Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 18: Kết luận

03/04/201313:27(Xem: 8846)
Chương 18: Kết luận
Vụ Án Một Người Tu

Chương 18: Kết Luận

Hòa Thượng Thích Như Điển
Nguồn: Hòa Thượng Thích Như Điển

Tôi bắt đầu viết sách nầy vào ngày 21 tháng 6 năm 1995 tại thư phòng Chùa Quan Âm tại Montréal, Canada, và cho đến hôm nay là ngày 28 tháng 6 năm 1995, cũng là ngày sinh nhật lần thứ 46 của tôi, tôi cố gắng để hoàn thành làm món quà nho nhỏ cho tất cả quý Phật Tử Chùa Quan Âm tại đây và cũng là món quà gởi về xứ Đức cho chư Tăng Ni và Phật Tử tại đó, nhất là nơi Chùa Viên Giác, nơi chúng tôi đang trụ trì.

Như vậy tác phẩm nầy gần 300 trang viết tay, nếu đánh máy lại chắc cũng hơn 200 trang. Một cuốn sách như thế cũng vừa. Vì nhiều trang cầm tay cũng nặng và có nhiều người lười đọc.

Tôi phải biết ơn tất cả mọi người nơi đây, nhất là Ban Trị Sự của Chùa Quan Âm, mỗi ngày đều chia phân ra để lo cơm nước cho tôi, lo bút mực cho tôi, lo giấc ngủ cho tôi v.v… Xin cảm ơn tất cả. Nhờ thế mà tôi có thì giờ để mỗi ngày có thể viết liên tục trong 5 tiếng đồng hồ. Vì vậy tác phẩm nầy đã hoàn thành trong một thời gian kỷ lục chỉ có 6 ngày. Mỗi tiếng đồng hồ tôi viết độ chừng 10 trang giấy. Như vậy trong 300 trang nầy phải cần 30 tiếng đồng hồ, 30 tiếng đồng hồ ấy giá trị vô ngần. Vì chung quanh tôi, mọi người đều lo lắng cho tôi, để cho tôi được yên mà viết.

Đặc biệt anh Thị Pháp Huỳnh Phước Bàng đã cận kề và lo lắng cho tôi từng tờ giấy, từng cây viết, từng trái cây, từng ly nước, từng tách trà để tôi yên thân mà viết và quý Bác đã chăm sóc từng miếng ăn, thức uống, chỗ nghỉ ngơi, làm việc v.v… mới có thể hoàn thành tác phẩm nầy.

Cứ mỗi ngày tôi thức dậy lúc 5 giờ 45 phút, sau khi súc miệng rửa mặt, tập thể dục vài phút rồi lên chánh điện. Tại chánh điện tôi ngồi thiền độ 15 phút, sau đó tụng kinh Lăng Nghiêm và kinh hành nhiễu Phật. Sau đúng một tiếng đồng hồ tôi xuống tăng phòng, pha trà uống ba chén. Tiếp đến là cầm bút viết liên tục trong vòng một tiếng đồng hồ đến 8 giờ sáng là giờ điểm tâm.

Giời điểm tâm cũng là giờ để gặp gỡ mọi người trong chùa, nên tôi ngồi nán lại đến 8 giờ rưỡi hoặc 8 giờ 45 phút. Sau đó đi dạo khắp vườn chùa, xem hồ sen và vườn rau cải cho tâm hồn thảnh thơi, xong vào lại thư phòng, uống trà và bắt đầu viết từ 9 giờ đến 10 giờ. Sau đó nghỉ độ 30 phút. 10 giờ 30 viết đến 11 giờ 30 là nghỉ trưa. Vì mấy bữa nay sao trời nóng quá. Đã hơn 15 năm qua tôi đến Canada mỗi năm ít nhất là một lần; nhưng chưa bao giờ đến được vào mùa hè. Năm nay vì việc chùa bên Đức cũng tạm yên, nên tôi có hứa là sẽ đến Canada an cư kiết hạ một tháng. Khi đến đây, máy bay trước khi đáp xuống phi trường Montréal ngày 19.6.95 báo rằng nhiệt độ ở đây 36 độ C. Nghe mà toát mồ hôi. Vì sáng đó tại Đức, từ chùa đến nhà "gare" Hannover để đi phi trường Frankfurt tôi nói tài xế xe hơi phải bật sưởi mới đỡ lạnh được. Bên Đức, nhiệt độ chỉ có 8 độ thôi. Cũng vì lẽ đó tôi mang theo trong va-ly kỳ nầy toàn là đồ mùa đông nên khi mặc vào, nực nội vô cùng.

