Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vị Trí Nghệ Thuật Kiến Trúc Phật Giáo Trung Quốc (phần 2)

26/09/201009:07(Xem: 3393)
Vị Trí Nghệ Thuật Kiến Trúc Phật Giáo Trung Quốc (phần 2)

Vị Trí Nghệ Thuật Kiến Trúc Phật Giáo Trung Quốc (phần 2)
Thích Tâm Mãn

Đăc Trưng Hình Thành Lịch Sử Văn Hóa Nghệ Thuật Kiến Trúc Phật Giáo Trong Nền Kiến Trúc Tôn Giáo Trung Quốc.

(CMT) PhậtGiáo là một tôn giáo ngoại lai không có nguồn gốc từ Trung Quốc, kiến trúc Phật Giáo cũng không được sinh ra từ nền kiến trúc cổ đại Trung Quốc. Phật Giáo từ Ấn Độ truyền vào Trung Quốc và phát triển ở vùng đất có nền văn minh cổ xưa này, dựa vào tư tưởng văn hóa truyền thống của Trung Quốc kết hợp thành một tôn giáo ngoại lai có sự kết hợp giữa giáo nghĩa Phật Giáo và truyền thống văn hóa Trung Quốc. Điều dễ nhận thấy nhất là nghệ thuật kiến trúc Phật Giáo Trung Quốc không phải là phiên bản của kiến trúc Phật Giáo Ấn Độ, nghệ thuật kiến trúc Phật Giáo là sự kết tinh của văn hóa Phật Giáo và truyền thống văn hóa tư tưởng Trung Quốc.

Nghệ thuật kiến trúc Phật Giáo thể hiện sự hoằng truyền giáo nghĩa Phật Giáo, biểu đạt ý niệm Phật Giáo, lấy sự sùng kính Đức Phật làm mục đích sáng tạo nghệ thuật. Trong kiến trúc Phật Giáo, Phật tự là quần thể kiến trúc chính, là nơi biểu thị sự sùng bái mẫu vật hình tượng, Phật tháp, thạch quật cũng có chung một mục đích. Phật Giáo lý tưởng hóa ý thức sùng bái lên hình tượng Phật tự, Phật tháp, thạch quật, các kiến trúc thờ Phật khác, vay mượn nhiều hình thức nghệ thuật để biểu đạt những cảm tình của tôn giáo, cử hành cả những nghi thức tôn giáo.

Phật tự là nơi Tăng Lữ phụng thờ Đức Phật, Xá Lợi, các di vật của Đức Phật, và là chỗ ở hằng ngày của chư Tăng cũng như cử hành các hoạt động tôn giáo, nghi lễ Phật Giáo là nơi đại diện cho văn hóa Phật Giáo, đồng thời cũng là cơ sở truyền giáo của Phật Giáo. Phật tự có nguồn gốc từ Ấn Độ, tại Ấn Độ được gọi là Tăng GiàLam, khi truyền đến Trung Quốc được gọi bằng nhiều danh xưng như Phù Đồ, Lan Nhã, Thiền Lâm, Tháp Miếu, Tự, Am, Miếu…

Phật tự là danh xưng được bắt nguồn từ một cơ sở hành chính quan lại nhà nước đời nhà Hán. Năm Vĩnh Bình thứ 10đời nhà Hán, công nguyên năm 67 từ Ấn Độ có hai vị cao Tăng là Trúc Pháp Lan và Nhiếp Ma Đằng đến Trung Quốc. Khi đến hai vị Tăng ở Hồng Lô Tự là cơ quan ngoại giao của nhà Hán, sau đó nhà vua cho xây dựng già lam làm cơ sở cho hai vị Cao Tăng hoằng pháp nhưng vẫn giữ tên cũ là “Tự” để đặt cho cơ sở mới, vì con ngựa trắng có công chở tượng Phật, Kinh điển đến Trung Quốc nên ngôi chùa đầu tiên có tên là Bạch Mã Tự và từ đó cơ sở Phật Giáo được gọi là Tự cho đến ngày nay.

Từ hình chế kiến trúc, bố cục của tự viện thể hiện lên văn hóa Phật Giáo và tư tưởng văn hóa truyền thống Trung Quốc được kết hợp trong nghệ thuật kiến trúc của Phật GiáoTrung Quốc. Bố cục chính của kiến trúc Phật Giáo Ấn Độ là “ Tứ Phương Cung Phật Tháp”, tháp là kiến trúc chính nơi thờ phụng Xá Lợi và di vật của Đức Phật làm trung tâm, bốn bên xây các phòng ốc làm nơi cư trú cho chư Tăng, hầu hết các kiến trúc tự viện Phật Giáo Ấn Độ đều dùng gạch đá làmvật liệu xây dựng chính. Khi kiến trúc phật Giáo được truyền đến Trung Quốc, do sự ảnh hưởng của phương thức xây dựng và các qui phạm của lễ chế, lối kiến trúc Tứ Phương Cung Phật Tháp bị dần dần thay thế bằng lốikiến trúc Lầu Các.

