Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

11. Tường thuật đại lễ

01/10/201408:46(Xem: 10529)
11. Tường thuật đại lễ
Đại Lễ Hiệp Kỵ  Tổ Sư  (Về Nguồn 8)
tại Chùa Pháp Bảo, Sydney, Úc Châu
Thành tựu viên mãn



Ngày Hiệp Kỵ muôn phương đều câu hội  
Vượt năm châu bốn biển tụ nhau về  
Nghĩa Linh Sơn cốt nhục vẹn ước thề  
Tình Pháp lữ không bao giờ suy suyễn

Trong không khí trang nghiêm tình hòa quyện
 Bóng Tăng Già Thích Tử hội về đây  
Pháp Bảo nơi Hiệp Kỵ đã an bày  
Hàng tứ chúng hân hoan ngày đoàn tụ



Bản thể Tăng già là thanh tịnh và hòa hợp là chất keo sơn gắn bó mà hàng chúng Trung Tôn của Đức Từ Phụ luôn thể hiện để duy trì mạng mạch Phật pháp qua mọi thời đại. Phụng hành theo lời giáo huấn của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni trong Kinh Du Hành - bộ Trường A Hàm: “Chúng Tỳ Kheo phải thường xuyên theo đúng các qui định của Luật Tạng, để giảng luận Chánh Pháp, khiến cho các Tỳ Kheo trong trú xứ cùng sinh hoạt hòa hợp, là pháp đầu trong Bảy Pháp Bất Thối của hàng Thích tử ”. Theo tinh thần đó, đơn vị chùa Pháp Bảo thuộc GHPGVNTN tại Úc Đại Lợi - Tân Tây Lan, đang nối gót các bậc Thầy Tổ trong sự nghiệp kế thừa gia bảo của Đức Thế Tôn, tiến hành tổ chức Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư ( Ngày Về Nguồn lần thứ 8), vào những ngày 27 & 28 tháng 9 năm 2014 tại Sydney.

Trong tinh thần hội ngộ, gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm tu tập và hành đạo. Trong sự hân hoan ấy 97 chư Tôn Đức bốn châu: Gia Nã Đại, Mỹ Châu, Âu Châu, Úc Châu và hàng Phật Tử toàn liên bang từ 7 giờ sáng ngày 27/9/2014 đã nô nức vân tập đông đủ trong niềm vui vô tả, vì điều kiện tự viện còn khiêm tốn nên chư Tôn Đức hải ngoại đa số được Ban Tổ Chức sắp xếp cư ngụ tại khách sạn có xe đưa đón. Đúng 10 giờ sáng là lễ Cung An Chức Sự, do TT Thích Nguyên Tạng, TT Thích Giác Tín và ĐĐ Thích Phổ Huân tuyên đọc phương danh và các phần việc mà chư Tôn Đức được cung thỉnh phụ trách trong 2 ngày đại lễ. Sau đó, tứ chúng được lắng nghe 2 buổi khoáng đại về hành trạng của Chư Tổ Đức tiền bối, 1 buổi hội luận Tăng Ni bàn thảo về đời sống tu học và hành đạo ở xứ người, cũng như buổi lễ chính thức Hiệp kỵ chư Lịch Đại Tổ Sư vào ngày cuối.

2 giờ chiều ngày 27/9 Hòa Thượng Thích Tín Nghĩa, Chủ Tịch GHPGVNTN tại Hoa Kỳ và Hòa Thượng Thích Tánh Thiệt, Quyền Chủ Tịch GHPGVNTN Âu Châu, đồng chủ tọa buổi Khoáng Đại 1 với chủ đề “ Hành Trạng của Tổ Sư Giác Tiên” ( khai sơn Tổ Đình Trúc Lâm tại cố đô Huế). Tổ Giác Tiên là người đầu tiên biến Trúc Lâm thành nơi đào tạo Tăng tài và cũng là khai sinh cho Trường Đại Học Phật Giáo tại cố đô Huế nói riêng và miền Trung nói chung, người khởi xướng công trình phục hưng Phật Giáo tại miền Trung, Giác Tiên Thiền Sư hướng đạo cho hội An Nam Phật Học và đào tạo Tăng Tài cho Phật Giáo Việt Nam, trong đó có các Hòa Thượng: HT Mật Tín, HT Mật Khế, HT Mật Hiển, HT Mật Nguyện, HT Mật Nhơn, HT Mật Thể, Sư Bà Diệu Huệ, Sư Bà Diệu Không. Giới Cư sĩ tại gia thì có: Đại thần Hồ Đắc Trung, Bác sĩ Tâm Minh -  Lê Đình Thám (linh hồn của tổ chức GĐPT Việt Nam).

