Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phải chăng Trung Quốc cũng muốn bình thường hóa mối bang giao với Phật Giáo Tây Tạng?

11/03/201509:07(Xem: 4982)
Phải chăng Trung Quốc cũng muốn bình thường hóa mối bang giao với Phật Giáo Tây Tạng?

 dalai-lama-china-1

Phải chăng Trung Quốc cũng muốn bình thường hóa

mối bang giao với Phật Giáo Tây Tạng?

 

Hoang Phong chuyển ngữ

 

 

Vài lời giới thiệu của người dịch

 

            Dưới đây là một bài báo phân tích tình hình chính trị liên quan đến Phật Giáo hiện nay tại Trung Quốc. Bài báo này được đăng tải ngày 06 tháng 2 năm 2015 trên trang mạng của một tổ chức tín ngưỡng Thiên Chúa Giáo rất uy tín gồm các Giáo Hội các nước Á Châu (Eglises d'Asie - EDA), và các giáo hội này lại trực thuộc vào một tổ chức mang một tầm cỡ to lớn hơn gọi là "Hội Thừa Sai Paris" (Sociétés des Missions Etrangères de Paris - MEP), được thành lập từ thế kỷ XIII.

 

            Bài báo này được viết dựa vào một phóng sự trên đài truyền hình BBC, và phóng sự này sau đó cũng đã được tóm lược và đưa lên trang mạng của BBC ngày 29 tháng 2 năm 2015.

 

            Trong tất cả mọi hình thức sinh hoạt xã hội, từ sự giao tiếp, công việc kinh doanh cho đến chính trị và đôi khi cả tín ngưỡng, con người luôn luôn tính toán, mưu mô, tìm đủ mọi cách để khống chế, đàn áp và lèo lái kẻ khác, nhằm thực hiện những ý đồ hay mục tiêu nào đó. Thế nhưng hiện thực là một sự kết nối vô cùng phức tạp và luôn biến động giữa vô số hiện tượng, vượt xa hơn sự tính toán và mưu mô của con người rất nhiều. Bài báo này điểm ra một số các hình thức mưu mô và tính toán đó qua các ngõ ngách chính trị và tín ngưỡng trong bối cảnh hiện nay của xã hội Trung Quốc mà dưới một khía cạnh nào đó, biết đâu cũng có thể giúp chúng ta nhận thức được rõ ràng hơn con đường phải chọn cho mình.  

 

Phải chăng Trung Quốc cũng muốn bình thường hóa

mối bang giao với Phật Giáo Tây Tạng?

 

 

 

            Tờ Global Times (thuộc tổ hợp Nhân Dân Nhật Báo của nhà nước Trung Quốc) với chủ trương nêu cao tinh thần dân tộc, đã quả quyết rằng: "Có một nhóm nhỏ gồm các vị lãnh đạo trong Đảng [Cộng Sản Trung Quốc] đã liên hệ với các tổ chức ly khai len lút của bè lũ đạt-lai lạt-ma, hoặc tham gia vào các hoạt động gây nguy hại cho nền an ninh Trung Quốc".

 

            Tháng 11 vừa qua (2014), trong một chuyến công du Tây Tạng, một vị lãnh đạo rất uy thế và đáng nể thuộc Ủy Ban Thanh Tra Kỷ Luật của Đảng, cho biết là " một số cán bộ cao cấp đã có những thái độ hành xử giống như mình là môn đệ của đạt-lai lạt-ma, hoặc có khuynh hướng ủng hộ các nhóm ly khai", và vị này còn cho biết thêm là "họ sẽ bị trừng phạt nặng nề". Và chuyện này cũng đã xảy ra: cuối tháng giêng năm 2015, mười lăm cán bộ Đảng đang nắm giữ các chức vụ quan trọng ở Tây Tạng đã bị cách chức và lên án vì đã gia nhập "các nhóm ly khai" và đưa tin cho đạt-lai lạt-ma. 

 

            Ngoài việc chống tham nhũng, hệ thống công an trong nội bộ Đảng còn mở rộng tầm hoạt động nhằm trừng phạt các hành vi phản bội của các đảng viên cao cấp trong Đảng Cộng Sản. Các biện pháp này không nhất thiết chỉ áp dụng trong các trường hợp liên hệ đến Tây Tạng, mà người ta còn thấy hàng trăm cán bộ Đảng ở Tân Cương, một tỉnh lỵ mà dân chúng hầu hết là người U-gua (Ouïghoure/Uighur/dân gốc Thổ Nhĩ Kỳ theo Hồi Giáo) cũng đang bị điều tra. Sự kiện này cho thấy Đảng đang kiểm soát ngay cả các cán bộ của mình và canh chừng xem họ có đi đúng đường lối chính trị đã được quy định hay không. Thật vậy, chỉ cần nhìn vào sự đàn áp diễn ra từ hai năm nay ở Tân Cương và Tây Tạng thì cũng đủ hiểu rằng chẳng có một sự thay đổi nào trong chính sách đàn áp đã được mang ra thực thi từ hai năm nay ở các vùng này. Trong cả một vùng rộng lớn phía Tây Trung Quốc (tỉnh Tân Cương) mà ngôn ngữ thông dụng là tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, thì bất cứ ai không phải là người Hán đều bị nghi ngờ là thuộc các nhóm ly khai. Ở Tây Tạng từ khi có các cuộc bạo động xảy ra năm 2008 khiến thủ đô Lahassa bị xáo trộn, thì việc kiểm soát người dân và nhất là những người tu hành trong các chùa chiền, không hề được nới lỏng.  

