Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 13: Thời gian tại ngoại

03/04/201313:11(Xem: 9020)
Chương 13: Thời gian tại ngoại
Vụ Án Một Người Tu

Chương 13: Thời Gian Tại Ngoại

Hòa Thượng Thích Như Điển
Nguồn: Hòa Thượng Thích Như Điển

Ông bà mình vẫn thường hay nói "nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại" đúng quá chừng. Một ngày ở trong tù dầu được tự do hơn những tù nhân khác; nhưng Sư Tịnh Thường vẫn thấy sao mà nó dài thế!

Cứ 6 giờ sáng có kẻng tập họp là mọi người nhao nhao ngồi dậy, kẻ đánh răng, người rửa mặt, súc miệng. Sau đó là tập thể thao, thể dục.

Đúng 8 giờ ăn sáng. 9 giờ đi học nghề, học chữa hoặc làm việc ở trong nhà tù. 12 giờ ăn trưa sau đó nghỉ cho đến 2 giờ và từ 2 giờ đến 5 giờ là giờ học và làm việc. 6 giờ chiều ăn tối. 7 giờ xem truyền hình công cộng cho đến 9 giờ và 10 giờ đi ngủ. Thời khắc biểu như thế, ai ở trong tù đều phải tuân theo; nếu không, sẽ bị kỷ luật. Sư thấy rằng thời khắc biểu ấy đâu có khác gì thời khắc biểu ở trong chùa mấy; nhưng sao thấy nó dài và lâu hơn gấp vạn lần. Đôi lúc Sơ ôn lại những bài học trong tứ thập nhị chương để tự an ủi mình. Trong ấy Đức Phật dạy rằng: "Người ở tù dầu có bao lâu, hết hạn tù sẽ được ra; nhưng người đã bị mắc vào đường tình ái rồi thì suốt đời không thể ra được". Đúng như vậy. So sánh cái nầy với cái kia Sư thấy hữu lý lắm. Nhiều lúc ở trong tù, Sư trông con chim bay trên trời, Sư ao ước được cái tự do của nó quá. Sư nghe tiếng nhạc du dương, Sư ước gì mỉnh sẽ vượt qua được không gian và thời gian ấy. Biết bao nhiêu điều ao ước đơn sơ như vậy nhưng Sư có thực hiện được đâu.

Rồi một hôm, bỗng nhiên Sư được văn phòng giám thị kêu lên giao cho một tờ giấy, trên ấy có ghi mấy chữ: "Tù nhân Trần Văn Nam được tại ngoại". Chỉ có mấy chữ vậy thôi. Không biết là nên vui hay nên buồn đây. Vì lẽ chốn tù đày lâu nay mình cũng đã quen rồi. Bây giời về lại nơi xưa, không biết có ai dung chứa mình không? hay lại bị xua đuổi nữa. Sư đang suy nghĩ vẩn vơ, bỗng ông Giám thị chìa bàn tay ra trước mặt Sư và nói:

-Tôi chúc ông trở về quê quán bình yên.

-Xin cảm ơn ông. Sư miễn cưỡng trả lời thế, đoạn siết chặt tay ông. Sau đó Sư lầm lũi trở về phòng thu xếp mới hành trang và rồi trại.

Đồ đạc của Sư chẳng có gì ngoại trừ mấy chiếc áo nhựt bình màu dà, mấy chiếc y màu vàng và một vài dụng cụ cá nhân của mình. Sư lục lạo thật kỹ trong cái bóp, thấy hình ảnh của song thân mình. Sư mủi lòng quá, đem tấm hình ấy áp vào mắt và tự nhiên giọt nước mắt lại lăn tròn qua hai gò má. Sư nghĩ, cha mẹ mình không biết giờ nầy đã ra sao rồi. Sinh con ra chưa nhờ vả được gì, mình đã xuất gia học đạo, rồi biền biệt nơi chốn thiền môn. Bây giờ ở ngoại quốc lại vào tù. Nếu mà ông bà ở nhà nghe được chắc ông bà thí chủ sẽ buồn lắm.

