Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vị Trí Nghệ Thuật Kiến Trúc Phật Giáo Trung Quốc (phần 2)

26/09/201009:07(Xem: 3115)
Vị Trí Nghệ Thuật Kiến Trúc Phật Giáo Trung Quốc (phần 2)

Vị Trí Nghệ Thuật Kiến Trúc Phật Giáo Trung Quốc (phần 2)
Thích Tâm Mãn

Đăc Trưng Hình Thành Lịch Sử Văn Hóa Nghệ Thuật Kiến Trúc Phật Giáo Trong Nền Kiến Trúc Tôn Giáo Trung Quốc.

(CMT) PhậtGiáo là một tôn giáo ngoại lai không có nguồn gốc từ Trung Quốc, kiến trúc Phật Giáo cũng không được sinh ra từ nền kiến trúc cổ đại Trung Quốc. Phật Giáo từ Ấn Độ truyền vào Trung Quốc và phát triển ở vùng đất có nền văn minh cổ xưa này, dựa vào tư tưởng văn hóa truyền thống của Trung Quốc kết hợp thành một tôn giáo ngoại lai có sự kết hợp giữa giáo nghĩa Phật Giáo và truyền thống văn hóa Trung Quốc. Điều dễ nhận thấy nhất là nghệ thuật kiến trúc Phật Giáo Trung Quốc không phải là phiên bản của kiến trúc Phật Giáo Ấn Độ, nghệ thuật kiến trúc Phật Giáo là sự kết tinh của văn hóa Phật Giáo và truyền thống văn hóa tư tưởng Trung Quốc.

Nghệ thuật kiến trúc Phật Giáo thể hiện sự hoằng truyền giáo nghĩa Phật Giáo, biểu đạt ý niệm Phật Giáo, lấy sự sùng kính Đức Phật làm mục đích sáng tạo nghệ thuật. Trong kiến trúc Phật Giáo, Phật tự là quần thể kiến trúc chính, là nơi biểu thị sự sùng bái mẫu vật hình tượng, Phật tháp, thạch quật cũng có chung một mục đích. Phật Giáo lý tưởng hóa ý thức sùng bái lên hình tượng Phật tự, Phật tháp, thạch quật, các kiến trúc thờ Phật khác, vay mượn nhiều hình thức nghệ thuật để biểu đạt những cảm tình của tôn giáo, cử hành cả những nghi thức tôn giáo.

Phật tự là nơi Tăng Lữ phụng thờ Đức Phật, Xá Lợi, các di vật của Đức Phật, và là chỗ ở hằng ngày của chư Tăng cũng như cử hành các hoạt động tôn giáo, nghi lễ Phật Giáo là nơi đại diện cho văn hóa Phật Giáo, đồng thời cũng là cơ sở truyền giáo của Phật Giáo. Phật tự có nguồn gốc từ Ấn Độ, tại Ấn Độ được gọi là Tăng GiàLam, khi truyền đến Trung Quốc được gọi bằng nhiều danh xưng như Phù Đồ, Lan Nhã, Thiền Lâm, Tháp Miếu, Tự, Am, Miếu…

Phật tự là danh xưng được bắt nguồn từ một cơ sở hành chính quan lại nhà nước đời nhà Hán. Năm Vĩnh Bình thứ 10đời nhà Hán, công nguyên năm 67 từ Ấn Độ có hai vị cao Tăng là Trúc Pháp Lan và Nhiếp Ma Đằng đến Trung Quốc. Khi đến hai vị Tăng ở Hồng Lô Tự là cơ quan ngoại giao của nhà Hán, sau đó nhà vua cho xây dựng già lam làm cơ sở cho hai vị Cao Tăng hoằng pháp nhưng vẫn giữ tên cũ là “Tự” để đặt cho cơ sở mới, vì con ngựa trắng có công chở tượng Phật, Kinh điển đến Trung Quốc nên ngôi chùa đầu tiên có tên là Bạch Mã Tự và từ đó cơ sở Phật Giáo được gọi là Tự cho đến ngày nay.