            Trong bối cảnh trên đây, ngày 29 tháng giêng năm 2015, đài BBC đã cho phát hình một phóng sự về một biến cố thật đáng chú ý. John Sudworth, một cộng sự viên của BBC đặc cách tại Thượng Hải đã tường thuật về một cuộc gặp gỡ gần đây với một cựu cán bộ cấp chỉ huy của Đảng Cộng Sản. Người cán bộ này mời cộng sự viên đài BBC đến tư thất của mình, và không hề giấu giếm mình là một Phật tử trung kiên: trên bàn thờ Phật nơi tư thất của người cán bộ này có cả chân dung của Đức Đạt-lai Lạt-ma. Điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là đảng viên này trong Đảng Cộng Sản Trung Quốc lại còn trao cho người cộng sự đài BBC một cuốn băng video thu hình cuộc tiếp xúc giữa mình và Đức Đạt-lai Lạt-ma tại Dharamsala ở Ấn Độ vào năm 2012. Việc này có thể là một thủ đoạn khéo léo nhằm vào chủ đích giải độc giới truyền thông Tây Phương bằng cách cho thấy là Trung Quốc không phải chỉ biết thực thi chính sách đàn áp ở Tây Tạng (mà còn chủ trương thương thuyết và cho phép tôn thờ Đức Đạt-lai Lạt-ma), hoặc cũng có thể là một quả bóng thăm dò được tung lên bởi một phe nhóm nào đó trong bộ máy chính quyền Trung Quốc, với mục đích tìm cách chuyển hướng đường lối chính trị của Trung Quốc hầu mang lại một lối thoát bằng thương thuyết cho vấn đề Tây Tạng? Thật hết sức khó để khẳng định chính xác về ý nghĩa của sự kiện này. Dầu sao thì sự suy luận trên đây cũng hoàn toàn là do Ban Biên Tập của các Giáo Hội Thiên Chúa Giáo của các nước Á Châu (Eglises de l'Asie - EDA) đưa ra mà thôi.

Các đại gia Trung Quốc theo Phật Giáo (mượn tựa một phóng sự của đài BBC)

                Trung Quốc có thể nối lại các mối bang giao bình thường với Phật Giáo Tây Tạng hay không? Các dữ kiện nào xảy ra gần đây cho thấy là nếu cứ tiếp tục đàn áp những người Tây Tạng tranh đấu cho nền độc lập của xứ sở mình, thì Trung Quốc có thể tạo ra được một cơ hội giúp cải thiện được cung cách hành xử của mình đối với Phật Giáo, và có thể đối với cả bản thân của Đức Đạt-lai Lạt-ma hay không?

            Hầu hết các thông tín viên ngoại quốc được đặc cách đến Trung Quốc đều được mời đến tư gia của một vị cựu lãnh đạo trong Đảng Bộ Cộng Sản, và sự kiện này quả thật đã vượt khỏi mọi sự tưởng tượng. Lại càng khó tin hơn nữa khi việc tiếp xúc này lại xảy ra tại tư thất của một vị lãnh đạo cấp cao và nổi tiếng, liên hệ thật chặt chẽ với nhóm lãnh đạo chóp bu ở Bắc Kinh, và cũng đã từng hợp tác với các cơ quan an ninh nội vụ và tình báo. Và lại còn bất ngờ hơn nữa là trong buổi họp mặt này lại có cả đoàn tùy tùng của đài BBC quay phim vị cựu cán bộ lãnh đạo Cộng Sản đang khấn vái trước chân dung của Đức Đạt-lai Lạt-ma nơi tư thất của chính mình (thật lố lăng không thể tả nổi). Cứ như là chuyện khoa học giả tưởng vậy! 

            Thế nhưng đấy lại là sự thật, là những gì mà Xiao Wunan đã làm. Chân dung của vị lãnh tụ tinh thần Tây Tạng, một nhân vật không ngớt bị Bắc Kinh tố cáo là một tên ly khai nguy hiểm, được đặt thật trang trong trên bàn thờ Phật nơi tư thất nguy nga của vị chỉ huy cao cấp Đảng ở tại Bắc Kinh này.

            Ở Trung Quốc nếu một người nào đó dám cất giấu một tấm ảnh của Đức Đạt-lai Lạt-ma, và dù mình có là ai đi nữa, kể cả là một nhà sư Tây Tạng, thì nhất định sẽ không sao tránh khỏi đủ mọi thứ phiền toái, kể cả ở Tây Tạng chùa chiền cũng không được phép treo hình Đức Đạt-lai Lạt-ma. Thế nhưng chúng tôi lại thấy chân dung của Ngài nơi tư thất của Xiao Wunan, và bên dưới bức chân dung này còn có một tấm ảnh khác chụp Xiao Wunan đang ngồi bên cạnh nhà sư Geshe Sonam, một vị lãnh đạo tinh thần quan trọng của Phật GiáoTây Tạng.