Sau phần đọc tham luận về Tổ Giác Tiên là phần thảo luận của Chư Tôn Đức tham dự, quý Ngài đã nhắc lại sự khó khăn, nghiêng ngửa đã bị đánh phá liên tục bởi các thế lực vô minh, kể từ năm 2006, không muốn cho Tăng đoàn hải ngoại đoàn kết quy tụ lại tạo thành sức mạnh. Nhưng trong tinh thần tỉnh thức cao độ, chư Tôn Đức hải ngoại cũng đã vượt qua được mọi thử thách, đe dọa, chụp mũ.. để cùng  nhau vân tập về Chùa Pháp Vân, Toronto, Canada năm 2007, tổ chức thành công Lễ hội Về Nguồn lần thứ nhất. Các thế lực vô minh còn lồng lộn ra sức đánh phá, bôi nhọ càng nhiều hơn nữa, khiến cho một số Tăng Ni và Phật tử hoang mang, dị ứng với từ Về Nguồn, nhưng rồi Giáo Hội Liên Châu không dao động, vẫn bình thản liên tục hằng năm tổ chức các kỳ Về Nguồn: Lần thứ 2, 2008 tại chùa Bát Nhã, miền Nam California, Hoa Kỳ; lần thứ 3, năm 2009 tại Tu Viện An Lạc, Ventura, Hoa Kỳ; lần thứ 4, năm 2010 tại Tu Viện Viên Đức, Ravenburg, Đức Quốc; lần thứ 5, năm 2011, tại Chùa Thiện Minh, Lyon, Pháp Quốc; lần thứ 6, năm 2012, tại Chùa Pháp Hoa, Adelaide, Úc Châu; lần thứ 7, tại Chùa Cổ Lâm, Seattle. Hoa Kỳ; và lần thứ 8, năm 2014 được long trọng tổ chức tại Chùa Pháp Bảo, Sydney, Úc Châu.  HT Chủ Tọa Thích Tín Nghĩa đã tin tưởng chư Tôn Đức và Phật Tử khắp nơi vẫn giữ vững niềm tin với Tam Bảo, Chư Long Thiên Hộ Pháp vẫn luôn theo sát để gia hộ cho những ai tu hành chân chánh, thâm tín chư Phật sẽ được sung mãn dưới ánh sáng của trí tuệ, trong sự Thanh Tịnh, Hòa Hợp của Tăng Già sẽ phá tan màn vô minh tăm tối.  

Có nhiều câu hỏi muốn biết rõ về cuộc cách mạng ba mặt của Thái Hư Đại Sư: Cách mạng Giáo chế, Cách mạng Giáo quyền, Cách mạng Giáo sản, HT Thích Tín Nghĩa trả lời: Vấn đề đó nằm trong cuốn sách Giáo Chế của HT Thích Mật Hiển, sẽ trình bày rõ trong kỳ VỀ NGUỒN lần thứ 9 vào năm tới 2015 tại Chùa Khánh Anh, Paris, Pháp Quốc.

4 giờ chiều, HT Thích Nguyên Siêu, Tổng Thư Ký GHPGVNTN Hoa Kỳ, thuyết trình về Cuộc Đời và Hành Trạng Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết, Đệ Nhất Tăng Thống GHPGVNTN (1891- 1973).

Phật Giáo Việt Nam thời cận đại đã viết lên trang sử bằng máu, xương của chư Tôn Đức Tăng Ni và Phật tử. Dòng lịch sử ấy đã nêu cao tấm gương hy sinh bất khuất trước những đàn áp, bạo lực, súng đạn, nhà tù và lựu đạn. Phải chăng đây là một chặng đường lịch sử oai hùng mà Phật Giáo Việt Nam đã biểu tỏ tinh thần Đại Hùng, Đại lực, Đại Từ Bi để vực dậy một nền văn hóa đã bị sụp đổ bởi một chế độ tha hóa, ngoại lai xâm nhập vào quê hương Việt Nam.

