Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tâm Thư 15: Ước Nguyện Tăng Già Hòa Hợp

02/05/202112:08(Xem: 3212)
Tâm Thư 15: Ước Nguyện Tăng Già Hòa Hợp
ht quang do--4




GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT

VIỆN TĂNG THỐNG
Chùa Từ Hiếu — 59 Lô D, Đường Dương Bá Trạc, Phường 1, Quận 8, Saigon




TÂM THƯ 15

ƯỚC NGUYỆN TĂNG GIÀ HÒA HỢP

của Hòa Thượng Thích Quảng Độ
Đệ Ngũ Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất



 

– Kính gởi: Chư Tôn Trưởng Lão, Chư Hòa Thượng Giáo Phẩm GHPGVNTN,
– Đồng kính gởi: Chư Tôn Hòa Thượng, Thượng Tọa, Chư Đại Đức Tăng-Ni.


Kính bạch Chư Tôn Trưởng Lão, Chư Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng-Ni,

Trong một thời gian dài, trước những dấu hiệu phân hóa nội bộ trong hàng ngũ Giáo phẩm Trung ương, Viện Tăng Thống đã liên tục ban hành các Giáo chỉ và Thông điệp, với ý hướng duy trì bản thể thanh tịnh hòa hợp của Tăng-già, làm nơi quy ngưỡng cho bốn chúng đệ tử hành đạo, tiến tu đạo nghiệp, trong sứ mệnh phụng sự dân tộc và nhân loại. Thế nhưng, viễn ảnh tan rã của Tăng-già, dần theo sự sụp đổ của Giáo Hội, càng lúc càng diễn biến phức tạp.

Mặc dù tự thể thắng nghĩa Tăng-già do đức Thế Tôn thi thiết, không có bất cứ Thiên Ma Ngoại đạo, hay bất cứ thế lực nhân và phi nhân nào có thể phá hoại; tuy vậy, Tăng-già, trong ý nghĩa quy ước, tồn tại như một tổ chức xã hội trong cộng đồng nhân loại, như một quy luật tất yếu, đã thường xuyên bị chi phối bởi những thăng trầm lịch sử của quốc gia và xã hội, khiến cho nguy cơ Phá Tăng, và thực tế Phá Tăng, đã từng hiển hiện trong nhiều thời đại. Trong những biến cố lịch sử như thế, Chư Tổ Đức đã lánh mình ẩn cư vào những nơi cô tịch, như những ngôi sao lẻ loi trong đêm dài tăm tối, tự khoác khôi giáp nhẫn nhục tối thắng, duy trì ngọn đèn Chánh pháp, dù chỉ như đốm lửa tàn, không tắt ngúm trong quốc gia phương vực mà các Ngài đang hành đạo.

Thế giới dù trải qua vô lượng bất khả tư nghị kiếp số thành-trụ-hoại-không, nhưng Phật tánh trong mỗi chúng sinh dù bị bao phủ bởi nhiều lớp khách trần phiền não, vẫn không hề bị tổn hại. Đây là niềm tin bất động của những người con Phật, là căn cơ vững chắc cho tâm bồ-đề kiên cố, không thoái chuyển, tùy cơ hành đạo và hóa đạo trong mọi nhân duyên thuận nghịch.

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất được thành lập sau những giai đoạn đen tối của đạo pháp, bằng những hy sinh vô úy của bốn chúng đệ tử, bằng máu, xương và nước mắt, tiếp tục bản nguyện của Lịch đại Tổ Sư, đồng hành với đại khối dân tộc, cùng chung lý tưởng dựng nước và giữ nước, cùng chung lý tưởng phụng sự hòa bình và an lạc cho cộng đồng dân tộc mà trong trường kỳ lịch sử đã phải nhận chịu vô vàn khổ lụy, nhưng vẫn kiên cường giữ vững giá trị và phẩm chất của dân tộc.

Sau Pháp nạn 1963, tất cả các hệ phái Phật giáo tại Miền Nam Việt Nam do nhận thức rõ ý nghĩa “bốn chúng hòa hợp đồng tu”, đã đồng tâm quyết định thống nhất thành một tổ chức Giáo hội, mà mục đích và lập trường thuần nhất được tuyên bố trong Lời Mở Đầu của bản Hiến chương: “Công bố lý tưởng hòa bình của giáo lý Đức Phật, hai Tông phái Phật giáo (Bắc Tông và Nam Tông) tại Việt Nam thực hiện nguyện vọng thống nhất thực sự đã hoài bão từ lâu để phục vụ nhân loại và dân tộc.”

Giáo hội đản sinh trong bối cảnh chiến tranh huynh đệ tương tàn, như là hậu quả của lịch sử hai nghìn năm phát triển tư tưởng tôn giáo-triết học Phương Tây, mà đỉnh cao là những xung đột trầm trọng của các xu hướng tư tưởng duy lý và phản lý, những mâu thuẫn biện chứng của các chủ nghĩa duy tâm và duy vật, dẫn đến những mâu thuẫn quyền lực chính trị và xã hội mà hậu quả là hai cuộc đại thế chiến. Trong bối cảnh đó, Giáo Hội đã phải gánh chịu những sức nén trầm trọng của các thế lực quốc tế, cùng lúc với tình trạng nhân tâm ly tán, dân tộc mất định hướng, mất chủ quyền tự quyết, khiến cho chỉ trong một thời gian ngắn tình trạng phân hóa đã xảy ra trong nội bộ Giáo hội. Dù vậy, hàng Giáo phẩm lãnh đạo Giáo Hội vẫn kiên trì lý tưởng phụng sự hòa bình dân tộc và nhân loại.

