Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chùa Phước Long, Diên Khánh, Khánh Hòa

18/06/201319:51(Xem: 8206)
Chùa Phước Long, Diên Khánh, Khánh Hòa

 Chua Phuoc Long (1)

TIỂU SỬ CHÙA PHƯỚC LONG

Ngôi chùa Phước Long(Cổ Tự) nằm trong địa bàn Xã Diên Toàn Làng Phước Thịnh(ngày xưa) nay là thôn Trung Nam xã Diên Toàn Huyện Diên Khánh Tỉnh Khánh Hòa.

 Xã Diên Toàn bao gồm có 3 thôn:Trung Nam, Phước Trạch và Đông Dinh.Còn bốn bên của chùa thì còn gọi là: Đông Tây Tứ Cận.Đông giáp mộ địa,.Tây giáp hương lộ và văn phòng cơ sở trường học.Nam giáp sân phơi và dẩy nhà kho hợp tác xã Diên Toàn. Bắc giáp Trường tiểu học Diên Toàn.

 Tổng diện tích đất chùa trước kia là 2160 m2. Nhà chùa đã giao cho phía chính quyền 75m2 để làm hương lộ phía tây của xã cho nên còn lại là 2085 m2.theo số 1930/QĐUB  ngày 10/07/1995. Của UBND Tỉnh Khánh Hòa, và số địa chính và phòng địa chính đo đạt xác nhận ngày 15/07/1995 giám đốc Mai Hức Chính ký.

*1954 lấy đất chùa cất nhà trường ( gọi là trường thạnh phú nay là trường tiểu học)

*1976 Hợp tác xã lấy đất chùa làm Sân Phơi, nhà kho và văn phòng HTX.

*Hợp tác xã Phá cỗng chùa vào năm 1978.


Chua Phuoc Long (3)

Về lịch sữ ngôi chùa

Phỏng độ trên dưới 250 năm (không rõ thời gian khai sơn chùa năm nào).

Trong khuông đất của chùa còn có 2 Tháp Cổ bằng vôi chất liệu xưa vì quá lâu nên nét chử bị xóa mờ chỉ còn đọc được Phước Long A XÀ LÊ CHI BẢO THÁP.Ngày nay đã được di dời để gần nhau cho tiện bề nhang khói.Còn Đạo hiệu và Niên đại thì không rõ.

Theo lời kễ của bật hào lão trên 80 tuổi trong làng truyền miệng nhau còn sống đến bay giờ thì nhà chùa chỉ còn lưu lại chính sát những đời Trú Trì kể từ năm 1938 đến 1945.Có các giai đoạn :

1.Ngài Thích Thiện Lương gốc của thầy ở Phú Lộc Diên Thủy( nay là thị trấn Diên Khánh) trú trì từ năm 1938 đến 1945.

2. Ngài Thích Thanh Khẳng là người ở địa phương này trú trì năm 1945 đến năm 1947.Ngài là thân phụ của thầy ĐĐ Thích Như Thông.

3. Đến năm 1947_1950 thì do Pháp chiến nên đã chiếm làm đồn xây dựng bót công quân.Rồi sau năm 1951 thì trả lại cho chùa.

4. ĐĐ Thích Như Thông cũng là người ở địa phương trú trì từ năm 1951 đến 1953.

5. ĐĐ Thích Hạnh Nghiêm trú trì 8 năm kể từ năm 1954 đến năm 1962.

6. Từ năm 1963 đến năm 1968 tạm thời người cư sĩ có pháp danh là Thiên An gốc ở Ninh Diêm ở chùa hương khói.

7. Cho đến năm 1969 thì thầy Thích Trí Minh về trú trì được 14 năm (1969 – 1993). Thầy gốc người Đại Điền Trung xã Diên Điền.

8. Vào năm 1993 cho đến ngày nay Đại Đức Thích Nguyên Phước (gốc thôn Đại Điền Đông-xã Diên Điền)  do Thượng Tọa Thích Thiện Danh  đưa về Bổ Nhiệm vào ngày 16 tháng 04 năm 1993.

