Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 5

02/05/201319:11(Xem: 9292)
Phần 5
Bàn Về Tư Tưởng Phật Học Trong Tiểu Thuyết Võ Hiệp Kim Dung


Phần 5

Thích Chơn Thiện
Nguồn: Thích Chơn Thiện


Hồi 4: Bang chúa rừng Lạc bang

A. Tóm tắt hồi 4

-Tại Ma Thiên Lãnh, Cẩu Tạp Chủng vừa luyện xong 18 đường âm công và 18 đường dương công của " La hán phục ma thần công ", do không biết điều hòa kinh mạch âm dương nên bị "tẩu hỏa", may kịp lúc Bối Hải Thạch, và thêm các đại cao thủ Trường Lạc bang, xuất hiện cứu cấp, tạm thời qua được cơn nguy cấp ; Bối Hải Thạch lầm tưởng Cẩu Tạp Chủng là Thạch Phá Thiên, bang chủ, nên rước về điều dưỡng ở cung Trường Lạc.

- Tại cung Thường Lạc, Bối Hải Thạch tiếp tục trị liệu mỗi ngày. Đinh đỉnh Đang đang, người tình của Thạch Phá Thiên, cho uống Huyền Băng Bích Hỏa Tửu (loại rượu rất trân quý của võ lâm, dùng để trì hoãn lại sự tương giao của hai luồng khí âm dương trong nội thể), nên Cẩu Tạp Chủng hồi tỉnh.

- Vào lúc hai luồng âm dương khí dâng đầy ở huyệt Đản Trung (giữa ngực) thì Triển Phi hương chủ, kẻ thù bị cướp vợ của Thạch Phá Thiên, xuất hiện đánh một chưởng mạnh vào huyệt Đản Trung để kết liểu đời Thạch Phá Thiên. Không ngờ, chưởng nầy đã giúp Cẩu Tạp Chủng điều hòa được khí huyết, thành tựu thần thông " La hán phục ma " lên đến đỉnh điểm. Triển Phi hương chủ thì bị phản lực mà bị gảy một cánh tay và trọng thương.

Cẩu Tạp Chủng, với từ tâm, vô hại tâm, đã bao che cứu tội và trị thương cho Triển Phi.

Thật là sự lạ đầy kinh dị!

B. Ý kiến

1. Lạc bang là từ ngữ Phật học chỉ cõi nước của Đức Phật A-Di-Đà. Ở đó, vắng mặt mọi thứ khổ đau, mãi mãi hạnh phúc, yên vui nên gọi là Trường Lạc.

Bối Hải Thạch và các Hương chủ bang nầy thì bản chất hành ma đạo. Do vì tránh nạn dự hội yến Lạp Bát ở Hiệp Khách đảo nên tráo dựng bang chủ Thạch Phá Thiên; sau khi Thạch Phá Thiên (Thạch Trung Ngọc) ẩn trốn, Bối Hải Thạch lại mạo dựng Cẩu Tạp Chủng.

Thật là ý vị! tâm chân của Cẩu Tạp Chủng lại cần được nuôi dưỡng, phát triển tại ma xứ nầy!

2. Cẩu Tạp Chủng: sức mạnh của vô dục,vô chấp:

- Bản tính của Cẩu Tạp Chủng là minh mẫn, chân thật, thuần lương, vô dục và không chấp nệ các thị phi.

- Mọi người đều lầm chàng là Thạch Phá Thiên (trừ Bối Hải Thạch sau khi điều thương cho chàng) và bày tỏ thái độ tương hệ khác nhau: Cùng một đối tượng mà mỗi người ở vị trí khác nhau thì nhìn khác nhau. Cả tự thân Cẩu Tạp Chủng cũng không thật sự biết rõ gốc gác của mình, chỉ lờ mờ chàng là chú bé ở đỉnh Hùng Nhĩ, đùa giỡn với chó A-hoàng.

Nhờ có tâm lý vô dục, vô chấp ấy, Cẩu Tạp Chủng đã thành tựu không khó khăn thần thông siêu đẳng của " La hán phục ma ". Bước thành tựu còn tiến xa, xa nữa khi chàng không chấp thủ cả kết quả thành tựu. Khi Bối Hải Thạch nói:

" Chúc mừng bang chúa! Thần công cái thế của bang chúa đã luyện thành rồi "

Cẩu Tạp Chủng đã hồn nhiên hỏi lại:

" Cái gì... cái gì là cái thế thần công? "

Đây, thực sự là ngôn ngữ của Kinh Kim Cang khi diễn đạt sự chứng đắc bốn Thánh quả: Tu-đa -hoàn, Tư-đà-hàm , A-na-hàm, và A-la-hán:

" Đức Phật hỏi:' Này Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao, vị Tu-đà-hoàn có nghĩ rằng: Ta đã chứng đắc Tu-đà-hoàn quả chăng?-Tôn giả Tu-bồ-đề đáp: Quả thật không, bạch Thế Tôn. Tại sao? Bởi vì, bạch Thế Tôn vị ấy không có chứng đắc bất cứ pháp nào. Cho nên vị ấy được gọi là Tu-đà-hoàn...

