Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 9

02/05/201312:09(Xem: 11295)
Phần 9
Ánh Đạo Vàng


Phần 9

Võ Đình Cường
Nguồn: Võ Đình Cường


Tịnh-phạn vương sống qua những năm buồn vô hạn từ khi Thái tử bỏ cung điện ra đi. Ngài nhớ tiếng, nhớ hình ngườị con anh dũng mà bây giờ không biết đang phiêu bạt nơi nao.

Còn công chúa Da-du, thì không có gì khuây khoả nổi! Mất đấng chúa tể của lòng mình, nàng không còn biết cái vui là gì nữa. Trong cung điện cũ tiếng đàn địch đã im bặt lâu rồi, thế mà âm thanh còn vang dội lại trong tai người cô phụ, tưới mãi dầu vào ngọn lửa tiếc thương. Tuy thế lòng nàng vẫn còn ấp ủ chút hy vọng: Thái tử còn sống. Mỗi khi nghe ai nói đến một kẻ tu hành đang ẩn náu ở một xứ xa nào, nàng liền tâu với Tịnh-phạn vương cho quân ruỗi ngựa đi tìm. Quân về mình còn lấm bụi phương xa, quỳ xuống tâu với Tịnh-phạn vương, giữa hai hơi thở:

– Tâu bệ hạ, chúng tôi đã gặp rất nhiều kẻ tu hành không nhà, không cửa, nhưng về Thái tử Tất-đạt-đa, viên ngọc quý của thành Ca-tỳ-la-vệ. chúng tôi tìm chẳng được tăm hơi.

Một hôm, sau những ngày đông buồn bã đã trôi qua, những đọt xoài non đã điểm trắng trên lá xoài xanh, cảnh vật đã choàng xong chiếc áo xuân mới, nàng Da-du đi dạo quanh hồ. Ở đấy, xưa kia, thảm nước xanh đã nhiều lần chiếu vẻ đẹp phương phi của Thái tử bên cạnh vẻ đẹp hiền hậu của nàng. Cũng ở đấy, mặt nước hồ buồn bây giờ chỉ chiếu lẻ một bóng hình tiều tuỵ của kẻ vọng phu: hai mắt nàng không còn trong sáng như xưa nữa, vì đã bao lần làm suối cho lệ chảy; vành môi đẹp của nàng hơi trĩu xuống ở hai bên khoé dấu vết của những đêm cắn cổ tay vào miệng cho tiếng khóc khỏi bật lên. Làn tóc óng ả dợn sóng của nàng bây giờ bới lại theo kiểu những người quả phụ. Ngọc vàng không còn quấn quýt bên tay nàng nữa. Áo nàng may bằng vải thô thường để dùng trong lúc tang chế. Nàng nắm sợi dây lưng nạm ngọc của Thái tử mà nàng giữ mãi bên mình làm kỷ niệm sau cái đêm hãi hùng, mở đầu cho những chuỗi ngày sầu hận–cái đêm Thái tử bỏ cung điện ra đi. Gần nàng, một đứa bé độ 9, 10 tuổi, mặt mày tuấn tú đang đuổi theo đàn bồ câu. Đấy là La-hầu-la, sợi dây giao nối mối tình cua Thái tử và nàng Da-du.

Trong lúc con nàng đang nô đùa với đàn chim, nàng tư lự ngồi ngắm mây trôi, như cố tìm trong ấy một vết tích của người chồng lưu lạc. Nhưng nghe sau lưng có tiếng động, nàng giật mình xây lại, một người thị nữ quỳ xuống bên cạnh, thưa:

– Thưa lệnh bà! Có hai người lái buôn ở xứ Hạt-tin-bua (Hastinpour) tên Đề-vy (Tripourha) và Bà-lỵ (Bhallouk), ở từ phía Nam lại. Họ mang theo đủ các loại hàng quý, các thứ chim lạ và ngọc ngà đầy bao; nhưng có một tin quý nhất: họ đã gặp Thái tử.