Từ hình chế kiến trúc, bố cục của tự viện thể hiện lên văn hóa Phật Giáo và tư tưởng văn hóa truyền thống Trung Quốc được kết hợp trong nghệ thuật kiến trúc của Phật GiáoTrung Quốc. Bố cục chính của kiến trúc Phật Giáo Ấn Độ là “ Tứ Phương Cung Phật Tháp”, tháp là kiến trúc chính nơi thờ phụng Xá Lợi và di vật của Đức Phật làm trung tâm, bốn bên xây các phòng ốc làm nơi cư trú cho chư Tăng, hầu hết các kiến trúc tự viện Phật Giáo Ấn Độ đều dùng gạch đá làmvật liệu xây dựng chính. Khi kiến trúc phật Giáo được truyền đến Trung Quốc, do sự ảnh hưởng của phương thức xây dựng và các qui phạm của lễ chế, lối kiến trúc Tứ Phương Cung Phật Tháp bị dần dần thay thế bằng lốikiến trúc Lầu Các.

Phật tháp là kiến trúc trung tâm diễn hóa thành, Điện Đường là nơi cung phụng Phật Tổ, kiến trúc gạch đá được thay thế bằng kết cấu gỗ, xuất hiện một lối kiến trúc mới Lan Viện Phật Tự, hình thành một bố cục đa nguyên hóa gồm một tổ hợp: Điện, Tháp, Lầu Các, Viện, Phường. Làm cho Phật Giáo hoàn toàn thích ứng với văn hóa truyền thống Trung Quốc. Tăng lữ cũng như Phật tự từ nơi quần thể kiến trúc đó cảm nhận được những luân lý, quan niệm và những nhu cầu tâm lý về Phật Giáo.

Nghệ thuật kiến trúc tháp Phật có nguồn gốc từ Ấn Độ. Ấn Độ gọi Phật tháp là Tốt Đổ Ba, gồm đài tháp, thân tháp bát úp, bảo sàng, tướng luân tạo thành. sự chuyển hóa của Tốt Đổ Ba thành Phật tháp ở Trung Quốc chẳng những là sự biến đổi về hình thức, màlà phản ánh sự tiếp nối của nội dung. Văn hóa Phật Giáo và tư tưởng truyền thống văn hóa Trung Quốc, nghệ thuật kiến trúc đã hòa hợp để biếncải hình chế Phật tháp của Ấn Độ, thành hình chế kiến trúc lâu các thápcủa Trung Quốc, nhiều tầng nhiều mái và kết hợp giữa đình và lâu, hình chế Tốt Đổ Ba được cải thành tháp sát được đặt trên vị trí cao nhất của đỉnh tháp, khiến cho Phật tháp của Trung quốc cụ bị tính chất tôn giáo, và công năng lên cao nhìn rộng tượng trưng cho trí tuệ siêu việt của Phật Giáo.

Chiếu theo vật liệu xây dựng, có thể phân ra được những chủng loại tháp như sau: Tháp Đá, Tháp Gạch, Tháp Gỗ,Tháp Đồng, Tháp Lưu Ly… Từ công dụng của tháp có thể phân ra những loạitháp như sau: Lầu Các Tháp, Mật Diêm Tháp, Kim Cang Tháp, Lạt Ma Tháp, Hoa Tháp, Nhiên Đăng Tháp, Tổ Sư Tháp, Song Tháp, Tam Tháp, Tháp Lâm.v.v… Hình dáng của tháp cũng được phân ra những loại như sau: Tháp 4cạnh, 6 cạnh, 8 cạnh, 12 cạnh, 16 cạnh.v.v… Lối vẽ bích họa và tô màu truyền thống của Trung Quốc cũng được sử dụng rộng rãi cho việc trang trí các công trình kiến trúc của Phật Giáo, thư pháp và nghệ thuật khắc bia của Trung Quốc cũng được Phật Giáo sử dụng nhiều trong các công trình kiến trúc của mình. Có thể nói Phật Giáo đã dung hợp văn hóa của chính mình vào nền văn hóa truyền thống tư tưởng và nghệ thuật kiến trúcTrung Quốc.

Thạch quật, Tự viện là kiến trúc Phật Giáo Ấn Độ, tuy về hình thức kiến trúc cũng như phong cách kiến trúc không giống với kiến trúc tự viện nhưng nghệ thuật và công năng đều không khác với tự viện. Hình chế của thạch quật tự viện là một động vuông, hoặc là một động có 2 phòng, hoặc ở giữa động có 1 trụ tháp, mặt bằng của động được phân bố cân xứng, trong động các tượng Phật được đặt để các vị trí lớn nhỏ, chủ khách phân minh, trên dưới rõ ràng, những thủpháp nghệ thuật này thể hiện những qui phạm về quan niệm luân lý, lễ chế qui phạm của văn hóa truyền thống cổ đại Trung Quốc. Trên các trần nhà Phật động thường trang trí đường viền xung quanh hoa sen chính giữa và các họa tiết phi thiên, rồng, đây là lối không hoàn toàn của nghệ thuật trang trí Ấn Độ.

