Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 8, 9, 10

02/05/201319:20(Xem: 9512)
Phần 8, 9, 10
Bàn Về Tư Tưởng Phật Học Trong Tiểu Thuyết Võ Hiệp Kim Dung


Phần 8, 9, 10

Thích Chơn Thiện
Nguồn: Thích Chơn Thiện


Phần 8

Hồi 7: Tuyết Sơn kiếm pháp

A. Tóm tắt hồi 7

- Bạch Vạn Kiếm yêu cầu Thạch Phá Thiên ra khỏi sảnh đường Mãnh Hổ để đấu kiếm nhằm thanh lý môn hộ. Nhóm Trường Lạc, Đinh Bất Tam và Đinh Đang đều giục Cẩu Tạc Chủng nhận lời, bởi tin rằng với nội lực quá hùng hậu của chàng thì chỉ trong vài chiêu đã có thể đánh gục Bạch Vạn Kiếm.

- Ngoài sảnh đường, với bản tánh hồn hậu, Cẩu Tạp Chủng cầm thanh kiếm do Trần hương chủ trao mà tần ngần chưa biết xử lý ra sao (chàng chưa hề học kiếm pháp) thì Bạch Vạn Kiếm đã lẹ tay xuất kiếm áp đảo, điểm huyệt chàng và uy hiếp bang Trường Lạc. Bạch Vạn Kiếm kẹp Cẩu Tạp Chủng phi hành về phía thành Lăng Tiêu. Uông Vạn Dựt và tám tay cao thủ Tuyết Sơn đều bị Bối Hải Thạch khống chế, điểm huyệt, bắt giữ. Do huyệt đạo bị phong tỏa nhẹ, Uông Vạn Dựt tự giải huyệt và phi hành theo Bạch Vạn Kiếm để hỗ trợ.

- Một nhóm, gần 20 kiếm sĩ, của Tuyết Sơn đang đóng quân ở một thảo am giọc đường chờ Bạch Vạn Kiếm trở về.

Nhóm nầy đã luyện kiếm qua đêm để gia tăng khả năng đối phó khi hữu sự. Cẩu Tạp Chủng, rất thông tuệ, chỉ quan sát mà đã làu 72 kiếm chiêu của Tuyết Sơn, dù trước đó chưa từng tập luyện.

- Bấy giờ Thạch Thanh-Mẫn Nhu xuất hiện dòi lại hai thanh bão kiếm mà nhóm Tuyết Sơn đã đánh mất. Cuộc đọ kiếm bắt đầu. Bạch Vạn Kiếm không địch lại song kiếm của Thạch Thanh-Mẫn Nhu. Cẩu Tạp Chủng tự giải khai huyệt đạo và đòi đứng về phía Bạch Vạn Kiếm để hai đấu hai cho cân. Cuộc đấu giữa Thạch Thanh và Bạch Vạn Kiếm thì cân tài, càng đấu càng nể vì nhau. Mẫn Nhu và Cẩu Tạp Chủng thì so kiếm như là cảnh mẹ dạy kiếm cho con đầy tình cảm chan chứa.

- Lúc ngọn đèn cầy chợt tắt (cạn), Cẩu Tạp Chủng vô ý sấn người tới lúc bà Mẫn Nhu chưa kịp rút nhanh kiến về, nên bị thương nhẹ ở ngực. Bấy giờ, Đinh Bất Tam và Đinh Đang đang phục ở gầm bàn chờ cứu Cẩu Tạp Chủng.

Đèn tắt là thời điểm thuận lợi để Đinh Bất Tam hành sự.
Cẩu Tạp Chủng bắt đầu một bước " nổi trôi " mới.

B. Ý kiến

1. Điều nghich lý:

- Từ thái độ sàm sỡ của thiếu niên Thạch Trung Ngọc dẫn đến việc cô A-Tú (13 tuổi) tự vẫn để bảo toàn danh tiết người con gái; thân mẫu A-Tú trở nên cuồng trí; Bạch Phu nhân giận lẫy chồng bỏ nhà ra đi bbiệt tích;
Bạch Tự Tại tức bực lấy đứt một cánh tay của người đệ tử giỏi nhất của mình (thầy dạy kiếm cho Thạch Trung Ngọc); Bạch Vạn Kiếm dẫn nhiều kiếm sĩ Tuyết Sơn đi đốt phá Thạch gia trang (nhà của bố mẹ Thạch Trung Ngọc) và lùng kiếm Thạch Trung Ngọc để thanh lý môn hộ đã hy sinh mất thêm nhiều cao thủ huynh đệ...
Hầu như con người phải chết và phải khổ vì một giá trị ước lệ rất mơ hồ của văn hoá Tuyết Sơn. Thật là điều nghịch lý!