Chặng đường lịch sử này đã cất cao tiếng nói hòa bình cho loài người trên thế giới biết. Chỉ có tình thương và công lý, nhân bản và vị tha, khoan dung và lẽ phải mới tồn tại trong lòng người, trong sức sống mẫn tiệp, kiêu hùng trong trái tim nồng hậu của tất cả mọi người trên mặt đất. Còn bạo tàn và thù hận, bán đứng lương tri và phi dân tộc thì chẳng bao giờ tồn tại và sống với dân tộc ngàn năm….”

Trong chặng đường lịch sử oai hùng đó, dưới sự lãnh đạo đầy đức độ của Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết, đã được chư Tôn Đức, cung thỉnh vào các chức vụ Chứng Minh Đạo Sư cho An Nam Phật Học Hội, Giám Đốc Cao Đẳng Phật Học Bảo Quốc, Huế; “Sơn Môn Tăng Già Trung Việt” cung thỉnh vào ngôi vị “Tòng Lâm Pháp Chủ Trung Việt”, làm Đàn Đầu các Đại Giới Đàn, rồi thành lập Giáo Hội Tăng Già Trung Việt; tiến đến là “Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam”. Chư Tôn Đức Tăng Già mở Hội Nghị và suy tôn Ngài lên ngôi vị “Hội Chủ Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam”, sau đó đã hướng dẫn phái đoàn Phật Giáo Việt Nam tham dự Hội Nghị Phật Giáo Thế Giới Lần Thứ IV tại Nepal và tham dự  Hội Nghị Văn Hóa Thế Giới tại New Delhi. Đến năm 1964 Hội Nghị của 11 Giáo phái và Hội Đoàn Phật Giáo miền Nam Việt Nam đã được tổ chức và long trọng suy tôn Ngài lên gôi vị Tăng Thống GHPGVNTN cho đến ngày viên tịch 1973. Đứng trước tình trạng đàn áp Phật Giáo rất nghiêm trọng của gia đình trị Ngô Đình Diệm, HT đã nói: “Tôi muốn tránh cho lịch sử dân tộc một chấm đen, đồng thời muốn ngăn ngừa một tai họa cho quốc gia khi mà hàng Phật tử thấy cần bảo vệ đúng mức tôn giáo của mình”. Trong phần thảo luận HT Thích Như Huệ, Hội Chủ Giáo Hội Úc Châu đã đóng góp thêm về câu nói lịch sử để đối đáp lại tuyên bố sắt máu của Ngô Đình Diệm trong thời gian đàn áp Phật Giáo: “Tôi tiến anh em tiến, tôi lùi anh em giết tôi, tôi chết anh em hãy trả thù cho tôi”  HT đã đáp lại: “Tôi tiến Chư Tăng, thiện tín tiến, tôi lùi hãy khai trừ tôi ra, tôi chết hãy cầu nguyện cho người giết tôi” . HT Hội Chủ cũng nhấn mạnh cho Tăng Ni trẻ và Phật tử biết rõ rằng: “Nhờ Phật Giáo đồng hành và đi sâu vào lòng dân tộc, cũng như nhờ cuộc đấu tranh năm 1963 hóa giải được âm mưu tiêu diệt Phật giáo, nên Văn hóa Việt Nam và Phật giáo vẫn còn hiện hữu và hoằng truyền khắp năm châu.

Trong thời gian giữ ngôi vị Tăng Thống, Ngài đã ban ra nhiều thông điệp quan trọng, trong đó có Thông Điệp Phật Đản 2513 – 1969:  “Lịch sử đã chứng minh, dân tộc Việt Nam có sức hóa giải bền bỉ phi thường, Sức hóa giải đó là bản chất  của dân tộc và cũng chính là bản chất của Phật giáo vì Phật giáo được xây dựng trên tinh thần Trí Tuệ - Từ Bi và Hùng Lực. Việt Nam vượt qua được giai đoạn bị đồng hóa là nhờ ở đức bao dung, sự đãi lọc và kiên trì phát triển. Chính nhờ ở những căn bản quý giá ấy mà đã hơn một lần Phật giáo trợ duyên cho dân tộc hóa giải những lối sống xuất thế và nhập thế của các luồng tư tưởng Đông Phương tạo ra sự quân bình tư tưởng cho Việt Nam dưới thời tự chủ Lý Trần, kéo dài trên ba thế kỷ”…đủ thấy sự sáng suốt với đầy lòng Từ Bi của Ngài. Ngài đã lưu lại bài kệ để nói lên tôn chỉ của mình cho hậu thế nói chung:                
                                        

“Pháp thân không trọng cũng không khinh
Phân biệt do mê hoặc nghiệp thành  
Một niệm hồi quang lụy chướng dứt                                                                            

Sáu căn thanh tịnh rõ Tâm Kinh  
 Nên tiêu vọng tưởng chơn vô ngã  
 Mới biết Đạo kia hiệp thế tình 

Muốn ngộ lẽ mầu tâm tự tĩnh
  Ích chi đến việc hỏi thuyền huynh!”   