Cho đến nay, đất nước chấm dứt cuộc chiến huynh đệ tương tàn đã gần nửa thế kỷ, mà mâu thuẫn và hận thù đang còn là lưỡi gươm lơ lửng đe dọa vận mệnh tồn vong của dân tộc. Một Giáo Hội tồn tại trong tình trạng phân hóa dân tộc, trong vận mệnh tồn vong bị đe dọa bởi những xung đột quyền lực quốc tế, đã chưa đủ thời gian lớn mạnh để ngăn chặn những tác động nguy hại, nhưng các pháp hữu lậu ô nhiễm thực tế đã phát sinh trong bốn chúng đệ tử, dẫn đến tình trạng phân hóa nội bộ trầm trọng. Tinh thần hy sinh vô úy, uy vũ bất khuất, của các thế hệ Phật tử trong quá khứ, trong lịch sử dựng nước và giữ nước, đã hoàn toàn suy sụp đến mức hầu như vô lực, chỉ còn đủ sức để tranh chấp nội bộ vì lợi đắc vật chất nhỏ mọn, vì những danh vọng hão huyền và địa vị không có thực trong xã hội.

Tôi, Sa-môn Thích Quảng Độ, trong cương vị lãnh đạo tối cao của Giáo Hội, tự nhận trách nhiệm lịch sử này trước uy đức của Lịch đại Tổ Sư, và cũng trong trách nhiệm lịch sử này, với ý hướng kịp thời ngăn chặn bánh xe phân hóa không lao xuống vực thẳm ô nhiễm hủy diệt, tôi đã quyết định, bằng Quyết định số 12/TT/VTT/QD, Phật lịch 2562, Saigon ngày 19 tháng 10 âm lịch Mậu tuất (tức 25/11/2018), đình chỉ mọi hoạt động của Giáo hội, để Tăng-già có thời gian thể hiện bản thể thanh tịnh và hòa hợp, làm nơi quy ngưỡng vững chắc cho bốn chúng hòa hợp đồng tu, hòa hợp hành đạo và hóa đạo, phụng sự Dân tộc và Đạo pháp, trong lý tưởng phụng sự hòa bình dân tộc và nhân loại.

Kính bạch Chư Tôn Trưởng Lão, Chư Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng-Ni,

Đức Thế Tôn trước khi thị hiện Niết-bàn đã di chúc thâm thiết: “Chớ nghĩ rằng sau khi Ta diệt độ, Chúng Tỳ-kheo không còn Đạo sư hướng dẫn. Sau khi Ta diệt độ, Pháp và Luật mà Ta đã giảng dạy chính là Đạo sư của Chúng Tỳ-kheo”, và lại nữa, “Các pháp hữu vi là vô thường, các ngươi hãy tinh tấn tu tập, chớ có buông lung.”

Di giáo ấy là ngọn đèn soi tỏ lối đi cho Tăng-già đệ tử Phật trong lịch sử hành đạo và hóa đạo, từ quá khứ cho đến hiện tại, từ Đông cho đến Tây. Mỗi khi Tăng-già đối diện trước nguy cơ phân hóa, Pháp và Luật thiện thuyết là sở y kiên cố để trên đó dựng lại những gì đã bị xô ngã, hàn gắn lại những gì đã bị phá vỡ. Đức Thế Tôn, đấng Đại trí, thấu hiểu mọi căn cơ, các tập khí tùy miên, cùng các xu hướng dị biệt, ý lạc dị biệt, của các hàng chúng sanh, đã thấy rõ khi chúng đệ tử sinh hoạt giữa lòng xã hội thường xuyên bị tác động những giá trị thế tục, rất dễ bị dẫn đến dị giới, dị kiến, những nhân duyên dẫn đến Phá Tăng, do đó đã thiết lập bảy pháp diệt tránh là nguyên tắc sở y để dập tắt các tránh sự có thể xảy ra trong Tăng. Trong trường hợp tránh sự diễn tiến phức tạp đến trình độ mà toàn thể Tăng-già không thể hòa hợp, thì pháp diệt tránh cuối cùng là “như thảo phú địa” nếu được thực hiện như Pháp như Luật, tất cả tránh sự sẽ được dập tắt, và bản thể Tăng-già thống nhất được xác lập. Đây là điều không thể dựa vào bất cứ nguyên tắc hay đạo lý thế tục nào mà có thể thích hợp để dẫn dụng.