            Xiao Wunan, trạc chừng năm mươi tuổi, nói với chúng tôi như sau: " Chuyện này cũng bình thường thôi. Chúng tôi không còn câu nệ về các quan điểm chính trị khác biệt giữa Trung Quốc và Đức Đạt-lai Lạt-ma nữa. Là một Phật tử, tôi chỉ gắn bó với vị này (tức là Đức Đạt-lai Lạt-ma) trên phương diện tín ngưỡng mà thôi. Quả khó cho chúng tôi nhìn vị ấy qua góc cạnh  chính trị".

            Mọi chuyện là do một doanh nhân Trung Quốc tên là Sun Kejia đã giới thiệu chúng tôi với Xiao Wunan. Doanh nhân này chỉ mới 36 tuổi, thuộc tầng lớp những người Trung Quốc giàu có theo Phật Giáo Tây Tạng, và tầng lớp này thì trong những năm gần đây ngày càng trở nên đông đảo hơn (dù các con số thống kê [những người giàu có theo Phật Giáo] không hề được công bố).

                Người Trung Quốc ngày càng quan tâm hơn đến tín ngưỡng nói chung, các khảo cứu gia đều nhận thấy sự kiện này và xem đấy như là kết quả tất nhiên từ sự thành công nhanh chóng về kinh tế của Trung Quốc. Hàng triệu người Trung Quốc ngày nay đã đạt được một mức sống mà các thế hệ trước đây không hề dám nghĩ đến. Thật vậy sự phát triển kinh tế thường đưa đến những sự đảo lộn quan trọng trong sinh hoạt xã hội và văn hóa, và kèm theo với sự đổi thay đó là sự lỗi thời của những giá trị và tất cả những gì mà trước đây được xem là hiển nhiên.     

            Sun Kejia cho biết rằng: "Trước đây tôi từng phải đối đầu với thật nhiều khó khăn trầm trọng trong sinh hoạt nghề nghiệp của tôi. Và tôi cũng đã trực nhận được rằng các khó khăn ấy không thể giải quyết được bằng những gì nắm trong lòng bàn tay (tức là tiền bạc) mà chỉ có Đức Phật, Ma Quỷ và Trời mới giúp tôi được mà thôi".

            Chính vì thế mà Sun Kejia không còn tin vào các chủ ngân hàng hay những người quản lý tài chánh nữa, mà chỉ trông cậy vào các nhà sư - nhất là các nhà sư Tây Tạng. Thế nhưng mặt khác thì tài sản của Sun Kejia cứ tiếp tục gia tăng thật ngoạn mục, tính ra cũng đến 100 triệu đô la Mỹ là ít. Sun Keijia quản lý một chuỗi các câu lạc bộ Phật Giáo và đích thân bỏ tiền túi ra để mời các vị thầy Tây Tạng đến thuyết giảng, và nhà sư Geshe Sonam là một trong số các vị thầy đó. Ngoài ra Sun Kejia cũng đã từng chi những số tiền lớn để giúp đỡ các nhà sư này và cả chùa chiền của họ ở Tây Tạng. 

            Quan khách được Sun Kejia mời đến thường là những người thuộc giới kinh doanh, hoặc là các cán bộ Đảng, hay những người giàu có đầu tư trong lãnh vực bất động sản.  Họ là những người mong cầu tìm thấy một nơi an trú, một sự trợ lực trên phương diện tâm linh mà chỉ có những nhà sư Phật Giáo mới có thể mang lại cho họ mà thôi. Và thật ra thì Sun Kejia cũng không hề giấu giếm chủ đích ấy của mình: "Những gì tôi mong muốn là thành lập một mạng lưới ảnh hưởng. Bạn bè của tôi đều thích đến đây và cũng đều quý tôi, và cũng nhờ đó mà tôi có thể kêu gọi họ đầu tư vào các việc kinh doanh của tôi. Đấy cũng là phần thưởng mang lại từ việc quảng bá Phật Giáo mà tôi đã làm. Việc ấy mang lại nghiệp lành cho tôi, giúp tôi đạt được những gì mà tôi mong ước".

            Mọi việc có vẻ xảy ra thật suông sẻ! Sun Kejia mời chúng tôi đến gặp một số các nhân vật có nhiều ảnh hưởng, họ là những người thường lui tới các câu lạc bộ của Sun Kejia và nhờ đó đã quen biết nhau. Sun Keji giới thiệu với chúng tôi một phụ nữ ngồi cạnh nhà sư Geshe Sonam, và cho biết là phụ nữ này có họ hàng với các vị thuộc cấp lãnh đạo chóp bu trong chính quyền Trung Quốc. Người phụ nữ này lại giới thiệu với chúng tôi một người đàn ông khác đi cùng, và cho biết là người này là một cán bộ chỉ huy cao cấp trong Ủy Ban Cải Tổ và Phát Triển Quốc Gia, và chính người đàn ông này đã đích thân lái xe đưa bà ấy đến đây từ ban chiều. Người phụ nữ đặt các vật như đồng hồ, các chuỗi tràng hạt bằng đá quý, các vòng nữ trang đeo cổ trước mặt nhà sư Geshe Sonam để nhờ vị này ban phép lành. Sau đó là một bữa đại tiệc thật thịnh soạn được dọn ra.

