Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Giáo hoàng Francis từ chối gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma

14/12/201415:26(Xem: 6922)
Giáo hoàng Francis từ chối gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma
Giao Hoang Francis
Vatican và Trung Quốc vẫn mâu thuẫn 
trong việc điều hành Giáo hội Công giáo 
ở Trung Quốc

Đức Giáo hoàng Francis sẽ không gặp lãnh tụ lưu vong người Tây Tạng, Đức Dalai Lama do “tình huống nhạy cảm” với Trung Quốc, Tòa Thánh Vatican thông báo. 
 
 
Đức Dalai Lama đang có chuyến thăm thành Rome, đã yêu cầu tổ chức cuộc gặp. Một phát ngôn viên của Vatican nói rằng mặc dù Đức Giáo hoàng “rất coi trọng” ông, yêu cầu của vị lãnh tụ người Tây Tạng đã bị từ chối “vì những lý do hiển nhiên”. Các phóng viên cho rằng Vatican không muốn gây nguy hiểm tới những nỗ lực cải thiện quan hệ với Trung Quốc.

Trung Quốc gọi Đức Dalai Lama là phần tử gây chia rẽ và phản ứng giận dữ khi những nhân vật cao cấp nước ngoài gặp gỡ ông. Dalai Lama chạy trốn sang Ấn Độ từ năm 1959 sau khi quân đội Trung Quốc nghiền nát một âm mưu nổi dậy ở Tây Tạng. 
Ông đang vận động để đạt tới giải pháp “trung dung” hơn với Trung Quốc, tìm kiếm khả năng tự trị thay vì độc lập cho Tây Tạng. Ông được trao giải Nobel Hòa Bình năm 1989.

Số người theo Công giáo ở Trung Quốc đông hơn cả thành viên Đảng Cộng sản (khoảng 100 triệu người Công giáo so với 86.7 triệu đảng viên), Các nhà phân tích cho rằng đến năm 2030 số người Công giáo ở Trung Quốc có thể sẽ trở thành lớn nhất thế giới.

Cơ đốc giáo xuất hiện ở Trung Quốc từ thế kỷ thứ 7 – nhưng rất nhiều người đã bị buộc phải lén lút hành đạo, và các nhà thờ bị coi là bất hợp pháp. Có rất nhiều hạn chế áp dụng lên Giáo hội, chẳng hạn như mọi tòa nhà của Giáo hội hay nhà thờ đều phải được đăng ký với chính quyền, và không được công nhận thẩm quyền của Vatican.

“Giáo hoàng Francis rõ ràng là rất tôn trọng Đức Dalai Lama nhưng ông sẽ không gặp gỡ bất kỳ nhân vật đoạt giải Nobel nào,” một phát ngôn viên Tòa Vatican nói. Người phát ngôn cũng cho biết thêm rằng Giáo hoàng sẽ gửi thông điệp qua video tới hội nghị.

Phát ngôn viên của Đức Dalai Lama nói ông “thất vọng trước việc không thể gặp Đức Giáo Hoàng nhưng ông không muốn gây ra bất kỳ bất tiện nào”. Các nhà phân tích cho rằng Vatican và Trung Quốc có mâu thuẫn trong việc kiểm soát Giáo hội Công giáo ở Trung Quốc.

dalailama
Đảng Cộng sản Trung Quốc kiểm soát một cộng đồng chính thống mang tên gọi Hội những người Yêu nước có khoảng 12 triệu người. Nhưng cũng có một hội khác tồn tại bí mật với số thành viên lớn hơn rất nhiều, chọn trung thành với Đức Giáo hoàng. Khúc mắc nghiêm trọng trong mối quan hệ giữa Trung Quốc và Vatican là bên nào có tiếng nói quyết định trong việc chỉ định các đức Giám mục.

Một quan chức Tòa Thánh nói quyết định của Giáo hoàng đối với Đức Dalai Lama “không phải vì sợ mà muốn tránh gây thêm khó khăn cho những người vốn đã phải chịu khổ sở”. Lần cuối Dalai Lama tiếp xúc với Giáo hội là năm 2006 khi ông gặp Đức Giáo hoàng Benedict XVI.