Trụ tháp giữa động không còn hình dáng bát úp của tháp Ấn Độ mà đã cải thành hình chế nhiều tầng lầu theo kiến trúc truyền thống cung đình Trung Quốc, mỗi tầng tháp đều có điêu khắc giá đỡ, tháp trụ cũng như diềm mái và Phật tượng ngồi ở trong tháp. Có một số thạch quật Phật tự phần ngoài được dùng kết cấu gỗ để thể hiện, một số thạch quật được chạm khắc cổng vòm, hoặc phù điêu hình dáng giốngnhư kiến trúc gỗ, làm cho quần thể thạch động nhìn bên ngoài giống như được dùng gỗ để cấu tạo thành, đây là sự thể hiện rõ nét văn hóa dân tộcTrung Quốc hòa nhập vào nghệ thuật kiến trúc thạch quật Phật tự, đồng thời cũng thể hiện nên những đặc trưng văn hóa và lịch sử hình thành củanghệ thuật kiến trúc Phật Giáo Trung Quốc.

images-2010-quy3-kt5_526002925

images-2010-quy3-kt6_263490008

images-2010-quy3-kt8_150884354

images-2010-quy3-kt9_337889324

images-2010-quy3-kt10_736764253

images-2010-quy3-kt11_734031214

images-2010-quy3-kt12_957484514

images-2010-quy3-kt14_239651775

images-2010-quy3-kt15_942334955

Chùa Bạch Mã-Lạc Dương

images-2010-quy3-kt18_427061560

Tháp Chùa Kim Sơn- Trấn Giang

images-2010-quy3-kt19a_328233833

images-2010-quy3-kt20_581912772

images-2010-quy3-kt21_539605257

images-2010-quy3-kt22_228124877

Tháp Chùa Hàn Sơn-Tô Châu
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/01/2022(Xem: 4218)
Ấn bản nhiếp ảnh của bộ sách "Sao lục Phật tổ Trực chỉ Tâm thể Thiết yếu" (초록불조직지심체요절, 抄錄佛祖直指心體要節), là giáo trình tiêu biểu để giảng dạy cho học chúng trong chốn thiền môn tự viện Phật giáo Đại thừa, sẽ được chuyển thành một cơ sở dữ liệu văn hóa 3D. Tác phẩm văn học Thiền Phật giáo Bắc truyền nêu trên là bộ sách in kim loại lâu đời nhất thế giới.
16/01/2022(Xem: 4201)
Cộng đồng Phật giáo khu vực tự viện Chalapathar Shyam Gaon, ngôi già lam cổ nhất tọa lạc tại khu Moniting, làng Chalapathar, quận Charaideo, phía đông bang Assam, phía đông bắc Ấn Độ, nằm ở rìa của Khu bảo tồn Chala rộng 683.173 hecta, thuộc Phân khu rừng Sivasagar tức Khu bảo tồn Làng Chala, được thúc đẩy bởi lời kêu gọi bảo vệ của Buhungloti, một loài dây leo bản địa có truyền thống được sử dụng để nhuộm màu trang phục của các vị tu sĩ Phật giáo bởi màu vàng nghệ đặc trưng của họ.
13/01/2022(Xem: 3073)
Moscow chưa bao giờ thiếu vắng Giáo đường. Trước cuộc Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga năm 1917, thậm chí còn có một biểu đạt đặc biệt, "bốn mươi bốn", được sử dụng để miêu tả số lượng Giáo đường trong thành phố (nghĩa là 40 nhân 40, tức là 1.600, hoặc chỉ "rất nhiều"). Ngày nay, Moscow có Giáo đường Chính thống giáo Nga, Công giáo La Mã, Anh giáo và Cộng đồng các Giáo hội Luther, cũng như các nhà thờ Hồi giáo và Hội đường Do Thái giáo. Hầu hết tất cả người Muscovite và du khách thập phương đến thành phố có thể nhìn thấy nơi thờ phụng cho riêng mình, ngoại trừ các Phật tử. Các thành viên tôn giáo này, một trong ba tín ngưỡng chính trên thế giới, chưa có một nơi thờ phụng ở Moscow.
11/01/2022(Xem: 3198)
Nhân dịp kỷ niệm 75 năm thành lập Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) và kỷ niệm 30 năm ngày Thành lập Văn phòng Đại diện UNESCO tại Vương quốc Phật giáo Campuchia, một buổi tiệc chiêu đãi đối tác đã được tổ chức tại Văn phòng Đại diện UNESCO tại thủ đô Phnom Penh vào cuối tháng 12 năm 2021.