- Cẩu Tạp chủng, một thiếu niên thuần lương, nhân ái và thông sáng, vô cớ trở thành nạn nhân của các thái độ hành xử nghịch lý trên.

Hầu như niềm tin của tác giả để hoá giải điều nghịch lý ấy còn dấu kín ở mười tám tượng La hán phục ma?

2. Tám cơn gió lay động tâm thức:

- Các cao thủ võ lâm trên giang hồ thường giáp mặt với tám cuồng phong ở đời là: phải, trái; được, mất; khen chê, khổ, lạc. Tám ngọn cuồng phong ấy đã dấy lên ở kiếm phái Tuyết Sơn, Ttrường Lạc Bang và nhiều vùng liên hệ như ở thị trấn Hầu Giám Tập, tạo nên các rối ren dây chuyền. Chỉ duy có một thiếu hiệp thành tựu " La hán phục ma thần công " là có tâm hồn phẳng lặng để lại một ấn tượng sâu sắc nhất.

Thuật ngữ nhà Phật gọi tám cơn cuồng phong ấy là " Bát phong " và " Bát phong xuy động ", hẳn là có mối liên hệ cảm xúc của tác giả lúc xây dựng các hồi truyện Hiệp Khách Hành!

3. Nghìn năm tay trắng hay Bài học về gốc gác của Cẩu Tạp Chủng:

- Cẩu Tạp Chủng vốn là bé Thạch Trung Kiên, con đẻ của Thạch Thanh và Mẫn Nhu; bị người hận tình Mai Phương Cô trên núi Hùng Nhĩ bắt đi từ năm một tuổi, và tráo vào xác chết bầy nhầy của một em bé khác. Điều nầy khiến Thạch Anh và Mẫn Nhu đinh ninh rằng Thạch Trung Kiên đã chết.

- Cẩu Tạp Chủng có thân tướng hao hao giống Thạch Trung Ngọc. Trong thời gian Thạch Trung Ngọc bị Bối Hải Thạch bắt và dựng lên làm bang chủ Trường Lạc Bang để đi dự hội yến Lạp Bát ở Hiệp Khách đảo, rồi trốn biệt tích ở một lầu xanh, Cẩu Tạp Chủng đã bị nhiều phái nhận lầm là Thạch Trung Ngọc (hay Thạch Phá Thiên, bang chủ Trường Lạc). Các cuộc tranh cải và tranh giành Cẩu Tạp Chủng xẩy ra với các nhân chứng, vật chứng, luận chứng có vẻ hợp lý đến độ Cẩu Tạp Chủng cũng mơ hồ về gốc gác của chính mình, nghĩ rằng " má má " của mình là Mai Phương Cô ở Hùng Nhĩ.

Với một con người cụ thể như thế mà qua vài sự " tráo trở, lằng nhằng " giang hồ đã khó xác định gốc gác, huống nữa là cuộc đi tìm " hạt nguyên sơ " giữa một vũ trụ mênh mang qua một hệ thống máy móc và tư duy phức tạp? (!) Cuộc đi tìm ấy sẽ mãi là nghìn năm tay trắng!

Thế giới vốn là một trường tương quan của nhân duyên. Đây là bài học kinh nghiệm của tập truyện, và của Phật giáo.

Phần 9

Hồi 8: Thằng Ngốc

A. Tóm tắt Hồi 8

- Đinh Bất Tam cứu Cẩu Tạp Chủng khỏi tay Bạch Vạn Kiếm, nhưng lòng đầy thất vọng về võ công và cách xử sự quá hiền lành, chân chất của chàng, mà ông gọi là quá ngốc nghếch, định sẽ giết chàng nếu trong vòng 10 ngày mà không đánh bại được Bạch Vạn Kiếm.

- Đinh đinh Đang đang cầu xin ông tha mạng cho chàng không được, bèn dạy cho chàng 18 đường cẩm nã thủ gia truyền của dòng họ Đinh để phòng thân, và hi vọng là Đinh Bất Tam đổi ý.