Chính những lúc cô đơn lạc lõng như thế này con người thường hay tìm về quá khứ và nhất là những người thân. Người đời thì có mái ấm gia đình để tìm về, còn Sư đây, không có ai hết cả. Bạn bè đồng tu ư? Họ đang dửng dưng rồi. Giáo Hội ư? Họ đã sợ mang tiếng nên không chở che gì cả. Phật Tử ư? Ai là người dám chứa mình đây?
Sau khi Sư Tịnh Thường rời cổng nhà tù, Sư đứng lại và quay về hướng nhà tù vẫy tay chào và nói: "Thôi tau chào mi. Dẫu sao đi nữa mi cũng đã cưu mang tau 7, 8 năm trường. Trong những năm tháng dài đăng đẵng ấy, chính mi là bạn tương đắc của tau, đã che chở nắng mưa cũng như trong sự cô đơn giá lạnh. Xin từ biệt mi".
Sư nói mấy lời như thế, rồi Sư quay mặt ra hướng không gian cao rộng nói lớn lên rằng: "Tự do thật quý hóa; nhất là những người đã mất tự do như tôi. Nhưng ai có lòng từ thiện ở đây? Phật Bồ Tát hay con người? Ai sẽ là người cứu giúp tôi đây?". Sư la to lên như thế, bỗng Sư dừng lại và từ từ nhìn khắp thân thể mình từ đầu chí cuối rồi tự nhủ:

Còn ai nữa, chính mình phải tự giúp mình mới mong thoát khỏi cảnh luân hồi sanh tử và chính mình mới có thể cởi trói cho mình mà thôi. Sư thấy có lý và lấy tay xoa vào đầu mình như thầm cảm ơn về những suy nghĩ ấy mà trí óc đã ban cho mình. Sư tư lự – chắc là mình phải đi cạo cái đầu trước khi mặc áo nhà tu trở lại; Nhưng Sư lại thôi và nghĩ rằng: Đi tu đâu phải chỉ để cạo đầu. Vì có biết bao nhiêu kẻ cạo đầu mà họ có tu đâu. Người đi tu cạo cái tâm quan trọng hơn cạo đầu. Sư nghĩ thế rồi mỉm miệng cười. Đúng vậy! Đường còn dài và đời còn lắm chông gai, mình phải phấn đấu lên. Đoạn Sư sờ vào túi áo của mình lấy mấy đồng bạc lẻ để gọi điện thoại.

Ở đâu đây kia một vị Trưởng Lão trả lời:

-Việc ấy chẳng có sao đâu! Thôi cứ về chùa ta mà ở, ta sẽ bảo bọc cho.

-Bạch Ngài! Ngài không sợ miệng lưỡi thế gian trách móc Ngài tại sao che chở cho một người tù à!

-Việc ấy đâu có gì quan hệ. Con sâu, con kiến, người tu còn phải che chở huống chi con người.

Sư cảm ơn Ngài và gác ống điện thoại, ngẩn ngơ một lúc rồi suy nghĩ: "Quả thật thế gian nầy vẫn còn những con người tốt đẹp như thế, chứ đâu phải tâm ai cũng nhuộm chàm như ta vẫn thường nghĩ đâu! Trong chốn khổ đau vẫn có những người thoát tục. Trong nhiều người gian dối, cũng có lắm kẻ thật thà… Sư bây giờ suy nghĩ nhiều lắm. Mỗi lần suy nghĩ lại gợn lên một vết nhăn trên vầng trán rộng ấy. Nhiều khi Sư tự nhủ rằng: Phải chi ở trong tù sướng hơn, vì thân phận ai cũng giống nhau. Bây giờ về lại thế giới tự do với phương trời cao rộng nầy thấy khó xử quá.

Một hôm có một bà Phật Tử đến chùa thăm Sư cụ rồi gặp Sư hỏi:

- Con nghe nói rằng Sư đã về; nhưng bản án ấy dành cho ai Sư?

-Án nào bà thí chủ?

- Thì cái án mà Sư đã mang lâu nay đó?

- Chắc bà thí chủ muốn nói đến việc họ cho rằng tôi giết người ấy à?

- Đúng vậy, thưa Sư!

- Nếu tôi là kẻ giết người, tôi phải đền tội trước Pháp luật; nhưng vì bằng chứng không rõ ràng nên tôi được tại ngoại, chỉ đơn giản thế thôi.

- Theo Sư, thì nội vụ ra làm sao?

- Ai mà biết được. Chỉ có người gây ra câu chuyện ấy mới biết mà thôi.

- Nhưng ai đã gây ra?

- Điều ấy còn nằm trong vòng nghi vấn mà.

- Theo con nghĩ là Sư bây giờ có thể kiện lại họ được đó.

- Kiện ai?

- Kiện người đã giam Sư, làm cho Sư mất tự do 7, 8 năm trường và con nghĩ rằng số tiền ấy lớn lắm Sư ơi!