                                                                                                   

Một đời nhiếp chúng độ Tăng, Ngài đã để lại cho Phật Giáo Việt Nam một tài nguyên nhân sự, một tiềm lực sung mãn để hoạt dụng Phật sự, mang lại nhiều thành quả về mọi lãnh vực văn hóa, giáo dục, hoằng pháp…cho đời lẫn đạo. Ngài đã đóng góp rất lớn trong công cuộc chấn hưng, bảo vệ và lãnh đạo Phật Giáo Việt Nam trong thời cận đại, gồm có quý Ngài Tôn Túc như: Hòa Thượng Trí Quang, HT Thiện Siêu, HT Thiện Minh, HT Trí Tịnh, HT Trí Thành, HT Thiện Hoa, HT Hành Trụ…hiện đang còn tại thế có HT Thích Trí Quang.

7 giờ tối, Hòa Thượng Thích Quảng Ba, HT Thích Trường Sanh và TT Thích Trường Phước (Đại diện Giáo Hội PGVNTN tại Canada) cùng điều hành buổi hội thảo với đề tài: “Chấn hưng PGVN thế kỷ 20 và 21-100 năm thao thức phục hoạt nền đạo đức dân tộc”.  HT Quảng Bình (Đan Mạch), HT Minh Hiếu (Sydney), HT Nguyên Trí (Hoa Kỳ), TT Như Định (Sydney), TT Nhật Tân (Brisbane) và TT Phổ Hương (Sydney) đã hăng hái đóng góp ý kiến: Muốn chấn hưng Phật Giáo, điều quan trọng và căn bản nhất vẫn là sự tinh tấn tu học, hành trì giới luật, ẩn ác dương thiện, đoàn kết, tương thân, tương kính, tương sám và tương trợ lẫn nhau của Tăng Ni, vì Giới luật còn là Phật Pháp còn và điều đáng được vững tâm nhất là chư Long Thiên Hộ Pháp cũng đã lập thệ nguyện: Nếu ai hoặc đạo tràng nào tu tập đúng chánh pháp thì quý Ngài luôn cận kề và hộ trì, cho nên không có một thế lực ngoại lai nào có thể đánh phá nổi. Trong tình hình Tăng Ni hải ngoại rất nhiều vấn đề cần chia sẻ, có rất nhiều ý kiến phát biểu sôi nổi, nhưng thời lượng hạn chế nên chư Tôn Đức chưa thể phát biểu hết. Cũng trong cùng thời gian đó, quý Phật tử tại gia tham dự lễ, được nghe HT Như Điển đến từ Đức Quốc thuyết giảng tại Chánh Điện. Buổi hội luận & thời pháp thoại này đã kết thúc ngày thứ nhất của đại lễ.

Sáng sớm hôm sau, 5 giờ sáng ngày 28/9/2014, chư Tôn Đức vân tập Chánh điện Chùa Pháp Bảo để tác pháp Yết ma lạy Thù ân và làm lễ Bố Tát, tuyên đọc Bảy Pháp Bất Thối.

8.30 giờ sáng chư Tôn Thiền Đức họp Hội Đồng các Giáo Hội Liên Châu để chuẩn bị cho Lễ chính thức Khoáng Đại IV, Lễ Hiệp Kỵ, ngày Về Nguồn 9 sang năm và các Phật sự khác.

Lễ Hiệp Kỵ chính thức được diễn ra lúc 9.45 giờ sáng trong không khí trang nghiêm. ĐĐ Thích Phổ Huân thay mặt BTC đã tiến hành lễ thỉnh chư Tôn Thiền Đức quang lâm lễ đài chứng minh đại lễ. Một đoàn người y vàng rực rỡ, thân tướng đoan nghiêm đi nhẹ bước nhịp nhàng theo Ban rước lễ cùng với sự chân thành, cung kính của hàng Phật Tử cung nghinh, thật là một cảnh tượng rất là đẹp mắt, hiếm có tại hải ngoại này. TT Thích Nhật Tân, TT Nguyên Trực, TT Tâm Phương (Ban Điều Hợp Đại Lễ) thay mặt BTC đã giới thiệu chư Tôn Thiền Đức quang lâm gồm có: 7 Chư Tôn Đức đến từ Châu Âu:  1 vị từ Canada; 16 vị từ Hoa Kỳ, 6 vị từ quê nhà Việt Nam và 65 vị địa phương Úc Châu, tổng cộng có 97 Chư Tôn Đức và hơn 400 đồng hương Phật tử cùng về tham dự lễ chính thức này.