Thich Nguyen Phuoc (1)

Trong thời gian qua đi như không đợi chờ ai,do sự đổ nát vì chiến tranh và sự thịnh suy của Phật Giáo thì bà con phật tử cùng  với giới chính quyền xã nhà xây dựng lại vào năm 1968( năm mậu thân) cho đến nay thì phần nền móng và vách tường chùa qua thời gian bị gián đoạn sự kế thừa trú trì cho nên sự bảo quản và chăm coi có phần gián đoạn từ năm 1947 đến 1951.Thời đó người dân trong làng còn đói nghèo cùng với đạo tâm không vững,sự phát triển của nước nhà chưa ổn định cho nên Đạo Phật còn trong vòng phôi thai trong thời kỳ quá độ nhất là những nơi thôn quê với sự tín ngưỡng lâu đời là thờ phụng ông bà là chính nhưng cũng nói lên phần nào của người dân địa phương am hiểu về giáo lý Đạo Phật cũng dần dần bước qua những đạo Nho, Lão và Thích.

Với ảnh hưởng của Pháp thuộc đất nước chia làm ba miền Nam kỳ , Trung kỳ và Bắc kỳ.thời kỳ này đa phần thì phụ thuộc vào sự ảnh hưởng của chử hán cho nên có những báo chỉ và bản văn Việt hóa như : Hải triều am, Từ bi âm v…v… Lúc này người dân trí thức bắt đầu tìm toài và hiểu biết nguyên cứu về Đạo Phật rồi dần dần lan rộng ra cho mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội lúc bấy giờ.

Chính ngôi chùa phước long nằm trong giao đoạn thăng trầm của lịch sử,đến năm 1968 được chư hào lão và toàn dân ở xã chung tay xây dựng lại khá khang trang vì ngôi chùa là trung tâm của làng ( tục danh gọi là Chùa Làng Phước Thạnh) nhưng thời đó cấu trúc và kiến trúc nền móng chỉ là đá Lô Ca với diện tích tổng quát 152 m2 qua thời gian chiến tranh và mưa chan gió tát thì đến nay nền móng tường vách đều bị xuống cấp trầm trọng.

Cuối năm 1994 đầu năm 1995 khi cơ duyên của ngôi Già Lam Phước Long này được sự ủng hộ và phát tâm của phật tử Huỳnh Bá Tấn và cùng với người bạn tốt gốc hoa của ông sinh sống ở Úc châu đã phát tâm cúng dường tịnh tài và góp phần xây dựng lại ngôi Tam Bảo đại trùng tu  Chánh Điện. Phật tử Huỳnh Bá Tấn là người trong làng cũng chính là em ruột của phật tử Huỳnh Thị Xuân PD Quảng Lộc đã vì quê hương đất tổ mà muốn cho bà con trong làng có nơi trang nghiêm hành lễ và nguyện cầu thờ cúng.Với tấm lòng tín ngưỡng kế thừa đạo đức của gia đình thuần lương, cùng cộng tác hổ trợ cho việc thi công xây dựng cũng như sự hỗ trợ  không nhỏ của ban hào lão địa phương khi nhận được tin có sự phát tâm của 2 phật tử nói trên,tất cả đều vui mùng phấn khởi .

Ban hào lão cùng với thầy trù trì liền mở một buổi hợp để bàn giao chứ năng trong xây dựng cùng việc bàn bạt, thảo luận đưa ra phương án cùng với sự nhất trí đồng tâm. Lên bản vẽ do kỹ sư Bùi Văn Minh phát họa sơ đồ và cấu trúc theo nét đông phương tựa theo lúc lãnh Chùa Thiên Phú. Đầu năm 1995 nhầm ngày mùng 06 tháng giêng làm đơn xin được sự chấp thuận của chánh quyền các cấp cho phép xây dựng.Trải qua thời gian hơn 6 tháng nhà chùa mới nhận được đơn.