Dalai Lama đang ở Rome, Ý trong một cuộc gặp với các nhân vật được trao giải Nobel Hòa Bình. Sự kiện này lẽ ra được tổ chức ở Nam Phi nhưng sau đó chuyển về Rome do Nam Phi từ chối cấp thị thực cho Dalai Lama.

www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2014/12/141213_pope_francis_declines_dalai_lama_meeting


Ứng Xử Bộc Trực Của Giáo Hoàng Francis 
Đối Với Đức Dalai Lama
Kevin Trần
 
Giữa tháng 12 năm 2014, nhân Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 14 các Khôi nguyên Nobel Hòa Bình tại Roma, Giáo hoàng Francis của Giáo Hội Công Giáo La Mã bất chấp chủ trương Liên tôn hòa hợp tôn giáo mà Ngài rao giảng, bất chấp lập trường chống Cộng truyền thống của Giáo hội, và bất chấp ứng xử ngoại giao văn minh của một vị lãnh đạo định chế quốc tế, đã từ chối gặp Đức Dalai Lama chỉ vì muốn thỏa hiệp với chính quyền Trung Cộng. 
 
Động thái phi văn hóa nhưng đầy tính machiavellian đó của Giáo Hoàng Francis rõ ràng mang hậu ý xin Nhà nước Cộng sản nầy đừng làm hại đến Giáo Hội Công giáo bản xứ của con chiên người Hán của Ngài. Giáo hoàng Francis thật là người mau mắn, thật khác với trường hợp của chính phủ Nam Phi mới cách đây 3 tháng, “người lạ” chưa đòi hỏi Ngài đã vội vả đáp ứng lấy lòng rồi! 
 
Tôi xin có ba nhận xét về “sự cố” nầy:

1- Thứ nhất, Trung Cộng mạnh thật. Mạnh đến nỗi đế quốc Công giáo La Mã cũng phải “cúi đầu”! Cộng sản vốn bị mấy đời Giáo hoàng tiền nhiệm gọi là Satan quỷ dữ, chính Mẹ Maria “hiện ra” ở Lộ Đức cũng để lại “lời nguyền rủa” Nga Sô viết, vậy thì sao bây giờ Giáo hoàng Francis lại phải cúi đầu thỏa hiệp với Quỷ Satan?

2- Thứ nhì, nhiều người cho là Công giáo thì chống Cộng nên bàng hoàng trước thái độ cầu cạnh có vẻ khiếp nhược đó của Giáo hoàng Francis. Nhìn như thế là đúng đến … một phần mười sự thật! Chín phần mười kia là Công giáo không chống ai mà cũng chẳng theo ai cả, Công giáo chỉ biết “mở mang nước Chúa” mà thôi. 

Trong chiến tranh Việt Nam, giai đoạn đầu thì Giáo hoàng Pius XII quyết liệt dứt phép thông công những ai theo Cộng sản; nhưng giai đoạn sau, quay 180 độ, Giáo hoàng Paul VI lại tiếp bà Nguyễn Thị Bình của Mặt trận Giải phóng nhưng cấm cửa ông Nguyễn Văn Thiệu của Việt Nam Cộng Hòa. Có vẻ tiền hậu bất nhất như thế nhưng thật ra nhất quán ở một điểm: Để “mở mang nước Chúa”. Phải có một lý do sâu thẳm khiến họ tự hào xưng mình là “Dân Chúa” và “Nước Chúa” chứ không phải là “Dân Việt” và “Nước Việt” chứ. Ai ngu mà tin vào trò xảo thuật Công Giáo yêu nước chống Cộng, đến lúc bị “bán đứng” vì quyền lợi của Vatican thì ráng mà chịu.

3- Và thứ ba, trong chuyến công du Hàn Quốc vào tháng 8 năm 2014, Giáo hoàng Francis có gửi lời nhắn đến các dân tộc Á châu rằng “không nên sợ những người Thiên Chúa Giáo”. Giáo hoàng Francis là vị chủ chăn Thiên Chúa giáo, đại diện cho Chúa Giêsu dưới trần, … mà nay, qua động thái trắng trợn “đầu hàng” Trung Cộng vì quyền lợi của Giáo hội mình, thì bảo chúng tôi không sợ sao được.

Sợ cái gì ? Chúng tôi sợ nền thần học dối trá trong cuốn Thánh kinh của Giáo hội Công giáo, chúng tôi sợ lịch sử truyền đạo đẫm máu hơn 10 thế kỷ trên 5 châu lục của Công Giáo La Mã, chúng tôi sợ sự tráo trở nham hiểm của các Linh mục Công giáo La Mã, chúng tôi sợ màn kịch chống Cộng tinh xảo của các con chiên mù quáng Công Giáo La Mã, … Và đặc biệt vì là người Việt Nam, chúng tôi sợ bản chất phi dân tộc của Công Giáo Việt Nam, sẽ “bán” dân tộc chúng tôi cho bất kỳ ngoại bang nào chỉ vì quyền lợi của họ!

