Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Người Nhật sống chậm lại để ngắm hoa Anh Đào

10/04/201408:16(Xem: 5916)
Người Nhật sống chậm lại để ngắm hoa Anh Đào
Những ngày đầu tháng 4, hoa anh đào đang bung nở trên toàn nước Nhật, cũng là thời điểm người dân nước này dường như sống chậm lại để thưởng thức những bữa tiệc ngắm hoa.


Hoa Anh Dao 8Hoa Anh Dao 7Hoa Anh Dao 6Hoa Anh Dao 5Hoa Anh Dao 4Hoa Anh Dao 2Hoa Anh Dao 1
blank

Hàng nghìn cây anh đào cùng lúc khoe sắc, tạo ra một không gian ấn tượng.

Tại mọi góc phố, con đường, người ta có thể bắt gặp hoa anh đào. Dòng người, dòng xe như đang đi dưới bạt ngàn hoa.

Người Nhật rất yêu thiên nhiên, cỏ cây, hoa lá. Tôn giáo chính của đất nước này là Thần đạo (Shinto), thờ thần tự nhiên. Do đó, thật dễ hiểu khi ngắm hoa anh đào, cùng với ngắm lá vàng, lá đỏ mùa thu đã trở thành lễ hội.

Người Nhật gọi lễ hội ngắm hoa anh đào là hanami. Một buổi hanami cũng đơn giản, chỉ là những người trong gia đình, hoặc bạn bè cùng nhau mang đồ ăn, rượu sake để cùng thưởng thức dưới gốc anh đào.

Có một điểm rất thú vị trong cách người dân đất nước mặt trời mọc thưởng thức hoa anh đào, đó là sự khoan thai, chậm rãi. Nhìn những dòng người nhẩn nha đi dạo dưới những “con đường hoa”, hay thảnh thơi trò chuyện, đọc sách, thậm chí là ngủ trong công viên, chẳng ai nghĩ đó là đất nước của những con người vốn đi bộ nhanh như chạy trên phố.

Cả năm có hai mùa người Nhật như sống chậm lại, đó là mùa hoa anh đào và mùa lá vàng-lá đỏ. Khi đó, họ sẽ tạo cho mình những khoảng không gian riêng tư, tĩnh lặng nhất, để cảm đến tận cùng cái mong manh của thời điểm giao mùa, tận hưởng cho hết vẻ đẹp của thiên nhiên, nắm bắt cho trọn những chuyển động của cỏ cây, hoa lá.

Thời tiết tại Nhật Bản những ngày này cũng được cho là đẹp nhất trong năm. Tuy nhiên năm nay trời có vẻ không chiều lòng người, khi có tới hai lần mưa dầm trong những ngày hoa nở.

Thông thường, hoa anh đào chỉ tồn tại được khoảng 7 đến 10 ngày, trong đó chỉ có 1-2 ngày nở rộ.

Nếu chẳng may gặp mưa, cánh hoa sẽ bị dập, hoa không được tươi và nhanh hỏng.

Những hình ảnh trong chùm ảnh này được ghi lại tại các điểm ngắm hoa anh đào đẹp nhất ở Tokyo trong ngày 1-2/4. Suốt ngày 3-4/4, trời mưa rả rích, và dù đến cuối tuần trời được dự báo sẽ nắng nhưng chắc chắn hoa sẽ không còn đẹp như vài ngày qua nữa.

Mọi người i dạo trên những con đường rợp hoa, cánh hoa bay như mưa trong gió xuân.

Tại những ngôi chùa hay đền, sự tươi tắn của sắc hoa anh đào như hòa trộn với những nét cổ kính, tôn nghiêm vốn có.

Trên lối vào đền Yasukuni, cứ cách khoảng 80m lại có các thùng rác được đặt ngay giữa đường. Những tình nguyện viên là người dân xung quanh sẽ giúp hướng dẫn khách phân loại, bỏ rác vào thùng. Nếu chẳng may ai đó làm rơi hoặc bỏ sót rác, những tình nguyện viên này sẽ giúp nhặt để bỏ vào thùng.

Khu vực dịch vụ ăn uống dành cho du khách vào thăm đền Yasukuni cũng được bố trí một cách gọn gàng, cách xa đền thờ chính.

Chi Dứa

Nhật Bản mùa hoa anh đào

Từ lâu, đất nước Nhật Bản đã nổi tiếng với núi Phú Sĩ và vẻ đẹp tinh khiết của hoa anh đào mỗi khi đến mùa nở rộ vào khoảng tháng 3 - tháng 4 hàng năm.