Phật tháp là kiến trúc trung tâm diễn hóa thành, Điện Đường là nơi cung phụng Phật Tổ, kiến trúc gạch đá được thay thế bằng kết cấu gỗ, xuất hiện một lối kiến trúc mới Lan Viện Phật Tự, hình thành một bố cục đa nguyên hóa gồm một tổ hợp: Điện, Tháp, Lầu Các, Viện, Phường. Làm cho Phật Giáo hoàn toàn thích ứng với văn hóa truyền thống Trung Quốc. Tăng lữ cũng như Phật tự từ nơi quần thể kiến trúc đó cảm nhận được những luân lý, quan niệm và những nhu cầu tâm lý về Phật Giáo.

Nghệ thuật kiến trúc tháp Phật có nguồn gốc từ Ấn Độ. Ấn Độ gọi Phật tháp là Tốt Đổ Ba, gồm đài tháp, thân tháp bát úp, bảo sàng, tướng luân tạo thành. sự chuyển hóa của Tốt Đổ Ba thành Phật tháp ở Trung Quốc chẳng những là sự biến đổi về hình thức, màlà phản ánh sự tiếp nối của nội dung. Văn hóa Phật Giáo và tư tưởng truyền thống văn hóa Trung Quốc, nghệ thuật kiến trúc đã hòa hợp để biếncải hình chế Phật tháp của Ấn Độ, thành hình chế kiến trúc lâu các thápcủa Trung Quốc, nhiều tầng nhiều mái và kết hợp giữa đình và lâu, hình chế Tốt Đổ Ba được cải thành tháp sát được đặt trên vị trí cao nhất của đỉnh tháp, khiến cho Phật tháp của Trung quốc cụ bị tính chất tôn giáo, và công năng lên cao nhìn rộng tượng trưng cho trí tuệ siêu việt của Phật Giáo.

Chiếu theo vật liệu xây dựng, có thể phân ra được những chủng loại tháp như sau: Tháp Đá, Tháp Gạch, Tháp Gỗ,Tháp Đồng, Tháp Lưu Ly… Từ công dụng của tháp có thể phân ra những loạitháp như sau: Lầu Các Tháp, Mật Diêm Tháp, Kim Cang Tháp, Lạt Ma Tháp, Hoa Tháp, Nhiên Đăng Tháp, Tổ Sư Tháp, Song Tháp, Tam Tháp, Tháp Lâm.v.v… Hình dáng của tháp cũng được phân ra những loại như sau: Tháp 4cạnh, 6 cạnh, 8 cạnh, 12 cạnh, 16 cạnh.v.v… Lối vẽ bích họa và tô màu truyền thống của Trung Quốc cũng được sử dụng rộng rãi cho việc trang trí các công trình kiến trúc của Phật Giáo, thư pháp và nghệ thuật khắc bia của Trung Quốc cũng được Phật Giáo sử dụng nhiều trong các công trình kiến trúc của mình. Có thể nói Phật Giáo đã dung hợp văn hóa của chính mình vào nền văn hóa truyền thống tư tưởng và nghệ thuật kiến trúcTrung Quốc.

Thạch quật, Tự viện là kiến trúc Phật Giáo Ấn Độ, tuy về hình thức kiến trúc cũng như phong cách kiến trúc không giống với kiến trúc tự viện nhưng nghệ thuật và công năng đều không khác với tự viện. Hình chế của thạch quật tự viện là một động vuông, hoặc là một động có 2 phòng, hoặc ở giữa động có 1 trụ tháp, mặt bằng của động được phân bố cân xứng, trong động các tượng Phật được đặt để các vị trí lớn nhỏ, chủ khách phân minh, trên dưới rõ ràng, những thủpháp nghệ thuật này thể hiện những qui phạm về quan niệm luân lý, lễ chế qui phạm của văn hóa truyền thống cổ đại Trung Quốc. Trên các trần nhà Phật động thường trang trí đường viền xung quanh hoa sen chính giữa và các họa tiết phi thiên, rồng, đây là lối không hoàn toàn của nghệ thuật trang trí Ấn Độ.