- Đến ngày thứ 10, Đinh Đang bày mưu thuê một đám dân dã lên thuyền đòi yểm trừ ma quỷ Đinh Bất Tam. Giận quá ông ra cước giết liền một hơi ba người, rồi chợt biết mình mắc vào quỷ kế của đứa cháu gái. Ông bèn chờ đến thời điểm cuối ngày sẽ móc mắt, bẻ tay Cẩu Tạp Chủng, thay vì giết chàng.

- Đinh Đang thoáng thấy xa xa một chiếc thuyền nhỏ ngược chiều đi lại, bèn làm ra vẻ thất vọng đòi tự mình giết Cẩu Tạp Chủng cho xong chuyện, hơn là có một người chồng tàn tật; nàng điểm huyệt chàng, quấn chăng quanh mình chàng và trói gô lại; khi chiếc thuyền nhỏ đến gần, nàng múa dao đâm chàng-thật ra là giả bộ che mắt Đinh Bất Tam -, vừa lẹ tay ném chàng sang thuyền nọ để giúp chàng thoát nạn.

- Đinh Bất Tam hậm hực, giận dữ đứa cháu gái, thất vọng nhìn chiếc thuyền đi!

Thế là, Cẩu Tạp Chủng lại đi vào một rắc rối khác của cuộc sống!

B. Ý Kiến

1. Cái ngốc của Cẩu Tạp Chủng:

- Đinh Bất Tam gọi Cẩu Tạp Chủng là thằng ngốc do các hành xử dưới đây của chàng:
- Không giỏi võ công...
- Không đủ tàn nhẫn để thắng người...
- Không giỏi đao kiếm đủ để ông ta tự hào...
- Không biết " trăng hoa " với Đinh Đang...
- Có lương tâm tốt, chân chất là kẻ ngu dại!
- Suy nghĩ huyễn hoặc, không thiết thực như khi chàng nói:
-" Tốt hơn hết là Đinh Đang dạy ta thứ công phu không thể đả thương hoặc đánh chết người ta, đồng thời đừng để đối phương đánh mình chết hay bị thương, mọi người đều hoan hỷ kết bạn với nhau, đừng oán thù gì nữa " (tập 2, tr.127)
- Đinh Đang chán ngán chàng vì bởi:
- Không láu lỉnh, trêu ghẹo con gái...
- Không biết tỏ tình với nàng...
-Không biết sống vị kỷ cho mình...
- Không biết dối gạt, quyền biến...

2. Tâm lý Đinh Bất Tam và Đinh Đang

- Đinh Bất Tam sống chẳng lao động, nghề ngỗng gì, hẳn là tiền của chi tiêu lấy của thiên hạ?
Tánh hiếu thắng, kiêu mạn, ngông cuồng, những điều gọi là danh dự, thủ tín, tiếng tăm của nhà họ Đinh đều là những tư duy nửa vời, điên đảo.

Giá trị tốt nhất cần bảo giữ là tình người, lòng nhân ái, tôn trọng sự sống, thì Đinh Bất Tam lại chà đạp, coi nhẹ, giết người một cách lạnh lùng tùy hứng. Ông xây dựng một tự ngã Đinh Bất Tam rất kỳ quái!

- Đinh Đang, cháu gái Đinh Bất Tam, thì nhan sắc, thông minh, nhanh nhẹn quyền biến, nhưng cũng chỉ là một loại tâm lý bệnh hoạn, vị kỷ: chỉ biết sống thỏa mãn các dục vọng của bản thân, mà không cần biết đến khổ đau của người khác, xem việc giết người như trò đùa, không đau xót.

3. Chọn lựa

Tác giả vẽ ra hai mẫu hình tâm lý tương phản giữa Cẩu Tạp Chủng và Đinh Bất Tam, Đinh Đang để độc giả thấy rõ những giá trị tâm lý nào là cần thiết cho xã hội, văn hoá nhân văn và trí tuệ? Hỏi ở đây có nghĩa là trả lời vậy.

Phần 10

Hồi 9: Đòn bánh tét

A. Tóm tắt Hồi 9

- Để cứu Cẩu Tạp Chủng khỏi bị Đinh Bất Tam hại, Đinh đinh Đang đang trói gô chàng sau khi đã điểm huyệt, và ném chàng vào thuyền chở Sử bà bà cùng A Tú đang lướt ngược chiều. Bấy giờ, hai bà cháu Sử bà bà nằm yên bất động do bị " tẩu hoả " vì luyện công lạc đạo.

