Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

28. Tổ thứ nhất Trung-Hoa - Bồ-Đề-Đạt-Ma (Bodhidharma) Đầu thế kỷ thứ mười một sau Phật Niết-bàn.

24/04/201312:13(Xem: 14112)
28. Tổ thứ nhất Trung-Hoa - Bồ-Đề-Đạt-Ma (Bodhidharma) Đầu thế kỷ thứ mười một sau Phật Niết-bàn.
33 Vị Tổ Ấn Hoa


28. Tổ Thứ Nhất Trung-Hoa - Bồ-Đề-Đạt-Ma (Bodhidharma) Đầu Thế Kỷ Thứ Mười Một Sau Phật Niết-Bàn.)

Hòa Thượng Thích Thanh Từ
Nguồn: Tu Viện Chơn Không 1971 Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ Chí Minh. Ấn Hành - PL. 2534 - 1990


Ngài dòng Sát-Đế-Lợi ở Nam-Ấn, cha là Hương-Chí vua nước nầy. Vua Hương-Chí sanh được ba người con trai, Ngài

Là Vương-tử thứ ba. Thưở nhỏ, Ngài đã có chí siêu việt và đặc tài hùng biện. Nhơn vua Hương-Chí thỉnh Tổ Bát-Nhã-Đa-La vào cung cúng dường, Ngài mới có duyên gặp Tổ. Qua cuộc nghiệm vấn về hạt châu, Tổ đã biết Ngài là người siêu quần bạt tục sẽ kế thừa Tổ vị. Sau khi vua cha băng, Ngài quyết chí xuất gia cầu xin Tổ Bát-Nhã độ làm đệ tử, Tổ hoan hỷ làm lễ thế phát và truyền giới cụ túc.Tổ bảo Ngài: -Hoàng-tử đối các pháp đã được thông suốt, nay nên đổi hiệu là Bồ-Đề-Đạt-Ma. Từ đây, Ngài luôn hầu hạ bên thầy. Một hôm, Tổ gọi Ngài đến truyền pháp và dặn dò: -Ngươi tạm giáo hóa ở nước nầy, sau sang Trung-Hoa mới thật là nhơn duyên lớn. Song, đợi ta diệt độ khoảng sáu mươi năm sau sẽ đi. Nếu ngươi đi sớm, sau e có việc không tốt. Những điều kiết hung về sự giáo hóa ở Trung-Hoa sau nầy, Ngài đều cầu xin Tổ chỉ dạy.Tổ dùng những lời sấm ký tiên đoán sự kiết hung vận số Phật pháp ở Trung-Hoa,nói có hơn mười bài kệ. (Hình: Tranh Thiền: Bồ-đề-đạt-ma của Thiền sư Bạch Ẩn Huệ Hạc (Hakuin Ekaku, 1689-1796) tông Lâm Tế)

Tổ tịch rồi, Ngài vẫn ở tại nước nhà giáo hóa. Người huynh đệ đồng sư với Ngài là Phật-Đại-Tiên cùng chung sức giáo hóa. Thời nhơn gọi hai Ngài là < Mở hai cửa cam lồ >. Song, sau môn đồ của Phật-Đại-Tiên lại chia làm sáu tông:

1.-Hữu tướng, 2.-Vô tướng, 3.- Định huệ, 4.-Giới hạnh, 5.-Vô đắc, 6.-Tịch tịnh, đua nhau truyền bá. Ngài thấy sự chia ly ấy, ngại cho chánh pháp suy vi. Vì thế, Ngài dùng phương tiện cảm hóa họ hồi đầu quay về chánh pháp.

Vua Nguyệt-Tịnh băng, con vua là Thái-tử Dị-Kiến nối ngôi. Dị-Kiến lên ngôi không bao lâu lại tin theo tà thuyết bài bác Phật giáo. Ngài sai đệ tử là Ba-La-Đề đến cung vua để nhiếp hóa. Sau khi cải tà quy chánh, vua Dị-Kiến hỏi ra mới biết Ba-La-Đề là đệ tử của chú mình. Nhà vua cho người thỉnh Ngài về cung giáo hóa. Về cung giáo hóa một thời gian, Ngài thấy cơ duyên sang Trung-Hoa đã đến, bèn đem lời huyền ký của Tổ Bát-Nhã-Đa-La thuật lại cho vua biết. Vua không còn lời gì dám ngăn cản, đành sắm một chiếc thuyền buôn, cho thủy thủ đưa Ngài sang Trung-Hoa. Vua và quần thần tiển đưa Ngài ra tới cửa biển.

