Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 7: Thi thố tài năng

03/04/201312:28(Xem: 9634)
Chương 7: Thi thố tài năng
Vụ Án Một Người Tu

Chương 7: Thi Thố Tài Năng

Hòa Thượng Thích Như Điển
Nguồn: Hòa Thượng Thích Như Điển

Khi đến với xã hội văn minh Tây phương, Sư Tịnh Thường điều đầu tiên là làm quen với khí hậu và ngôn ngữ. Ở đây 2 điều nầy bất cứ một người tạn Việt Nam nào cũng phải đương đầu với nó. Một là giỏi, hai là dở. Cũng có loại lưng chừng; nhưng trường hợp nầy cũng ít lắm.

Đôi khi ngồi trong phòng nhìn ra từ cửa sổ nhân một lúc tuyết rơi vào mùa đông giá lạnh, Sư cảm thấy nhung nhớ bạn đạo của mình, người đã cưu mang mình không biết bao nhiêu thứ nên Sư Tịnh Thường đã viết thư về Việt Nam kể lại như sau:

"Quê hương thứ hai, ngày… tháng… năm…
Sư huynh Tịnh Đạo thân mến,

Lâu quá không viết thư về thăm Sư, không biết Sư huynh và các huynh đệ khác cũng như chùa mình có gì thay đổi không? Hôm nay có vài việc vui buồn lẫn lộn, đệ biên về cho huynh đây. Mong huynh đọc và hồi âm cho đệ để đọc cho đỡ nhớ nhung.

Khi mới tới đây, cái gì cũng lạ cả, lạ từ cái ăn, cái nói, cái chào, cái hỏi, cúi cử chỉ v.v… khiến cho một người tu như đệ cảm thấy khó chịu lạ thường. Ví dụ như ở đây họ ít ăn cơm, mà ăn toàn là bánh mì, uống toàn bằng sữa bò. Rau cải thì rất ít; nhưng thịt cá thì ê hề. Ở đây đâu có chế độ đi khất thực như ở Việt Nam mình. Vì mỗi tháng họ đã cho đủ tiền ăn tiêu rồi, mình phải tự nấu lấy. Đôi khi đệ kêu tụi nhỏ Phật Tử đủ loại đến chơi vào cuối tuần rồi bày đặt nấu nướng và cúng quải cho vui. Chùa chiền ở đây cũng chẳng thấy, chỉ thấy toàn là nhà thờ.

Một hôm đệ cảm thấy nhớ nhung cuộc sống của Du Tăng Khất Sĩ mình quá, nên đệ bố thí một sốt Phật Tử thanh niên đi ra ngoài phố chờ sẵn ở gần vài ba cửa tiệm. Còn đệ thì y áo chỉnh tề, chân không, hai tay mang bình bát vào thành khất thực. Vì tụi nhỏ đã thủ sẵn mọi thứ đồ, nên chỉ đi trong vòng nửa tiếng đồng hồ là đầy bình, mang muốn không nổi, đâu phải đi lâu như ở quê mình.

Mọi người dân địa phương tò mò đến dòm. Có nhiều em giỏi tiếng địa phương đứng ra giải thích; nhưng có người nhún vai, có kẻ nói thêm vài câu gì đó, bọn nhỏ cũng không hiểu hết trọn câu. Thế là Thầy trò, sư đệ kéo về lại trại t nạn, đến trước bàn Phật trong phòng đệ để tụng một thời kinh rồi bày ra ăn uống. Tất cả đều vui vẻ cả làng.

Chỉ có ngặt một điều, tụi nhỏ nầy cũng không thuần giống nên kinh kệ nào cũng chẳng thuộc, Đại Thừa cũng không biết, Tiểu Thừa cũng không rành. Còn kinh của chúng ta, tạm gọi là "Trung Thừa" đi, các Phật Tử nhỏ nhỏ nầy lại càng mù tịt. Đệ biết phải làm sao đây? Nhưng không sao! Đệ đã có cách, thế nào rồi Sư huynh cũng sẽ nhận được tin tức từ đệ về việc nầy.