Nhưng năm trước tôi đến đây vào mùa thu và mùa Đông. Cũng đã có nhiều lần tôi tả về mùa thu Canada đăng trong Viên Giác và trong quyển Đường Không Biên Giới đã làm cho nhiều người thích thú. Bây giờ mùa hè tại Canada nóng quá, không biết có ai thích chăng?

Sau khi dùng trưa vào lúc 12 giờ, tôi lại vào Tăng phòng để ngơi nghỉ. Đúng 2 giờ chiều là dậy tắm rửa và sửa soạn cho giờ viết của buổi chiều. Vì buổi chiều nắng nên tôi bắt đầu viết vào lúc 15 giờ đến 16 giờ thì nghỉ, đi vòng quanh chùa lần thứ 2 cho tâm hồn thoải mái một chút. Nếu cốt chuyện bị bí lối, chính những giờ phút đi dạo như thế nầy sẽ được khai thông và tìm ra nội dung hay nhân vật mới cho câu chuyện.

16 giờ 30 tôi viết mãi cho đến 17 giờ 30 rồi lại thôi. Như thế là đúng 5 tiếng đồng hồ. Mỗi ngày đều đặn như vậy trong vòng 6 ngày thì xong. 18 giờ dùng cháo đến 18 giờ 30. Đây cũng là thời gian tôi tiếp khách hoặc trả lời điện thoại. Quý Phật Tử tại địa phương thường hay lui tới để thăm tôi vào giờ nầy. 19 giờ 30 là giờ lễ kinh Đại Niết Bàn. Tôi có phát nguyện sau khi lễ kinh Pháp Hoa xong (mỗi chữ mỗi lạy), bây giờ đến kinh Đại Bát Niết Bàn cũng thế. Khi tôi lễ quý Phật Tử tại chùa cũng đã lễ theo. Đây là một công đức không thể nào thiếu được trong sự tu hành. Tôi vẫn thường hay nói cho quý Phật Tử nghe rằng: Quý vị cúng dường vào chùa 10 hay 20 đồng mục đích là để tạo phước và kiếp sau sẽ giàu có hơn bây giờ, còn muốn tạo Đức thì phải tu. Nhưng tu như thế nào để có đức, thì đây là những phương pháp gồm: tụng kinh, ngồi thiền, lễ bái và niệm Phật. Ngoài các phương pháp mà chư Tổ ngày xưa đã đặt ra để tự tu cho mình và chứng đạo chắc chắn và quyết rằng không có phương pháp nào hay hơn được.

Lạy chừng 1 tiếng đồng hồ khoảng trên 200 lạy, mỗi đêm liên tục như thế cho đến cuối tuần thì Thọ Bát Quan Trai, thiền trà theo Nhật Bản, v.v…

Khoảng 22 giờ thì đi ngủ. Tôi lịm dầm theo nhịp đập của tim rồi trở về với nguyên thỉ của đất trời vạn vật.
Mỗi năm tại Đúc chư Tăng và Phật Tử có lo riêng cho tôi 3 ngày lễ. Tuy không rầm rộ lắm; nhưng cũng nói lên được tình nghĩa Thầy trò, sư đệ. Đó là ngày giỗ của thân mẫu tôi vào ngày 27 tháng 3 âm lịch, ngày giỗ của thân phụ tôi vào ngày mồng 9 tháng 7 ăm lịch và ngày sinh nhật của tôi vào ngày 28 tháng 6 dương lịch. Năm 1949 nhằm ngày mồng một tháng 6 âm lịch tôi ra đời và năm nay, chính lúc tôi viết lời kết luận nầy cũng đúng vào ngày mồng một tháng 6 năm AᴠHợi. Đúng là một sự ngẫu nhiên.

Trong thời gian một tuần lễ nầy tôi cũng đã gặp Thầy Huyền Diệu từ Phật quốc bên Ấn Độ qua chiếu phim về việc xây dựng chùa Việt Nam tại đó. Tôi và Thầy có nhiều trao đổi cũng vui vui.

Có nhiều Phật Tử hỏi Thầy tại sao Ấn Độ là nơi phát sinh về Phật Giáo, mà Phật Giáo ngày nay tại đó không còn phát triển nữa?

Thầy trả lời rằng:

"Ví dụ người ở gần bóng đèn thì ít thấy ánh sáng tại chỗ, mà người ở xa mới thấy được ánh sáng ấy và bây giờ chính là lúc chúng ta mang ánh sáng ấy dội lại nơi sản sinh nầy đây".

