Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chia cắt tại Sudan: Thêm một bài học!

07/11/201204:34(Xem: 4358)
Chia cắt tại Sudan: Thêm một bài học!
CHIA CẮT TẠI SUDAN
Thêm một bài học!

Minh Thạnh


chiacattaiSudan-minhthanhMới cách đây mấy ngày, các đài nước ngoài lại đưa tin Bắc và Nam Sudan lại đánh nhau. Lần này thì phi pháo được sử dụng.

Người ta nghĩ rằng khi đã đạt được sự chia cắt, Giáo hội Ca tô La Mã thực sự chấp chính trên lãnh địa tôn giáo riêng cho họ, có đường biên giới rõ ràng, được quốc tế công nhận, thì xung đột do các tôn giáo tạo ra, trong đó có phía Giáo hội Ca tô La Mã Sudan, sẽ chấm dứt.

Cái gì khơi nguồn từ bạo lực, chia rẽ thì sẽ không kết thúc dễ dàng bằng hòa bình, hòa hợp một cách dễ dàng, dù có sự bảo đảm của quốc tế, sự can thiệp của các siêu cường.
Giáo hội Ca tô La Mã ở Sudan đã lợi dụng tình huống mâu thuẫn dẫn đến xung đột bạo lực, để cuối cùng dẫn đến sự chia cắt nước Sudan theo đường ranh giới tôn giáo. Trong quá trình đó, Giáo hội trở thành lực lượng cầm quyền ở miền Nam.

Trang Dũng Lạc có đăng bài “Vai trò của Giáo hội Công giáo trong cuộc trưng cầu dân ý ở miền Nam Sudan” của tác giả Trần Mạnh Trác.

Bài viết dẫn lại nhiều ý từ một nhân vật có tên là Dan Griffin, với chức danh “cố vấn Sudan Catholic Relief Services, điều hợp viên giữa Hoa Kỳ và các nhân viên ở Sudan”. Phần lớn các ý kiến dẫn lại đều hướng đến việc xem hoạt động chia cắt Nam Sudan, đưa Giáo hội Ca tô La Mã lên nắm quyền chính trị ở Nam Sudan là điều cần thiết cho hòa bình.
Bài viết đưa ra lời Dan Griffin, quan chức một tổ chức Catholic, nói không dấu giếm: “Đây là trường hợp mà Giáo hội đã cung cấp một viễn kiến rất hữu hiệu”, “Giáo hội đang dẫn đầu, đưa ra viễn tượng của một nước Sudan chưa tồn tại kêu gọi người dân tham gia và đóng góp vào việc xây dựng quốc gia”.

Một vị trí quyền lực được chuẩn bị cho Giáo hội từ sự mâu thuẫn, bất ổn tranh chấp, xung đột rồi chiến tranh. Không có những cái đó thì Giáo hội Ca tô La Mã không có cái để nắm lấy quyền ảnh hưởng chính trị ở bên trong đường ranh giới tạo ra dành cho họ.

Chính Giáo hội, từ xung đột, đã vẽ nên và thúc đẩy xu hướng chia cắt. Bài viết đã dẫn cho biết rõ: “Một số nhà quan sát cho rằng miền Nam đã không xử lý tốt việc chuyển tiếp này cho nên không nên triệt để tiến tới độc lập. Nhưng các nhà lãnh đạo Giáo hội [Ca tô La Mã – chú thích của người viết bài này], là những người hiểu biết tường tận những thiếu sót của chính quyền miền Nam qua kinh nghiệm, đã đánh giá rằng cuộc bỏ phiếu độc lập cần được thực hiện”.

Sự loạn lạc, bất ổn đã tạo nên tình huống thuận lợi để Giáo hội Ca tô La Mã nắm lấy quyền “bảo đảm an ninh”, tức là chính quyền, chứ không gì khác. Bài báo viết “Qua con đường ngoại giao và các cơ quan quốc tế, các giám mục Sudan đã tìm cách “bảo đảm an ninh…”.

Trước đó, bài viết dẫn trên cũng đã nhấn mạnh tới yếu tố bất ổn tạo ra trách nhiệm lãnh đạo [tức nắm chính quyền] của Giáo hội [Ca tô La Mã, trong ngoặc vuông là chú thích của người viết bài này]. Một kết luận của bài viết đang được trích dẫn không ngần ngại nói rõ “Các điều kiện này [tức sự bất ổn], đã buộc Giáo hội [Ca tô La Mã] vào vai trò lãnh đạo”.