Được sự nhất trí bổn tự định ngày 16 tháng 07 năm Ất Hợi (tức là ngày 11-08-1995) làm lễ giãng ngõa và đặt viên đá đầu tiên do Thượng Tọa và chư Tôn Thiền Đức quan lâm chứng minh cùng chính quyền địa phương quan khách phật tử xa gần đã về đây tham dự. cho đến cuối tháng 12 năm 1995 phần xây dựng cơ bản ngôi Chánh Điện đã hoàn tất .

Đơn xin phép khánh thành được viết vào ngày 24 – 03 – 1996, tổ chức lễ khánh thành vào ngày 04,05 tháng 05 năm 1996 ( nhằm ngày 17.18 – 3 – Bính Tý)

Hôm nay tôi viết lên vài nét về ngôi chùa và chương trình lễ Khánh Thành chùa Phước Long, với tâm tư chí thành chí kính để góp phần về sữ liệu . Tuy nhiên với những mốc thời gian phỏng đoán thì không làm sao tránh khỏi những lỗi lầm về mặt thời gian không được chính sát được hết.(vì thời ấy nhà chùa không có sữ liệu,chỉ là phỏng đoán).

Thật lấy làm bồi hồi khi đặt bút viết lên những cảm niệm của mình để góp nhặt những ý kiến thô thiển,để sau này làm tài liệu ngưỡng mong những bật trí giả sau này góp phần bổ sung để hoàn thiện chính sát hơn.

 Thich Nguyen Phuoc (2)

 

CHƯƠNG TRÌNH LỄ KHÁNH THÀNH

      Chương trình lễ ngày 04 tháng 05 năm 1996( 18-03- Bính Tý).

Sáng. 6h30 : Phật tử tề tựu.

 7h : Cung nghinh chu tôn Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng Ni và Các Cấp Chính Quyền.

7h30 : Đãnh lễ cung nghinh ( dâng hoa ).

8h : Giới thiệu thành phần tham dự.

8h30 : Đọc diễn văn ban xây dựng.

8h45 : - Đọc diễn văn khai mạc.

- Ý kiến và cảm tưởng chánh quyền địa phương

- Đạo từ của ban Đại Diện G.H.

- Huấn Từ của Ban Trị Sự Tỉnh G.H.

- Giáo Từ của Hòa Thượng Chứng Minh.

- Lời Cảm Tạ.

- Lễ cắt băng Khánh Thành .

- Lễ Niệm Hương khai đàn(khai chung cổ)

- Khai Kinh cúng ngọ và tiến Tổ Sư. Và

- Lễ Qúa Đường.

Chiều. 14h : Thuyết Pháp ( do TT Thích thiện Danh)

16h30:  Công Phu Chiều.

18h:  Phật tử luôn phiên tụng niệm và dâng hương.

 

Chương trình lễ ngày 05 tháng 05 năm 1996( 18-03- Bính Tý).

sáng

6h30 : Phật tử tề tựu.

7h : Cung nghinh chu tôn Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng Ni quang lâm.

7h30: Lễ Hưng Tác Thượng Phang(TT Linh Nghĩa)

9h30: Cúng Ngọ, tiến Tổ Sư và các bật tiền bối.

11h : Cơm trưa.

12h:  Chỉ Tịnh.

Chiều

14h : Phật tử luôn phiên tụng niệm.

15h: Thuyết Pháp ( TT : Thích Minh Mỹ).

18h: Tịnh Đàn.

19h: Đăng Đàn chẩn tế ĐĐ Thích Chơn Kiến.

Lễ truy điệu chiến sĩ trận vong.

22h: Hoàn Mãn.

 

CHỨNG MÌNH LỄ KHÁNH THÀNH

 

NHA TRANG

HT Thích Thiện Bình ( chùa Long Sơn)

HT Thích Như Ý. (Chùa Linh Sơn Pháp Bảo)

HT Thích Trí Tâm. ( Tổ Đình Nghĩa Phương)

TT Thích Quảng Thiện. (chùa Hội Phước)

TT Thích Minh Trí (chùa Từ Vân Nha Trang)

HT Chùa Đông Phước.