Người Nhật xem hoa đào là quốc hoa. Vào mùa xuân, hoa đào nở rộ từ nam lên bắc. Vẽ đẹp mỹ miều của hoa đào đã làm cho tất cả mọi người tạm bỏ đi tính tình khép kín của mình mà hoà mình với thiên nhiên để vui chơi, đùa giỡn dưới những cội đào đầy hoa ở các công viên trong lễ hội xem hoa đào gọi là hanami.








Có nhiều du khách cố tình đăng ký tour du lịch vào tháng 4 để được chìm đắm trong sắc hồng của hoa anh đào, nhưng thật ra chưa chắc đã được thỏa nguyện ước. Lý do là vì nước Nhật trải dài trên nhiều vĩ tuyến, nên hoa đào cũng nở từ nam lên bắc.

Từ tháng giêng, hoa đã nở ở cực nam nước Nhật như Okinawa.

Ở vùng Tokyo và Osaka, hoa đào Nhật Bản (tiếng Anh là Chery Blossom, tiếng Nhật là sakura) nở vào cuối tháng 3 , đầu tháng 4 dương lịch.




Còn ở phía bắc như Hokkaido thì tới tháng 5 hoa mới nở. Thời gian hoa nở rộ rất ngắn chỉ khoảng 10 ngày mà thôi. Nhưng ngày nở rộ (mãn khai) là ngày nào thì còn tuỳ thuộc thời tiết nóng lạnh, nắng mưa.











Hoa đào ở lâu đài Osaka



Hoa đào ở công viên Hòa Bình

Ngoài việc được xem như là quốc hoa của Nhật Bản, hoa đào sakura còn là loài hoa biểu tượng cho tinh thần võ sĩ đạo Nhật Bản, những người dũng sĩ thà chết trong đau đớn chứ không bao giờ để mình bị sỉ nhục, đồng thời đó cũng là tinh thần bất khuất chung của cả dân tộc Nhật Bản từ hàng trăm năm nay.
-------------------------------------------------

Mùa hoa anh đào Nhật Bản

Mùa Xuân sang có hoa anh đào
Màu hoa tôi trót yêu từ lâu
Lòng bâng khuâng nhớ ai năm nào
Hẹn hò nhau dưới hoa anh đào, mình nói chuyện ngày sau...
(Mùa Hoa Anh Ðào - Thanh Sơn)

Nói đến Mùa Xuân là phải nói đến hoa anh đào. Nói đến hoa anh đào là phải nói đến Nhật Bản vì không nơi nào trên thế giới hoa anh đào nở rộ và đẹp rực rỡ như ở Nhật. Người Nhật gọi hoa anh đào là Sakura trong khi tiếng Anh gọi là Cherry Blossom. Hoa anh đào có đặc điểm là khi tàn rơi vẫn còn giữ được sắc màu tươi thắm mà không héo úa tàn phai như những loài hoa khác mặc dù cánh hoa rất mong manh. Ở Nhật hoa anh đào tượng trưng cho tinh thần võ sĩ đạo (Samurai), lúc sa cơ biết chọn một cái chết cao đẹp. Người Nhật có câu “Nếu là hoa xin được làm hoa anh đào, nếu là người xin làm võ sĩ đạo”. Có nghĩa là nếu là hoa phải là hoa đẹp dù trong lúc tàn phai, nếu là người phải là người can đảm, biết chọn một cái chết hào hùng, không chết trong xó bếp hay trên giường êm nệm ấm ở chốn phòng khuê. 
Ðối với người Nhật, hoa anh đào không chỉ tượng trưng cho vẻ đẹp thanh cao của người quân tử mà còn nói lên số kiếp phù dung ngắn ngủi, tính khiêm nhường nhẫn nhịn. Người Nhật đem tặng cây hoa anh đào là nghĩa cử biểu lộ hòa bình của nước Nhật với các nước khác. Hoa anh đào được chọn làm quốc hoa tượng trưng cho nước Nhật nên khi nghe nói “xứ hoa anh đào” mọi người đều hiểu là xứ Nhật Bản. Hoa anh đào nở rộ lúc đầu Xuân tức cuối Tháng Ba hay đầu Tháng Tư. Trong khoảng thời gian này lễ hội hoa anh đào được tổ chức khắp nơi trên xứ Phù Tang để đón Mùa Xuân mới. Mọi người tụ tập trong công viên có hoa anh đào để ăn uống, ngắm hoa gọi là “Ohanami” (có nghĩa là “huê kiến” ngắm hoa). Người Nhật cho rằng cảnh hoa đào rơi lả tả theo gió như bướm bay mới đẹp, mới lãng mạn, tình tứ. Nhiều cặp tình nhân hẹn nhau trong vườn đào, trải chiếu trên bãi cỏ xanh ngắm hoa rơi mà thề non hẹn biển:


Lòng bâng khuâng nhớ ai năm nào
Hẹn hò nhau dưới hoa anh đào, mình nói chuyện ngày sau...