Máu chảy rần rần trong huyết quản công chúa, nàng vội vã đứng dậy, mắt ứa lệ mừng, giọng run run vì cảm động:

– Con hãy bảo họ vào trước màn gấm (Tục Ấn Độ, những người đàn bà quý phái khi tiếp chuyện với người lạ phải đứng khuất sau một bức màn), kể chuyện gặp Thái tử cho ta nghe. Nếu thật như lời họ nói, ta sẽ ban thưởng cho họ bao nhiêu ngọc vàng cũng không tiếc.

Hai người lái buôn được mời vào trong Cung Vui bước từng bước kính cẩn trên những bậc thềm vàng, đi ngang qua những phòng rộng nguy nga, giữa hai hàng cung nữ. Họ đến trước màn hoa và nghe ở trong đưa ra một giọng nói thanh tao và ngân nga như tiếng chuông đồng:

– Hỡi các người ở phương xa lại! Phải chăng các người đã gặp Thái tử Tất-đạt-đa.

Đề vỵ trả lời:

– Thưa lệnh bà, chúng tôi đã gặp Người cao cả ấy!. Chúng tôi đã quỳ xuống hôn chân Ngài. Ngài bây giờ rực rỡ danh vang, oai phong hơn một ví đại đế. Ngài đã thành Phật, chinh phục cả muôn loài vì cái đạo Từ bi mà Ngài đã tìm được dưới gốc bồ-đề. Ngài đi thuyết pháp từ xứ này sang xứ khác và thu hút sau bước chân Ngài biết bao tâm hồn lung lạc, như một làn gió hút theo bao nhiêu lá vàng rụng trên đất...

Công chúa sung sướng hỏi dồn:

– Nhưng cái Đạo nhiệm mầu ấy, Ngài làm thế nào để tìm được?

Bà-lỵ thay lời bạn, kể lại cho công chúa nghe cái đêm giông tố tơi bời mà đức Phật đã chiến đấu và toàn thắng được bao nhiêu dục vọng nhơ nhớp xấu xa của thế gian đã hiện hình dưới quyền chỉ huy của Ma vương. Chàng tả cái buổi mai rực rỡ huy hoàng, sau khi Ngài đã chứng được quả bồ-đề và nỗi do dự của Ngài trước khi đi truyền đạo vì Ngài nhận thấy chúng sanh mải quay cuồng trong trường danh lợi, đắm say trong vũng lầy nhục dục, uống lỗi lầm trong muôn suối si mê, chưa đủ trí, đủ sức để nhận hiểu chân lý cao thâm huyền diệu mà Ngài đã tốn biết bao tâm huyết mới tìm ra được. Nhưng may thay! Lòng từ bi của Ngài thúc giục Ngài phải cứu chúng sanh đau khổ. Ngài nhận thấy đấy là bồn phận của Ngài như Ngài đã tự nguyện khi mới xuất gia. Dầu công cuộc truyền đạo có khó khăn bao nhiêu, Ngài cũng không thể chối từ để an hưởng một cách ích kỷ Đạo vô thượng mà Ngàí đã vì chúng sanh nhiều hơn là vì mình, tìm ra được. Vả chăng, trong đám bùn lầy, không phải không nẩy lên được những chồi sen quí, trong đám người si mê không phải tuyệt nhiên không có những kẻ tinh anh. Và dầu tinh anh hay mê muội, mỗi người đều có sẵn một mầm giải thoát. Xét như thế, Ngài quyết định đem Đạo Ngài ra truyền bá khắp thế gian.

Thế rồi Ngài vượt núi đi đến xứ Ba-la-nại (Bénarès), vào trong Vườn Nai, tìm nhóm ông Kiều-trần-như để thuyết pháp cho họ nghe. Các ông này thấy Ngài đi đến, tỏ vẻ khinh bỉ. Nhưng khi đến gần, thấy tướng mạo ọai nghi và rực rỡ của Ngài, họ kính cẩn đứng dậy chào, rồi lặng yên nghe thuyết pháp.

Người hiểu được giáo lý đầu tiên là ông Kiều- trần-như. Sau ông, bốn người đồng tu là: Ác-bệ, Thập-lịch Ca-diếp, Ma-ha-nam, Bạc-đề đều khai ngộ được cả. Luôn trong ba tháng, Ngài thuyết pháp ở Vườn Nai, có một chàng thanh niên tên Đa-xá và 54 người khác thuộc dòng quí phái xin qui y theo Ngài.