Trụ tháp giữa động không còn hình dáng bát úp của tháp Ấn Độ mà đã cải thành hình chế nhiều tầng lầu theo kiến trúc truyền thống cung đình Trung Quốc, mỗi tầng tháp đều có điêu khắc giá đỡ, tháp trụ cũng như diềm mái và Phật tượng ngồi ở trong tháp. Có một số thạch quật Phật tự phần ngoài được dùng kết cấu gỗ để thể hiện, một số thạch quật được chạm khắc cổng vòm, hoặc phù điêu hình dáng giốngnhư kiến trúc gỗ, làm cho quần thể thạch động nhìn bên ngoài giống như được dùng gỗ để cấu tạo thành, đây là sự thể hiện rõ nét văn hóa dân tộcTrung Quốc hòa nhập vào nghệ thuật kiến trúc thạch quật Phật tự, đồng thời cũng thể hiện nên những đặc trưng văn hóa và lịch sử hình thành củanghệ thuật kiến trúc Phật Giáo Trung Quốc.

images-2010-quy3-kt5_526002925

images-2010-quy3-kt6_263490008

images-2010-quy3-kt8_150884354

images-2010-quy3-kt9_337889324

images-2010-quy3-kt10_736764253

images-2010-quy3-kt11_734031214

images-2010-quy3-kt12_957484514

images-2010-quy3-kt14_239651775

images-2010-quy3-kt15_942334955

Chùa Bạch Mã-Lạc Dương

images-2010-quy3-kt18_427061560

Tháp Chùa Kim Sơn- Trấn Giang

images-2010-quy3-kt19a_328233833

images-2010-quy3-kt20_581912772

images-2010-quy3-kt21_539605257

images-2010-quy3-kt22_228124877

Tháp Chùa Hàn Sơn-Tô Châu
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/11/2021(Xem: 3468)
Ngôi Cổ tự Phật Ngọc (Wat Phra Kaew) ngôi chùa linh thiêng “bậc nhất” và Cung điện Hoàng gia Vương quốc Thái Lan, tọa lạc trung tâm thủ đô Bangko đã mở cửa lại để chào đón du khách thập phương nội địa và du khách quốc tế hành hương vào ngày 1 tháng 11 vừa qua. Khi quốc gia Phật giáo Đông Nam Á này ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 thấp trong 4 tháng, Vương quốc Phật giáo Thái Lan đã chính thức mở cửa trở lại một số địa điểm Tôn giáo và Văn hóa chào đón du khách tham quan.
23/10/2021(Xem: 3361)
Hôm thứ Tư, ngày 20 tháng 10 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Ấn Độ Narendra Modi đã Khánh thành Sân bay Quốc tế Kushinagar (kỷ niệm nơi Đức Phật nhập Niết bàn) tọa lạc tại Uttar Pradesh, bang đông dân nhất của Cộng hòa Ấn Độ.
18/01/2021(Xem: 8984)
Trong cộng đồng nhân loại, bất cứ chủng tộc nào, có tinh thần độc lập, có ý chí tự cường, có lịch sử đấu tranh lâu dài thì chủng tộc đó nhất định có sáng tạo văn hóa để thích ứng với mọi hoàn cảnh địa lý, với những điều kiện thực tế để tự cường, sinh tồn và phát triển. Dân tộc Việt Nam là một chủng tộc có ngôn ngữ riêng biệt thuần nhất, có nền văn hóa nhân bản đặc thù, siêu việt và nền văn hóa này có khả năng chuyển hóa, dung hợp tinh ba của tất cả nền văn hóa nhân loại biến thành chất liệu sống và ý nghĩa sự sống bồi dưỡng cho sanh mệnh dân tộc mang tánh chất Rồng Tiên nẩy nở phát triển và trường tồn bất diệt trải dài lịch sử hơn bốn ngàn năm văn hiến kể từ khi lập quốc cho đến ngày nay. Đặc tánh Rồng Tiên, theo Hai Ngàn Năm Việt Nam Và Phật Giáo của Lý Khôi Việt, trang 51 giải thích: Rồng tượng trưng cho hùng tráng dũng mãnh tung hoành, Tiên biểu tượng cho thanh thoát cao quý, hòa điệu. Vì có khả năng chuyển hóa và dung hợp của nền văn hóa Việt Tộc (Chủng Tộc Việt Nam), dân tộc Việ
13/09/2020(Xem: 13863)