Đó là chuyện ăn, chuyện đi hóa đạo. Bây giờ đệ kể cho huynh nghe về chuyện học và chuyện giao tế bên ngoài nghe.

Cái ngôn ngữ gì mà nó khó nuốt muốn chết. Học chữ đầu quên chữ đuôi, được chữ giữa quên tuốt cả hai đầu. Uốn cái lưỡi bên nầy, dẹo cái cổ bên kia, mỏi cái miệng muốn chết, thế mà khi về nhà rồi vất cái vở là ai nấy đều lo bu đến bên truyền hình, thế là xong. Mặc dầu xem truyền hình cũng chẳng hiểu gì cả; nhưng ít ra có một ít hình ảnh cũng đỡ chán đi. Tụi nhỏ khi nào xem hình, xem cảnh chán thì nghe nhạc, lúc ấy thì đệ rút về phòng để làm một vài công việc nhặt nhạnh khác. Ví dụ như chuẩn bị kho một bát tương cho thật thấm thía, tìm một miếng đậu hủ cho thật tươi hay qua bà nhà bên cạnh mượng ít bột ngọt chẳng hạn, để tụi nhỏ xem Tivi xong rồi là mình có món chay đãi tụi nó, vì thế tụi nó hay lui tới với đệ đều đều.

Ăn xong rồi thì nghe kể chuyện. Đủ mọi đề tài. Thường thì đệ hay kể cho chúng nó nghe về chuyện đạo để biết đâu trong bọn chún sau nầy sẽ có một vài đứa đi tu để hạt giống Phật không mất mát.

Còn câu chuyện vui vui đệ đã kể cho tụi nó nghe, hôm nay xin kể cho Sư huynh nghe tiếp vậy. Ở đây ông già bà cả sống cô dơn lắm, nên họ thường hay nuôi chó, dắt mèo đi khắp đường phố, không phải như ở quê mình đâu, để chó mèo chạy lung tung không có chủ.

Đã già 70 hay 80 tuổi gì đó nhưng còn tình tứ lắm, hai ông bà đi cận kề nhau ra trò tâm đắc lắm, lại còn dắt tay nhau nữa chứ, điệu nầy ở quê hương mình chắc họ cười lắm đó và bảo rằng "già mà còn bày đặt", còn ở đây, đó là chuyện thường Sư huynh ơi. Hai ông bà ấy vào tiệm bán thực phầm mua đồ, để con chó ngoài trời kêu la inh ỏi, rồi từ từ đi vào tiệm mua đồ. Trong ấy cũng đã có sẵn một vài người Việt Nam đang đứng đang săm sua chỗ mấy lon đồ hộp có vẽ hình con chó, con bò, con mèo và xem hộp nào thấy cũng rẻ, vì thế cho nên có kẻ đã mua về đánh chén, vì không rành ngôn ngữ, sau nầy mới biết ra là đồ ăn ấy để dành cho chó và mèo chứ đâu phải cho người.

Rồi hai người Việt Nam đi ra, sắp hàng để trả tiền, hai ông bà già kia đi trước. Bên nầy hấp tấp làm sao đó đẩy xe trúng hai ông bà già và cố ý xin lỗi bằng tiếng địa phương, nhưng khi nói ra thành tiếng cảm ơn, chứ không phải xin lỗi. Ông bà ngoái lại nhìn. Ông thì phớt tỉnh Ăng-lê, còn bà thì nhếch miệng cười, còn người bán hàng thì trừng mắt. Ý bà ta bảo rằng tại sao không xin lỗi, mà lại cảm ơn. Cuối cùng rồi cũng huề cả làng. Vì dân tị nạn mà.

Còn khí hậu ở đây thôi khỏi nói. Mỗi năm chỉ có mấy tháng có mặt trời, còn bao nhiêu là âm u, mù tịt chẳng biết khi nào là ngày, khi nào là đêm cả, nếu không có đồng hồ. Đi ra đường vào mùa đông thì phải trùm đầu, quấn cổ, rịt mình, mang giày, mang vớ, trông như một con nộm nhồi bông. Nếu huynh ở đây mà xem cách ăn mặc nầy chắc huynh sẽ la oai oải là phạm giới, phạm luật. May mà ở đây họ còn có bán đậu hủ, tương chao, nếu không, chắc đệ cũng phải ngã mặn mất, lúc ấy phải "ăn làm sao, nói làm sao bây giờ?"