Những công trình xây dựng của Thầy ấy tại Bồ Đề Đạo Tràng và tại Lâm Tỳ Ni, nơi Đức Phật Đản Sanh, quả thật không có gì có thể tán dương hết được. Vì công đức ấy to lớn lắm. Đây chính là những đóng góp hữu hạn trong hiện tại; nhưng có giá trị vô hạn trong tương lai.

Năm 1989 khi tôi đến chiêm bái Phật Tích lần đầu cũng là do ý của Thầy Huyền Diệu đốc thúc lúc bấy giờ. Lúc ấy tôi đã do dự không muốn đi, vì đang lúc làm chùa. Không phải chỉ vì lý do tài chánh, mà còn lý do khác là nên ở lại tại chỗ, nếu có điều gì thợ thầy xây cất cần đến mình thì mình góp ý ngay. Nếu đi, sẽ sinh ra trễ nải. Điều ấy tôi đã lầm. Cũng chính vì nhờ đi chiêm bái Phật tích lần ấy mà khi về lại Đức tôi mới có thể hoàn thành ngôi Chùa Viên Giác được. Đạo lực và niềm tin lúc ấy tăng gấp 10 lần sau khi đã đi chiêm bái về.

Trong khi đi chiêm bái lòng tôi xúc động rất nhiều về những thánh tích; nhưng tôi cũng ngao ngán cho cái nghèo khổ, giai cấp, hệ thống hành chánh rườm rà và chậm rì của Ấn Độ, nên sau khi về lại Đức, lúc viết quyển "Lòng Từ Đức Phật" tôi nghĩ rằng tôi sẽ không bao giờ đi Ấn Độ nữa.

Thế mà lạ thay, đến năm 1994 sau khi hoàn thành ngôi chùa Viên giác 99% tôi lại có ý định đi Ấn Độ một lần nữa để tạ ơn Tam Bảo. Cuối năm 1994 Ấn Độ bị dịch hạch, nên cuộc hành hương phải dời lại vào tháng 2 năm 1995.
Sau khi đi chuyến hành hương nầy về tôi lại nghĩ chắc còn phải đi đến lần thứ ba, thứ tư và thứ năm nữa mới thôi. Có lẽ đất Phật là xứ linh thiêng mầu nhiệm. Khi đến được Bồ Đề Đạo Tràng rồi, phải nói rằng đây là chốn cực kỳ linh thiêng. Ai tin tưởng sẽ thấy rõ điều đó và nhất là nơi đây có ngôi Chùa Việt Nam do Thầy Huyền Diệu xây cất nữa. Ở giữa cánh đồng mạ xanh bát ngát, gió thổi vi vu, mọc lên một cảnh chùa, trong khiêm nhường so với các quốc gia Phật Giáo khác; nhưng đây cũng là một hãnh diện của Phật Giáo Việt Nam mình. Có cây cỏ xanh tươi và khung cảnh thật tuyệt đẹp.

Nếu ai đó đi hành hương vào mùa thu đông sẽ thường thức được lúa gạo, rau quả do chùa trồng. Vườn chùa mang lại rau xanh, trái ngọt của quê hương cho người xa xứ. Đây cũng là một niềm vui nho nhỏ khi đến chốn nầy.
Rồi Lâm Tỳ Ni, nơi Đức Phật đã giáng trần, nơi vua A Dục đã xây trụ đá để kỷ niệm, ngày nay Chùa Việt Nam do Thầy Huyền Diệu dựng xây cũng đã tô điểm thêm cho Phật tích nầy, một cố gắng vươn lên của Phật Giáo Việt Nam mình. Đúng là:

"Nước lã mà vả nên hồ
Tay không mà dựng cơ đồ mới ngoan"

Tất cả mọi công đức ấy có được, dĩ nhiên cũng phải nhờ những học trò Âu Mỹ của Thầy ấy; nhưng người Phật Tử Việt Nam mình ở khắp năm châu bốn bể cũng đã đóng góp vào đây rất nhiều; nên chúng ta rất hãnh diện về việc này.

Hy vọng rồi mai đây nơi Phật tích ấy sẽ còn nhiều ngôi chùa Phật Giáo sẽ được xây dựng nên để kỷ niệm nơi một bậc vĩ nhân của nhân loại, một bạc Đại Giác, một Đấng Giác Ngộ đã ra đời.