Đ Đ Thích Tâm Trí  ( chùa An Dưỡng)

 

DIÊN KHÁNH

TT Thích thiện Danh( Tổ Đình Hoa Tiên).Chánh Đại Diện

TT Thích Thiện Niệm ( chùa Long Phước ).

TT Thích Minh Khai ( chùa Bữu Quang cây xoài )Phó Đại Diện.

Thư ký : Thích Trừng Thi( chùa Tân Long )

Và toàn thể Qúy Tăng Ni ở Huyện Diên Khánh.

 

CHÍNH QUYỀN

Chủ Tịch : Nguyễn Cang.

Chủ Tịch MT : Vũ Đình Nã.

Chủ nhiệm HTX : Trịnh Đình Khôi.

Trưởng Công An : Ngô Hữu Tài.

Trưởng Thôn: Ngô Hữu Song.

 

Phía Hào Lão

Trưởng ban xây dựng: Ông Ngô Diêu PD Nguyên Nhiên

Ông : Nguyễn Chum.

Ban cố vấn: Phạm Quang Tấn; Nguyễn Chánh; Ngô Phỉ ; Võ Tư; Võ Văn Tư.

Thủ kho: Ngô thinh.

Thủ quỷ Đàm Nơi.

Cung Tiêu : Ngô Đình Thúc PD : Nguyên Thuyết.

Thư ký : Trầm Đức Cảnh.

 

 

 

Các hạng mục công trình

- Quần thể chính: Chánh Điện chùa; Hậu Tổ,

- Quần thể phụ: Miếu Địa Tạng, Tăng xá, Khách xá, nhà trù, Trai đườn

- Quần thể ngoại: Quan Âm lộ thiên, Tháp chuông.

Chánh điện : Thờ Phật Bổn Sư. Bàn Thờ chính Thờ Tam thế Phật,

      Ngài Chuẩn Đề và Phía dưới thờ Bồ Tát Quan Âm.

 - Hậu Tổ: Giữa thờ Lịch đại Tổ sư, tả hữu là khám Quan Công và Thiên Y A Na. - Đối diện hậu tổ : Thờ Địa Tạng, Hộ pháp long thiên, chiến sĩ trận vong, đồng bào tử nạn… Bổn đạo Phật tử quá cố và Chư Phật tử tiền bối hữu công nam nữ.

- Quan Âm lộ thiên: Thờ Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát.

 

 

 

LƯỢC SỬ VỀ NIÊN ĐẠI THÀNH LẬP CỦA CHÙA PHƯỚC LONG (ghi lại trên những câu liễn đối).

  1. Tự Đức Bính Dần 1866. Vua Tự Đức năm thứ 19. Phía trước hàng cột của chánh điện.
  2.  Tự Đức Kỹ tỵ 1869 của Bá Hộ Võ Văn L
  3. Chánh điện Khải Định Ất Sữu thứ 10 năm 1925
  4. 2 bên vách chùa khuông liễn Bảo Đại năm thứ 13 1926 đến 1930
  5. Đại hồng chung được cúng cho chùa do Chức dịch trạm Hòa Thanh đúc vào năm Duy Tân thứ 7, năm 1913 Qúy Sữu và sửa lại năm nhâm tuất 1932
  6. Năm 1967 đinh mùi làm cổng Tam Quang.

Những câu liễn đối và những bài vị :

Cổng lớn 1-LONG ĐĂNG TAM BẢO TỰ LỄ MÔN NGHĨ HỘ TẤT DO CHI.

2-PHƯỚC TÍN TỰ THIỆN CAO MINH BẤT CỰ TÙNG LÂM KHÁNH.

Cổng nhỏ 1-PHƯỚC THỦ NHẤT PHƯƠNG DÂN TÍN NỮ THIỆN NAM KỲ TẤN ĐẠO.