Ngài ở trên thuyền gần ngót ba năm, thuyền mới cặp bến Quảng-Châu, nhằm đời nhà Lương niên hiệu Phổ-Thông năm

đầu (520 sau T.C.),ngày 21 tháng 9 năm Canh-Tý. Thích-sử tỉnh nầy ra đón tiếp Ngài, đồng thời dâng sớ về triều tâu vua Lương-Võ-Đế. Vua được sớ, liền sai sứ lãnh chiếu chỉ đến thỉnh Ngài về Kim-Lăng (Kinh đô nhà Lương). Vua Võ-Đế hỏi: -Trẩm từ lên ngôi đến nay thường cất chùa, chép kinh, độ Tăng ni, không biết bao nhiêu, vậy có công đức gì chăng ? Ngài đáp: -Đều không có công đức. -Tại sao không có công đức ? -Bởi vì những việc ấy là nhơn hữu lậu, chỉ có quả báo nhỏ ở cõi người cõi trời, như bóng theo hình, tuy có mà chẳng phải thật. -Thế nào là công đức chơn thật ? –Trí thanh tịnh tròn mầu,thể tự không lặng,công đức như thế chẳng do thế gian mà cầu. -Thế nào là thánh đế nghĩa thứ nhất ?

-Rỗng rang không thánh. -Đối diện với trẩm là ai ? –Không biết. Vua Lương-Võ-Đế không lãnh ngộ được, lui về nghỉ. Ngài biết căn cơ chẳng hợp, tạm lưu lại đây ít hôm.

Đến ngày 19, Ngài bỏ vua Lương, lén sang sông qua Giang-Bắc. Ngài nhập cảnh nước Ngụy đi đến Lạc-Dương nhằm đời Hậu-Ngụy, vua Hiếu-Minh-Đế niên hiệu Chánh-Quang năm đầu (520 sau T.C.) ngày 23 tháng 11.

Ngài dừng trụ tại chùa Thiếu-Lâm ở Trung-Sơn, trọn ngày ngồi xây mặt vào vách im lặng. Tăng chúng đều không hiểu được. Người đời gọi Ngài là < Thầy Bà-la-môn ngồi nhìn vách > (Bích quán Bà-la-môn). Có vị Tăng tên Thần-Quang học thông các sách, giỏi lý diệu huyền, nghe danh Ngài tìm đến yết kiến. Thần-Quang đã đủ lễ nghi mà Ngài vẫn ngồi lặng yên ngó mặt vào vách không màng đến. Quang nghĩ: < Người xưa cầu đạo chẳng tiếc thân mạng, nay ta chưa được một trong muôn phần của các Ngài >. Hôm ấy, nhằm tiết mùa đông (mùng 9 tháng chạp), ban đêm tuyết rơi lả tả, Thần-Quang vẫn đứng yên ngoài tuyết chấp tay hướng về Ngài. Đến sáng tuyết ngập lên khỏi đầu gối, mà gương mặt Thần-Quang vẫn thản nhiên. Ngài thấy thế thương tình, xây ra hỏi: -Ngươi đứng suốt đêm trong tuyết, ý muốn cầu việc gì ?

Thần-Quang thưa: -Cúi mong Hòa-thượng từ bi mở cửa cam lồ, rộng độ chúng con. -Diệu đạo vô thượng của chư Phật, dù nhiều kiếp tinh tấn, hay làm được việc khó làm, hay nhẫn được việc khó nhẫn, còn không thể đến thay ! Huống là, dùng chút công lao nhỏ nầy mà cầu được pháp chân thừa ?

Thần-Quang nghe dạy bèn lén lấy đao chặt cánh tay trái để trước Ngài để tỏ lòng thiết tha cầu đạo. Ngài biết đây là pháp khí bèn dạy: -Chư Phật lúc ban đầu cầu đạo, vì pháp quên thân, nay ngươi chặt cánh tay để trước ta, tâm cầu đạo như vậy cũng khá. –Pháp ấn của chư Phật con có thể được nghe chăng ? –Pháp ấn của chư Phật không phải từ người khác mà được. –Tâm con chưa an, xin thầy dạy pháp an tâm. –Ngươi đem tâm ra đây, ta an cho. –Con tìm tâm không thể được. –Ta đã an tâm cho ngươi rồi. Thần-Quang nhơn đây được khế ngộ. Ngài liền đổi tên Thần-Quang là Huệ-Khả.