            Một lúc sau thì nhà sư Geshe Sonam cất lời cho biết là mọi việc cũng không khỏi làm cho ông cảm thấy đôi chút mỏi mệt: "Thức ăn dù có ngon đến đâu đi nữa, thì rốt lại cũng chỉ là thức ăn. Thế nhưng các bữa tiệc thì đôi khi lại kéo dài quá lâu, do đó đã khiến tôi khỏi cảm thấy mất thì giờ và bực bội. Thế nhưng đấy cũng lại là một dịp giúp tôi thuyết giảng. Nếu không cố gắng tham dự mà cứ giam mình trong gian phòng chật hẹp của tôi, thì làm thế nào tôi có thể đạt được các kết quả như ngày hôm nay được?".

            Các nhà sư Phật Giáo cũng cần đến tiền, hàng chục đến hàng trăm vị đã đứng ra gây quỹ ở các thành phố lớn trong nước. Quả đây là một chuyện hết sức lạ lùng đối với Trung Quốc, một nước chính thức chủ trương vô thần, hơn nữa Phật Giáo lại còn đang dính líu với các phong trào chính trị ở Tây Tạng. Thế nhưng chẳng những Trung Quốc cho phép Phật Giáo quảng bá Đạo Pháp mà còn tích cực cổ vũ nữa.

            Theo sự nhận xét của nhiều nhà phân tích thì vị chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình (Xi Jinping) có vẻ - tương đối - dễ dãi hơn về mặt tôn giáo, so với các vị chủ tịch tiền bối, và sự dễ dãi này cũng có thể hiểu như là một cách lấp đầy cái lỗ hổng to lớn về đạo đức và tâm linh ở Trung Quốc ngày nay, và thật ra cũng là một phương cách ít tốn kém nhất có thể làm giảm bớt các mầm mống bạo động xã hội. Tin đồn lan truyền lâu nay cho rằng các thành phần ưu tú Trung Quốc thường có xu hướng quan tâm đến Phật Giáo - trong số này có cả bà Peng Liyan là vợ của Tập Cận Bình. Người ta vẫn chưa quên là Tập Trọng Huân (Xi Zhongxun) cha của Tập Cận Bình, trước đây là một trong các vị lãnh đạo trong Đảng Cộng Sản và cũng đã từng giao du mật thiết với Đức Đạt-lai Lạt-ma trước khi Ngài trốn khỏi Trung Quốc và xin tỵ nạn ở Ấn Độ năm 1959.

            Những gì trên đây có thể cho thấy tại sao Xiao Wunan đã nhảy lên sân khấu, hơn nữa một tin đồn khác còn cho biết thêm là cha của Xiao Wunan là một người thân cận với cha của chủ tịch nhà nước (tức là Tập Cận Bình). Tất nhiên những gì trên đây đều là những sự suy đoán, thế nhưng nghi vấn then chốt nhất vẫn là tại sao Xiao Wunan lại được phép tiết lộ tín ngưỡng của mình với đài BBC, và sự tiết lộ này đã mang ý nghĩa như thế  nào?  

            Xiao Wunan còn dành cho chúng ta một sự ngạc nhiên khác nữa là đưa ra một đoạn phim video cho thấy chính mình đã từng đích thân tiếp xúc với Đức Đạt-lai Lạt-ma ở Ấn Độ (nơi mà Ngài đang tỵ nạn) vào năm 2012. Thế nhưng các cuộc gặp gỡ chính thức và cuối cùng xảy ra trước đây vào năm 2010, giữa Trung Quốc và các nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng thì cũng chỉ gồm những người đại diện của cả hai bên mà thôi.

            Đoạn phim video do Xiao Wunan đưa ra là một bằng chứng hùng hồn cho thấy đã từng xảy ra một cuộc tiếp xúc tay đôi giữa Đức Đạt-lai Lạt-ma và một người đối thoại thân cận của chính phủ Trung Quốc. Do đó tin đồn trước đây về sự tiếp xúc này cũng như chủ đích nêu lên là có thật, thế nhưng vẫn chưa thấy có sự công nhận chính thức nào cả - ít nhất là cho đến ngày mà đài BBC trình chiếu cuộn phim video trên đây.

            Trong cuộc đàm thoại này Đức Đạt-lai Lạt-ma đã cho Xiao Wunan biết về mối lo ngại của Ngài về các nhà sư giả mạo ở Trung Quốc. Xiao Wunan đáp lại như sau: "Tôi cũng rất lo ngại về việc này. [Vì thế] tôi nghĩ rằng cần phải có một vị lãnh đạo tinh thần Phật Giáo và theo tôi thì ngoài Ngài ra không còn ai tốt hơn trong vai trò đó". Trong một đoạn đối thoại khác, Đức Đạt-lai lạt-ma cũng đã than phiền về cách tiếp cận của Trung Quốc đối với Tây Tạng qua câu phát biểu sau đây: "Hãy nên lương thiện, phải chấp nhận là Trung Quốc hành động thật phi lý về mặt chính trị đối với Tây Tạng. Quả thật họ không xứng đáng một chút nào cả. Chính sách đàn áp đó chỉ gây ta tổn thương cho Trung Quốc và cả người Tây Tạng và cũng chỉ tạo ra một hình ảnh xấu cho Trung Quốc ở hải ngoại mà thôi".