Như vậy, một công thức đã hiện hình:

Bất ổn -> nhu cầu bảo đảm an ninh của Giáo hội [La Mã] + chia cắt + chiếm chính quyền.

Người ta nói đến hòa bình, vãn hồi trật tự như là kết quả của công thức đó. Nhưng thực tế cho thấy, khi sự thù hận, chia rẽ được kích thích để có xung đột, rồi lại tìm kiếm hòa bình bằng sự chia cắt, thì không có hòa bình căn bản và bền vững. Ở Sudan, bây giờ không đánh nhau bằng súng trường, đại bác trên mặt đất, thì người ta dùng máy bay vượt qua biên giới.

Trong khi đó, nếu giáo hội Ca tô La Mã giữ quyền “bảo đảm an ninh” cho một phía, thì tất yếu cũng phải sử dụng đến súng phòng không hay không chiến. Và thế là quốc gia đó, khu vực đó lại quay về lại thời trung cổ, với các cuộc chiến có liên hệ đến các cha cố.

Đây không phải là chuyện Sudan xa xôi, để chúng ta có thể bị phê bình là không cần thiết khi bàn luận. Những đường ranh giới tôn giáo, mà một phần đáng kể hình thành từ đạo Ca tô La Mã, ở nước nào cũng có, kể cả nước ta. Rồi những mâu thuẫn dẫn tới bất ổn, điều đó không lạ, cũng kể cả ở ta, mà phần lớn từ những vụ “đòi đất”. Nếu cường độ lên đến mức nào đó, thì họ có thể áp dụng công thức ở trên.

Nghiệm bài học như thế vào hoàn cảnh nước ta, thì trách nhiệm của Phật giáo, tôn giáo lớn nhất ở Việt Nam, là phải đẩy mạnh hoạt động của mình khắp mọi miền đất nước, sao cho những nỗ lực hoằng hóa có thể đưa đạo Phật hiện diện ở khắp cả mọi nơi, từ miền đồng bằng ven biển đến vùng rừng sâu núi thẳm, không để hình thành các đường ranh giới tôn giáo, một yếu tố trong công thức Sudan, hay công thức Đông Timor, công thức Croatia…

Từ Sudan bài học lớn trong việc bảo vệ sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, giữ gìn ổn định xã hội, cũng cố hòa bình, là không để định hình các đường ranh giới tôn giáo. Để làm được điều này, thì phương thức cụ thể tùy theo hoàn cảnh từng nước. Còn riêng ở Việt Nam, thì trước hết là sự thúc đẩy Đạo Phật phát triển ở những vùng manh nha các đường ranh giới tôn giáo như vậy. Đạo Phật tại Việt Nam trong sự phát triển của mình, không hướng tới việc thiết lập các lãnh địa tôn giáo, kẽ vạch các đường ranh giới tôn giáo, mà ngược lại, đạo Phật là yếu tố hóa giải các xu hướng tiêu cực đó.