Để kết, tôi xin cảm ơn và ngưỡng mộ tính bộc trực của Giáo Hoàng Francis. Có sao nói vậy! Cứ nói hết ra đi Ngài. Nhờ ứng xử “ruột để ngoài da” đó của Ngài mà chúng tôi có cơ hội hiểu rõ một cách thâm sâu và chắc chắn hơn ý đồ cũng như hành động của các con chiên Việt Nam trong màn xảo thuật “ mở mang nước Chúa” của họ. 

Kevin Trần
Xmas, 2014

blank

 

Giáo Hoàng Francis sẽ không gặp nhà lãnh đạo Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma do "tình hình tế nhị" với Trung Quốc, một phát ngôn viên của Vatican cho biết.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/04/2015(Xem: 5540)
Năm Mới Phật giáo đã bắt đầu tại các nước trên khắp Đông Nam Á, với các lễ hội té nước thật sôi nổi. Người dân địa phương tin rằng nước tượng trưng cho sự xóa sạch vận rủi của năm cũ, và là sự khởi đầu tươi sáng trong năm mới. Tại thủ đô Bangkok của Thái Lan, cả người dân địa phương lẫn du khách ngoại quốc cùng tự trang bị cho mình những sung bắn nước đồ chơi để bắn nước vào nhau theo lễ hội truyền thống gọi là Songkran. Mỗi năm trong mùa lễ này, người Thái cầu nguyện và làm công đức qua việc cúng dường chư tăng. Một số người cũng rưới nước thơm truyền thống lên các tượng Phật để tỏ lòng tôn kính. (NewsNow – April 14, 2015)
22/04/2015(Xem: 5481)
Tháng trước, ngành Bưu điện Thụy Điển đã phát hành một con tem miêu tả Đức Phật ngồi trên tòa sen như một phần của loạt kỷ niệm Kỷ nguyên của người Viking. Đây là hình minh họa của một tượng Phật nhỏ bằng đồng, được các nhà khảo cổ học tìm thấy tại một thị trấn nhỏ của Thụy Điển vào năm 1954. Họ đã xác định tượng này có niên đại thế kỷ thứ 5, nhiều khả năng đến từ Kashmir, bắc Ấn Độ. Các dây da trên tượng chứng tỏ tượng được đeo như một bùa hộ thân bởi các thương nhân. Các sử gia đưa ra giả thuyết rằng tượng Phật này được mang theo qua hàng nghìn dặm, ngược xuôi các dòng sông và các thảo nguyên Âu Á, trước khi đến một ngôi nhà người Viking ở Thụy Điển, có lẽ là sau hai hoặc ba trăm năm du hành.
08/04/2015(Xem: 7736)
Ngày 2-4-2015, một lễ tưởng niệm lớn đã diễn ra trên núi Koya ở tỉnh Wakayama để đánh dấu 1,200 năm khánh thành một học viện được thành lập bởi Kukai (774-835), nhà sư sáng lập Phật phái Koyasan Shingonshu (Chơn Ngôn tông). Sau khi viên tịch ngài được tôn xưng là Kobo Đại sư. Một lễ mừng sự hoàn thành cổng Chumon, vốn được xây dựng lại lần đầu tiên trong 172 năm, cũng đã được tổ chức tại chùa Kongobuji, trụ sở của phái Koyasan Shingonshu tọa lạc trên núi này. Chùa lên kế hoạch tổ chức các sự kiện kỷ niệm cho đến ngày 21-5 và các bảo vật văn hóa tại chùa sẽ được trưng bày trước công chúng.
08/04/2015(Xem: 5589)
Ngày 2-4-2015, một lễ tưởng niệm lớn đã diễn ra trên núi Koya ở tỉnh Wakayama để đánh dấu 1,200 năm khánh thành một học viện được thành lập bởi Kukai (774-835), nhà sư sáng lập Phật phái Koyasan Shingonshu (Chơn Ngôn tông). Sau khi viên tịch ngài được tôn xưng là Kobo Đại sư. Một lễ mừng sự hoàn thành cổng Chumon, vốn được xây dựng lại lần đầu tiên trong 172 năm, cũng đã được tổ chức tại chùa Kongobuji, trụ sở của phái Koyasan Shingonshu tọa lạc trên núi này. Chùa lên kế hoạch tổ chức các sự kiện kỷ niệm cho đến ngày 21-5 và các bảo vật văn hóa tại chùa sẽ được trưng bày trước công chúng.
26/03/2015(Xem: 9943)
Khẩn bạch Tang Lễ Đại Đức Nhuận Thư, trụ trì chùa Từ Nghiêm
21/03/2015(Xem: 4366)