Mỗi người sinh ra đời đều do nhân duyên, nghiệp lực mà thành, rồi cũng do nhân duyên nghiệp lực rồi đến, rồi đi, rồi còn, rồi mất. Vì vậy xin kết luận cho quyển sách nầy với hai chữ "Như Thị" như trong kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật mà Đức Phật đã dạy đấy thôi.

Bây giờ trời đã đổi gió, lá cây chuyển động mạnh, bên ngoài như báo hiệu một trận mưa rào sắp đến, cốt gột rửa bao nhiêu bụi băm suốt cả một tuần qua đã làm cho đất đai bị khơi động, bây giờ có dịp tắm rửa để trở về trạng thái uyên nguyên của nó.

Nếu quyển sách nầy, duyên may có ai đọc được, xin hồi hướng phần phước báu ấy về cho đương sự, nếu có được điều hay. Chẳng may vì sự vô tình mà gặp một vài câu chuyện hoặc vài hoàn cảnh giống nhau trong khi tôi không cố ý để viết, kính xin quý vị lượng thứ cho.

Cầu nguyện cho đất nước thật sự an bình, người người đều được an lạc để mang lại niềm tin và sự sống cho nhau và mong một ngày không xa sẽ trở về lại đất mẹ thân yêu để thăm lũy tre làng và con đường mòn dẫn về chốn cũ.