Mở đầu là lời chào mừng của Đại Đức Trưởng Ban Tổ Chức Thích Phổ Huân. ĐĐ đã thay mặt Ban Tổ Chức địa phương Úc Châu chào mừng Chư Tôn Đức Tăng Ni, quý Phật tử cư sĩ đến từ bốn Châu Lục trên thế giới về dự lễ “Mặc dù phương tiện di chuyển xa xôi, hơn nữa tuổi cao lạp trưởng; nhưng quý Ngài đã không ngại vượt qua tất cả, đó là do tình Linh Sơn pháp hữu, để hôm nay, giờ này là điểm son cho các Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Liên Châu tiếp tục hình thành Đại Lễ Hiệp Kỵ từ 8 năm qua. Và đó cũng là nhân duyên định hướng sinh hoạt rõ ràng cho một tập thể Tăng Già nương vào giáo lý giải thoát không rời xa Chánh Pháp”.

 

Tiếp đó, Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Thắng Hoan, Chánh Thư Ký HĐGP GH Hoa Kỳ, Trưởng ban Điều Hợp Tăng Ni VN Hải Ngoại đọc diễn văn khai mạc, Ngài đã kêu gọi chư Tôn Đức Tăng Ni luôn giữ vững sự thanh tịnh, hòa hợp của ngày hôm nay, để tiếp tục duy trì và phát triển Phật Giáo Việt Nam tại Hải ngoại.

Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Như Huệ, Hội Chủ GHPGVNTNHN UĐL-TTL ban Đạo Từ, Ngài nêu rõ bản thể của Tăng Già là Thanh Tịnh và Hòa Hợp, nhưng muốn thanh tịnh phải lấy Giới Luật làm thầy, ẩn ác dương thiện…và muốn Hòa hợp chư Tăng Ni phải sống trong sự tương thân, tương sám, tương kính và tương thuận, biết đoàn kết, bao dung và chia sẻ cùng nhau những khó khăn trong Phật sự và cuộc sống…có được như vậy mới là lễ Hiệp Kỵ đúng nghĩa.

Sau đó TT Thích Trường Phước tuyên đọc lời Tâm Nguyện của Tăng Ni Việt Nam Hải Ngoại, phát nguyện sẽ tiếp tục hành trạng của chư vị Tổ Sư và các bậc tiền bối hữu công, để ngồi lại bên nhau mà chung lo Phật sự, hoằng truyền chánh pháp.

Lễ chính thức Hiệp Kỵ Chư Liệt Vị Tổ Sư, dưới sự chứng minh niêm hương bạch Phật của nhị vị Trưởng Lão, HT Thích Thăng Hoan, Thích Như Huệ; HT Thích Phước Thuận và Ban Kinh Sư đã tiến hành Lễ Cúng Ngọ Phật và Cung tiến Giác linh chư Tổ Sư. Đặc biệt cúng tiến cầu nguyện nhị vị tôn túc Tân Viên Tịch là HT Thích Pháp Chiếu, tỉnh Lâm Đồng và HT Như Thọ chùa Bửu Đà, Sài Gòn, Việt Nam.

Trong bảng Tuyên Bố Chung, nêu rõ 3 điểm chính: hoằng pháp, tu tập và bồi dưỡng nhân tài cho hiện tại và tương lai của Phật Giáo. Cuối cùng ở đoạn kết viết: “Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất liên châu quyết theo đuổi: “lý tưởng hòa bình cho dân tộc và nhân loại” như Hiến chương GHPGVNTN đã minh định. Các Giáo Hội liên châu sẳn sàng yểm trợ các phong trào toàn dân quốc nội và hải ngoại, để tranh đấu đòi hỏi các quyền tự do căn bản của người dân đúng đường hướng dân chủ và dân quyền theo chính sách đa nguyên đa đảng như các nước tự do tiên tiến trên thế giới.