1-LONG THÀNH PHỤNG PHẬT TẾ ĐỘ HOÀNG KHAI THIÊN MỸ NHẪN.

Bài Vị Nhỏ. 1.Phụng vì vong chánh tiến tiên linh thị ưu bà tắc giới Phạm Văn Thặm PD Vạn Huệ chị vị.

2.Phụng tiến phục vì vong chánh tiến tiên linh thọ ưu bà di Dương Thị Bùi PD  Như Định chi chánh vị.

Bài vị lớn. 1. Long hoa tam hội thiện tri thức tu viết Nguyễn Chí Quang sanh sanh tịnh độ chi thần vị.( 1870 – 1924 ) HD : 54tuổi.Khải Định năm thứ 9. Sanh ư canh ngọ niên muội nguyệt nhựt thời thọ sanh giáp tý niêm cữu nguyệt sơ tứ nhật dần thời Liễu Đao .

2. Long hoa tam hội thiện tri thức lão tịnh kỳ thọ hư nhứt Nguyễn Vĩnh Thăng Phước Tịnh thị Tiên sư chi liên hoa thần vị ( 1867 năm Tự Đức thứ 20) nguyên sinh ư đinh mão niêm lục nguyệt thập tam nhựt tý thời .

- Liểu ư ất mùi niêm bát nguyệt nhị thập nhịn mùi thời. ( 1857 – 1915 ) Duy Tân thứ 9 HD 59 tuổi.  1870 Tự Đức thứ 23.  Chết giáp tý 192 năm Khải Định thứ 9.HD 54 tuổi.

-Quản Tự : Ông cố ngoại anh Võ Nhân và anh Nguyễn Cang Chủ Tịch xã Diên Toàn.Bão Đại thứ 7(1932) Tự Đức thứ 18 1865 Ất Mùi. Chết 1955 ất mùi thọ 90 tuổi.

- Thứ thất : Bà cố ngoại : Ất hợi 1875 năm Tự Đức thứ 28. Chết Đinh Dậu 1957 thọ 72 tuổi.

Hậu Tổ và hậu linh.

1. Trượng vân mật phú tam canh nguyệt.

2. Bạch tuyết trượng truyền bán dạ đăng.

Khám bàn phật củ bây giờ làm bàn tổ:

1.Phật ân phổ chiếu tam thiên thế bảo hộ quốc gia bình tịnh lạc

2. Tổ đức lưu thông tứ hải đồng tề hiền ngu chứng quả chơn.

Bàn Thánh

1. Công phò hán thất thiên thu thạch

2. Quả chứng diêu trì vạn cổ xưng.

Pháp Khí.   Đại hồng chung trung cổ kích 6 tay ( đời Khải Định năm thứ 7 (1922). Năm nham tuất phật tử cúng cho chùa.

 

 

Chùa Phước Long


chuaphuoclong-17
chuaphuoclong-18
chuaphuoclong-7
chuaphuoclong-8
chuaphuoclong-6
chuaphuoclong-11
chuaphuoclong-10
chuaphuoclong-14
chuaphuoclong-12
chuaphuoclong-2
chuaphuoclong-3
chuaphuoclong-4
chuaphuoclong-1
chuaphuoclong-9
chuaphuoclong-15
chuaphuoclong-18