- Theo tôi nghĩ: việc ấy đã đủ cho tôi đớn đau rồi. Làm chi cho kẻ khác tan gia bại sản nữa. Vả lại chính tôi cũng là người có lỗi nữa. Lý do chính là tại chuyện vàng bạc hột xoàn, mà người đi tu không nên và không bao giờ chứa chấp nó để làm gì. Điều ấy Phật đã dạy; nhưng khi ra xã hội nầy, chính tôi cũng quên mất đi. Ban đầu tôi nghĩ rằng chính bạc vàng sẽ cứu tôi trong cơn khốn khổ. Nhưng tôi đã lầm. Chính nó là con rắn độc đã hại tôi và bây giờ tôi là một con người chưa được phục hồi danh dự lại như xưa; nên tôi cũng không muốn ai vào tù ngồi thế cho mình cả, khi sự kiện chưa rõ ràng thì mình cũng không dám nghi cho ai nữa. Vì nghi ngờ đã là một cái tội rồi.
Sau khi biết tin Sư được tại ngoại, Sư đã nhận được không biết bao nhiêu cú điện thoại hăm dọa, bảo rằng hãy câm miệng lại không được tiết lộ một chi tiết nào cả trong vụ nầy. Nếu tiết lộ Sư sẽ bị mất mạng.

Nhiều đêm Sư giật mình tỉnh giấc, nghĩ lại giấc mộng xưa và nay quá hãi hùng. Sư có ý quyên sinh để cho đời khỏi dị nghị và khỏi nghe những tiếng thị phi to nhỏ của người đời; nhưng Sư cũng tự trấn tĩnh với mình rằng: đã bao nhiêu khó khăn gian khổ trôi qua mà Sư còn gượng sống để xem tấn tuồng đời sẽ tái diễn ra sao, thì bây giờ và nơi đây, tại sao Sư phải thực hiện điều ấy? Không! đó chỉ là một ý nghĩ điên rồ thôi! Sư tự nêu ra câu hỏi, rồi biện hộ, rồi tự mình trả lời câu hỏi mình đã nêu ra. Điều nầy Sư đã quen làm như thế. Vì bên cạnh mình chẳng có ai giúp đỡ ý kiến; nên Sư phải làm như thế.

Bỗng một hôm Sư đang ngồi lễ Phật, có một nhà Sư mặc áo vàng trờ tới trước Sư. Người ấy mang kính mát và hỏi Sư với giọng điệu lố lăng:

- Tại sao mi đến chùa nầy với ý đồ gì?

- Mô Phật, người tu hành sao ăn nói gì kỳ vậy?

- Mầy bảo ai tu hành? Mầy là thằng ăn cướp, mầy là thằng giết người. Còn mặt mũi nào mầy về đến chùa này để quấy phá Sư Tăng?

Sư nghe như điếng cả hồn mình. Chân tay Sư bủn rủn. Nghiệp duyên nào đã dong rủi mình làm người? Bây giờ đây, mình muốn trở về lại với con người nguyên thủy của mình lại bị chính người đồng môn, đồng cảnh nguyền rủa. Ôi! khổ đau biết dường nào! Nhưng cuối cùng rồi Sư cũng tự cứu được mình bằng cách im lặng. Vì nếu có trả lời, có biện hộ cũng đâu có ai hiểu cho mình được, nên lại thôi. Chỉ có thời gian mới có thể giúp Sư. Còn con người, sao mà lại tệ bạc quá?

Rồi một hôm Sư đi trong một xe Bus, phía trước có hai người đàn bà Việt Nam ngồi nói chuyện mà họ không để ý đến sự hiện diện của Sư.

Một bà kể:

- Chị ơi! Bà có biết vụ án một nhà Sư giết người không?

- Nhà Sư làm sao giết người được?

- Vậy mà chuyện có thật đó.

- Tại sao vậy?

- Tại vì tu không lo tu. Lo đi mua vàng sắm bạc. Buôn bán như người đời, đến khi ăn thua không được với người ta lại cướp của giết người.

- Đời nầy sao lắm Sư hổ mang thể?

- Ở đâu cũng có loại sâu bọ ấy chị ơi.

- Nếu tôi là người tu ấy thì phải tự sát, hoặc tự treo cổ để chết, mà đời còn chưa hết nguyền rủa nữa.