Từ đây kẻ Tăng người tục đua nhau đến yết kiến Ngài, tiếng tăm vang dậy. Vua Hiếu-Minh-Đế nước Ngụy sai sứ ba phen thỉnh Ngài, Ngài đều từ chối. Nhà vua càng kính trọng, sai sứ đem lễ vật đến cúng dường: một cây tích trượng, hai y kim tuyến, bình bát, v.v…Ngài từ khước nhiều lần, nhưng nhà vua cố quyết cúng dường, rốt cuộc Ngài phải nhận.

Mở cửa phương tiện, Ngài có dùng bốn hạnh để giáo hóa môn đồ: 1.-Báo oán hạnh, 2.-Tùy duyên hạnh, 3.-Vô sở cầu hạnh, 4.-Xứng pháp hạnh (Xem cửa thứ ba quyển < Sáu cửa vào động Thiếu-Thất > của Trúc-Thiên dịch.

Ở Trung-Hoa gần chín năm, Ngài thấy cơ duyên đã đến, liền gọi đồ chúng hỏi: -Giờ ta trở về sắp đến. Các ngươi mỗi người nên nói chỗ sở đắc của mình. Đạo-Phó ra thưa: -Theo chỗ thấy của con, chẳng chấp văn tự, chẳng lìa văn tự, đây là dụng của đạo. Ngài bảo: -Ngươi được phần da của ta. Bà ni Tổng-Trì ra thưa: -Nay chỗ hiểu của con, như Tổ A-Nan thấy nước Phật A-Súc, chỉ thấy một lần, không còn thấy lại. Ngài bảo: -Ngươi được phần thịt của ta. Đạo-Dục ra thưa:

-Bốn đại vốn không, năm ấm chẳng có, chỗ thấy của con không một pháp có thể được. Ngài bảo: -Ngươi được phần xương của ta. Đến Huệ-Khả bước ra đảnh lễ Ngài, rồi lui lại đứng yên lặng. Ngài bảo: -Ngươi được phần tủy của ta. Ngài gọi Huệ-Khả đến dặn dò: -Xưa Như-Lai đem đại pháp nhãn tạng trao cho Tổ Ca-Diếp, lần lượt truyền đến ta. Nay ta đem trao lại cho ngươi, ngươi phải truyền trao không để dứt mất. Cùng trao cho ngươi y Tăng-già-lê và bát báu, để làm pháp tín. Mỗi thứ tiêu biểu cho mỗi việc, ngươi nên biết. Huệ-Khả thưa: -Xin thầy từ bi chỉ dạy mọi việc. Ngài dạy: -Trong truyền tâm-ấn để khế hợp chổ tâm chứng, ngoài trao cà-sa để định tông chỉ. Đời sau có nhiều người cạnh tranh nghi ngờ, họ nói < Ta là người Ấn, ngươi là người Hoa, căn cứ vào đâu mà được pháp, lấy cái gì để minh chứng ? >. Ngươi gìn giữ pháp y nầy, nếu gặp tai nạn, ngươi đem ra làm biểu tín, thì sự giáo hóa không bị trở ngại. Hai trăm năm sau khi ta diệt độ, y bát nầy dừng lại không truyền, vì lúc đó, Phật pháp rất thạnh hành, Chính khi ấy, người biết đạo thật nhiều, người hành đạo quá ít, người nói lý thì nhiều, người ngộ lý thì ít. Tuy nhiên, người thầm thông lặng chứng có hơn ngàn vạn. Ngươi gắng xiển dương, chớ khinh người chưa ngộ. Nghe ta nói kệ:

Ngô bổn lai tư độ, Truyền pháp cứu mê tình, Nhất hoa khai ngũ diệp, Kết quả tự nhiên thành.

Dịch : Ta sang đến cõi nầy, Truyền pháp cứu mê tình, Một hoa nở năm cánh, Nụ trái tự nhiên thành.