Thiền viện tọa lạc dưới chân núi Bạch Mã, khu vực hồ Truồi, xã Lộc Hòa, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ở độ cao 1.450m, cách biển Đông 5km đường chim bay, nhiệt độ trung bình 200C, Bạch Mã là nơi có khí hậu mát mẻ, lý tưởng cho việc tu tập của Tăng, Ni, Phật tử và các chuyến tham quan, chiêm bái của du khách. Tên thiền viện lấy theo tên núi Bạch Mã. Chữ “Trúc Lâm” hàm ý đến dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử, một dòng thiền mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc và mang tính nhập thế.
08/11/2019(Xem: 11631)
Như có một cái gì sống lại khi ngồi viết bài này về dòng Thiền Trúc Lâm và núi Bạch Mã. Sự kết hợp giữa tâm linh và thiên nhiên đưa ta vào một khoảnh khoắc tuyệt vời huyền bí khi cảm nhận. Một dòng thiền Việt Nam do ông vua tài giỏi sáng lập và đắc đạo, một núi cao 1450 mét có mây trắng quanh năm trên đỉnh, dưới chân dòng nước lững lờ trôi của hồ Truồi trứ danh yên tịnh. Hai cảnh trí tạo ra cho người đến đây tự hỏi: Ngàn năm mưa gió vẫn bay Trăm năm có đứng chỗ này hay chưa?!
06/08/2019(Xem: 8984)
Đất Phật Phù Nam_TS Nguyễn Thúy Loan
25/02/2019(Xem: 15639)
Bức Tượng Phật ngồi lưng vua độc nhất Việt Nam ở Hà nội, Vua Lê Hy Tông cho tạc tượng đặt trong chùa Hòe Nhai để bày tỏ sám hối vì đã cư xử sai lầm với đạo Phật
01/01/2018(Xem: 42312)
Đại Bảo tháp Phật giáo cổ xưa Nelakondapalli ở huyện Khammam đang ở giai đoạn cuối của việc tu sửa. Với kinh phí khoảng 6 triệu Rupee, Cục Khảo cổ học và Bảo tàng đã thực hiện công việc để Đại Bảo tháp khôi phục lại vinh quang ban đầu và để bảo tồn kiến trúc cổ xưa này cho hậu thế. Di tích Phật giáo này, tọa lạc cách thị trấn Khammam khoảng 22 km, là một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng nhất của bang Andhra Pradesh. Đại Bảo tháp đồ sộ, vốn đã tồn tại qua nhiều thế kỷ của sự hao mòn, đang được tu sửa sau khi cư dân và các sử gia địa phương nhiều lần cầu xin để bảo tồn di tích lịch sử có tầm quan trọng lớn lao về khảo cổ học này. Cục khảo cổ học cho biết loại gạch đặc biệt được đặt làm cũng như các vật chất kết nối tự nhiên đã được sử dụng để tăng cường cho cấu trúc của Đại Bảo tháp. (bignewsnetwork – April 18, 2015)
20/04/2017(Xem: 7510)
Với tôi, tiếng Nhật là ngoại ngữ thứ 3 mà tôi phải học (sau tiếng Anh và tiếng Pháp) vào năm 1972 khi tôi mới đến Nhật. Lúc ấy hầu như tôi không biết một tiếng Nhật nào cả. Là một Tăng Sĩ của Phật Giáo Việt Nam, năm 1971 sau khi học xong Trung Học Đệ Nhị cấp tại Việt Nam, vì thích đi du học tại Nhật Bản nên tôi liền đến Tòa Đại Sứ của Nhật tại miền Nam Việt Nam để tìm hiểu và nộp đơn xin du học. Kết quả là vào ngày 22 tháng 2 năm 1972 tôi đã đến Nhật.
21/12/2015(Xem: 8327)
Mùa hạ năm Ất Mùi – 2015, khi đến dự hội nghị giảng sư của học viện, Thượng tọa tổng thư ký TW Giáo hội Phật Giáo Việt Nam giao cho chúng con nhiệm vụ liên lạc với ban tổ chức Diễn đàn Quốc Tế Sùng Thánh – 2015 để chuẩn bị cho phái đoàn của học viện tham dự diễn đàn. Từ hội nghị Hội đồng trị sự TW ở Sài Gòn, Thượng tọa tổng thư ký gọi điện về báo chốt danh sách thành viên phái đoàn để chính thức báo cho ban tổ chức diễn đàn làm thiệp thỉnh. Sau khi dự hội nghị Hội đồng trị sự trung ương trở về, Hòa thượng viện trưởng lại giao cho chúng con thêm một công việc lớn là xây dựng chương trình, liên lạc, bố trí sắp đặt để sau khi tham dự diễn đàn kết thúc, phái đoàn sẽ thực hiện chương trình tìm về tổ đình nơi Sơ tổ Thiền phái Tào Động Việt Nam đã cầu đạo và đắc pháp.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]