MIẾN ĐIỆN: Các tác phẩm Phật giáo khắc đá cần sự phục chế Các tác phẩm Phật giáo khắc đá nổi tiếng hơn 150 năm tuổi trên vách núi Akauktaung ở Khu Pegu rất cần được phục chế, các ủy viên quản trị của khu hành hương và du lịch này cho biết. Nhận định rằng những tượng Phật khắc đá tại đây đang hỏng dần mà không được bảo quản hoặc giữ gìn, Ye Myint Thein, một thành viên của ban quản trị Akauktaung, nói, “Di tích này từng nổi tiếng là ‘Một nghìn tượng Phật của Akauktaung’, nhưng ngày nay chỉ còn khoảng 370 tượng. Một số đang trong tình trạng tốt nhưng những tượng khác đã quá xuống cấp. Mong ước của chúng tôi là thấy di tích này được bảo tồn. Việc phục chế là rất cần thiết”. Akauktaung nghĩa là “Ngọn núi Thử thách”, được đặt tên theo truyền thuyết rằng một chiếc thuyền với các thủy thủ bị mắc kẹt gần vách núi và phải chống chọi một trận bão và lốc kéo dài một tuần. Các thuyền viên đã cầu nguyện cho sinh mạng của mình và khắc những tượng Phật vào vách núi trong khi họ chịu đựng trận bão n
21/03/2015(Xem: 8704)
Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về Từ Bi nhằm tôn vinh Đức Đạt Lai Lạt Ma, người đã cống hiến suốt đời mình truyền bá thông điệp hòa bình, lòng nhân ái và từ bi phổ quát trên toàn thế giới. Hòa thượng Lama Tenzin Dhonden, Sứ giả Hòa bình của Đức Đạt Lai Lạt Ma 14 và người sáng lập tổ chứcNhững Người bạn của Đức Đạt Lai Lạt Ma, phối hợp cùng với trường đại học Univeristy of California, Irvine vàTrung tâm Sống Hòa bình sẽ tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Toàn cầu về Từ bi và lễ kỷ niệm sinh nhật Đức Đạt Lai Lạt Ma 14 lần thứ 80.
17/03/2015(Xem: 6880)
Chuyến Hoằng Pháp đầu năm Ất Mùi 2015 của HT Thích Như Điển ( Phương Trượng Chùa Viên Giác) & HT Thích Minh Tuyền (Chùa Việt Nam, Nhật Bản) tại Đan Mạch qua các Chùa Giác Hãi, Quảng Hương và Vạn Hạnh, quốc gia Đan Mạch
15/03/2015(Xem: 6636)
Các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc lo sợ rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ không tái sinh nữa sau khi ngài qua đời. Họ lo lắng suốt tuần này, các quan chức liên tục cảnh báo rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma phải tái sinh, ngài không có quyền quyết định tái sinh hay không tái sinh. Căng thẳng đã bốc cháy nghị trường tại cuộc họp thường niên của các nhà lập pháp của Trung Quốc ở Bắc Kinh về những gì sẽ xảy ra khi Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, hiện nay 79 tuổi sẽ qua đời, và đặc biệt là đối với những người lập quyết định ai sẽ kế nhiệm ngài - nhà lãnh đạo nổi bật nhất của Phật giáo Tây Tạng.
15/03/2015(Xem: 4815)
Người sáng lập Phật phái Phật Quang Sơn, Đại sư Hsing Yun (Tinh Vân) người Đài Loan, đã chính thức khánh thành khu đại học Wollongong của học viện Nam Thi trong chuyến thăm Úc một tuầncủa mình . Đến Úc vào ngày 28-2 và lưu trú cho đến ngày 4-3, ông khánh thành khu đại học này vào ngày 1-3. Chương trình sự kiện gồm lễ khánh thành chính thức, các cuộc tham quan khu đại học, hội chợ thực phẩm, các buổi trình diễn và hoạt động văn hóa, và các buổi nói chuyện về học viện. Khu đại học này bao gồm các cơ sở giảng dạy và cộng đồng, một bảo tàng và phòng triển lãm, quán ăn, cửa hàng quà lưu niệm và các giảng đường. Hơn 5.000 người đã dự lễ khánh thành, trong số đó có các quan chức như thủ tướng Úc Tony Abbott, thị trưởng Gordoan Bradbery của Wollongong và nhiều vị cao tăng từ các truyền thống Phật giáo khác nhau, cũng như các vị lãnh đạo liên tôn giáo và cộng đồng. Đại sư Hsing Yun, 87 tuổi, là một nhân vật quan trọng của Phật giáo Đại thừa trong các cộng đồng người Hoa trên toàn thế giới
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567