Sáu chục người đệ tử đầu tiên ấy, sau khi giữ đủ giới luật và được đức Phật cặn kẽ dặn dò, đều được Ngài thọ ký cho đi truyền đạo khắp nơi. Ngài rời Vườn Nai, đi về phía Nam, đến xứ ưu-lâu-tần-loa. Ở đấy, Ngài độ cho một vị tổ sư rất thần thông và rất có thế lực của đạo thờ lửa là ông Ca-diếp, và hai em ông. Rồi Ngài lại đi đến xứ Ma-kiệt-đà. Vua Tần-bà-sa-la gặp lại Ngài vui mừng khôn xiết, và sau khi đổ nước hoa vào hai bàn tay Ngài, vua xin cúng cho Ngài vườn Trúc Lâm rất có tiếng đẹp ở xứ ấy để Ngài dùng làm nơi thuyết pháp. Ở đấy, giáo lý của Ngài rất được dân gian sùng phục. Chẳng bao lâu, cả xứ Ma-kiệt-đà từ vua cho đến dân đều theo Đạo Ngài cả. Số đệ tử mỗi ngày mỗi đông, trong ấy, chín trăm người được đắp y như Phật và được Ngài cho đi truyền giáo khắp nơi.

– Thưa lệnh bà–Bà-lỵ kết luận–phương pháp tu hành của Ngài dạy tuy không thể kể xiết được nhưng có thể tóm tắt trong một câu này mà chúng tôi được nghe Ngài dạy: “Tránh các việc dữ, làm các việc lành, giữ tâm ý trong sạch, đấy là đạo của chư Phật.”

Tịnh-phạn vương nghe tin, tức tốc truyền cho sứ giả đi mời Phật về. Nhưng chín lần, chín đoàn sứ giả ra đi, chín lần mất tích. Mỗi ngày Tịnh- phạn vương và nàng Da-du lên lầu, đưa tầm mắt ngóng trông bọn sứ giả. Nhưng xa xa, không thấy có đám bụi mù nào dấy lên dưới chân những con tuấn mã của bọn sứ giả. Ai có ngờ đâu bọn sứ giả khi đến Trúc lâm, gặp lúc Phật đang thuyết pháp, những lời ấm áp, êm dịu của Ngài đã lách vào tâm hồn họ, như một làn hương lẫn trong gió mà vào phổi, như một giọt sương thắm đượm vào giữa nhuỵ hoa, họ đã say mê mà quên mất nhiệm vụ của họ là đến mời Phật về. Lần thứ mười, Ưu-đà-di khi vào vườn Trúc lâm, lượm một nắm bông gòn nhét vào tai, đến bên chân Phật, quỳ xuống thưa một mạch những lời dặn của Tịnh-phạn vương.
Đức Như Lai nhận lời ngay. Ngài bảo giữa đại chúng:

– Đã lâu ta có ý định về thăm nhà, vì đấy cũng là một bổn phận của kẻ tu hành. Hỡi các Tỷ kheo, các người không nên viện một cớ gì để không báo ân cha mẹ. Ta sẽ về thăm phụ hoàng ta. Ưu-đà-di, người hãy về trước, báo tin ấy cho Ngài hay.

Ưu-đà-di sung sướng sụp lạy tạ Ngài, rồi nhảy lên mình ngựa phi về cung.

Tin Phật sắp trở về tung ra trong thành Ca-tỳ-la-vệ như một tràng pháo nổ. Thôi, đã qua rồi những ngày buồn bã trôi giữa dòng tiếc thương và mong nhớ! Dân trong thành trở lại hoạt động vui vẻ như thời còn Thái tử, cái lẽ kiêu hãnh của dân gian Mọi người thi nhau trang hoàng cửa nhà mình để làm vui lòng đấng tôn quý nhất của cả nước. Từ phía cửa Nam vào tận trong hoàng cung, đường đều lát toàn cành xoài thơm và tưới trào nước hoa sứ. Trên bến sông đức Phật sẽ sang ngang, mấy chục cặp voi được trang hoàng rừc rỡ đã đợi sẵn để đón Ngài về. Bọn ca nhi vũ nữ đã được lệnh đi theo Ngài để vừa múa hát vừa tung hoa sao cho chân voi Ngài sẽ ngập dưới đường hoa.