- Sử bà bà bảo A Tú lấy đao giết chàng ngay, ném xuống sông để tránh tiếng " xì xào " về sau. A Tú không thể hành sự do bản tính hiền hậu, phần khác là do hai cánh tay không thể cử động...

- Lát sau, thuyền của Đinh Bất Tứ áp tới. Ông ta vốn thầm yêu trộm nhớ Sử bà bà từ tuổi thanh xuân mà ở goá. Lẹ như tên bắn, ông phóng qua thuyền Sử bà bà, lên giọng lè nhè. Hai bên đang khẩu chiến thì Cẩu Tạp Chủng, vốn đã nghe Sử bà bà bảo A Tú cùng nhảy sông tự vẫn nếu bị Đinh Bất Tứ xúc phạm, lên tiếng kêu cứu Đinh Bất Tứ ngăn cản.

- Nhận ra dấu tay cẩm nã thủ " Thiết sa chưởng " của cô cháu gái A Đang còn để lại trên mặt chàng thiếu hiệp, Đinh bất Tứ bật cười đắc chí, bứt giây trói cho chàng; rồi thử vài chiêu cẩm nã thủ và kinh ngạc về nội lực kỳ đặc của chàng...

- Sử bà bà nói khích khiến Đinh Bất Tứ động thủ đánh Cẩu Tạp Chủng. Đinh Bất Tứ bị phản lực mạnh, nghe mình mẩy tê buốt đến kỳ lạ, bèn biến chiêu đánh vào huyệt Đại truy để hạ gục chàng; không ngờ chính ông ta bị run bắn toàn thân, và bị hất văng qua một bên, rất chi bẽ bàng...

- Để gỡ gạc, Đinh Bất Tứ, cũng do Sử bà bà khích bác, chỉ cho Cẩu Tạp Chủng vài đường võ của mình để tái đấu trên thuyền. Ông ta lại bại cuộc...

- Cẩu Tạp Chủng giúp Sử bà bà và A Tú điều hoà kinh mạch cho đến khi toàn thân cử động được. Bấy giờ, do Đinh Bất Tứ ép Sử bà bà lên đảo của ông ta để dưỡng thương, bà liềân ôm A Tú nhảy tỏm xuống nước để chết. Cẩu Tạp Chủng phóng theo để cứu...

- Cả ba giạt vào bờ đảo Tử Yên gần đó. Cẩu Tạp Chủng giúp hai bà cháu điều thương và lánh trú trong một hang động...

B. Ý kiến

1. Các ý tưởng điên đảo:

- Tâm lý chân chất, thuần thiện của Cẩu Tạp Chủng như một tấm gương soi rõ tâm lý của những người tiếp cận chàng. Các tâm lý tương ưng, đồng điệu với chàng như tâm lý Mẫn Nhu, A Tú là thiện; các tâm lý chỏi lại chàng, từ khước chàng, đều là bất thiện, điên đảo.

Tại Hồi 9, Sử bà bà nghĩ rằng giết chàng để tiết hạnh của cháu gái A Tú khỏi bị tổn thương là một suy nghĩ kỳ quái, điên đảo!

Sử bà bà dự tính cùng A Tú nhảy sông tự vẫn nếu Đinh Bất Tứ xúc phạm. Làm thế để biểu lộ lòng thanh bạch chung thủy của bà đối với Bạch Tự Tại. Đây là một suy nghĩ điên đảo khác. Chính các ý tưởng điên đảo về giá trị ấy là nhân tố chính gây ra các rối rắm trong kiếm phái Tuyết Sơn và lây can vào chốn giang hồ.

- Các suy nghĩ lẩm cẩm đầy kiêu mạn, hiếu thắng, si ái của Đinh Bất Tứ là một loại tâm lý điên đảo khác

Giáo lý nhà Phật dạy đó là các tà tưởng, tà tư duy dẫn đến khổ đau.

2. Thực tại không có chủ trương:

- Khi chủ ý của đời sống là quá rõ ràng: sống là sống hạnh phúc, cho cá nhân và tập thể, thì mọi hành động, xử sự đều vì mục đích đó, mà không vì một chủ trương nào khác, bởi vì các chủ trương là vì sự sống, mà không phải sự sống vì chủ trương.