Tôi là người mê hoa và yêu thiên nhiên, thích xem hoa nở, ưa nhìn trăng lên, nghe nói mùa hoa đào Ðông Kinh đẹp nên chuyến này tôi phải đi cho bằng được dù giá xăng, vé máy bay có tăng lên vùn vụt, tôi cũng phải đi. Tại Little Saigon có nhiều hãng du lịch Việt Nam tổ chức Tour du lịch ngắm hoa anh đào Nhật Bản vào cuối Tháng Ba sang đầu Tháng Tư. Thường thời gian đi trong vòng 8 đến 10 ngày, chương trình bao gồm vùng thủ đô Tokyo để xem hoàng cung, dạo chơi mua sắm ở phố Ginza, phố đêm Shinjuku. 
Sau đó xuống vùng núi Phú Sĩ ngủ đêm trong nhà trọ cổ truyền Nhật Bản. Rồi tiếp tục xuống miền Nam, thăm cố đô Kyoto xem chùa chiền, cố đô Nara xem... nai vàng ngơ ngác không đạp trên lá vàng khô mà bãi cỏ non, tới Osaka ngắm hoa anh đào trong lâu đài lãnh chúa thời phong kiến. Sau khi ăn thịt bò Kobe chương trình du lịch sẽ tới hồi kết thúc. Nhiều tour du lịch còn kết hợp đi Ðại Hàn, Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam. Giá tour Nhật Bản Mùa Hoa Anh Ðào bây giờ nhích lên gần 3,000 đồng Mỹ Kim nhưng được ăn uống 3 bữa mỗi ngày (nên nhớ ăn uống ở Nhật không rẻ), ngủ khách sạn sang trọng (khách sạn Nhật cũng thuộc loại đắt nhất thế giới), không phải ngủ trong khách sạn “con nhộng” (capsule) nằm trong cái thùng sắt tròn như con ngài nằm trong cái kén chờ hóa bướm. 

Tôi không đi tour chuyến đi Nhật này vì lý do mà tôi sẽ nói sau, không ngắm hoa... tập thể mà tự túc rong chơi. Ði du lịch ba lô, khi vui ở lại, nếu buồn ra đi. Có tiền ở khách sạn và ăn nhà hàng. Hết tiền kiếm bạn bè cũ... thăm hoặc kiếm chùa hay nhà thờ Việt Nam và ăn mì đứng (quán mì vỉa hè, không có ghế ngồi). Ði một mình mỗi đêm tôi chỉ cần “một cõi đi về” với chiếc túi ngủ là đủ. Ngày trước ở quân trường Quang Trung, mỗi đêm đi ứng chiến, được chia nấm mộ bằng xi măng là mừng lắm rồi!


Từ Los Angeles có rất nhiều hãng máy bay đưa du khách đến Tokyo, hàng không Mỹ cũng có và hãng Nhật thì có Japan Airlines nhưng rẻ hơn hết là Thai Airways hay Korean Airlines. Tôi khởi hành lúc 11 giờ sáng ở Los Angeles bằng Thai Airways. Trên phi cơ ngồi cạnh tôi là một phụ nữ Nhật khoảng gần 50, sắc dáng trung bình nhưng vui vẻ cởi mở. Không như đa số phụ nữ Nhật kín đáo, thẹn thùng và rất nhát tiếng Anh, bà này tiếng Anh khá mặc dù giọng người Nhật khi chưa nghe quen hơi khó hiểu. Sau khi xã giao làm quen bà trao cho tôi danh thiếp có phương danh là Mitsuko A..., bà làm việc trong chương trình “trao đổi học sinh” (Student Exchange) giữa Nhật và Mỹ. Bà nói khách sạn ở Nhật đắt lắm và hỏi tôi có đặt trước khách sạn chưa? Bà là hội viên của một câu lạc bộ bảo tồn văn hóa gì đó, bà có thể mướn giùm tôi khách sạn có hợp đồng với hội của bà với giá rẻ hơn giá bình thường.