Ngài lại bảo: -Ta có bộ kinh Lăng-già bốn quyển, là Phật nói tột pháp yếu, cũng giúp cho chúng sanh mở, bày, ngộ, nhập kho tri kiến Phật, nay ta trao luôn cho ngươi. Ta từ Nam-Ân sang đây đã năm phen bị thuốc độc mà không chết, vì

thấy xứ nầy tuy có khí đại-thừa mà chưa ứng hợp, nên ta lặng lẽ ngồi lâu chờ đợi. Nay đã truyền xong, đã có thủy ắt phải có chung vậy. Xong rồi, Ngài cùng đồ chúng đi đến Võ-môn ở chùa Thiên-Thánh dừng lại ba hôm. Quan thái thú thành nầy tên Dương-Huyễn-Chi là người sùng mộ Phật pháp. Nghe tin Ngài đến, liền tới đảnh lễ. Ông hỏi: -Thầy ở Ấn-Độ được kế thừa làm Tổ, vậy thế nào là Tổ, xin thầy dạy cho ? Ngài đáp: -Rõ được tâm tông của Phật, không lầm một mảy, hạnh và giải hợp nhau, gọi đó là Tổ. -Chỉ một nghĩa nầy hay còn nghĩa nào khác ? -Cần rõ tâm người, biết rành xưa nay, chẳng chán có không, cũng chẳng cố chấp, chẳng hiền chẳng ngu, không mê không ngộ. Nếu hay hiểu như thế, cũng gọi là Tổ. Huyễn-Chi lại thưa: -Đệ tử vì bị nghiệp thế tục, ít gặp được tri thức, trí nhỏ bị che lấp không thể thấy đạo. Cúi xin thầy chỉ dạy, con phải noi theo đạo quả nào ? dùng tâm gì được gần với Phật, Tổ ? Ngài vì ông nói kệ: Diệc bất đổ ác nhi sanh hiềm, Diệc bất quán thiện nhi cần thố, Diệc bất xả trí nhi cận ngu, Diệc bất phao mê nhi tựu ngộ, Đạt đại đạo hề quá lượng, Thông Phật tâm hề xuất độ, Bất dữ phàm thánh đồng triền, Siêu nhiên danh chi viết Tổ.

Dịch: Cũng đừng thấy dữ mà sanh chê, Cũng đừng thấy lành mà ái mộ, Cũng đừng bỏ trí mà gần ngu, Cũng đừng ném mê mà về ngộ, Đạt đạo lớn chừ quá lượng, Thông Phật tâm chừ vô kể, Chẳng cùng phàm thánh đồng vai, Vượt lên, gọi đó là Tổ. Huyễn-Chi nghe dạy hoan hỷ đảnh lễ, lại thưa: -Xin thầy chớ vội tạ thế, để làm phước lợi cho quần sanh, Ngài bảo: -Đời mạt pháp, kẻ tệ ác quá nhiều, dù ta còn ở lâu e chẳng lợi ích, mà thêm tai nạn, làm tăng trưởng tội ác cho người. -Từ thầy đến đây ai thường hại thầy, xin thầy chỉ họ, con sẽ sắp xếp. –Nói ra ắt có tổn hại, ta nên đi vậy. Đâu cam hại người để mình được vui. Huyễn-Chi nài nỉ thưa: -Con không hại người, chỉ muốn biết đó thôi. Ngài bất đắc dĩ nói bài kệ:

Giang tra phân ngọc lãng, Quản cự khai kim tỏa, Ngũ khẩu tương cộng hành, Cửu thập vô bỉ ngã.

Dịch: Thuyền con rẽ sóng ngọc, Đuốc soi mở khóa vàng, Năm miệng đồng cùng đi, Chín, mười không ta người.

Huyễn-Chi nghe rồi ghi nhớ, đảnh lễ Ngài lui ra. Ở đây đúng ba hôm, Ngài ngồi an nhiên thị tịch. Hôm ấy là ngày mùng 9 tháng 10 năm Bính-Thìn, nhằm niên hiệu Đại-Thông năm thứ hai nhà Lương (529 T.C). Đến ngày 18 tháng chạp năm nầy, làm lễ đưa nhục thân của Ngài nhập tháp tại chùa Định-Lâm, núi Hùng-Nhĩ.

Sau, vua Hậu Ngụy sai Tống-Vân đi sứ Ấn-Độ về, gặp Ngài tại núi Thông-Lãnh, thấy Ngài tay xách một chiếc dép, một mình đi nhanh như bay. Tống-Vân hỏi: -Thầy đi đâu ? Ngài đáp: Về Ấn-Độ. Ngài lại nói thêm: -Chủ ông đã chán đời rồi. Tống-Vân ngẩn ngơ, từ giả Ngài về triều. Đến triều thì vua Minh-Đế đã băng. Hiếu-Trang-Đế lên ngôi. Ông đem việc ấy tâu lại, vua ra lệnh mở cửa tháp dở quan tài ra, quả nhiên là quan tài không, chỉ còn một chiếc dép. Vua sắc đưa chiếc dép về thờ ở chùa Thiếu-Lâm, Đến đời Đường niên hiệu Khai-Nguyên năm thứ 15 (728 sau T.C) môn đồ lại dời chiếc dép về thờ ở Chùa Hoa-Nghiêm. Vua phong Ngài hiệu Viên-Giác Thiền-Sư, tháp hiệu Không-Quán.