Chuyện thì còn nhiều lắm và dài lắm, viết hoài không hết, kể hoài không chán, không biết huynh muốn nghe chuyện gì? Thôi hẹn thư sau, đệ sẽ viết về những cái hay cái đẹp của xứ người để huynh đọc cho vui. Bây giờ xin cho đệ dừng bút và không quên cầu chúc huynh vui vẻ, hăng say và gặp nhiều thiện duyên trong cuộc sống hằng ngày".

Kính thư
Bần đệ


Khoảng 3 tuần sau thì ở Việt Nam Sư Tịnh Đạo đã nhận được thư, sau khi đọc xong Sư đi khoe khắp chùa, cùng xóm. Cuối cùng rồi ai cũng biết. Duy có một điều, có người con gái mang tên Duyên, nàng cũng cố ý lắng tai nghe thử Sư có đề cập gì đến mình chăng, cuối cùng rồi cũng chẳng thấy. Ngàn cũng không có vẻ buồn giận gì, nhưng ngụ ý của nàng muốn làm sao tìm được địa chỉ của Sư để viết thư tâm sự. Bây giờ không phải chuyện tình nữa, mà nàng sẽ kể cho Sư nghe về bao nhiêu chuyện đang xảy ra tại quê hương nầy, nhất là từ lúc không còn Sư ở đây nữa.

Sau khi xem thư của Sư Tịnh Thường xong, có người khen, kẻ chê, mỗi người mỗi ý. Có vậy mà cũng đòi ra ngoại quốc làm gì? tốn tiền của. Có tai như điếc, có mắt như đui, có miệng như câm… Nhưng có người cũng tự bênh vực lại cho lập luận đó. Thì đã có sao đâu, thời gian qua đi thì cái gì cũng sẽ trở về với nề nếp của nó. Ví dụ như khí hậu, phong tục, tập quán, ngôn ngữ v.v… rồi cũng quen dần đi thôi.

Trong thời gian ấy Sư Tịnh Thường tìm hiểu thêm về đời sống của người địa phương tại đây cũng như tìm hiểu về cách sinh hoạt của một số chùa chiền khác mà Sư có ý lâu nay là sẽ đến đó để ở chung, hoặc lo tự lập cho tông phái của mình. Sau một thời gian nghiên cứu, Sư thấy khó quá, tín đồ của Phật Giáo Du Tăng Khất Sĩ quá ít, nên Sư hội nhập về giáo phái Đại Thừa trong cách ăn mặc cho đễ bề hành đạo. Bây giờ Sư không còn ăn một ngày một bữa nữa, mà là 3. Sư không còn đắp y nữa mà là mặc áo nhựt bình, cố ý chinh phục đám tín đồ hỗn tạp nầy một cách có hệ thống. Nhưng cuối cùng rồi Sư cũng không thực hiện được. Vì lẽ Sư chỉ có thể thích hợp được một số ít nào đó thôi. Phần lớn họ là người đã có gốc gác và đa số là thành phần trí thức, là cựu sinh viên đã đi du học trước năm 1975. Đối với từng lớp nầy, dù Sư có cho họ ăn ngon, kể chuyện thật hay đi chẳng nữa, nhưng khi đi sâu vào vấn đề Sư không đả thông hết cho họ, bên ngoài thì họ cố gắng mô Phật cho đẹp lòng Sư; nhưng với tài đức của Sư chưa đủ để cho họ thán phục mà đứng hẳn về phía mình.

Sau một thời gian khổ công nhọc sức nhưng Sư đã quá mỏi mệt, tiếng tăm không thông, đó là sự khó khăn lúc giao tế. Ngôn ngữ không rành là điều khó khăn lúc giao tế. Ngôn ngữ không rành là điều khổ nạn vô cùng. Khí hậu rồi dần dà mình cũng có thể làm quen đi; nhưng ngôn ngữ chỉ nói tiếng bồi không thì ức quá.