---o0o---
Gởi bài: Thích Quảng Thanh
Nhiếp ảnh và trình bày: Tâm Nhẫn - Phổ Trí

Ý kiến bạn đọc
19/01/201613:32
Khách
Thưa quý tự,
Tên tôi là Mản. Bạn đồng nghiệp cũ của tôi tên là Nguyễn Chánh nay nằm trong Ban Cố Vấn của quý tự. Chánh (chừng 64/65 tuổi, trước cùng với tôi và các bạn Huỳnh Duy Thanh, Hồ Thượng Hào, Nguyễn Châu, Lê Duy Từ, Vũ Anh Thước dạy học ở Liên Hương (1976-1978). Lúc trước tôi có số điện thoại bàn của Nguyễn Chánh nhưng nay gọi không được nữa. Tôi sắp về VN ăn tết con Khỉ năm nay, tôi muốn rủ Chánh cùng ra Liên Hương tăm đồng nghiệp và học trò cũ. Xin nhờ quý tự nhắn lại với Chánh liên hệ với tôi qua email 123lay@gmail.com hay điện thoại di động số 00-44-7973 233 885 (hiện tôi còn ở Anh, ngày 26/1/16 mới về tới VN). Hoặc nếu có thể, cho tôi xin số di động của Chánh để tôi gọi cũng được.
Rất mong được quý tự giúp đỡ cho tôi gặp lại Chánh sau gần 40 năm.
Kính chào biết ơn!
Mản
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/01/2022(Xem: 4247)
Ấn bản nhiếp ảnh của bộ sách "Sao lục Phật tổ Trực chỉ Tâm thể Thiết yếu" (초록불조직지심체요절, 抄錄佛祖直指心體要節), là giáo trình tiêu biểu để giảng dạy cho học chúng trong chốn thiền môn tự viện Phật giáo Đại thừa, sẽ được chuyển thành một cơ sở dữ liệu văn hóa 3D. Tác phẩm văn học Thiền Phật giáo Bắc truyền nêu trên là bộ sách in kim loại lâu đời nhất thế giới.
16/01/2022(Xem: 4242)
Cộng đồng Phật giáo khu vực tự viện Chalapathar Shyam Gaon, ngôi già lam cổ nhất tọa lạc tại khu Moniting, làng Chalapathar, quận Charaideo, phía đông bang Assam, phía đông bắc Ấn Độ, nằm ở rìa của Khu bảo tồn Chala rộng 683.173 hecta, thuộc Phân khu rừng Sivasagar tức Khu bảo tồn Làng Chala, được thúc đẩy bởi lời kêu gọi bảo vệ của Buhungloti, một loài dây leo bản địa có truyền thống được sử dụng để nhuộm màu trang phục của các vị tu sĩ Phật giáo bởi màu vàng nghệ đặc trưng của họ.
13/01/2022(Xem: 3098)
Moscow chưa bao giờ thiếu vắng Giáo đường. Trước cuộc Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga năm 1917, thậm chí còn có một biểu đạt đặc biệt, "bốn mươi bốn", được sử dụng để miêu tả số lượng Giáo đường trong thành phố (nghĩa là 40 nhân 40, tức là 1.600, hoặc chỉ "rất nhiều"). Ngày nay, Moscow có Giáo đường Chính thống giáo Nga, Công giáo La Mã, Anh giáo và Cộng đồng các Giáo hội Luther, cũng như các nhà thờ Hồi giáo và Hội đường Do Thái giáo. Hầu hết tất cả người Muscovite và du khách thập phương đến thành phố có thể nhìn thấy nơi thờ phụng cho riêng mình, ngoại trừ các Phật tử. Các thành viên tôn giáo này, một trong ba tín ngưỡng chính trên thế giới, chưa có một nơi thờ phụng ở Moscow.
11/01/2022(Xem: 3230)
Nhân dịp kỷ niệm 75 năm thành lập Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) và kỷ niệm 30 năm ngày Thành lập Văn phòng Đại diện UNESCO tại Vương quốc Phật giáo Campuchia, một buổi tiệc chiêu đãi đối tác đã được tổ chức tại Văn phòng Đại diện UNESCO tại thủ đô Phnom Penh vào cuối tháng 12 năm 2021.
08/01/2022(Xem: 3899)