Năm 1974 từ Sài Gòn tôi sang Nhật 6 tháng để tu nghiệp về ngành đo đạc Thủy Ðạo (Hydrographic Survey) và sau khi vượt biên năm 1978 định cư ở California có trở lại thăm Nhật vào Hè năm 1991. Vì vậy tôi cũng có kinh nghiệm và hiểu biết về thành phố Tokyo cũng như nước Nhật nên không cần phải đi theo tour du lịch mà tự túc đi riêng cho chuyến đi này. Tôi đã vào Internet đặt trước 2 đêm tại khách sạn Takanawa Tobu gần ga Shinagawa là nơi tôi từng ở suốt 6 tháng khi tu nghiệp với giá phòng 1 giường là 124 USD cho một đêm (năm 1974 giá phòng chỉ có... 11 USD, nay đắt gấp 11 lần nhưng thời ấy 1 USD đổi được đến 300 yen, nay chỉ có 107 yen). Tôi định nếu tìm được khách sạn rẻ hơn thì dọn đi nên chỉ đặt phòng 2 đêm mà thôi để chắc rằng khỏi phải “homeless” ở đất Nhật. Giá phòng ở Tokyo rất đắt nhất là ở khu trung tâm thành phố là khu Chuo-ku gần nhà ga xe điện trung ương và hoàng cung, giá phòng phải 200 USD trở lên. 
Ở hiền thì gặp lành, nay trên máy bay gặp bà Mitsuko này rất tử tế, biết tôi có bà con với ông Trùm Sò nên muốn giúp tôi tiết kiệm được túi tiền khi đi du lịch. Vô tư không khách sáo tôi hỏi khách sạn của hội bà chừng bao nhiêu? Bà nói lúc trước bà mướn cho cha mẹ học sinh bên Mỹ qua đưa con em của họ sang Nhật trong chương trình trao đổi văn hóa giá phòng là 65 USD một ngày. Bây giờ không biết có tăng lên hay không? Ở khách sạn 2 ngày đã đặt, nếu tôi cần nơi rẻ hơn thì gọi bà.

Phi trường Narita (Tokyo)

Sau 11 giờ bay phi cơ đến Tokyo lúc 3 giờ chiều của ngày hôm sau mặc dù trên phi cơ không có trải qua đêm nào. Giờ Los Angeles đi trước Tokyo 7 tiếng đồng hồ nhưng sau Tokyo một ngày vì phi cơ đã vượt qua đường chia ngày (Date Line) ở giữa Thái Bình Dương. Phi trường quốc tế Tokyo ở vùng Narita nên có tên là Narita International Airport cách Tokyo 66km (40 miles) về hướng Ðông Bắc. Mặc dù đã hoạt động từ Tháng Năm 1978 nhưng người ta vẫn gọi là phi trường mới vì Tokyo còn một phi trường khác cũ hơn là phi trường Haneda nằm cạnh Tokyo ở sát biển về hướng Nam. Phi trường Haneda hiện vẫn hoạt động nhộn nhịp nhưng phần đông là cho các đường bay nội địa, chỉ có một số chuyến bay quốc tế đi Ðài Loan và Hán Thành ( phi trường Gimpo ở Seoul).

Khi xây phi trường mới Narita để đáp ứng nhu cầu hàng không của Nhật đang phát triển, thay thế sân bay Haneda đang quá tải để tiếp nhận các chuyến bay quốc tế, chính quyền đã gặp khó khăn về vấn đề thiếu đất đai để xây phi trường. Xây gần Tokyo tiền đền bù đất quá đắt nên sau vài lần thay đổi địa điểm, họ đã chọn Narita tương đối là một làng quê thuộc tỉnh Chiba. Việc xây phi trường Narita đã bị dân chúng địa phương và đảng phái thiên tả chống đối cho rằng phi trường rộng lớn và hiện đại nhằm cho Mỹ sử dụng khi có chiến tranh với Nga Xô vì lúc đó còn thời kỳ chiến tranh lạnh. Việc xây phi trường gặp rất nhiều cuộc biểu tình bạo động bằng bom lửa tự chế. Sắp đến ngày khánh thành còn bị nhóm quá khích đột nhập vào tháp điều khiển không lưu (control tower) đập phá máy móc trang bị khiến ngày khánh thành phải dời lại 2 tháng sau để sửa chữa. Vì kinh nghiệm ở phi trường Narita nên những phi trường lớn xây sau này như ở Osaka, Nagoya người ta phải xây bằng cách đắp đất lấn biển thay vì xây trong vùng dân cư đông đúc.