            Dù sẵn sàng trả lời các câu hỏi của chúng tôi, thế nhưng Xiao Wunan không hề hé lộ vai trò của mình trong guồng máy lãnh đạo của Trung Quốc: "Chỉ cần biết tôi là một cán bộ cao cấp của Đảng là được rồi". Ngoài ra ông ta cũng nhấn mạnh thêm là mình không thủ một vai trò chính thức nào khi đứng ra tiếp xúc với Đức Lạt-mai Lạt-ma, mà chỉ cho biết là mình đến Ấn với tư cách phó chủ tịch một tổ chức gọi là "Tổ chức Trao Đổi và Hợp Tác giữa các nước Á Châu trong vùng Thái Bình Dương" (APECF - Asia-Pacific Exchange and Cooperation  Foundation).

            Thế nhưng APECF vẫn thường được xem là một tổ chức do chính quyền Trung Quốc đưa ra nhằm tăng cường ảnh hưởng của Trung Quốc trên chính trường Á Châu. Tổ chức này cũng nằm chung trong một kế hoạch thiết kế một trung tâm Phật Giáo ở Nepal với hàng tỉ đô-la đầu tư.

            Dầu sao đi nữa thì làm thế nào mà một cựu cán bộ đảng viên lại có thể xin tiếp xúc với Đức Đạt-lai Lạt-ma được, và lại còn khó khăn hơn nữa (nguyên văn là tiếng La-tinh - a fortiori) là quay phim chính mình đang khấn vái trước chân dung của Đức Đạt-lai Lạt-ma, việc đó không có thể xảy được nếu không có sự cho phép của Bắc Kinh.  

            Các sự kiện xảy ra trên đây mang ý nghĩa như thế nào? Chính tôi cũng dã nêu lên thắc mắc này với Robbie Bennet, chuyên gia về Tây Tạng của đại học Columbia ở Nữu Ước, và vị này khuyên tôi phải thận trọng không nên gán một tầm quan trọng quá đáng cho việc tiếp xúc trên đây. [Tuy nói thế] nhưng ông ta cũng công nhận là biến cố này ít nhất cũng nói lên một điều gì đó: "Tôi không hề nhận thấy một khía cạnh chính trị thật sự nào trong sự tiếp xúc ấy. Tuy nhiên biến cố này tự nó cũng đã hé lộ cho thấy có thể đây là một sự vận động hay một cách phản ứng nhằm đối phó với một cảnh huống có thể xảy ra, liên hệ đến một sự chuyển đổi về phương thức tiếp cận [chính trị]"

            Dưới một góc nhìn bao quát hơn, người ta có thể cho rằng chính quyền Trung Quốc không muốn làm rùm beng việc vận động của Xiao Wunan, thế nhưng phía sau nhất định phải có một thế lực nào đó, và chính Xiao Wunan cũng đã thú nhận điều này: "Tất cả những gì mà chúng tôi có thể nói là những gì xảy ra đều hàm chứa một ý nghĩa nào đó. Các chuyện ấy là để giúp cho chúng ta hiểu rằng có một cái gì đó đang manh nha, và trước đó thì các việc này cũng đã được đem ra bàn cãi".  

            Không thể nào có thể sai lầm được, người ta có thể đoan chắc rằng việc cấm lưu giữ chân dung Đức Đạt-lai Lạt-ma và các sự đàn áp cứng rắn của Trung Quốc trong những thập niên vừa qua chỉ tạo ra tình trạng căng thẳng ở Tây Tạng mà thôi. Trong khoảng thời gian này tất nhiên là phải có nhiều cuộc tiếp xúc giữa hai bên, một số công khai, nhưng cũng có một số không chính thức, thế nhưng không thấy mang lại một sự thay đổi nào cả. Dầu sao thì trong những tháng gần đây cũng có một vài dấu hiệu cho phép mọi người nghĩ rằng một sự trao đổi - tuy rằng đến nay vẫn không chính thức - dường như có vẻ thuận lợi hơn, và cũng có thể là một cuộc viếng thăm Trung Quốc của Đức Đạt-lai Lạt-ma cũng đã được đề cập đến .  

            Vấn đề hiện nay là phải tìm hiểu sự kiện Xiao Wunan tiết lộ cho thấy - bằng chứng là cuộn băng video - là các cuộc tiếp xúc đã thật sự xảy ra, và sự kiện này có phải là một bằng chứng hiển nhiên cho thấy Tập Cận Bình đang manh nha một sự thay đổi chính sách của Trung Quốc đối với Phật Giáo Tây Tạng hay không, hay cũng chỉ là một tấm màn khói che đậy sự đàn áp đang tiếp diễn ào ạt hiện nay ở Tây Tạng?