Tập Thiếu-Thất-Lục-Môn nói là tác phẩm của Ngài .
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/08/2021(Xem: 7435)
Thật là một điều kỳ diệu và lý thú khi được tin báo trên Viber là Tuyển Tập pháp Thoại vừa hoàn thành và đã sẵn sàng đến tay Phật Tử khi đến dự Lễ Vu Lan tại Tu Viện Quảng Đức (nếu không bị lockdown). Vì sao gọi là kỳ diệu? Chỉ sau khi tôi được học xong 10 duyên mà Đức Phật cho là quan trọng nhất theo thứ tự của 24 duyên, mà chúng ta ai cũng phải gặp trong thời gian còn làm người phàm, và nếu hiểu rõ tường tận thì mình có thể sẽ không bao giờ thốt lên câu “Học muôn ngàn chữ nghĩa nhưng không ai học được chữ Ngờ” của bộ Đại Phát Thú / Vi Diệu Pháp, do Giảng Sư Thích Sán Nhiên đã thuyết giảng qua 61 video, mỗi video kéo dài từ 3: 00 đến 3:50 giờ. Chính vì thế, nhờ đó tôi chợt nhận ra nhân duyên gì đã làm trưởng duyên và đẳng vô gián duyên, để tôi đến với Đại Gia Đình Quảng Đức Đạo tràng nói chung, và tiếp xúc liên hệ với TT Trụ trì Tu viện Quảng Đức Thích Nguyên Tạng và được cộng tác với Ngài trên trang website Phật Giáo, Trang Nhà Quảng Đức, để rồi hôm nay lại có duyên
17/08/2021(Xem: 6877)
Bà Thanh Đề là mẹ của ngài Mục Kiền Liên (cũng gọi là Mục Liên). Bà tính tình tham lam, độc ác, không tin Tam Bảo, tạo ra nhiều tội lỗi nặng nề, gây ra nhiều “nhân” xấu nên khi chết đi chịu “quả” ác, bị đày vào ác đạo, sinh làm loài ngạ quỷ, đói khát triền miên trong đại địa ngục.
14/08/2021(Xem: 22669)
Chủ đề: Thiền sư Thuần Chân (Đời thứ 12, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 272 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Bảy, 14/08/2021 (07/07/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 01:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 11:45pm (giờ Paris, France) - 03:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
10/08/2021(Xem: 24771)
Con kính lễ Thiền sư Bảo Tánh và Thiền sư Minh Tâm (? - 1034) (Đời thứ 7, Thiền Phái Vô Ngôn Thông, hai vị Thiền Sư chuyên thọ trì Kinh Pháp Hoa)🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️
07/08/2021(Xem: 28215)
Chủ đề: Thiền Sư Từ Đạo Hạnh (1072-1116) (Đời thứ 12, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vị Thiền Sư sau khi viên tịch tái sanh trở lại làm Vua vào triều đại nhà Lý VN) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 269 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Bảy, 07/08/2021 (29/06/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 10:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
06/08/2021(Xem: 9607)
Cũng như chuông, trống cũng được coi như là một loại pháp khí không thể thiếu trong văn hóa tín ngưỡng của đa số dân tộc theo Phật giáo. Phật tử Việt Nam chúng ta rất gần gũi với thanh âm ngân vang thâm trầm của tiếng chuông; tiếng trống thì lại dồn dập như thôi thúc lòng người...Tại các ngôi chùa, trống Bát Nhã được đánh lên là để cung thỉnh Chư Phật, Chư Bồ Tát quang giáng đạo tràng chứng tri buổi lễ. Thông thường trống Bát Nhã được đánh lên vào ngày lễ Sám hối và trong những ngày Đại lễ. Ba hồi chuông trống Bát Nhã trổi lên để cung thỉnh Chư Phật và cung đón Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni quang giáng đạo tràng, đồng thời cũng nhắc nhở mọi người nên lắng lòng, buông bỏ mọi tạp niệm. Bà kệ trống Bát Nhã được đọc như sau: Bát Nhã hội Bát Nhã hội Bát Nhã hội Thỉnh Phật thượng đường Đại chúng đồng văn Bát Nhã âm Phổ nguyện pháp giới Đẳng hữu tình Nhập Bát Nhã Ba La Mật môn Ba La Mật môn Ba La Mật môn.