Hiện phi trường Narita bận rộn đứng thứ 2 của Nhật Bản sau phi trường cũ Haneda. Năm 2004 phi trường Narita vận chuyển 31 triệu hành khách và là căn cứ chính của 2 hãng hàng không lớn nhất nước Nhật là Japan Airlines (JAL) và All Nippon Airways (ANA). Phi trường có hai nhà ga (terminal) lớn và nhiều tầng lầu nhưng cách xa nhau lại không có lối đi bộ cho hành khách, muốn qua lại như đổi chuyến bay phải dùng xe buýt hoặc xe điện. Bảng chỉ dẫn tiếng Anh luôn nằm dưới chữ Nhật nên khó xem và nhân viên phi trường tuy trẻ tuổi nhưng tiếng Anh cũng lạng quạng. 
Cửa kiểm soát hộ chiếu và hành lý làm việc rất kỹ lưỡng và nghiêm ngặt. Thấy bộ mặt của tôi có vẻ hình sự (criminal face) hay sao mà passport của tôi có đến 2 người (1 đàn ông và 1 đàn bà trẻ) cùng xem nói với nhau xí xô nghe như “cô ôm tôi vô, tôi xô cô ra”. Người đàn ông nói, người đàn bà khen “Hay! Hay!” liên hồi. Dám họ tưởng tôi tình báo Bắc Triều Tiên lắm? Dân Mỹ vào Nhật du lịch ngắn hạn không cần phải xin chiếu khán nhưng họ cũng hỏi tôi vào Nhật với mục đích gì và ở bao lâu? Có lẽ đó là câu hỏi thông thường để đánh vào hệ thống vi tính nhưng cũng làm tôi mất hứng vì đi Thái Lan, Hồng Kông, Macau, Ðức, Áo v.v... người ta không hỏi tiếng nào. Ðưa passport xanh đậm có hình con ó xòe đôi cánh, giơ hai chân ra là “All we trust” đóng dấu nhập cảnh cái cộp chớ không lôi thôi như ở đây. 
Sau khi hành lý xách tay của tôi chạy qua máy X Ray, không biết thấy cái gì trong đó mà họ đòi tôi mở ra cho họ khám. Lon keo xịt tóc bỏ theo để “tóc gió thôi bay” họ nói đem vào Nhật không được vì nằm trong danh sách bị cấm, họ lật danh sách các món bị cấm ra cho tôi xem và nói là làm... thủng lỗ khí quyển! Nghe nói tới làm... thủng lỗ là tôi tái người vì tội danh này nghe... quen quen nên mau mau cho họ lấy đi cho rảnh nợ. Công tôi mang theo keo xịt tóc bây giờ bị tịch thu khiến tôi không vui rồi. 
Tôi còn mang theo chai dầu gió xanh hiệu Con Ó để phòng khi cảm mạo trở trời. Họ hỏi chất hóa học xanh xanh này tên gì? Tôi chỉ những dòng chữ in ngoài chai cho họ xem. Xem xong anh ta nhấn chuông... báo động kêu leng keng và ngọn đèn trên quày nhấp nháy liên hồi như máy “slot machine” ở Las Vegas khi kéo trúng 3 chùm trái... cherry hay 3 con 7. Các nữ hành khách Mỹ có, Nhật có đứng sau tôi để chờ thủ tục nhìn tôi châu mày không biết tôi làm cái giống gì mà rắc rối đủ chuyện, mất quá nhiều thời giờ vàng bạc? 
Một người đàn ông Nhật áo vét, cà vạt trịnh trọng đi tới nghe anh kia báo cáo câu chuyện và đưa 2 món đồ “quốc cấm” cho ông ta xem. Nghe xong ông ta tuyên bố là... giữ lại, không cho đem vào nước Nhật và làm biên bản tịch thu, đưa tôi giữ một bản. Mới tới phi trường chưa vào nước Nhật mà xảy ra nhiều sự cố kỹ thuật khiến tôi không vui rồi! Không biết những ngày tới còn những chuyện gì sẽ xảy ra nữa? Nhưng cũng hiểu là nước Nhật rất chú trọng về vấn đề ô nhiễm môi sinh nên họ có thỏa ước Kyoto về hiệu ứng nhà kiến hay hâm nóng toàn cầu gì đó. Thêm vào đó nhiều nhóm vẫn còn chống đối phi trường Narita nên an ninh phi trường rất chặt chẽ, sợ những phần tử quá khích đột nhập vào xịt hóa chất giết người như họ đã từng làm ở một ga xe điện ngầm tại Tokyo.