            Điều hết sức rõ ràng là sau lưng Xiao Wunan và bàn thờ Phật của ông ta, trên đó có cả chân dung của Đức Đạt-lai Lạt-ma, là cả một nhóm thành viên có ảnh hưởng lớn thuộc tầng lớp ưu tú của Trung Quốc theo về với Phật Giáo Tây Tạng, và các nhà sư thì cũng đã được phép thuyết giảng cho họ. Nhà sư Geshe Sonam nói khẽ như sau: "Có thể là họ chưa đủ tiền để mua vé máy bay lên Niết Bàn, thế nhưng đối với Phật Giáo thì không có bất cứ một thứ gì là mất trắng cả), nếu quý vị sử dụng đồng tiền của mình vào việc lễ bái thì nghiệp của mình nhờ đó cũng sẽ khá hơn".

 

 

Vài lời ghi chú của người dịch

 

            Các ngõ ngách thật rắc rối trong hậu trường chính trị qua các hình thức xảo quyệt, lường gạt, mê hoặc, hỏa mù... do bài bình luận trên đây nêu lên thật đáng kinh sợ. Người tu tập nên cảnh giác và tránh xa những thứ ấy. Thế nhưng dưới một góc nhìn bao quát hơn, biết đâu những ngõ ngách được vạch trần đó cũng có thể là một bài học hay ít ra cũng là một sự kiện giúp các vị lãnh đạo các nước Á Châu nhỏ bé suy nghĩ về thân phận và tương lai của xứ sở và dân tộc mình, hầu giúp mình mở rộng kiến thức và mang lại cho mình một tầm nhìn sâu hơn và xa hơn hầu có thể ứng phó kịp thời và thích nghi với những sự chuyển động của tình hình thế giới nói chung.

 

            Thế nhưng nếu muốn có một tầm nhìn thật sâu thì cũng phải có một kiến thức thật uyên bác và sâu sắc về lịch sử dân tộc, con người và nhân loại, và nếu muốn có một tầm nhìn thật xa thì cũng phải có một sự nhận định thật bao quát, chính xác về vị trí và thân phận của xứ sở mình trong bối cảnh chung của thế giới. Nếu chỉ biết lanh quanh với những thứ mưu mô, xảo quyệt, các phương pháp lường gạt nhất thời và rẻ tiền, các giá trị thấp kém, phù du và hời hợt, thì sớm muộn cũng chỉ đưa đến một tình trạng bế tắc mà thôi.

            Các thành phần ưu tú và giàu có trong xã hội Trung quốc quay về với Phật Giáo là một bằng chứng gián tiếp cho thấy một sự thất bại nào đó trong sách lược chính trị trước đây của quốc gia này. Sự kiện đó cũng cho thấy là Phật Giáo đang hồi sinh trên mảnh đất ngàn năm của dân tộc Hán. Thậy vậy người ta thường nói đến bốn pháp nạn trong lịch sử Trung Quốc: pháp nạn thứ nhất dưới triều đại Bắc Ngụy (vua Thái Vũ Đế, thế kỷ thứ V), pháp nạn thứ hai dưới triều đại Bắc Chu (vua Vũ Đế, thế kỷ thứ VI), pháp nạn thứ ba dưới triều đại nhà Đường (vua Vũ Tông, thế kỷ thứ IX), pháp nạn thứ tư dưới triều đại Hậu Chu (vua Thế Tông, thế kỷ thứ X). Thế nhưng không thấy mấy ai nói đến pháp nạn thứ năm dưới triều đại Mao (vua Mao Trạch Đông, thế kỷ thứ XX).

            Trong bài bình luận cũng có nêu lên hai câu phát biểu của Đức Đạt-lai Lạt-ma có thể khiến cho chúng ta phải bàng hoàng và suy nghĩ. Câu thứ nhất Ngài bày tỏ với người "đại diện" Trung Quốc về mối lo ngại của Ngài về các nhà sư giả mạo hiện nay tại Trung Quốc. Thật vậy, trong tất cả mọi sinh hoạt xã hội từ những việc xã giao thường nhật cho đến các lãnh vực chính trị và cả tín ngưỡng, nhan nhản đủ mọi hình thức xảo quyệt và lường gạt.  Riêng trong lãnh vực tín ngưỡng thì những người tu hành giả mạo đều có trong bất cứ một quốc gia nào, trong thời bình cũng như thời chiến, trong quá khứ cũng như hiện tại. Tu hành là hướng vào một lý tưởng cao rộng, nhưng không hề là một cách giúp mình nhìn vào những giá trị hời hợt và tầm thường. Ngay cả trong thế giới Tây Phương cũng có những người tu hành giả mạo, thay vì mở rộng con tim thì lại rơi vào những sự phạm pháp mang tính cách bản năng thuộc lãnh vực thuần phong mỹ tục. May mắn hơn cho các nước Á Châu là không hề "nghe nói" đến các hình thức phạm pháp này, biết đâu cũng có thể là "không hề" xảy ra chăng?

            Câu thứ hai mà Đức Đạt-lai Lạt-ma nói lên là khuyên người Trung Quốc hãy lương thiện với chính mình, hãy can đảm nhìn nhận những sai lầm chính trị của mình. Thế nhưng mấy khi một người làm chính trị, dù là ở bất cứ một quốc gia nào, vào bất cứ một thời đại nào, trong lúc chiến tranh cũng như khi nắm trọn quyền hành, lại có thể giữ được các đức tính lương thiện ấy? Một người tu hành chân chính phải luôn nhìn vào từng hành động và tư duy của chính mình là như vậy.