Đại học Phật giáo Nālandā Malaysia -Giáo dục toàn diện, Phát triển Con người toàn diện" (Nālandā Institute Malaysia -Holistic Education for Integral Human Development). Đại học Phật giáo Nālandā Malaysia (NIM) đã được hình thành vào tháng 01 năm 2006, nhằm đáp ứng nhu cầu của cộng đồng Phật giáo, để có một cơ sở giáo dục Phật giáo tại Malaysia. Cố vấn tinh thần cho Hội Phật giáo Nālandā, Hòa thượng Tiến sĩ Kirinde Sri Dhammananda Nayaka Thera đáng kinh, đã cho thấy sự ủng hộ rõ ràng với ý tưởng của Ngài.
08/01/2022(Xem: 6250)
Taxila: Trong một cuộc khai quật một Bảo tháp Phật giáo tại Ban Faqiran, nhà Khảo cổ học của Bộ Liên bang Khảo cổ học đã phát hiện đồ cổ quý hiếm, trong đó có một đồng xu bằng đồng từ thời Vương triều Mughal, một đế quốc Hồi giáo (chịu ảnh hưởng từ nền văn hoá Ba Tư) ở Tiểu lục địa Ấn Độ đã ra đời vào năm 1526, nắm quyền kiểm soát trên phần lớn tiểu lục địa trong các thế kỷ 17 và 18, và cáo chung vào giữa thế kỷ 19.
08/01/2022(Xem: 5239)
Bengal cổ đại là một trung tâm chính của Phật học, nghệ thuật và chủ nghĩa đế quốc; quả thực, đạo Phật là nền tảng của di sản văn hóa và ngôn ngữ của Bengal - bài thơ đầu tiên ở Bengali là Charyapada, được sáng tác bởi Chư tôn thiền đức Tăng già Phật giáo thời bấy giờ. Các Charyapada là tập hợp các bài thơ Thần kỳ, những bài tán thán sự chứng ngộ trong Kim Cương thừa truyền thống của Phật giáo mật tông ở các nơi Assam, Bengal, Bihar và Orissa. Theo các học giả đương đại, thuật ngữ Dharma trong tiếng Bengal có nghĩa là "Bauddha Dharma" (Buddhadharma) hoặc Phật pháp (佛法) và thuật ngữ Dharmapuja có nghĩa là "Buddhapuja". Khi Phật giáo bắt đầu suy tàn ở nhiều nơi khác nhau của Ấn Độ, nơi trú ẩn cuối cùng của Phật giáo là ở Bengal.
06/01/2022(Xem: 2876)
Tổng công ty phát triển du lịch Telangana (Telangana Tourism Development Corporation), có trụ sở tại bang Telangana, miền trung Ấn Độ đã công bố kế hoạch cập nhật trong việc phát triển Sriparvatarama hay Buddhavanam – công viên chủ đề di sản Phật giáo, công viên chủ đề Phật giáo đầu tiên ở Ấn Độ với những tổ hợp miêu tả các sự kiện lớn trong cuộc đời Đức Phật cũng như các câu chuyện tiền thân Đức Phật. Buddhavanam tọa lạc tại Nagarjunasagar cách Hyderbad khoảng 159 km về phía đông nam, đã tiết lộ một kho tàng di tích Phật giáo cổ đại, dự kiến mở cửa sớm, mặc dù ngày khánh thành vẫn chưa được công bố.
30/12/2021(Xem: 3082)
Kỷ niệm 120 năm (818-2018) ngày Quốc sư Minh Tịch Đạo Nghĩa (명적도의국사가, 明寂道義國師, 783-821) người đặt nền móng và sáng lập Thiền phái Tào Khê tại bán đảo Đông Bắc Á này, người đầu tiên dẫn mạch nguồn Thiền pháp Tào Khê từ Trung Hoa sang Hàn Quốc.
30/12/2021(Xem: 3060)
Tại Kampong Cham, cách sông Mekong không xa, một tỉnh phía đông của Campuchia, ngôi già lam cổ tự Phum Thmei Serey Mongkol, nơi trưu trữ hầu như đầy đủ nhất trong cả Vương quốc Phật giáo này bởi các văn bản Thánh điển Phật giáo được viết trên lá bối.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567