Nàng Da-du nóng lòng muốn gặp Ngài ngay, sai quân khiêng kiệu đưa mình đến gần cửa Nam, nơi Tịnh-phạn vương đã truyền dựng tịnh xá cho Ngài, và đứng đấy ngóng trông về phía trước. Và phía trước, bọn Ba-li-a (Paria) sống chui rúc trong những vòm lá ở ngoài thành, cũng đã dậy từ lúc gà chưa gáy, đợi tiếng trống đầu tiên báo hiệu Ngài về, hay tiếng voi ré là trèo lên cây, để khỏi làm bẩn mắt đấng Tinh khiết. Nhưng bầu trời vẫn im lặng trong sự chờ đợi, không vang dội một tiếng trống hay tiếng voi ré. Họ bắt đầu chán nản, và để khỏi mỏi mắt trông chờ, họ cúi xuống lượm lá úa rơi trên đường, uốn lại một nhành cây hay chấp thêm một vài cành hoa vào cột khải hoàn môn.

Giữa lúc ấy, một người chậm rãi đi đến, đầu cạo trọc mình choàng một chiếc áo cũ, tay nắm một bình bát hình trái bí. Theo sau có mấy người khác cũng choàng một thứ áo ấy. Nhưng người đi đầu có vẻ oai nghi lạ kỳ, và trên đường người đi, toả ra một luồng tôn nghiêm kính cẩn. Người ấy nắm bình bát đưa ra trước cửa mọi nhà: người ta đổ đồ ăn vào đấy với vẻ sùng bái như khi dâng lễ cúng thần. Nhiều kẻ thấy mình đứng không vững trên hai chân run, liền sụp quỳ xuống, và cảm thấy rất yên ổn trong dáng điệu ấy. Khi đến gần cửa Nam, nàng Da-du từ trong chạy xổ ra, kêu lên: “Ôi Thái tử!” Nàng nghẹn ngào không nói được nên lời, quỳ xuống ôm lấy chân Phật mà khóc...

Một người đệ tử đi theo Ngài, bạch:

– Thưa Thế Tôn! Ngài đã dứt hết dục vọng, tránh tất cả những sự đụng chạm của những bàn tay đàn bà, sao còn đứng yên để bà Da-du ôm chân Ngài như thế?

Phật trả lời:

– Các người hãy coi chừng đấy! Đừng làm tổn thương một tâm hồn đang bị ràng buộc trong tình cảm, vì sự dửng dưng của các người, khi đã thoát ra ngoài vòng trần luỵ! Các người càng nhẫn nhục bao nhiêu, các người lại càng được tự do bấy nhiêu...

Xưa kia, mấy vạn năm rồi, ta là một gã lái buôn tên Ram, ở miền bể phía Nam đối diện với hòn đảo Lan-ca, nơi có rất nhiều ngọc quý. Vợ ta, nàng Lúc-mích, chính là Da-du bây giờ, cùng với ta sống ở đấy. Nhà ta nghèo túng, ta phải tính cuộc đi làm ăn xa. Nhưng vợ ta khóc lóc, xin ta hãy ở nhà, vì nỗi đường xá xa xôi, hiểm trở. Nhưng ta không muốn ở nhà để nhìn thấy sự nghèo túng của vợ rất yêu quý của ta. Ta đành dứt tình, vượt biển ra khơi, trải qua bao nhiêu lần sắp chết vì bão tố, ta lặn xuống đáy bể, mò được một viên ngọc quý hơn tất cả nhũng kho tàng eủa các vua chúa hiệp lại. Ta lận hòn ngọc vào lưng, dong buồm trở về xứ cũ. Nhưng ở đấy dân gian đang bị nạn đói kém. Ta đi mấy ngày đường không có một hạt cơm ăn, nhưng cũng lần mò về được tới nhà. Về nhà ta thấy vợ ta đang nằm bất tỉnh, sắp chết đói ở ngưỡng cửa vì đã mấy ngày thiếu ăn. Ta liền nắm hòn ngọc chói như ánh mặt trời, chạy đi từng nhà xin đổi lấy một nắm gạo. Một người láng giềng chạy ra đưa cho ta một ô gạo và nhận hòn ngọc quý về. Lúc-mích thoát chết nhờ nắm gạo ấy, sung sướng ứa lệ nói với ta: “Ôi quả thật, tình chàng đối với em không bờ bến.”