Tiếp theo là lễ Trao Bình Bát, BTC đã cung thỉnh Giáo Hội nhà, trao Bình Bát cho BTC mới là GHPGVNTN Châu Âu, HT Thích Tánh Thiệt, HT Thích Như Điển, HT Thích Quảng Bình, TT Thích Nguyên Lộc, TT Quảng Đạo, Ni Sư Diệu Trạm cùng chư tôn đức đã tiến lên lễ đài nhận lãnh, trong sự hân hoan của hàng tứ chúng. Như vậy, Lễ Hiệp Kỵ Chư Lịch Đại Tổ Sư (Về Nguồn 9) sẽ được tổ chức tại Chùa Khánh Anh, Paris, Pháp Quốc tháng 8 năm 2015.

TT Thích Nhật  Tân thay mặt BTC cảm tạ đối với các phái đoàn và những sự đóng góp của Phật tử thập phương, đặc biệt là cảm tạ Hòa Thượng Phương Trượng Thích Bảo Lạc và ĐĐ Trụ Trì Thích Phổ Huân cùng quý Phật tử Chùa Pháp Bảo đã tổ chức thành công đại lễ này.

Cuối cùng là lễ cúng dường Trai Tăng do Trụ xứ Pháp Bảo phát tâm, tùng duyên tùng sự, trong cơ hội này huynh trưởng Quảng Giải và BHD GĐPT Úc Châu dâng lời tác bạch, xin chư Tôn Đức các Giáo Hội từ bi hỷ xả cho những lỗi lầm nếu có trong thời gian hành hoạt từ trước đến nay. HT Thích Bảo Lạc thay mặt Đại Tăng và Giáo Hội Úc Châu đã hứa khả và có đôi lời nhắc nhở, rất mong các anh chị em hãy thực hiện những gì đã thấy, đã hứa để trong thời gian sắp đến gặp được nhiều thuận duyên hầu cùng Giáo hội lo cho tương lai của Phật giáo.

Đại Đức Phổ Huân,Trụ Trì Chùa Pháp Bảo cùng Phật Tử đã dâng lời tác bạch và cúng dường Trai Tăng, kết thúc 2 ngày của Lễ Hiệp Kỵ trong không khí hân hoan đầy phấn khởi và hẹn gặp nhau tại Lễ Hiệp Kỵ lần Thứ 9, đồng thời Lễ Khánh thành Chùa Khánh Anh, cũng như Lễ Đại Tường Hòa Thượng Thích Minh Tâm theo như lời thỉnh mời của Giáo Hội Âu Châu năm tới 2015.

Nam Mô A Di Đà Phật

Thích Viên Thành  (ghi nhanh)