" Hiệp Khách Hành " đã diễn đạt ý tưởng đó qua các " xen " (scène) đấu võ khá lý thú:

- Khi Cẩu Tạp Chủng đang ở tận cuối mui thuyền, Đinh Bất Tử liền ra chiêu Chung cổ tề minh nhằm để giục chàng xuất chiêu Xung Văn Tác Triển ứng phó: trước khi xuất chiêu nầy thì phải lùi lại vài bước. Biết vậy, Cẩu Tạp Chủng không theo bài bản nữa, mà biến chiêu qua Cẩm nã thủ pháp: lạng người ra sau lưng Đinh Bất Tứ ra chiêu Hổ trảo thủ và Ngọc nữ niêm châm khiến Đinh Bất Tứ bất ngờ bị ngã lăn quay xuống mạn thuyền, thua trận, xấu hổ.

- Khi Đinh Bất Tứ ra hư chiêu khi tả, khi hữu khiến Cẩu Tạp Chủng phân vân không biết vận kình lực thủ về phía nào, chàng liền bỏ bài bản, dồn nội lực vào cả hai tay, phòng sẵn cả tả lẫn hữu, khiến Đinh Bất Tứ kinh hải thu chiêu!

- Giữa cuộc sống đầy biến động nhiều hướng, thái độ sống tốt đẹp cho con người cũng thế: nắm lấy mục tiêu hạnh phúc, an lạc cho cá nhân và tập thể mà hành xử, mà không nhất thiết phải nắm lấy chủ trương!