08/01/2022(Xem: 3865)
Đại học Phật giáo Nālandā Malaysia -Giáo dục toàn diện, Phát triển Con người toàn diện" (Nālandā Institute Malaysia -Holistic Education for Integral Human Development). Đại học Phật giáo Nālandā Malaysia (NIM) đã được hình thành vào tháng 01 năm 2006, nhằm đáp ứng nhu cầu của cộng đồng Phật giáo, để có một cơ sở giáo dục Phật giáo tại Malaysia. Cố vấn tinh thần cho Hội Phật giáo Nālandā, Hòa thượng Tiến sĩ Kirinde Sri Dhammananda Nayaka Thera đáng kinh, đã cho thấy sự ủng hộ rõ ràng với ý tưởng của Ngài.
08/01/2022(Xem: 6208)
Taxila: Trong một cuộc khai quật một Bảo tháp Phật giáo tại Ban Faqiran, nhà Khảo cổ học của Bộ Liên bang Khảo cổ học đã phát hiện đồ cổ quý hiếm, trong đó có một đồng xu bằng đồng từ thời Vương triều Mughal, một đế quốc Hồi giáo (chịu ảnh hưởng từ nền văn hoá Ba Tư) ở Tiểu lục địa Ấn Độ đã ra đời vào năm 1526, nắm quyền kiểm soát trên phần lớn tiểu lục địa trong các thế kỷ 17 và 18, và cáo chung vào giữa thế kỷ 19.
08/01/2022(Xem: 5174)
Bengal cổ đại là một trung tâm chính của Phật học, nghệ thuật và chủ nghĩa đế quốc; quả thực, đạo Phật là nền tảng của di sản văn hóa và ngôn ngữ của Bengal - bài thơ đầu tiên ở Bengali là Charyapada, được sáng tác bởi Chư tôn thiền đức Tăng già Phật giáo thời bấy giờ. Các Charyapada là tập hợp các bài thơ Thần kỳ, những bài tán thán sự chứng ngộ trong Kim Cương thừa truyền thống của Phật giáo mật tông ở các nơi Assam, Bengal, Bihar và Orissa. Theo các học giả đương đại, thuật ngữ Dharma trong tiếng Bengal có nghĩa là "Bauddha Dharma" (Buddhadharma) hoặc Phật pháp (佛法) và thuật ngữ Dharmapuja có nghĩa là "Buddhapuja". Khi Phật giáo bắt đầu suy tàn ở nhiều nơi khác nhau của Ấn Độ, nơi trú ẩn cuối cùng của Phật giáo là ở Bengal.
06/01/2022(Xem: 2850)
Tổng công ty phát triển du lịch Telangana (Telangana Tourism Development Corporation), có trụ sở tại bang Telangana, miền trung Ấn Độ đã công bố kế hoạch cập nhật trong việc phát triển Sriparvatarama hay Buddhavanam – công viên chủ đề di sản Phật giáo, công viên chủ đề Phật giáo đầu tiên ở Ấn Độ với những tổ hợp miêu tả các sự kiện lớn trong cuộc đời Đức Phật cũng như các câu chuyện tiền thân Đức Phật. Buddhavanam tọa lạc tại Nagarjunasagar cách Hyderbad khoảng 159 km về phía đông nam, đã tiết lộ một kho tàng di tích Phật giáo cổ đại, dự kiến mở cửa sớm, mặc dù ngày khánh thành vẫn chưa được công bố.
30/12/2021(Xem: 3065)
Kỷ niệm 120 năm (818-2018) ngày Quốc sư Minh Tịch Đạo Nghĩa (명적도의국사가, 明寂道義國師, 783-821) người đặt nền móng và sáng lập Thiền phái Tào Khê tại bán đảo Đông Bắc Á này, người đầu tiên dẫn mạch nguồn Thiền pháp Tào Khê từ Trung Hoa sang Hàn Quốc.
30/12/2021(Xem: 3036)
Tại Kampong Cham, cách sông Mekong không xa, một tỉnh phía đông của Campuchia, ngôi già lam cổ tự Phum Thmei Serey Mongkol, nơi trưu trữ hầu như đầy đủ nhất trong cả Vương quốc Phật giáo này bởi các văn bản Thánh điển Phật giáo được viết trên lá bối.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567