo tại Sydney , khi nói về chủng thể Omicron vừa phát tán và lây lan do xuất phát từ các nước Nam Phi , tôi chợt mỉm cười khi đọc được câu này " Chúng ta đã học từ nạn đại dịch một điều rằng : Đừng nên hy vọng một điều gì , vì chắc chắn điều mình hy vọng ấy sẽ chỉ là THẤT VỌNG " If there’s one thing COVID has taught us , it is to expect nothing, except disappointment . What it comes to that COVID really delivers
08/12/2021(Xem: 4603)
Già San Đường Trí Quán Đại Tông Sư, vị đại học giả, vị Luật sư, Thiền sư nổi tiếng, vị Tổng vụ trưởng xuất sắc trong việc quản lý các vấn đề hành chính Phật giáo. Ngài được ca tụng lảu thông Tam tạng giáo điển, lý sự viên dung. Già San Đường Trí Quán Đại Tông Sư (가산당 지관대종사, 伽山堂 智冠大宗師, 1932-2012) tục danh Lý Hải Bằng (이해붕, 李海鵬), theo tộc phả tên Chung Bằng (종붕, 鍾鵬), Tổng vụ Viện trưởng Thiền phái Tào Khê đời thứ 32, Phật giáo Hàn Quốc, hiệu Già Sơn đường Trí Quán Đại tông sư (가산당지관대종사, 伽山堂智冠大宗師), sinh ngày 14/6/1932 (05/11/Nhâm Thân), nguyên quán làng Cheonghae-myeon, huyện Gyeongju, tỉnh Gyeongsangbuk-do, Đại Hàn. Phụ thân của Ngài là cụ ông Lý Khuê Bạch (이규백, 李圭白) và Hiền mẫu của Ngài là cụ bà Kim Tiên Y (김선이, 金先伊). Gia đình truyền thống Phật giáo lâu đời, kính tin Tam bảo.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]