Đây là tinh thần không chấp thủ và " tùy duyên mà bất biến " của nhà Phật.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/03/2022(Xem: 9714)
Trong lúc còn trụ thế, Đức Phật có 10 đệ tử rất xuất sắc. Thuở đó, Phật đã khen mỗi vị giỏi nhất về một lãnh vực, nhưng không đánh giá vị nào đứng nhất, vị nào đứng nhì, ba... trong tăng đoàn. Điều này thật dễ hiểu: đã đắc quả Chánh Đẳng Chánh Giác thì vị nào cũng giỏi cả. Giả sử có dịp ngồi bên nhau, hẳn mười vị A-la-hán này sẽ không bao giờ nhận mình là người giỏi. Thế thì có ai dám nói mình là “người giỏi hơn người”!
28/03/2022(Xem: 12605)
Truyện Tranh LỊCH SỬ PHẬT THÍCH CA là chuyện kể về đời một danh nhân, một ông hoàng vương giả, đã tự mình tìm ra pháp Bất Sanh Bất Diệt và trở thành bậc Thánh ngay giữa lòng nhân sinh cách đây trên 26 thế kỷ. Từ đó đến nay tuy cuộc sống đã có nhiều đổi thay nhưng đời sống, nhân cách và tư tưởng của Ngài vẫn là ánh sáng, niềm tin trong tâm hồn của những người yêu Chân, Thiện.
19/03/2022(Xem: 4416)
Trong nhà một nhóm ngồi quanh Phẩm bình đức hạnh một anh ở ngoài Một người lên tiếng chê bai: “Anh này mọi việc trên đời đều hay
19/03/2022(Xem: 8706)
Thuở xưa có một anh kia Nấu đường cát trắng chuyên nghề đã lâu Một hôm đang bận, chợt đâu Có ông khách nọ sang giàu đến thăm
13/03/2022(Xem: 24171)
Hành hương và chiêm bái Phật tích Ấn Độ là nhân duyên hy hữu và là một ước mơ ngàn đời của người đệ tử Phật trên khắp năm châu bốn bể. Nay ước mơ đó đã đến với Tăng Ni và Phật tử Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu. Như chương trình đã sắp đặt trước cả năm, phái đoàn hành hương Ấn Độ gồm 51 người do Tu Viện Quảng Đức tổ chức đã lên đường đúng vào ngày 7-11 năm 2006. Phái đoàn do Đại Đức Phó Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức Thích Nguyên Tạng, Sư Cô Hạnh Nguyên và Đạo Hữu An Hậu Tony Thạch (Giám đốc công ty Triumph Tour) hướng dẫn cùng với 38 Phật tử từ Melbourne, 6 từ Sydney, 1 từ Perth và 5 đến từ Texas, Cali, Hoa Kỳ.
10/03/2022(Xem: 2941)
Cột điện trong làng xuất hiện dòng chữ lạ, vài ngày sau, bà lão mù đã thực sự đổi đời.Dòng chữ trên cột điện viết gì mà một bà lão nghèo và bị mù lòa trong làng lại đứng trước cơ may đổi đời như vậy? Một hôm, đang đi trên đường, 1 người đàn ông bỗng nhìn thấy trên cột điện có 1 mảnh giấy viết mấy dòng chữ. Tò mò, anh ta đến gần để đọc thì thấy nội dung thế này. "Hôm qua, tôi có đánh rơi tờ 50 rupee trên con đường này, nhưng vì mắt tôi không nhìn rõ cho nên không thể tìm ra nó. Vì thế, nếu ai có nhìn thấy thì hãy cho tôi xin lại nhé. Đây là địa chỉ của nhà tôi..."
12/02/2022(Xem: 11881)
Năm 2011 Tu Viện Quảng Đức lần đầu tiên tổ chức chuyến Hành hương Nhật Bản và Đại Hàn, nhưng năm đó Nhật có biến cố động đất và sóng thần nên lịch trình hành hương trên xứ Nhật bị hủy bỏ. Cho đến nay sau 7 năm, Thầy Trụ Trì Thích Nguyên Tạng và anh Tony Thạch, Giám đốc Công Ty Du Lịch Triumph Tour, lại một lần nữa tổ chức chuyến Hành Hương Chiêm Bái Danh Lam Phật Giáo tại Nhật và Đại Hàn trong thời điểm đầu tháng Tư theo lời yêu cầu của nhiều Phật tử, ngõ hầu xuyên qua những danh lam Phật Giáo mà đoàn đến chiêm bái, đoàn còn được chiêm ngưỡng những cảnh trí đẹp tuyệt vời được tô điểm bởi hương sắc nhẹ nhàng của hoa Anh Đào.
08/02/2022(Xem: 9805)
Hai năm trước, khi tin Hòa Thượng Thích Minh Tâm viên tịch lan truyền khắp năm châu, ai ai cũng ngỡ ngàng thương tiếc. Hầu như các tự viện trên thế giới đều tổ chức lễ tưởng niệm tri ân Ngài. Tu Viện Quảng Đức cũng không ngoại lệ, buổi lễ truy niệm đã được tổ chức một cách trang nghiêm, trọng thể. Sau đó TT Thích Nguyên Tạng đã lên chương trình Hành Hương Âu Châu vào cuối tháng 7 năm 2015, với mục đích chính là tham dự lễ Đại Tường Tưởng Niệm HT Thích Minh Tâm, đồng thời dự lễ Khánh thành Chùa Khánh Anh. Phật tử TVQĐ thật hoan hỷ với tin này và đã cùng nhau lập ra kế hoạch tiết kiệm để tham dự chuyến Hành Hương Âu Châu.Thời gian hai năm tưởng là lâu, nhưng thoắt một cái ngày đi đã gần kề, mọi người nô nức chuẩn bị hành trang để lên đường. Phái đoàn Hành Hương có 83 người gồm:Melbourne: 38 người; Sydney: 21 người; Perth: 9 người;Adelaide: 5 người.
07/02/2022(Xem: 22540)
Kính đa tạ Thầy đã giới thiệu 14 lời vàng của HT Thích Trí Tịnh (1916-2014 ) một Bồ Tát thị hiện đã mang kho tàng kinh các đến với Phật Tử VN trong và ngoài nước nhưng cuối cùng di chúc để lại cho đời chỉ vỏn vẹn 14 lời vàng này lại là Kim Chỉ Nam cho những ai muốn tu tập giải thoát ( LÀM LÀNH-LÁNH DỮ-THƯƠNG NGƯỜI- THƯƠNG VẬT-ĂN CHAY-NIỆM PHẬT -TỤNG KINH ) và Bộ Toàn tập Kinh Hoa Nghiêm 4 quyển cũng như Ngũ Kinh Tịnh Độ mà Ngài đã thọ trì hằng ngày từ A lại da thức khởi phát.
24/01/2022(Xem: 6647)
Tuyển tập Hành Hương Tứ Đại Danh Sơn Trung Quốc 2007 do Tu Viện Quảng Đức tổ chức
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]