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/02/2015(Xem: 5093)
Triển lãm “Các Kiệt tác của Điêu khắc Phật giáo từ miền Bắc Nhật Bản”, khai mạc vào hạ tuần tháng 1-2015 tại Bảo tàng Quốc gia Tokyo ở Ueno, Tokyo, phản ảnh một sự tập trung chú ý đổi mới về các tượng Phật giáo của vùng Tohoku sau trận động đất và sóng thần lớn tại Nhật vào năm 2011. Trong số những tượng trưng bày tại triển lãm này có những tượng đã bị hư hại trong trận động đất ngày 11-3-2011 và các dư chấn, và những tượng mà mọi người hướng nhìn để tìm sự an ủi và sức mạnh khi họ nương tựa tại các chùa trên vùng đất cao của các vùng duyên hải sau khi nhà cửa của họ bị sóng thần cuốn trôi. Có cả một tượng vẫn tồn tại qua 2 thảm họa động đất và sóng thần “một-lần-trong-một-thiên niên kỷ” của vùng Tohoku này. Với 26 tượng được trưng bày, đây không có nghĩa là một cuộc triển lãm lớn. Nhưng rõ ràng là các tác phẩm đã được tuyển chọn kỹ để cho thấy sự đa dạng của điêu khắc Phật giáo tại Tohoku. Triển lãm kéo dài cho đến ngày 5-4-2015. (The Japan News – February 2, 2015)
02/02/2015(Xem: 5558)
Đức Đạt Lai Lạt Ma rời Youth Hostel, Tây Tạng, Rohini, Delhi vào sáng sớm ngày 27/1/2015. 7 giờ 45 phút sáng, Ngài dừng lại để chào buổi sáng với một số sinh viên Tây Tạng sinh sống ở Youth Hostel, rồi cùng đoàn về thăm khu hệ thống Trường Dayanand Anglo-Vedic (DAV), TP. Ghaziabad, bang Uttar Pradesh (UP), Ấn Độ.
29/01/2015(Xem: 4585)
Ngày 22-1-2015, hàng nghìn tăng sĩ đã tuần hành trên đoạn đường dài 11 km từ Dungeshwari ở Jharkhand đến Bồ đề Đạo tràng ở Bihar để tưởng niệm sự giác ngộ của Đức Phật. Chư tăng từ Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan và Bangladesh đã tham gia hành trình tâm linh này. Cuộc tuần hành từ Dungeshwari, ngọn đồi nhỏ nơi Đức Phật cùng với các đệ tử của Ngài đã thực hiện cuộc thiền hành kéo dài 6 năm. Sự kiện này đã kết thúc dưới cây Bồ đề linh thiêng tại Chùa Đại Giác Ngộ, với một điểm dừng chân ngắn ở Sujatagarh.
22/01/2015(Xem: 8499)
NEPAL: Nâng cấp phi trường Đức Phật Cồ Đàm Ngày 15-1-2015, Thủ tướng Sushil Koirala của Nepal đã đặt viên đá đầu tiên cho dự án nâng cấp Phi trường Đức Phật Cồ Đàm tại Bhairahawa, cách Lâm Tì ni khoảng 20 km. Dự án nhằm chuyển phi trường nói trên thành nơi thay thế Phi trường Quốc tế Tribhuvan ở thủ đô Kathmandu - là phi trường quốc tế duy nhất tại quốc gia vùng Hi Mã Lạp Sơn này, vốn đã chứng kiến tình trạng tắc nghẽn giao thông nặng nề trong những năm gần đây. Giai đoạn đầu của dự án sẽ được hoàn thành vào năm 2018, khi Phi trường Đức Phật Cồ Đàm đạt được khả năng phục vụ 760,000 hành khách mỗi năm. Phi trường Đức Phật Cồ Đàm mới sẽ bao gồm một đường băng 3,000 km, các vòm che mới cho nơi đỗ máy bay và đường băng, hệ thống thoát nước, các đường vào trạm nhiên liệu và hàng hóa, ranh giới phi trường mới và các cơ sở hạ tầng mới hoàn thiện.
16/01/2015(Xem: 22235)
Ram Bahadur Bomjan, 01 cậu trai trẻ (sinh ngày 09 -tháng 04 -1990) đã ngồi thuyền định trong suốt 06 năm,mà không dùng bất kỳ thức ăn, nước uống nào, từ ngày 17 -05 -2005 đến ngày 17 -05 -2011. Với mong muốn đem lại thông điệp Hòa Bình và Yêu Thương Của Đấng Thiêng Liêng đến Toàn Thể Nhân Loại. Mong rằng mọi người hãy truyền bá thông điệp này rộng rãi hơn, và hãy thật sự yêu thương nhau như yêu chính bản thân mình. Ngài không khác gì 01 vị Bồ Tát tái sinh. Ngày nay người ta gọi Ngài là Dharma Sangha. Quý vị có quyền đặt câu hỏi với điều này "Đây có phải là sự thật hay là trò nhảm nhí, và anh ta làm vậy để làm gì và được gì ?" Dù cho Niềm Tin của quý vị có đặt ở đâu đi nữa, chỉ mong quý vị hướng đến việc Thiện, tránh xa việc Bất Thiện.Và nếu như chúng ta đã từng lầm lỗi cũng chẳng sao, vì vốn dĩ đâu ai hoàn thiện, nhưng quan trọng là chúng ta biết sai,chịu sửa, không tái phạm , điều đó đáng quý hơn. Xin hãy truyền bá thông điệp yêu thương này đến tất cả mọi người. Mong bình an và hạnh