Thuở ấy, để cứu mạng một người thân, vỗ về một tâm hồn đau khổ ta đã mất hòn ngọc quý. Nhưng bây giờ dầu ta có cứu bao nhiêu mạng người, có vỗ về bao nhiêu tâm hồn đau khổ, thì viên ngọc quý–một vạn lần quý hơn viên ngọc xưa–mà ta đã tìm được dưới những làn sóng sâu hơn, nguy hiểm hơn trước, viên ngọc bây giờ không vì một sự gì có thể lu mờ mất mát đi được. Cái bé nhỏ của viên ngọc xưa đối với viên ngọc bây giờ cũng như tổ kiến sánh với hòn núi Mérou; tình thương xưa sánh với lòng Từ bi của ta bây giờ như một vũng sương đọng trong dấu chân con thỏ sánh với biển lớn. Một khi tình thương đã vượt ra ngoài sự ràng buộc của dục vọng, thì không có gì có thể làm cho nó đụe vẩn đi được.

Tịnh-phạn vương ở trong triều nghe tin con về, đầu cạo trọc, tay nắm bát đi xin những đồ ăn của bọn cùng dân hạ tiện, thì nổi giận đùng đùng. Ngài bứt râu bạc, ngài khạc xuống đất ba lần. Ngài truyền thắng ngựa chiến cho ngài ra cừa Nam. Ngựa ngài vụt qua trước mặt đám dân kinh ngạc, khi họ chưa kịp phủ phục bên đường. Gần đến cửa Nam, ngài thấy một đám người đen nghịt chen chúc trên đường rộng, mà người đi đầu là Phật. Ngài đưa mắt quang đãng nhìn cha ở đằng xa phóng ngựa tới với một vẻ hung hăng như một viên tướng ra trận. Nhưng đến gần, Tịnh-phạn vương bỗng dịu lại trước cái nhìn hiền từ và tôn kính của người con đức hạnh. Phật chắp tay vái chào đứa cha với một dáng điệu nhu thuận mà oai nghi. Tịnh-phạn vương nhìn con, nhận thấy một vẻ thiêng liêng hiện trên đỉnh trán rộng và một oai lực làm khuất phục cả mọi người đi theo sau. Ngài cảm biết rằng người đang đứng trước mặt mình đấy đã xa xôi với mình lắm rồi, không còn giữ lại dấu vết gì của vị hoàng tử xưa nữa. Tuy vẫn ở trong phạm vi người, vẫn lăn lộn với người, con ngài bây giờ đã thoát ra ngoài vòng trần tục, đã vượt lên mấy tầng cao trên nhân thế rồi!

Mặc dầu thế, Tịnh-phạn vương vẫn làm ra vẻ trách con:

– Có đời nào một vị Thái tử như Tất-đạt-đa, người sắp nối ngôi ta, trị vì một đại quốc, một vị Thái tử oai phong như thế mà khi về nước lại ăn mặc tầm thường, đầu cạo trọc, nắm bát đi xin từng miếng ăn, miếng uống của đám Ba-li-a! Đáng lẽ ra, con phải trở về giữa sự oai nghi hùng tráng của một rừng gươm giáo, giữa sự vang rền của tiếng trống, tiếng chiêng. Con thấy đó, quân lính đang dàn đặc hai bên đường, cả một kinh thành đang đợi con về để tung hô thiên tuế. Sau chín, mười năm trời con bỏ cung điện ra đi, để cha con phải nuốt sầu trên ngôi báu, vợ con phải đau khổ trong Cung Vui, và cả một kinh thành đã im lìm trong không khí tang tóc, cha tưởng ngày về của con hết sức rực rỡ để bù lại những ngày ảm đạm đã qua. Cha có ngờ đâu bao nhiêu sự sắp đặt linh đình của cả nước, bao nhiêu dàn bày oai nghi của cả triều đình chỉ để đón chờ một kẻ đói cơm rách áo! Con ơi! Sao thế hử?

– Thưa phụ vương, đấy là tục lệ của dòng họ con.