Sư ngồi đó mà trông như người trên bếp lửa nóng hơ. Bây giờ Sư phải làm sao đây? Tiến tới nơi hai bà kia để phân trần hay ngồi đây để chịu trận nghe tiếp tục nữa? Kế nào cũng không hay bằng đào tẩu là thượng sách. Mặc dầu chưa đến chỗ Sư muốn xuống xe như thường lệ; nhưng Sư đã bấm chuông để tài xế dừng xe lại. Sư xuống xe rồi đi lang thang như người không hồn và suy nghĩ miên man về thế thái nhân tình, về miệng lưỡi thế gian. Sư cũng đâu có độc ác với ai, mà tại sao mọi người lại độc ác với mình đến thế? Vả chẳng tại mình tu. Nếu mình không tu, chắc không ai để ý làm gì? mà đúng vậy. Người tu giống như tờ giấy trắng, lỡ dính một chút bụi là thiên hạ thấy liền. Còn người đời, bao nhiêu bụi bặm dính thêm vào chiếc áo trần tục ấy, đâu có sao? Nghĩ vậy nên nhiều lúc Sư cũng muốn ra đời, không nhứt thiết phải đi tu nữa. Nhưng đó cũng chỉ là một ý nghĩ trong muôn ngàn ý nghĩ khác thôi. Sư lại dừng và tự biện hộ cho mình là tại sao suốt 7, 8 năm trường trong nhà tù mình vẫn còn giữ được tư cách của một nhà tu. Còn bây giờ tại sao mình lại buông thả?

Mỗi suy nghĩ đưa Sư về một lối thoát khác nhau; nhưng lối thoát nào Sư cũng thấy không an ổn. Lối thoát duy nhất là cửa thiền; nhưng cửa thiền lại dính bụi. Vì thế bất cứ nơi đâu, và ở đâu Sư Tịnh Thường cũng thấy lẻ loi vô cùng. Sư đâm ra suy nghĩ vẩn vơ như người không trí, không hồn. Nhiều khi Sư đi suốt ngày không về chùa. Sư bỏ ăn, biếng ngủ và không thiết gì đến hoàn cảnh chung quanh.