Từ phi trường vào thành phố khá xa, nhanh nhất là đi xe điện cũng phải mất gần một tiếng đồng hồ. Như chuyến đi Nhật năm 1991, ra khỏi phi trường thấy bên ngoài có xe buýt đề chữ Tokyo Station (nhà ga Tokyo). Xe buýt nhưng họ đề chữ là Limosine.Tôi lên xe đi và tiền vé là 3,000 yen (28 USD) để đi Tokyo Station. Từ nhà ga trung ương Tokyo có nhiều tuyến đường xe điện đi tỏa ra khắp các nơi, tôi sẽ lấy tuyến đường Yamanote để đi ga Shinagawa và từ ga này đi bộ tới khách sạn Takanawa Tobu mà tôi đã đặt phòng. 
Ði xe buýt khá mất thời giờ vì kẹt xe và kẹt đèn giao thông khi vào tới Tokyo, sau này tìm tòi trên Internet tôi mới biết ở mỗi Terminal 1 cũng như Terminal 2 đều có xe điện tốc hành để về ga Tokyo gọi là xe Narita Express giá đắt chút ít là 3,140 yen nhưng chạy nhanh hơn từ 53 đến 70 phút tùy theo chuyến xe. Narita Express cũng của hãng xe điện quốc doanh Japan Railways (JR) lớn nhất ở Nhật. 
Nhưng đến Nhật lần đầu tiên tốt hơn là dùng xe buýt Airport Limousine để về Tokyo. Có nhiều xe buýt chạy đến ngay khách sạn lớn ở Tokyo với giá cũng không tăng. Khi từ khách sạn trở ra phi trường du khách cũng nên dùng phương tiện này nhất là có hành lý cồng kềnh khó khăn khi đi xe điện. Còn phương tiện taxi để từ phi trường vào thành phố giá xe rất cao đến 20,000 yen (gần 200 USD). Khi xây phi trường Narita người ta dự định sẽ làm tuyến đường xe lửa đầu đạn (bullet train) với loại xe Shikansen chạy rất nhanh nhưng sau đó dự án này phải hủy bỏ vì mua đất không được, dân địa phương đòi giá quá cao.

Sau mười mấy năm hôm nay tôi đã trở lại nước Nhật, từ Narita về Tokyo cảnh vật thay đổi khá nhiều, xa lộ nới rộng nhiều làn xe hơn và đèn hiệu, bảng chỉ dẫn, lằn sơn giao thông (traffic strippings) vẽ nhiều hơn bên Mỹ. Nhà cửa hai bên đường nho nhỏ nhưng ngăn nắp khang trang, nhà nào cũng có những dĩa Satelitte gắn mọi chỗ, trên mái nhà đã đành, ngay cả ngoài ban công, cửa sổ. Phố xá hàng hóa la liệt, đông đúc bộ hành trong những y phục màu sắc tươi tắn trang nhã. 
Ðó đây có những tiệm Mc Donald's, Burger King, KFC, các chợ 7 Eleven... Tôi tìm hoa đào xem còn nở hay đã tàn? Hoa đào là loại hoa có kiếp sống mong manh, mùa hoa đào nở rộ khoảng 10 ngày là tàn. Tôi sợ mình sang hoa đã rụng hết thì chỉ còn nhìn lá xanh. Nhưng thấp thoáng trong những xóm nhà, đường phố còn thấy hoa đào màu trắng, hồng, đỏ chen nhau rực rỡ chào đón tiết Xuân sang. 
Trịnh Hảo Tâm