Minh Thạnh


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/02/2015(Xem: 5080)
Triển lãm “Các Kiệt tác của Điêu khắc Phật giáo từ miền Bắc Nhật Bản”, khai mạc vào hạ tuần tháng 1-2015 tại Bảo tàng Quốc gia Tokyo ở Ueno, Tokyo, phản ảnh một sự tập trung chú ý đổi mới về các tượng Phật giáo của vùng Tohoku sau trận động đất và sóng thần lớn tại Nhật vào năm 2011. Trong số những tượng trưng bày tại triển lãm này có những tượng đã bị hư hại trong trận động đất ngày 11-3-2011 và các dư chấn, và những tượng mà mọi người hướng nhìn để tìm sự an ủi và sức mạnh khi họ nương tựa tại các chùa trên vùng đất cao của các vùng duyên hải sau khi nhà cửa của họ bị sóng thần cuốn trôi. Có cả một tượng vẫn tồn tại qua 2 thảm họa động đất và sóng thần “một-lần-trong-một-thiên niên kỷ” của vùng Tohoku này. Với 26 tượng được trưng bày, đây không có nghĩa là một cuộc triển lãm lớn. Nhưng rõ ràng là các tác phẩm đã được tuyển chọn kỹ để cho thấy sự đa dạng của điêu khắc Phật giáo tại Tohoku. Triển lãm kéo dài cho đến ngày 5-4-2015. (The Japan News – February 2, 2015)
02/02/2015(Xem: 5527)
Đức Đạt Lai Lạt Ma rời Youth Hostel, Tây Tạng, Rohini, Delhi vào sáng sớm ngày 27/1/2015. 7 giờ 45 phút sáng, Ngài dừng lại để chào buổi sáng với một số sinh viên Tây Tạng sinh sống ở Youth Hostel, rồi cùng đoàn về thăm khu hệ thống Trường Dayanand Anglo-Vedic (DAV), TP. Ghaziabad, bang Uttar Pradesh (UP), Ấn Độ.
29/01/2015(Xem: 4569)
Ngày 22-1-2015, hàng nghìn tăng sĩ đã tuần hành trên đoạn đường dài 11 km từ Dungeshwari ở Jharkhand đến Bồ đề Đạo tràng ở Bihar để tưởng niệm sự giác ngộ của Đức Phật. Chư tăng từ Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan và Bangladesh đã tham gia hành trình tâm linh này. Cuộc tuần hành từ Dungeshwari, ngọn đồi nhỏ nơi Đức Phật cùng với các đệ tử của Ngài đã thực hiện cuộc thiền hành kéo dài 6 năm. Sự kiện này đã kết thúc dưới cây Bồ đề linh thiêng tại Chùa Đại Giác Ngộ, với một điểm dừng chân ngắn ở Sujatagarh.
22/01/2015(Xem: 8459)
NEPAL: Nâng cấp phi trường Đức Phật Cồ Đàm Ngày 15-1-2015, Thủ tướng Sushil Koirala của Nepal đã đặt viên đá đầu tiên cho dự án nâng cấp Phi trường Đức Phật Cồ Đàm tại Bhairahawa, cách Lâm Tì ni khoảng 20 km. Dự án nhằm chuyển phi trường nói trên thành nơi thay thế Phi trường Quốc tế Tribhuvan ở thủ đô Kathmandu - là phi trường quốc tế duy nhất tại quốc gia vùng Hi Mã Lạp Sơn này, vốn đã chứng kiến tình trạng tắc nghẽn giao thông nặng nề trong những năm gần đây. Giai đoạn đầu của dự án sẽ được hoàn thành vào năm 2018, khi Phi trường Đức Phật Cồ Đàm đạt được khả năng phục vụ 760,000 hành khách mỗi năm. Phi trường Đức Phật Cồ Đàm mới sẽ bao gồm một đường băng 3,000 km, các vòm che mới cho nơi đỗ máy bay và đường băng, hệ thống thoát nước, các đường vào trạm nhiên liệu và hàng hóa, ranh giới phi trường mới và các cơ sở hạ tầng mới hoàn thiện.
16/01/2015(Xem: 21903)
Ram Bahadur Bomjan, 01 cậu trai trẻ (sinh ngày 09 -tháng 04 -1990) đã ngồi thuyền định trong suốt 06 năm,mà không dùng bất kỳ thức ăn, nước uống nào, từ ngày 17 -05 -2005 đến ngày 17 -05 -2011. Với mong muốn đem lại thông điệp Hòa Bình và Yêu Thương Của Đấng Thiêng Liêng đến Toàn Thể Nhân Loại. Mong rằng mọi người hãy truyền bá thông điệp này rộng rãi hơn, và hãy thật sự yêu thương nhau như yêu chính bản thân mình. Ngài không khác gì 01 vị Bồ Tát tái sinh. Ngày nay người ta gọi Ngài là Dharma Sangha. Quý vị có quyền đặt câu hỏi với điều này "Đây có phải là sự thật hay là trò nhảm nhí, và anh ta làm vậy để làm gì và được gì ?" Dù cho Niềm Tin của quý vị có đặt ở đâu đi nữa, chỉ mong quý vị hướng đến việc Thiện, tránh xa việc Bất Thiện.Và nếu như chúng ta đã từng lầm lỗi cũng chẳng sao, vì vốn dĩ đâu ai hoàn thiện, nhưng quan trọng là chúng ta biết sai,chịu sửa, không tái phạm , điều đó đáng quý hơn. Xin hãy truyền bá thông điệp yêu thương này đến tất cả mọi người. Mong bình an và hạnh