Một hôm nọ, vì suy nghĩ vẩn vơ, lúc băng qua đường Sư chẳng để ý là đèn đỏ. Một chiếc xe phía trước trờ tới. Sư gượng lại không kịp, thế là hết, Sư đã nằm sóng sã trước mũi xe, Sư bất tỉnh nhân sự. Chừng 3 phút sau thì xe cứu thương chạy đến, nhân viên cấp cứu khiêng Sư lên xe và hụ còi chạy vào một bệnh viện gần đó.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/03/2013(Xem: 4050)
Khi tơi đang dịch “Nhân Kiếp và Tai Kiếp” (Human Life And Problems, do hịa thượng tiến sĩ K. Sri Dhammananda) vào giữa tháng 09/2001 tại Toronto thì bất ngờ được biết thầy Thích Tâm Quang bên Mỹ đã dịch xong với tựa đề là “Các Vấn Đề Của Xã Hội Hơm Nay” (web www.budsas.org)
29/03/2013(Xem: 10791)
Truyện “Quan Âm Thị Kính” không rõ xuất hiện từ thời nào và do ai sáng tác ra. Thoạt tiên truyện là một khúc hát chèo gồm nhiều đoạn, với ngôn từ rất bình dị và tự nhiên, rõ ràng là một khúc hát của dân quê, của đại chúng. Về sau mới có truyện thơ “Quan Âm Thị Kính” xuất hiện, được viết bằng thể thơ “lục bát”, mang nhiều ý nghĩa thâm thúy của cả đạo Nho lẫn đạo Phật. Người ta phỏng đoán rằng tác giả chắc phải là một người có học thức.
29/03/2013(Xem: 17196)
Trăm năm trong cõi người ta, Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau. Trải qua một cuộc bể dâu, Những điều trông thấy mà đau đớn lòng. Lạ gì bỉ sắc tư phong, Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen. Cảo thơm lần giở trước đèn, Phong tình cổ lục còn truyền sử xanh.
29/03/2013(Xem: 9285)
Chuyến hành hương Thái Lan và Nhật Bản bắt đầu từ ngày 22 tháng 10 đến mùng năm tháng 11 năm 2012, vào một sáng mùa thu với nắng vàng ươm và se se gió lạnh. Có ai biết con số ghi tên tham dự chuyến hành hương Nhật Bản này lên đến bao nhiêu không? Trước giờ khóa sổ vào đầu tháng 10 là hơn một trăm vị, sau rút lui từ từ để dừng lại con số 85 với 14 quốc gia trên thế giới. Một con số đáng ngại trong lịch sử đi hành hương của quý Thầy.
20/03/2013(Xem: 3327)
Tác giả sinh năm 1937, 63 tuổi, hiện cư ngụ tại Worcester, Massachusetts. Công việc: Technician hãng điện tử ở Mass. Sau đây là bút ký về California lãnh Giải Thưởng do ông Luận viết. Bài đã phổ biến trong sách VVNM 2001, nhưng “mất tích” trên Việt Báo Online. Xin mời cùng đọc lại. Hình trên, từ trái: Thượng Nghị Sĩ California, Ông Joe Dunn và các viên chức dân cử khai mạc cuộc họp mặt. Phía trái là nữ nghệ sĩ Kiều Chinh. Phía mặt là cô Leyna Nguyen của truyền hình KCAL9.
19/03/2013(Xem: 10455)
Tập truyện “ Làng Cũ - Người Xưa” của Tiền Vĩnh Lạc (Australia) .Sách dầy 216 trang, bìa cứng 4 màu. Bìa trước cảnh nhóm chợ chồm hỗm ở làng quê tỉnh Trà Vinh. Bìa sau hình xe thổ mộ, ngưa kéo, tác giả gọi là “xe kiếng”? Nội dung gồm nhiều truyện ngắn, hồi ký, tài liệu quý giá...cùng nhiều kinh nghiệm sống viết ra ý chừng muốn khuyên răn con cháu, sách đọc thú vị và cần thiết để làm tài liệu nghiên cứu. Sách không bán, in để tặng . Ai cần xin gọi 618-8932- 3912
10/03/2013(Xem: 3171)
Nước Xá Vệ có cô gái nghèo tên Nan Đà, thân thế cô độc thân, sống bằng nghề ăn xin. Bấy giờ, cô thấy các vị vua chúa, quan đại thần, trưởng giả cúng dường Phật và chư Tăng, cô tự nghĩ: “Ta mắc tội báo gì mà sinh vào nhà bần tiện như thế này nên không thể cúng dường đấng phước điền?”. Cô tự hối trách lấy mình.
04/03/2013(Xem: 5694)
Theo lời Hòa Thượng trưởng lão Huyền Tôn kể rằng, những ngày Hòa Thượng còn ở quê nhà, nơi Tổ đình Thiên Ấn – miền Trung, có một chú sa di tên Diệu Mãn. Thường nhật Chú chỉ làm công việc quét chùa. Chú người hiền lành, ít nói, tánh tình ngồ ngộ. Đặc biệt trong chúng, ai nhờ việc gì đều hoan hỷ làm ngay. Cũng chính vì vậy, chú thường bị quí sư huynh đệ la rầy, sao đang làm việc này lại bỏ đi làm việc kia… Tuy vậy, nhưng lúc nào chú cũng hoan hỷ, không ai thấy chú câu chấp việc gì bao giờ.
20/02/2013(Xem: 16743)
Những Câu Chuyện Linh Ứng về Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát (trọn bộ 03 tập) do HT Thích Như Điển dịch Việt: Năm 2007 khi chúng tôi đang nhập thất tại Úc Châu thì có một Phật Tử tên là Huỳnh Hiệp từ Hoa Kỳ có liên lạc qua bằng E-mail cho Thầy Hạnh Tấn và nhờ tôi phiên dịch tác phẩm "Những mẩu chuyện linh ứng của Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát tại Fuchù - Nhật Bản“ từ tiếng Nhật sang tiếng Việt. Tôi bảo cứ gởi một số chuyện tiêu biểu sang Úc, tôi dịch thử. Nếu đồng ý với cách dịch ấy thì tôi sẽ tiếp tục. Sau một tuần lễ, tôi gởi trở lại 3 chuyện đầu đã dịch của quyển một cho Phật Tử nầy và anh ta rất hoan hỷ và nhờ tôi dịch tiếp cho đến hết quyển sách. Tôi trả lời rằng: "Tôi rất sẵn sàng; nhưng tôi rất ít thì giờ; khi nào xong tôi chưa biết; nhưng tôi sẽ cố gắng. Đồng thời việc đánh máy sẽ giao cho các anh chị em thực hiện". Cầm quyển sách trên tay độ 400 trang A4 thấy cũng hơi nhiều; nhưng thôi, cứ cố gắng vậy. Ông bà mình thường nói: „Kiến tha lâu đầy tổ“ quả câu nầy chẳng sai chút nào.
01/02/2013(Xem: 8645)
Tuổi Hồng Con Gái là tác phẩm đầu đời của tôi được viết vào năm 1980 cùng thời gian với tấm ảnh ngoài bìa sách. Tuy lúc đó sống ngay trên quê hương Việt Nam với dân số đông đảo mấy chục triệu người nhưng xung quanh tôi, vì hoàn cảnh hết sức đặc biệt, tôi không có lấy một người bạn, một người thân để tâm tình những lúc vui, buồn trong cuộc sống.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]