06/08/2021(Xem: 4969)
Dấu chân xưa du hóa, một mảnh trời bao dung, gởi những lời vàng ngọc hương xưa bay khắp cả cung trời. Từ xứ Ấn, nơi thánh tích niềm tâm linh Tôn Giáo Phật Đà, Bậc Cha Hiền Đấng Như Lai Thích Ca truyền giáo, khai sáng nguồn tâm nuôi dưỡng chủng tánh cho chư vị Thánh giả Tỳ Kheo Tăng, Tỳ Kheo Ni, hay chư vị Thiên thần Long vương, Trời người quy kính, nghe Đấng Như Lai thuyết giảng, từ gốc nhìn sâu lắng, từ pháp tu thực hành, nên Vua Quan, dân chúng ở xứ Ma Kiệt Đà, xứ Kiều Tất La, vang khắp dòng suối chảy Hưng Long Chánh Pháp nơi xứ Ấn. Có chư vị Thập đại đệ tử lớn, các vị Thánh Tăng tu tập chứng nghiệm, đạt thánh quả A-La- Hán. Tôn Giả A- Nan nối truyền Kinh Tạng nghe thông thuộc ghi nhớ không sót một câu, Tôn Giả Đại Ca Diếp nối truyền Y bát tâm tông Phật trao, làm đệ nhất Tổ sư truyền thừa, vị Luật sư Tôn giả Ưu Ba Ly, và 500 vị A- La-Hán, kết tập Kinh điển Giáo lý mà Đấng Như Lai thuyết trình qua 49 năm hành hóa độ sinh, Tôn Giả A- Nan là vị trùng tuyên Kinh Tạng, Tôn Giả Ưu-Ba-
05/08/2021(Xem: 22674)
Chủ đề: Thiền Sư Cứu Chỉ (Đời thứ 7, dòng Vô Ngôn Thông) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 268 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 05/08/2021 (27/06/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 10:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/ https://www.facebook.com/quangducwebsite Website: https://quangduc.com Tel: 03. 9357 3544 Email: [email protected]
04/08/2021(Xem: 6657)
Sông Thạch Hãn, Ngân Thiền Tâm Mộ Phật. Chốn Trà Trì, Gương Học Hạnh Xuất Gia. Nhỏ Tầm Chơn, Quyết Chí Xa Thế Tục. Khoác Áo Nâu Sòng, Học Lối Thích Ca. Chào Song Thân, Xứ Bảo Lộc Quê Nhà. Nương Thầy Tổ, Giữ Gìn Tâm Hướng Đạo. Mùi Kinh Kệ, Tháng Ngày Xông Cõi Tịnh. Thuộc Luật Nghi, Từ Góc Hạnh Trăng Sao.
02/08/2021(Xem: 18771)
Tiếng chuông chùa vang lên để xoa dịu, vỗ về những tâm hồn lạc lõng, bơ vơ. Hồi chuông Thiên Mụ, mái chùa Vĩnh Nghiêm một thời chứa chan kỷ niệm. Đó là lời mở đầu trong băng nhạc Tiếng Chuông Chùa do Ca sĩ Thanh Thúy trình bày và ấn hành tại hải ngoại vào đầu thập niên 80. Thanh Thúy là ca sĩ hát nhạc vàng, đứng hàng đầu tại VN trước năm 1975. Cô là đệ tử của HT Nguyên Trí ở chùa Bát Nhã, California. Khi Thầy còn ở VN cuối thập niên 80 có đệ tử ở bên Mỹ đã gởi tặng Thầy băng nhạc Tiếng Chuông Chùa này. Hôm nay Thầy nói về chủ đề Tiếng Chuông Chùa, hay tiếng Chuông Đại Hồng Chung. Đại Hồng Chung là một cái chuông lớn được treo lên một cái giá gỗ đặt trong khuôn viên chùa hay trong Chánh điện. Hồng Chung là một pháp khí linh thiêng, là một biểu tượng đầy ý nghĩa của Phật giáo, nên chùa nào cũng phải có, lớn hay nhỏ tùy theo tầm cỡ của mỗi chùa. Hàng ngày Đại Hồng Chung được thỉnh lên vào buổi chiều tối, báo hiệu ngày
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]