Tịnh-phạn vương dẫy nẩy:

– Dòng họ con kể từ đức Ma-ha-sa-ma đến nay đã gần một trăm đời vua, có khi nào có một hành vi lạ lùng như thế đâu?

– Thưa phụ vương, con không nói đến cái giòng giống thế gian, nối nhau qua khí huyết, con muốn nói đến dòng giống của chư Phật quá khứ và vị lai. Xưa và sau này chư Phật làm thế nào, bây giờ con làm thế ấy. Con chỉ biết giữ gìn cái kho báu vô giá mà các đức Phật đã truyền lại cho con.

Tịnh-phạn vương ngạc nhiên nhìn chiếc áo đã ố màu của Phật, hỏi:

– Kho báu gì đâu?

Thế là Phật dịu dàng nắm tay cha, đi về phía hoàng thành, giữa Tịnh-phạn vương và nàng Da-du. Vừa đi, Ngài vừa thuyết pháp cho dân chúng đang kính cẩn theo sau Ngài nghe. Với giọng ấm dịu và trong sáng, Ngài rải rắc trong tâm hồn mọi người nỗi an lành thanh tịnh. Ngài tung vãi ánh sáng ra khắp nơi, đuổi tan những làn u ám đang đọng trong tâm trí mọi người.

Tịnh-phạn vương nhìn sững miệng Ngài, say sưa uống những lời quý hơn vàng ngọc. Và công chúa Da-du đôi mắt dần dần ráo lệ, mỗi lúc mỗi tươi thêm.

Đêm ấy, trong cung điện của Tịnh-phạn vương, không có tiếng đàn tiếng địch, thế mà mọi người nghe như reo dậy trong lòng mình một điệu nhạc thiêng. Và khi đặt lưng xuống chiếu, dân gian trong thành Ca-tỳ-la-vệ thấy mở ra trướe mắt mỗi người một con Đường Vàng sáng rực, rộng thênh thang, trên ấy những bóng vàng đang nhẹ nhàng tiến bước...