Một hôm sau giờ học, Sư nhận được một lá thư từ Việt Nam gởi tới. Nhìn bì thư và giấy viết thư thấy xấu xa thậm tệ. Sư liếc mắt thấy mấy chữ bên góc trái lá thư đề người gởi: Trần Thị Diệu Duyên… Sóc Tăng… Sư đăm chiêu mang thư về phòng đọc.

Đọc xong thư Sư thở phào nhẹ nhõm, cái nhẹ nhõm ấy lâu nay Sư chưa bao giờ có được, vì ngôn ngữ và khí hậu là hai cái khó nó bó cái khôn của Sư. Bây giờ có thư của Duyên như là một cái phao cứu tử. Trong thư ấy Duyên đã nói gì, xem xong Sư xé bỏ, chỉ có một điều là thấy Sư vui hơn và đang ở trong trạng thái lo lắng xa xăm. Kẻ đoán già, người đoán non, cuối cùng rồi Sư cũng đã tụ tập tụi nhỏ thân thiện trong trại về phòng để dặn dò.

"Sư nói cho tụi con biết nghe! Rồi đây Sư sẽ rời trại nầy! đi về một phương trời vô định. Ở đó Sư sẽ có đầy đủ điều kiện để sinh hoạt hơn, ví dụ như môi trường sống, ngoại cảnh v.v… Ở đó Sư sẽ không lạc lõng nữa, vì Sư chỉ xử dụng toàn bằng tiếng Việt và cũng tại đó Sư sẽ thực hành hạnh khất sĩ như tại quê hương, vì nơi đó nắng ấm quanh năm, chứ không phải như cái tủ đông lạnh xứ nầy".

Tất cả đều "ồ" lên một tiếng và đứa hỏi nầy, đứa hỏi nọ, làm cho Sư trả lời cũng muốn mệt đi được.

- Sư đi đâu Sư? Cho con theo với được không Sư?

- Xứ đó là xứ nào Sư? Tiết lộ cho con biết với?

- Tại sao Sư đi, bỏ lại tụi con ở đây có ai săn sóc, Sư không thương tụi con hay sao Sư?

- Thôi ở đây với tụi con đi Sư, đi đâu cũng vậy, người tu hành cũng phải giúp đỡ chúng sanh thôi.

Hằng trăm câu hỏi dồn dập được đặt ra; nhưng Sư thì chưa trả lời câu nào cả, làm cho tụi nhỏ cũng cụt hứng không muốn hỏi tiếp nữa. Mấy năm ở đây, đúng ra nhờ bát cơm chay Sư nấu ngon và nhờ tài khéo léo kể chuyện của Sư cũng đã thu hút được một số tín đồ đấy chứ. Sư lặng câm nhìn tụi nhỏ cũng hài lòng; nhưng cảm thấy không có tương lai, rồi Sư đổi qua một đề tài khác.

- Tụi con tối nầy muốn ăn chè gì?

- Chè đậu xanh, Sư! Chè mà Sư cho là ngon nhất đấy.

- Không, con không thích chè đậu xanh, mà con thích đậu hủ bỏ đường và gừng vào cơ.

- Thôi thì Sư nấu cả hai loại. Đứa nào thích thứ nào thì dùng thứ đó.

- Con ăn cả hai thứ có được không Sư?

Thế là những câu hỏi được đặt ra, không có một câu trả lời nào được giải đáp, mà tụi nhỏ vì háu ăn nên quên hết mục đích của buổi ban đầu.

Gian phòng của Sư ở trong trại tạn càng ngày càng trống, vì Sư đã thu gọn vào các chiếc va-ly để ở đầu giường, chỉ còn hình ảnh Đức Di Đà, Đức Quan Âm, Thế Chí và chuông mõ là còn nguyên vẹn. Có lẽ Sư để lại những thứ nầy chăng? Sư chấp nhận hay chối từ những gì Sư đã làm xưa nay? Sư thuộc khuynh hướng nào? Đại Thừa? Tiểu Thừa hay Khất Sĩ?