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/02/2015(Xem: 5071)
Triển lãm “Các Kiệt tác của Điêu khắc Phật giáo từ miền Bắc Nhật Bản”, khai mạc vào hạ tuần tháng 1-2015 tại Bảo tàng Quốc gia Tokyo ở Ueno, Tokyo, phản ảnh một sự tập trung chú ý đổi mới về các tượng Phật giáo của vùng Tohoku sau trận động đất và sóng thần lớn tại Nhật vào năm 2011. Trong số những tượng trưng bày tại triển lãm này có những tượng đã bị hư hại trong trận động đất ngày 11-3-2011 và các dư chấn, và những tượng mà mọi người hướng nhìn để tìm sự an ủi và sức mạnh khi họ nương tựa tại các chùa trên vùng đất cao của các vùng duyên hải sau khi nhà cửa của họ bị sóng thần cuốn trôi. Có cả một tượng vẫn tồn tại qua 2 thảm họa động đất và sóng thần “một-lần-trong-một-thiên niên kỷ” của vùng Tohoku này. Với 26 tượng được trưng bày, đây không có nghĩa là một cuộc triển lãm lớn. Nhưng rõ ràng là các tác phẩm đã được tuyển chọn kỹ để cho thấy sự đa dạng của điêu khắc Phật giáo tại Tohoku. Triển lãm kéo dài cho đến ngày 5-4-2015. (The Japan News – February 2, 2015)
02/02/2015(Xem: 5521)
Đức Đạt Lai Lạt Ma rời Youth Hostel, Tây Tạng, Rohini, Delhi vào sáng sớm ngày 27/1/2015. 7 giờ 45 phút sáng, Ngài dừng lại để chào buổi sáng với một số sinh viên Tây Tạng sinh sống ở Youth Hostel, rồi cùng đoàn về thăm khu hệ thống Trường Dayanand Anglo-Vedic (DAV), TP. Ghaziabad, bang Uttar Pradesh (UP), Ấn Độ.
29/01/2015(Xem: 4563)
Ngày 22-1-2015, hàng nghìn tăng sĩ đã tuần hành trên đoạn đường dài 11 km từ Dungeshwari ở Jharkhand đến Bồ đề Đạo tràng ở Bihar để tưởng niệm sự giác ngộ của Đức Phật. Chư tăng từ Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan và Bangladesh đã tham gia hành trình tâm linh này. Cuộc tuần hành từ Dungeshwari, ngọn đồi nhỏ nơi Đức Phật cùng với các đệ tử của Ngài đã thực hiện cuộc thiền hành kéo dài 6 năm. Sự kiện này đã kết thúc dưới cây Bồ đề linh thiêng tại Chùa Đại Giác Ngộ, với một điểm dừng chân ngắn ở Sujatagarh.
22/01/2015(Xem: 8445)
NEPAL: Nâng cấp phi trường Đức Phật Cồ Đàm Ngày 15-1-2015, Thủ tướng Sushil Koirala của Nepal đã đặt viên đá đầu tiên cho dự án nâng cấp Phi trường Đức Phật Cồ Đàm tại Bhairahawa, cách Lâm Tì ni khoảng 20 km. Dự án nhằm chuyển phi trường nói trên thành nơi thay thế Phi trường Quốc tế Tribhuvan ở thủ đô Kathmandu - là phi trường quốc tế duy nhất tại quốc gia vùng Hi Mã Lạp Sơn này, vốn đã chứng kiến tình trạng tắc nghẽn giao thông nặng nề trong những năm gần đây. Giai đoạn đầu của dự án sẽ được hoàn thành vào năm 2018, khi Phi trường Đức Phật Cồ Đàm đạt được khả năng phục vụ 760,000 hành khách mỗi năm. Phi trường Đức Phật Cồ Đàm mới sẽ bao gồm một đường băng 3,000 km, các vòm che mới cho nơi đỗ máy bay và đường băng, hệ thống thoát nước, các đường vào trạm nhiên liệu và hàng hóa, ranh giới phi trường mới và các cơ sở hạ tầng mới hoàn thiện.
16/01/2015(Xem: 21813)
Ram Bahadur Bomjan, 01 cậu trai trẻ (sinh ngày 09 -tháng 04 -1990) đã ngồi thuyền định trong suốt 06 năm,mà không dùng bất kỳ thức ăn, nước uống nào, từ ngày 17 -05 -2005 đến ngày 17 -05 -2011. Với mong muốn đem lại thông điệp Hòa Bình và Yêu Thương Của Đấng Thiêng Liêng đến Toàn Thể Nhân Loại. Mong rằng mọi người hãy truyền bá thông điệp này rộng rãi hơn, và hãy thật sự yêu thương nhau như yêu chính bản thân mình. Ngài không khác gì 01 vị Bồ Tát tái sinh. Ngày nay người ta gọi Ngài là Dharma Sangha. Quý vị có quyền đặt câu hỏi với điều này "Đây có phải là sự thật hay là trò nhảm nhí, và anh ta làm vậy để làm gì và được gì ?" Dù cho Niềm Tin của quý vị có đặt ở đâu đi nữa, chỉ mong quý vị hướng đến việc Thiện, tránh xa việc Bất Thiện.Và nếu như chúng ta đã từng lầm lỗi cũng chẳng sao, vì vốn dĩ đâu ai hoàn thiện, nhưng quan trọng là chúng ta biết sai,chịu sửa, không tái phạm , điều đó đáng quý hơn. Xin hãy truyền bá thông điệp yêu thương này đến tất cả mọi người. Mong bình an và hạnh