           

            Những ngõ ngách, mưu đồ, lường gạt, tính toán, hỏa mù, nham hiểm... phản ảnh thật rõ rệt sự sinh hoạt của thế giới thế tục, người tu hành phải chọn cho mình một con đường khác hoàn toàn ngược lại, đó là con đường của tình thương yêu, sự vắng lặng và buông xả, con đường của một tấm lòng ngay thật, một tâm hồn tinh khiết và đơn sơ... Quy luật tương liên, tương tác và tương tạo (pratityasamutpada) vô cùng chặt chẽ, không sai chạy mộ li, những gì mà mỉnh thực hiện sẽ kết nối và tương tác với những gì mang cùng một bản chất với chúng, và cũng sẽ mở ra cho chúng ta một con đường mang cùng một bản chất ấy.

 

            Ngoài ra trong bài nhận định trên đây cũng có nói đến một dự án của Trung Quốc với hàng tỉ đô-la đầu tư nhằm thiết lập một trung tâm Phật Giáo ở Nepal. Người đọc có thể tìm hiểu thêm về ý đồ và các ngõ ngách của dự án này trong một bài khác trên trang mạng Thư Viện Hoa Sen mang tựa "Trung Quốc và Ấn Độ tranh giành nhau một biểu tượng Phật Giáo":

 

ttp://thuvienhoasen.org/a18221/trung-quoc-va-an-do-tranh-danh-nhau-mot-bieu-tuong-phat-giao

 

            Sau hết độc già cũng có thể tham khảo bản gốc của bài chuyển ngữ trên đây và phóng sự của đài BBC qua các trang mạng:

 

http://eglasie.mepasie.org/asie-du-nord-est/chine/2015-02-06-pour-approfondir-la-chine-peut-elle-normaliser-ses-relations-avec-le-bouddhisme-tibetain

           

http://www.bbc.com/news/magazine-30983402

 

            Dưới đây là một vài hình ảnh trích từ bài phóng sự của đài BBC:

dalai-lama-china-2

 

 1

H.1: Xiao Wunan và nhà sư Geshe Sonam

              
dalai-lama-china-3

 2

H.2: Sun Kejia

 
dalai-lama-china-4

 3

H.3: Sun Kejia, Xiao Wunan, nhà sư Geshe Sonam và bàn thờ của Xiao Wunan nơi tư thất của ông ta.

 

 dalai-lama-china-5

 4

H4: Nhà sư Geshe Sonam, đang làm phép ban phúc cho chiếc đồng hồ và các vật linh tinh khác của Sun Kejia và của các người bạn giao du với Sun Kejia

             