15/01/2015(Xem: 4482)
Có một câu nói quen thuộc rằng: “Tại Ai Cập cổ đại, loài mèo đã được thờ phụng như những vị thần; và người ta không bao giờ quên điều này”. Chắc chắn rằng tại Nhật Bản mèo vẫn rất được tôn trọng, với toàn thể các hòn đảo của loài mèo vẫn đang dành cho chúng sự tự do dạo chơi đế chúng tồn tại một cách yên ổn trong hệ sinh thái riêng của mình. Tất nhiên mọi chuyện không phải đều hoàn hảo, và những con mèo hoang và bị bỏ rơi là một thực tế rất đáng buồn tại Nhật cũng như tại các nước khác. Nhưng ngày nay những con mèo tại chùa Gotanjo ở tỉnh Fukui rất hạnh phúc: Chúng được các tu sĩ Phật giáo cho ăn, yêu thương chăm sóc, và chúng được vuốt ve bởi những du khách đáng mến. Thậm chí ta có thể nhận một quẻ bói của mèo để xem cho biết vận mệnh năm sau sẽ ra sao! Chùa Gotanjo nổi tiếng vì nuôi rất nhiều mèo, và bây giờ khách viếng và cư dân địa phương đã đặt tên không chính thức cho chùa là ‘Chùa Mèo”. (Rocket News – January 12, 2015)
08/01/2015(Xem: 5332)
Các nhà hoạt động xã hội nói rằng: “Người OBCs muốn từ bỏ Ấn Độ giáo để quy y Phật Giáo vì đó là cách duy nhất giúp họ thoát khỏi chế độ giai cấp bảo thủ và sự áp bức mà họ phải gánh chịu”. Ông Pravin Gaikwad, Chủ tịch Sambhaji Brigade, trực thuộc Maratha Seva Sangh đã hoan nghênh quyết định của Upre: “Về mặt lý thuyết, Phật giáo là một tôn giáo hoàn hảo tuyệt vời nhất trên thế giới. Các bạn thấy trên cơ sở lý luận logic. Bạn được phép để suy nghiệm một cách khoa học và nếu bạn không thuyết phục với bất kỳ ý tưởng, sau đó bạn có thể loại bỏ chúng, sự tự do tư tưởng như vậy không có sẳn trong Hồi giáo, Ấn Độ giáo và Kitô giáo.
08/01/2015(Xem: 4564)
Ithaca, New York – Phật tử Tây Tạng đã hoàn thành 2 trong số 4 tòa nhà mới bao gồm Học viện Nghiên cứu Phật giáo Tu viện Du Khor Choe Ling(DKCL) Namgyal. Khu tu viện tọa lạc trên 28 mẫu đất này gồm có tòa nhà chính với điện thờ, phòng ăn và nhà bếp, cũng như một tòa nhà riêng là nơi cư trú của các nhà sư. Tu viện Namgyal được thiết kế trong dạng của một mạn đà la để tôn trọng thiết kế truyền thống của các tu viện Tây Tạng. Thiết kế này đã được Đức Đạt lai Lạt ma phê duyệt. Việc xây dựng tu viện này đem đến cho cộng đồng Phật giáo ở vùng Trung New York một khung cảnh đáng tin cậy hơn cho việc nghiên cứu Phật giáo Tây Tạng và tạo cho các tăng sĩ Tây Tạng một cơ hội để học tiếng Anh và giảng dạy. Trong suốt cả năm, Tu viện DKCL Namgyal tổ chức nhiều lễ kỷ niệm và các buổi lễ, cũng như cung cấp nhiều chương trình và khóa học về Phật giáo và thiền định.
24/12/2014(Xem: 7764)
Ngày hôm qua (22.12.2014) tại Hý Viện thành phố Hannover chính quyền Tiểu Bang Niedersaschen đã tổ chức lễ tưởng niệm như là một Quốc Tang của cựu Thủ Hiến Tiểu Bang Niedersachen (1976-1990) Ông Dr. Ernst Albrecht; người đầu tiên cứu vớt 1.000 thuyền nhân Việt Nam trên chuyến tàu Hải Hồng cuối năm 1978 và kể từ đó nước Đức đã tiếp tục đón nhận hơn 100.000 người tỵ nạn cộng sản cho đến ngày nay.
21/12/2014(Xem: 4905)
LÀO: Hoa Kỳ tài trợ về bảo tồn di sản văn hóa và sử liệu Phật giáo tại Luang Prabang Luang Prabang, Lào – Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Lào sẽ tài trợ 655,400 usd để giúp bảo tồn di sản văn hóa ở tỉnh Luang Prabang. Từ ngày 6 đến 9-12-2014, ông Daniel Clune, Đại sứ Hoa Kỳ tại Lào đã thăm Luang Prabang để tham dự 2 lễ bàn giao việc hoàn thành dự án trùng tu Chùa Xiengthong và hoàn thành dự án 1-năm với Bảo tàng Quốc gia Luang Prabang. Hai lễ bàn giao này do Sở Thông tin, Văn hóa và Du lịch Luang Prabang tổ chức.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]