15/01/2015(Xem: 4473)
Có một câu nói quen thuộc rằng: “Tại Ai Cập cổ đại, loài mèo đã được thờ phụng như những vị thần; và người ta không bao giờ quên điều này”. Chắc chắn rằng tại Nhật Bản mèo vẫn rất được tôn trọng, với toàn thể các hòn đảo của loài mèo vẫn đang dành cho chúng sự tự do dạo chơi đế chúng tồn tại một cách yên ổn trong hệ sinh thái riêng của mình. Tất nhiên mọi chuyện không phải đều hoàn hảo, và những con mèo hoang và bị bỏ rơi là một thực tế rất đáng buồn tại Nhật cũng như tại các nước khác. Nhưng ngày nay những con mèo tại chùa Gotanjo ở tỉnh Fukui rất hạnh phúc: Chúng được các tu sĩ Phật giáo cho ăn, yêu thương chăm sóc, và chúng được vuốt ve bởi những du khách đáng mến. Thậm chí ta có thể nhận một quẻ bói của mèo để xem cho biết vận mệnh năm sau sẽ ra sao! Chùa Gotanjo nổi tiếng vì nuôi rất nhiều mèo, và bây giờ khách viếng và cư dân địa phương đã đặt tên không chính thức cho chùa là ‘Chùa Mèo”. (Rocket News – January 12, 2015)
08/01/2015(Xem: 5324)
Các nhà hoạt động xã hội nói rằng: “Người OBCs muốn từ bỏ Ấn Độ giáo để quy y Phật Giáo vì đó là cách duy nhất giúp họ thoát khỏi chế độ giai cấp bảo thủ và sự áp bức mà họ phải gánh chịu”. Ông Pravin Gaikwad, Chủ tịch Sambhaji Brigade, trực thuộc Maratha Seva Sangh đã hoan nghênh quyết định của Upre: “Về mặt lý thuyết, Phật giáo là một tôn giáo hoàn hảo tuyệt vời nhất trên thế giới. Các bạn thấy trên cơ sở lý luận logic. Bạn được phép để suy nghiệm một cách khoa học và nếu bạn không thuyết phục với bất kỳ ý tưởng, sau đó bạn có thể loại bỏ chúng, sự tự do tư tưởng như vậy không có sẳn trong Hồi giáo, Ấn Độ giáo và Kitô giáo.
08/01/2015(Xem: 4545)
Ithaca, New York – Phật tử Tây Tạng đã hoàn thành 2 trong số 4 tòa nhà mới bao gồm Học viện Nghiên cứu Phật giáo Tu viện Du Khor Choe Ling(DKCL) Namgyal. Khu tu viện tọa lạc trên 28 mẫu đất này gồm có tòa nhà chính với điện thờ, phòng ăn và nhà bếp, cũng như một tòa nhà riêng là nơi cư trú của các nhà sư. Tu viện Namgyal được thiết kế trong dạng của một mạn đà la để tôn trọng thiết kế truyền thống của các tu viện Tây Tạng. Thiết kế này đã được Đức Đạt lai Lạt ma phê duyệt. Việc xây dựng tu viện này đem đến cho cộng đồng Phật giáo ở vùng Trung New York một khung cảnh đáng tin cậy hơn cho việc nghiên cứu Phật giáo Tây Tạng và tạo cho các tăng sĩ Tây Tạng một cơ hội để học tiếng Anh và giảng dạy. Trong suốt cả năm, Tu viện DKCL Namgyal tổ chức nhiều lễ kỷ niệm và các buổi lễ, cũng như cung cấp nhiều chương trình và khóa học về Phật giáo và thiền định.
24/12/2014(Xem: 7746)
Ngày hôm qua (22.12.2014) tại Hý Viện thành phố Hannover chính quyền Tiểu Bang Niedersaschen đã tổ chức lễ tưởng niệm như là một Quốc Tang của cựu Thủ Hiến Tiểu Bang Niedersachen (1976-1990) Ông Dr. Ernst Albrecht; người đầu tiên cứu vớt 1.000 thuyền nhân Việt Nam trên chuyến tàu Hải Hồng cuối năm 1978 và kể từ đó nước Đức đã tiếp tục đón nhận hơn 100.000 người tỵ nạn cộng sản cho đến ngày nay.
21/12/2014(Xem: 4889)
LÀO: Hoa Kỳ tài trợ về bảo tồn di sản văn hóa và sử liệu Phật giáo tại Luang Prabang Luang Prabang, Lào – Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Lào sẽ tài trợ 655,400 usd để giúp bảo tồn di sản văn hóa ở tỉnh Luang Prabang. Từ ngày 6 đến 9-12-2014, ông Daniel Clune, Đại sứ Hoa Kỳ tại Lào đã thăm Luang Prabang để tham dự 2 lễ bàn giao việc hoàn thành dự án trùng tu Chùa Xiengthong và hoàn thành dự án 1-năm với Bảo tàng Quốc gia Luang Prabang. Hai lễ bàn giao này do Sở Thông tin, Văn hóa và Du lịch Luang Prabang tổ chức.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]