                                                                                    Bures-Sur-Yvette, 06.03.15

                                                                                     Hoang Phong chuyển ngữ

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/08/2014(Xem: 4875)
Mỗi năm, lễ rước xe ngựa của Hồng thần Machhindranath được tổ chức tại Thung lũng Kathmandu ở Nepal. Người ta tin rằng sự sùng kính đối với vị thần từ bi này sẽ mang đến lượng mưa thuận lợi, một vụ mùa bội thu và một năm thịnh vượng. Đặc biệt đối với một người Nepal sinh tại huyện Lalitpur của thung lũng, lễ rước xe ngựa của Hồng thần Machhindranath là một phần của cuộc sống. Phật tử thờ Machhindranath như vị thần đại từ bi – Lokeshawara Karunamaya – trong khi tín đồ Ấn Độ giáo thì xem ngài như hóa thân của Thần Shiva.
25/08/2014(Xem: 9910)
Vào sáng ngày 14 tháng 9 năm 2014, Hòa thượng Thích Như Minh và tăng chúng chùa Việt Nam tại thành phố Los Angeles, Hoa Kỳ đã long trọng tổ chức Lễ húy nhật và tưởng niệm lần thứ 8 cố Trưởng lão Hòa thượng thượng Mãn hạ Giác, nguyên Hội chủ Tổng hội Phật giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ.
21/08/2014(Xem: 4988)
Tôi cũng là người Việt Nam – Ich bin auch ein Vietnamese“ câu mở đầu trong bài nói chuyện của Tiến sĩ Rupert Neudeck trong ngày Đại hội kỷ niệm 35 năm Cap Anamur do Ủy Ban Cap Anamur phối hợp với Hội Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản Hamburg tổ chức trước Tượng Đài Thuyền Nhân Tỵ Nạn CS tại cảng Hamburg ngày 09.8.2014. Câu nói của ông đã gây một ấn tượng thương quý mãnh liệt đối với hơn 3.000 1 người Việt từ khắp nước Đức cũng như từ vài quốc gia lân cận đến tham dự buổi lễ… Đây cũng là câu nói để đời trong ngày sinh nhật 75 tuổi của ông và lần này có thể là lần tổ chức cuối cùng kỷ niệm Cap Anamur theo như Thông Báo của Ban Tổ Chức.
19/08/2014(Xem: 4654)
Sáng thứ hai, vào lúc 09 giờ ngày 18 tháng 08 năm 2014, Hòa thượng Jasung, lãnh đạo Thiền phái Tào Khê và 12 vị chức sắc lãnh đạo Tôn giáo Hàn Quốc đã gặp gỡ giao lưu cùng đức Giáo hoàng Francis tại Bảo tàng tầng trên nhà thờ Myeongdong, Seoul.
18/08/2014(Xem: 15957)
Ngày chủ nhật 10-8-2014 tại Thiền viện Chân Nguyên có một buổi lễ đặc biệt dành cho một gia đình người Mỹ phát tâm qui y và xuất gia với Thầy trụ trì Thích Đăng Pháp. Viện chủ Thiền viện Chân Nguyên. Người xuất gia là một cô bé xinh đẹp 17 tuổi tên là KAYALA JARAMILLO và 2 người phát nguyện qui y là Cha và Mẹ của KAYALA, ông KERAY JARAMILLO, và bà ARMIDA JARAMILLO, cả hai đều 62 tuổi đang cư ngụ tại thành phố Ontario, California, Hoa Kỳ.
24/07/2014(Xem: 12250)
Mới đó mà một năm sắp trôi qua và hai năm cũng sẽ đến ngày viên tịch của cố Hòa Thượng Thích Minh Tâm, Viện Chủ chùa Khánh Anh kiêm Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu. Giáo Hội Âu Châu mong mỏi thực hiện một Kỷ Yếu nhân lễ Đại Tường (2015) nên đã giao phần gom góp và biên tập bài vở cũng như trang trí quyển Kỷ Yếu nầy cho Hòa Thượng Thích Như Điển (Đức), Hòa Thượng Thích Nguyên Siêu (Hoa Kỳ) và Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng (Úc Châu) thực hiện. Lâu nay chúng ta đã có một số bài tiêu biểu đã được đăng trên các trang nhà như : quangduc.com, viengiac.de, hoavouu.com và một số trang nhà khác.
12/07/2014(Xem: 9276)
“Nhân chi sơ –tánh bổn thiện” đó là câu nói bắt nguồn từ cái nhìn hiện thực khi mầm sống của con người được bắt đầu; với Phật giáo, bắt đầu cho mầm sống hiện thực không chỉ là tiếng khóc chào đời mà là một quá trình tích lũy nghiệp thức qua vô số thời gian quá khứ. Mầm sống hiện thực bắt đầu không là “tánh bổn thiện” mà bổn thiện đó là trạng thái “vô ký tánh” khi chủng tử thiện-ác chưa có điều kiện khởi sanh.
27/06/2014(Xem: 7291)
Nữ Phật tử Aung San Suu Kyi, vị lãnh đạo đất nước Myanmar đã nhận được sự chào đón nồng nhiệt tại Tu viện Dharmakirti Thành phố Kathmandu, thủ đô Nepal vào tuần trước. Giáo viên và học sinh Trường Trung học Prabhat địa phương đã kết thành hàng rào danh dự để nhiệt liệt tiếp đón vị danh nhân đã từng đoạt giải Nobel Hòa bình, vị lãnh đạo dân chủ của Myanmar, nổi tiếng thế giới. Nhân dịp này, Bà đã có được một chuyến trở về viếng thăm ngôi nhà cũ của mình. Nơi mà trước đây bốn mươi năm (1974) Bà đã từng lưu lại 9 tháng.
19/06/2014(Xem: 16844)
BẢN LÊN TIẾNG Về Việc Trung Quốc Xâm Phạm Lãnh Hải Việt Nam Qua Việc Đưa Giàn Khoan Vào Vùng Đặc Quyền Kinh Tế Của Việt Nam Vào ngày 01 tháng 5 năm 2014, Trung Quốc đã đưa giàn khoan gọi là giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam cùng với hơn 80 tàu hộ tống gồm nhiều tàu quân sự và máy bay. Trong lúc các tàu cảnh sát biển của Việt Nam làm nhiệm vụ bảo vệ lãnh hải và ngăn cản việc Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép thì tàu cảnh sát Trung Quốc đã dùng vòi rồng xịt nước, dùng tàu đâm vào tàu Việt Nam làm bị thương nhiều người Việt Nam. Trung Quốc còn dùng hàng chục máy bay các thứ quần thảo trên không phận thuộc lãnh hải Việt Nam để uy hiếp cảnh sát biển Việt Nam. Sau cuộc họp báo của chính quyền Việt Nam chiều ngày 07 tháng 5 năm 2014 để tố cáo Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép, xâm phạm chủ quyền lãnh hải Việt Nam thì các cơ quan chức năng và truyền thông Trung Quốc tố ngược lại Việt Nam dùng tàu cảnh sát biển đụng vào tàu cảnh sát biển
31/05/2014(Xem: 15386)
Ngày 29-5-2014, tại khách sạn Town and Country, San Diego, California, Ban tổ chức khóa tu học Phật pháp Bắc Mỹ lần thứ IV đã tổ chức đón tiếp chư Tôn đức Tăng, Ni và Phật tử đến từ nhiều tiểu bang của Hoa Kỳ và nhiều tỉnh của Canada về khách sạn làm thủ tục check in và thọ trai. Đạo hữu Tâm Đăng, Tổng Thư ký Ban tổ chức cho biết đã có 530 vị ghi danh dự khóa tu học kỳ này, trong đó có 165 Tăng, Ni.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]