Nhiều lúc tụi nhỏ cứ phân vân mãi, nhưng phân tích kỹ mới thấy rằng; những gì tốt đẹp Sư gom về phía Khất Sĩ; những gì thủ cựu Sư dồn qua phía Tiểu Thừa. Còn Đại Thừa thuộc phái quá cải cách, duy tâm. Có lẽ đó dúng là đòn tâm lý và đúng với mục đích của Sư muốn thi thố tài năng tại chốn nầy.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 20042)
Ngày xửa, ngày xưa, có một cô công chúa Út con gái yêu của hoàng đế La Mã - một ông hoàng giàu sang độc tài và rất hung bạo.
08/04/2013(Xem: 13775)
Hằng năm cứ mỗi độ cuối đông, toàn thể Phật giáo đồ trên khắp năm châu bốn bể, đều long trọng tổ chức lễ kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo (vào ngày mùng tám tháng mười hai âm lịch).
08/04/2013(Xem: 14124)
Cách đây hơn hai mươi lăm thế kỷ, vào ngày trăng tròn tháng tư âm lịch, tại miền trung nước Ấn Độ, Bồ tát Hộ Minh đã giáng trần, qua hiện thân thái tử Sĩ - Đạt – Ta, con của vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Maya. Ngài đã vì lòng từ bi, . . .
08/04/2013(Xem: 10634)
Nhân sinh nhật lần thứ 57 (kể theo tuổi ta) của tôi năm nay (28.6.2005) có một Phật Tử Việt Nam tại New York, Mỹ Quốc, gởi tặng cho tôi một bộ kinh Kim Cang rất quý, có xuất xứ từ đời nhà Thanh (Trung Hoa) và chính do vua Khang Hi (1666-1722) viết, được phục chế lại. Quả là một món quà vô giá.
08/04/2013(Xem: 11500)
Hương bối ngàn xưa gió thoảng về mái chèo Thập Ðộ vượt sông mê Gương soi vằng vặc, Tâm Bồ tát Thánh Hạnh, trăng sao rạng bốn bề!
08/04/2013(Xem: 16590)
Thuở xa xưa có một chàng trai con của một vị Bà la môn (giai cấp "tu sĩ" cao nhất ở Ấn Độ) sống dưới triều đại vua Pasenadi (Ba Tư Nặc), kinh thành Xá Vệ, thuộc vương quốc Kosala (Kiều Tát La). Tên của chàng là Ahimsaka (người thất bại). Chàng được gởi đến thành phố Taxila để học hành.
08/04/2013(Xem: 14150)
Trong cuốn Xứ Trầm Hương, nhà thơ Quách Tấn khi viết về chùa chiền ở Khánh Hòa đã có những nhận xét là Khánh Hòa có lẽ là tỉnh nhiều chùa hơn tất cả các tỉnh Miền Nam Trung Việt và chùa có mặt hầu hết trên khắp xã phường trong tỉnh. Các tổ khai sơn đều là người Việt, phần nhiều có sự nghiệp để lại cho đời.
08/04/2013(Xem: 15641)
Toàn thể câu chuyện, cũng như mỗi tình tiết nhỏ nêu ra đều được nung nấu trong mối tư lường của một thánh tính đạt tới cõi lô hỏa thuần thanh, siêu thần nhập hóa. Không thể nào nói đó là bút pháp tài tình, kỹ thuật điêu luyện,chỉ có thể nói rằng đó là một cuộc kết tinh huyền nhiệm của lịch sử Đông phương giữa một triều sóng rộng dâng lên cùng với bao nhiêu ngọn gió ở bốn chân trời lổ đổ thổi lạ
08/04/2013(Xem: 14115)
Nếu có chánh niệm, đem những khổ đau, luân lạc và gian truân của mình ra đọc truyện Kiều chúng ta có cơ hội thấy được bản thân. Và như vậy đọc truyện Kiều cũng là tu. Tu tức là nhìn tất cả những gì đã và đang xảy ra trong đời mình bằng con mắt quán chiếu.
08/04/2013(Xem: 13550)
Tenzin Palmo đã sống một mình và tu tập trong động tuyết này. Cô đã chạm trán với những thú rừng hoang dã, đã vượt qua những cơn lạnh khủng khiếp, những cái đói giết người, và những trận bão tuyết kinh hồn....
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]