- " Bởi vì chưa có một pháp nào chứng đạt được quả Tư-đà-hàm. Đấy là lý do tại sao vị ấy được gọi là Tư-đà-hàm "

-... (Tương tự đối với quả A-na-hàm, A-la-hán...)

3. Hai cảnh giới thiền định:

- Tạ Yên Khánh, trên Ma Thiên Lãnh, khổ luyện nội công đạt đến mức " thân, ý, khí " điều hợp, vật ngã đều quên: đây là một loại thiền định có sức mạnh tập trung và có thần lực của một cảnh giới định sâu, nhưng tâm ý của ông còn vướng vào thị phi, tự ngã, nên theo Phật học gọi là tà định. Loại định nầy vắng mặt trí tuệ và tâm đại bi.

- Cẩu Tạp Chủng đạt định " La hán phục ma " với trí minh mẫn, không dục vọng, không dính mắc, đầy nhân ái, theo Phật học đây là loại chánh định. Chỉ loại thiền định nầy mới có thể phát triển đến cao điểm, giáp mặt chân lý, giải mã được " Thái huyền kinh "

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4620)
Lời giới thiệu : Khi nói về đạo Phật, người ta thường liên tuởng tới những triết lý thâm sâu và khô khan. Tuy nhiên, đôi khi các Thầy cũng có tính nói ...
10/04/2013(Xem: 4182)
Vinh bực mình về ông già "chùa" hết sức, lúc không cần ý kiến ổng thì ở đâu ổng nhẩy vô, lúc cần ý kiến ổng thì ổng lại thối thác: "chuyện này tôi vô ý ...
10/04/2013(Xem: 4344)
(Lời giới thiệu : Thượng tọa Tuệ Sỹ còn là một thi sĩ, một học giả, một nhà văn. Trước 1975, ông là Khoa trưởng Phật học Viện Đại Học Vạn Hạnh, tác giả nhiều cuốn sách biên thảo đặc sắc về Văn học và Triết học Trung Hoa; thơ Tô Đông Pha, một số thơ, truyện và thơ dịch đã đăng liên tiếp trên nhiều Tạp chí Văn học tại Sài Gòn, trong đó đa số đăng trên tờ Thời Tập
10/04/2013(Xem: 3708)
Ngày xửa ngày xưa, có một người trải đã nhiều kiếp, kiếp nào từ bé đến lớn cũng giữ mình đức hạnh và thành bậc chân tụ Cứ luân hồi chuyển kiếp như vậy liên tiếp đến 9 lần, nhưng chưa kiếp nào được thành Phật. Đến kiếp thứ 10, Đức Thích Ca muốn thử lòng, bắt vào đầu thai làm con gái một nhà họ Mãng ở nước Cao Lỵ
10/04/2013(Xem: 4703)
Pháp Sư Tự Lập, người huyện Thái, tỉnh Giang Tô, tốt nghiệp Phật học viện Thượng Hải, từng gần gũi với Pháp sư Từ Hàng, được pháp sư nhận làm ...
10/04/2013(Xem: 5662)
Vở kịch Dạ cổ hoài lang đã làm rung động trái tim cũng như bài hát Dạ cổ hoài lang đã làm “rụng rún” biết bao người! Tim và rún không nằm xa nhau ...
10/04/2013(Xem: 4549)
Vào khoảng trước hay sau năm 1945 gì đó, nay không nhớ rõ; phải nói thực rằng đấy là thời gian đánh dấu một chuyển hướng quan trọng trong ...
10/04/2013(Xem: 5519)
Ma Ca là bút danh của Pháp Sư Tinh Vân. Sư người Giang Đô, Tỉnh Giang Tô, tốt nghiệp Phật Học Viện Tiêu Sơn, học viện Luật Thê Hà, từng trụ trì ...
10/04/2013(Xem: 4467)
Hôm nay Chủ nhật, ngày 14 tháng 10 năm 1990 tức là ngày 26 tháng tám năm Canh ngọ; tôi trang hoàng một bàn thờ đơn giản trước chánh điện để ...
10/04/2013(Xem: 9381)
Trong các buổi lễ tụng kinh cầu an, chư Tăng cũng như những người cận sự nam - nữ không thể thiếu bài kệ "Jayamangalagàthà - Bài kệ Hạnh phúc thù thắng". Bởi vì bài kệ này tán dương, ca tụng oai lực của Ðức Phật đã cảm thắng tám trường hợp xảy ra vô cùng khó khăn. Mỗi trường hợp Ðức Phật vận dụng mỗi pháp, không những để đối trị mà còn làm cho đối phương cảm phục phát sanh đức tin xin quy y nơi Tam bảo.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]