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/07/2020(Xem: 8285)
Mẹ từ giã cõi đời vào những ngày cuối năm biến không khí đón tết vui tươi giờ đây càng thêm lặng lẽ. Nhìn Cha già ngồi niệm Phật, cúng lễ phẩm mỗi ngày 3 lần cho Mẹ, trông ra phía trước sân những chậu vạn thọ hoa đã nở tròn, khiến tôi càng thấy buồn và nhớ Mẹ nhiều hơn. Tôi ngồi xem mấy món đồ Mẹ để lại được đựng trong chiếc hộp gỗ đã bạc màu, lòng tôi cảm xúc dâng trào khi nhìn thấy xâu chuỗi bằng hạt bồ đề tự tay tôi làm và những lá thư tôi viết gởi về thăm Mẹ cũng như những bài thơ võ vẽ tập làm từ tuổi ấu thơ. Những bài thơ từ khi tôi viết đến khi Mẹ qua đời đã gần hai mươi năm, tưởng chừng đã hư mất thuở nào nhưng được Mẹ gói trong mấy lớp bao ni lông thì giờ đây cũng đã ố vàng. Đây là rất ít số bài thơ còn sót lại trong thời tuổi thơ của tôi. Cảm xúc nhớ Mẹ dâng trào theo từng câu chữ, những kỷ niệm thuở ấu thơ bên Mẹ hiền đầm ấm, hồn nhiên, hạnh phúc biết bao. Đặc biệt, “Đôi Gánh trên vai Mẹ” là một trong những hình ảnh thiêng liêng của cuộc đời và là nguồn động lực vô cùng lớn
10/07/2020(Xem: 8141)
Hồi tháng Giêng năm nay, ông Mohan Paswan, một tài xế xe thồ tuk-tuk, bị thương trong một tai nạn giao thông. Ông tạm trú ở Gurugram, ngoại ô thủ đô New Delhi, nơi ông suốt ngày hành nghề chở khách bằng chiếc xe cà tàng có gắn máy. Tiền kiếm được ông gửi về quê nuôi vợ con ở Bihar, tiểu bang miền đông Ấn Độ, cách xa đến 700 dặm (trên 1.100 km.) Sau tai nạn, ông Paswan không thể tiếp tục chạy xe để kiếm tiền, không những thế ông cần sự săn sóc. Cô con gái ông, Jyoti Kumari, 15 tuổi, nghe tin liền nhảy lên tàu lửa đi tìm cha rồi ở cạnh ông để chăm lo. Thế rồi cơn đại dịch xảy ra.
02/07/2020(Xem: 5346)
- Chú An ơi, chú còn pin không cho tôi xin với? - Ô, hết rồi Cụ ơi, con cũng không có tiền để mua pin mới! Thôi Cụ chịu khó nghỉ nghe tin tức vài hôm nha, có tiền con sẽ mua cho Cụ! Ông Cụ mắt nhìn vào chiếc radio buồn buồn, cúi đầu xuống rồi lại ngước lên, trông thật tội! -Thì cũng đành vậy thôi. Cám ơn Chú! Cụ có chiếc radio đã cũ lắm rồi, khổ cỡ của nó bằng cuốn vở học trò, cái cần ăng ten đã sứt từ lâu, ông tự chế lại bằng cọng căm xe đạp khiến tiếng nói nghe khàn khàn, thỉnh thoảng ông phải đập đập vào tay nó mới có âm thanh; màu sơn bây giờ cũng phai gần hết, lốm đốm, thay vào đó, mồ hôi tay, nhiều chỗ dính chút xi măng, lấm tấm đất…và thời gian đã làm chiếc radio của ông trông thật tội! Ngày nào cũng vậy, cứ hai lần sáng tối, ông nhìn chiếc đồng hồ treo trên vách đất, đến giờ đài phát thanh thời sự là ông mở radio. Thời gian đầu, mấy Chú lo lắng, vì theo sự quy định của Sư Phụ thì tất cả những chú Tiểu mới vào chùa đều không được phép sử dụng bất cứ loại máy thu
29/06/2020(Xem: 6581)
Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc còn lưu lại một câu đối đậm thiền vị tại ngôi chùa cổ Hội Khánh, nơi đặt Trụ sở Ban Trị Sự Tỉnh Hội Phật Giáo Bình Dương: “Đại đạo quảng khai thố giác khuê đàm để nguyệt Thiền môn giáo dưỡng, qui mao thằn thụ đầu phong” Tạm dịch: Mở rộng đạo lớn như sừng thỏ như mò trăng đáy nước Nuôi dưỡng mái chùa như lông rùa như cột gió đầu cây. Chùa xây dựng từ thế kỷ XVIII (1741), 1861 chùa đã bị chiến tranh tàn phá thiêu hủy. Đến năm 1868, chùa được xây dựng lại ở vị trí hiện nay với khuôn viên trên 1.200m2.
28/06/2020(Xem: 23523)
Bức tượng được sơn son thếp vàng, tạc hình ảnh một nhà vua mặc triều phục đang quỳ gập người, hai bàn tay cung kính mở rộng để trên mặt đất, còn bên trên lưng là một pho tượng Phật cao lớn ngồi trên tòa sen nằm đè lên.
25/06/2020(Xem: 5605)