Viết xong vào lúc 16 giờ ngày 28 tháng 6 năm 1995 tại thư phòng Chùa Quan Âm Montréal – Canada.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/12/2014(Xem: 3726)
T huở nhỏ tôi mồ côi bố sớm, ở vào cái tuổi con nít vừa mới chập chững biết đi chưa nói được câu gọi bố lần đầu, bố tôi đã đi về miền cát bụi. Sự ra đi của ông đột ngột quá, còn trẻ quá mới 27 tuổi đầu làm sao không để lại bao luyến tiếc cho người ở lại. Dĩ nhiên mẹ tôi là người chịu nhiều đau đớn nhất, mới lấy chồng được hai năm cộng thêm đời chiến binh nên chỉ ở gần chồng vỏn vẹn có một tháng là nhiều. Con thơ còn bế ngửa trên tay, đầu quấn khăn tang người chồng yêu quí, đã phải xách tay nải leo lên chiếc thuyền viễn xứ nhổ neo lên đường như một bài hát nào đó.
01/12/2014(Xem: 13253)
Nguyên gốc tác phẩm này là của Genro, một Thiền sư thuộc tông Tào động Nhật Bản, viết và xuất bản năm 1783. Mỗi câu chuyện là một công án mà tác giả đã có lời bình và kệ đi kèm. Fugai, người thừa kế Genro, thêm nhận xét của sư, câu đối câu, vào sách của thầy. Tôi sẽ dịch các câu chyện hay tắc, gồm cả lời bình của Genro và nhận xét của Fugai trong hầu hết các câu chuyện để tham khảo. Có khi gặp bài kệ cũng dịch để khuyến khích học tập.
28/11/2014(Xem: 4352)
Tôi và cả vợ tôi nữa, hình như mấy ngày hôm nay, lòng lúc nào cũng tràn ngập niềm vui, hạnh phúc vô cùng! Chuyện chẳng có gì to tát lắm đâu mà sao chúng tôi vui mừng đến vậy. Tối thứ bảy vừa qua, sau khi tắt đèn, mở cửa phòng đi tìm nước uống chuẩn bị đi ngủ, tôi phát hiện ngay trước cửa phòng một túi quà nhỏ, món quà nhỏ bé của các con tôi, với một tờ giấy võn vẹn sáu chữ "Happy 40th year from your children". Chỉ với sáu chữ võn vẹn đó...đã khiến vợ chồng tôi ngẩn ngơ, quên đi hai chiếc đồng hồ tuyệt đẹp trên tay vợ tôi! Vợ tôi thì xúc động lắm, còn tôi, miệng thì luôn hỏi sao tụi nó lại nhớ đến ngày cưới của mình, nhưng lòng lại mơ màng nghĩ về những ngày này của 40 năm trước...Tôi cưới vợ!
16/11/2014(Xem: 5091)
Sau khi kết hôn hai năm, chồng tôi bàn với tôi đón mẹ lên ở chung để chăm sóc bà những năm tuổi già.Chồng tôi mất cha từ ngày anh còn nhỏ, mẹ chồng tôi là chỗ dựa duy nhất, mẹ nuôi anh khôn lớn, cho anh học hết đại học. “Khổ đau cay đắng” bốn chữ ấy vận đúng vào số phận mẹ chồng tôi! Tôi nhanh chóng gật đầu, liền đi thu dọn căn phòng có ban công hướng Nam, phòng có thể đón nắng, trồng chút hoa cỏ gì đó.Chồng tôi đứng giữa căn phòng ngập tràn nắng, không nói câu nào, chỉ đột ngột bế bổng tôi lên quay khắp phòng, khi tôi giãy giụa cào cấu đòi xuống, anh nói: “Đi đón mẹ chúng ta thôi!”.
15/11/2014(Xem: 10617)
Không và Có tương quan mật thiết với nhau như bóng với hình. Có bao nhiêu cái có thì cũng có bấy nhiêu cái không. Nếu cái có vô cùng vô tận, thì ...
14/11/2014(Xem: 4817)
Tại một ngôi trường tiểu học trong một thị trấn nhỏ ở Hoa Kỳ hôm nay là ngày đầu tiên khai giảng cho năm học mới. Cô Thompson là giáo viên phụ trách dạy lớp Năm. Cô giáo đứng trước các học sinh trong lớp học của mình và tương tự như các giáo viên khác, cô cũng nhìn khắp lượt vào các em học sinh và nói là cô sẽ thương yêu tất cả các học trò của cô như nhau, không có sự phân biệt nào cả. Cô đã nói với các đứa trẻ này điều đó, một điều mà cô tự biết là không thật lòng và cô biết là mình sẽ không thực hiện được.
08/11/2014(Xem: 6160)
Người đàn bà ngồi tựa vào tường trên lối mòn của một con hẻm. Mệt mỏi và thiếp đi cạnh quang gánh của mình. Hai đầu gánh là đủ thứ quà vặt như bánh tráng, kẹo, đến chanh, ớt… rồi có cả đồ chơi trẻ con chằng cột. Chị như muốn kéo cả thế giới chung quanh đi theo mình trong cuộc mưu sinh nhọc nhằn không có ngày tháng cuối.
07/11/2014(Xem: 7590)
Tại sao lại là những bài học bình dị? Vì những câu truyện ở đây sẽ chỉ ra cho các em thấy được những bài học đạo đức rất gần gũi trong cuộc sống...
07/11/2014(Xem: 32249)
Nói "Chùa Khánh Anh sau 30 năm" có nghĩa là đã bắt đầu bước sang năm thứ 30+1... Thật vậy, chùa Khánh Anh bắt đầu sinh hoạt từ Lễ Phật Đản 1974, tức 1 năm trước biến cố lịch sử 30/4/1975. Tại sao lại không phải là sau ngày 30/4/75 như nhiều nơi khác, và nhiều chùa khác ở hải ngoại? Thưa quý vị và bà con cô bác, đó mới là có chuyện để kể lại. Và cái đoạn này có nhiều chuyện để kể lắm. Nghĩa là nguyên nhân do đâu, và từ bao giờ đưa đến việc thành lập chùa Khánh Anh trước năm 75 và sinh hoạt cho đến ngày hôm nay?
01/11/2014(Xem: 5492)
Trước 1975, tôi là một phi công Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa. Tôi qua Mỹ từ ngày mất nước, khi tuổi đời vừa mới 25. Mang tiếng pilot bay bướm nhưng tôi không có lấy một mảnh tình, bởi vì tôi không có tài tán gái. Thời đó mặc dù phụ nữ Việt nam cao giá, mấy thằng bạn không quân lanh lẹ vẫn vớt được một cô vợ Việt. Tôi khù khờ, vài năm sau đành yên bề gia thất với một thiếu nữ Mỹ tuổi đôi mươi. Hồi mới cưới, cuối tuần tôi thường dẫn Carrol hội họp bạn bè, nhưng nàng cảm thấy lạc lõng giữa đám người Việt bất đồng ngôn ngữ và từ chối những buổi họp mặt. Xuất giá tòng thê, mất liên lạc với đám bạn cũ, tôi hoàn toàn hội nhập vào đời sống Mỹ. Khi đứa con gái lên 5, chẳng may Carrol bị bịnh thận. Căn bịnh quái ác kéo dài hành hạ nàng hơn 20 năm và nàng qua đời vào thời gian đứa cháu ngoại vừa tròn 3 tuổi. Gần 2 năm qua, nỗi buồn mất người vợ Mỹ tuy đã nguôi ngoai nhưng tôi vẫn giữ thói quen sống không bè bạn, vẫn âm thầm cô đơn chiếc bóng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]