15/01/2015(Xem: 4494)
Có một câu nói quen thuộc rằng: “Tại Ai Cập cổ đại, loài mèo đã được thờ phụng như những vị thần; và người ta không bao giờ quên điều này”. Chắc chắn rằng tại Nhật Bản mèo vẫn rất được tôn trọng, với toàn thể các hòn đảo của loài mèo vẫn đang dành cho chúng sự tự do dạo chơi đế chúng tồn tại một cách yên ổn trong hệ sinh thái riêng của mình. Tất nhiên mọi chuyện không phải đều hoàn hảo, và những con mèo hoang và bị bỏ rơi là một thực tế rất đáng buồn tại Nhật cũng như tại các nước khác. Nhưng ngày nay những con mèo tại chùa Gotanjo ở tỉnh Fukui rất hạnh phúc: Chúng được các tu sĩ Phật giáo cho ăn, yêu thương chăm sóc, và chúng được vuốt ve bởi những du khách đáng mến. Thậm chí ta có thể nhận một quẻ bói của mèo để xem cho biết vận mệnh năm sau sẽ ra sao! Chùa Gotanjo nổi tiếng vì nuôi rất nhiều mèo, và bây giờ khách viếng và cư dân địa phương đã đặt tên không chính thức cho chùa là ‘Chùa Mèo”. (Rocket News – January 12, 2015)
08/01/2015(Xem: 5350)
Các nhà hoạt động xã hội nói rằng: “Người OBCs muốn từ bỏ Ấn Độ giáo để quy y Phật Giáo vì đó là cách duy nhất giúp họ thoát khỏi chế độ giai cấp bảo thủ và sự áp bức mà họ phải gánh chịu”. Ông Pravin Gaikwad, Chủ tịch Sambhaji Brigade, trực thuộc Maratha Seva Sangh đã hoan nghênh quyết định của Upre: “Về mặt lý thuyết, Phật giáo là một tôn giáo hoàn hảo tuyệt vời nhất trên thế giới. Các bạn thấy trên cơ sở lý luận logic. Bạn được phép để suy nghiệm một cách khoa học và nếu bạn không thuyết phục với bất kỳ ý tưởng, sau đó bạn có thể loại bỏ chúng, sự tự do tư tưởng như vậy không có sẳn trong Hồi giáo, Ấn Độ giáo và Kitô giáo.
08/01/2015(Xem: 4608)
Ithaca, New York – Phật tử Tây Tạng đã hoàn thành 2 trong số 4 tòa nhà mới bao gồm Học viện Nghiên cứu Phật giáo Tu viện Du Khor Choe Ling(DKCL) Namgyal. Khu tu viện tọa lạc trên 28 mẫu đất này gồm có tòa nhà chính với điện thờ, phòng ăn và nhà bếp, cũng như một tòa nhà riêng là nơi cư trú của các nhà sư. Tu viện Namgyal được thiết kế trong dạng của một mạn đà la để tôn trọng thiết kế truyền thống của các tu viện Tây Tạng. Thiết kế này đã được Đức Đạt lai Lạt ma phê duyệt. Việc xây dựng tu viện này đem đến cho cộng đồng Phật giáo ở vùng Trung New York một khung cảnh đáng tin cậy hơn cho việc nghiên cứu Phật giáo Tây Tạng và tạo cho các tăng sĩ Tây Tạng một cơ hội để học tiếng Anh và giảng dạy. Trong suốt cả năm, Tu viện DKCL Namgyal tổ chức nhiều lễ kỷ niệm và các buổi lễ, cũng như cung cấp nhiều chương trình và khóa học về Phật giáo và thiền định.
24/12/2014(Xem: 7818)
Ngày hôm qua (22.12.2014) tại Hý Viện thành phố Hannover chính quyền Tiểu Bang Niedersaschen đã tổ chức lễ tưởng niệm như là một Quốc Tang của cựu Thủ Hiến Tiểu Bang Niedersachen (1976-1990) Ông Dr. Ernst Albrecht; người đầu tiên cứu vớt 1.000 thuyền nhân Việt Nam trên chuyến tàu Hải Hồng cuối năm 1978 và kể từ đó nước Đức đã tiếp tục đón nhận hơn 100.000 người tỵ nạn cộng sản cho đến ngày nay.
21/12/2014(Xem: 4957)
LÀO: Hoa Kỳ tài trợ về bảo tồn di sản văn hóa và sử liệu Phật giáo tại Luang Prabang Luang Prabang, Lào – Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Lào sẽ tài trợ 655,400 usd để giúp bảo tồn di sản văn hóa ở tỉnh Luang Prabang. Từ ngày 6 đến 9-12-2014, ông Daniel Clune, Đại sứ Hoa Kỳ tại Lào đã thăm Luang Prabang để tham dự 2 lễ bàn giao việc hoàn thành dự án trùng tu Chùa Xiengthong và hoàn thành dự án 1-năm với Bảo tàng Quốc gia Luang Prabang. Hai lễ bàn giao này do Sở Thông tin, Văn hóa và Du lịch Luang Prabang tổ chức.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]