Thầy tôi là Giáo Thọ về môn Lịch Sử Phật Giáo và Cổ Đại Hán Ngữ trường Cao- Trung Phật Học Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu. Thầy có trí nhớ rất tốt, ngoài lĩnh vực chuyên môn thì hầu như “bỏ túi” nhiều bộ tiểu thuyết Lịch sử nổi tiếng của Trung Quốc như Đông Chu Liệt Quốc, Hán Sở Tranh Hùng, Tam Quốc Diễn Nghĩa, Thủy Hử .v.v…Và đây là những viên kẹo tinh thần mà Thầy tôi thường thưởng cho huynh đệ chúng tôi trong lúc làm việc. Tưởng chừng những câu chuyện đó đã trôi vào dĩ vãng theo những năm tháng đầy biến động của cuộc đời, nhưng thật kỳ diệu tất cả dường như đều được sắp xếp lại gọn gàng trong ký ức của tôi như những món quà tâm linh và cùng lớn dần với dòng đời. Thời gian qua, thế giới đang oằn mình giữa cơn đại dịch Covid-19.
18/06/2020(Xem: 3891)
Phiên đại triều của Thiên Đình cứ trăm năm một lần kỳ này diễn ra trong bầu không khí thật hoang mang, mệt mỏi. Thái Bạch Kim Tinh nay đã già yếu lắm rồi. Cụ tâu trình quên trước quên sau khiến Ngọc Hoàng Thượng Đế chau mày rồi cũng phải thông cảm, khoát tay ra hiệu cho qua. Nam Tào, Bắc Đầu tai đã nghễng ngãng, gầy ốm hom hem, vầng trán nhăn nheo vì quá căng thẳng với chuyện của trần gian. Bà Lê Sơn Thánh Mẫu có lẽ nhờ Vườn Đào và biết sửa sang sắc đẹp cho nên trông vẫn trẻ. Thiên Lôi tuy còn khoẻ nhưng kể từ khi loài người chế ra cột thu lôi thì ông chỉ còn “ vớ ” được một vài người ngu ngơ chẳng may lang thang ngoài đồng ruộng trong lúc trời mưa gió. Ngoài ra uy quyền của ông còn bị sứt mẻ vì Ngọc Hoàng Thượng Đế vừa bổ
17/06/2020(Xem: 3262)
- Hai Chú đói bụng lắm phải không? Mặt mày xanh lè, tái mét hết rồi! Con có cơm của Ông Bà Chủ đem ra để chút nữa ăn. Con chia hai chú một miếng nha. Tôi quay nhìn, Dũng Đen chạy đến gần tôi nói giọng líu ríu, Nó chăn đàn vịt thuê cho Ông Bà Chín trong xóm, nghe nói nó quê Miền Tây nhưng không biết chính xác ở nơi nào, chỉ nghe nó kể nhà nghèo, anh em đông, Dũng là con trai lớn, dù thương lắm nhưng Ba Mẹ nó đành bấm bụng cho nó đi giữ vịt thuê lấy tiền để nuôi gia đình. Mỗi năm Dũng chỉ về nhà được một lần trong dịp tết. Dũng Đen nhỏ hơn tôi hai tuổi nhưng trông mạnh khỏe và lanh lợi, mọi người kêu Dũng Đen vì ngoài cặp mắt ra thì cả người nó đen nhánh. Không biết vì da nó đen hay là vì từ nhỏ đến giờ ở ngoài đồng ruộng nên mới đen như vậy?
15/06/2020(Xem: 4693)
Thuở ấy nơi thành Ca Tỳ La Vệ của xứ Ấn Độ nhiều tín ngưỡng, nhiều giai cấp và nhiều bất công, đấy là nơi lý tưởng cho họ sinh ra và gặp nhau để nối mối lương duyên kết thành vợ chồng trong kiếp cuối cùng. Chàng là Thái tử phước báu đầy người với 32 tướng tốt, sức khỏe phi thường. Nàng là công chúa nước nhỏ láng giềng, dung mạo đoan trang và diễm kiều, lúc nào cũng là đối tượng thu hút cho các vương tôn công tử con nhà quyền quý đến tuổi kén vợ. Nhưng duyên trời đã định sẵn cho họ thành vợ chồng, nên cho dù anh chàng Đề Bà Đạt Đa có ba đầu sáu tay đến đâu, có mưu mô giành giật tới đâu cũng không chiếm được trái tim nàng công chúa khả ái này. Tuy nhiên để cho công bằng và theo đúng luật lệ của hoàng gia, các chàng phải thi đấu trong tất cả các bộ môn từ cung cho tới kiếm, ai chiến thắng sẽ được làm phò mã.
04/06/2020(Xem: 4001)
- Nhanh chân lên các con, vào chòi tránh mưa thôi! Tiếng Thầy gọi, huynh đệ chúng tôi mỗi người cùng phụ nhau đem giỏ thức ăn và mấy đồ lặt vặt đi làm vào trong chòi. Gọi cái chòi chứ thật ra đây chỉ là chuồng Bò cũ của ông Sáu già gần chùa đã bỏ vài năm nay, trống trơn, chỉ còn phần mái che ở trên nhưng tranh cũng đã sắp mục rồi! Giữa bốn bề đồng ruộng trống trơn không có bóng cây thì cái chòi tranh là nơi duy nhất để tạm lánh những lúc nắng mưa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]