Tôi nay tuổi đã ngoài 90, trí lực đã đến lúc suy kiệt, với chút hơi tàn của sinh mệnh, tự thấy không còn kham năng gánh vác trọng trách trước lịch sử tồn vong, suy thịnh, của dân tộc và đạo pháp, duy chỉ còn đủ sức để giữ một điều cương lĩnh mong manh của Giáo Hội, ước nguyện duy nhất trong những ngày còn lại của tuổi đời là được thấy uy đức Tăng-già sáng chói, bản thể thống nhất được xác lập. Tăng già thanh tịnh hòa hợp là sở y vững chắc cho Giáo Hội, là chỉ nam hướng đạo cho bốn chúng đệ tử hòa hợp đồng tu, cùng hòa hợp trong lý tưởng phụng sự dân tộc và nhân loại như Hiến Chương Giáo hội đã công bố.

Nguyện cầu uy đức Tam Bảo, uy lực hộ trì Chánh pháp của thiên long bát bộ, Tăng-già sớm thành tựu xác lập bản thể thanh tịnh hòa hợp, vì sự tăng ích và an lạc của chư thiên và nhân loại.

Phật lịch 2562, Chùa Từ Hiếu, Saigon ngày 26 tháng 3 năm 2019
Tức ngày 21 tháng 2 năm Kỷ Hợi

Cẩn bạch
Sa-môn Thích Quảng Độ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/03/2019(Xem: 4148)
Có Nên Xây Chùa Đồ Sộ? Chuyện xây chùa lớn đã lan ra hải ngoại. Tôi xin thưa như thế này. Thế giới ngày hôm nay đang bị vùi giập bởi ba dòng thác hay ba cơn lốc: 1)Cơn lốc hay giòng thác bạo lực Chưa bao giờ bạo lực lan tràn ghê gớm khắp thế giới như ngày hôm nay. Bao lực ở Trung Đông, Phi Châu đã đành mà còn lan tràn cả ở Hoa Kỳ. Thế giới ngày nào cũng có chém giết, thảm sát, đánh bom tự sát. Bạo lực lan tràn vào cả học đường, gia đình.
03/08/2018(Xem: 6192)
Sáng nay, 2-8, một vụ án mạng xảy ra tại một tịnh thất trên đường Kênh Tân Hóa (P.Thạnh Hòa, Q.Tân Phú, TP.HCM), nạn nhân được cho là SC.Thích nữ Hải Hiếu (thế danh Nguyễn Thị Thanh Nhàn, sinh năm 1967).
04/07/2018(Xem: 15721)
CHÁNH PHÁP Số 80, tháng 07.2018 Hình bìa của Cocoparisienne (Pixabay.com) NỘI DUNG SỐ NÀY: ¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 ¨ MÁU ĐÃ ĐỔ (thơ Tuệ Kiên), trang 7 ¨ BỐN MƯƠI NĂM XA QUÊ (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 8 ¨ MỘT CHIỀU (thơ Mặc Phương Tử), trang 8 ¨ NỘI DUNG KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 9 ¨ HÃY MẠNH DẠN CẤT LÊN TIẾNG NÓI (thơ Tánh Thiện), trang 11 ¨ ẨN SĨ (thơ Hồ Thanh Nhã), trang 13 ¨ BẢN LÊN TIẾNG VỀ DỰ LUẬT HÀNH CHÁNH – KINH TẾ ĐẶC BIỆT... (VP Điều Hợp Liên Châu - GHPGVNTN), trang 14 ¨ ĐẶC KHU KINH TẾ - BIỂN LỆ NGẬM NGÙI (thơ Thích Đồng Trí), trang 16 ¨ ƯNG VÔ SỞ TRÚ VÀ THIỀN ĐỊNH (Ns. Thích Nữ Trí Hải), trang 18
16/04/2018(Xem: 4725)
Lâm Ánh Ngọc, Thanh Long, Bích Hồng về lễ Húy kỵ lần 2 của HT Thích Trí Tịnh Kỷ niệm ngày húy kỵ lần thứ 2 của Sư ông Thích Trí Tịnh, Lâm Ánh Ngọc cùng các diễn viên phim Về Phía Mặt Trời (VPMT)về chùa Vạn Đức, thắp nén hương tưởng niệm Sư ông và cùng ôn lại những nhân duyên hội ngộ khi thực hiện bộ phim về cuộc đời và đạo nghiệp của 1 vị cao tăng - Nhà dịch thuật hán tạng của Phật giáo VN. Được biết trong ngày lễ chính đã có hơn 400 Chư tôn Hòa thượng cùng chư tôn ĐứcTăng Ni về thâm dự và hơn1000 Phật tử cũng sum họp về mái chùa yêu thương Vạn Đức này.
21/03/2018(Xem: 15114)
Chúng ta đang ở vào năm thứ 18 của Thế Kỷ 21 và chỉ còn 82 năm nữa nhân loại sẽ bước vào Thế Kỷ 22. Có rất nhiều biến động của thế kỷ trước mà chúng ta đã quên mất rồi. Nhân dịp về hưu rảnh rỗi tôi lục lại cuốn Biên Niên Sử Thế Kỷ 20 (Chronicle of the 20th Century) để xem nhân loại phát minh ra những gì, chịu những thống khổ, những vui buồn như thế nào và có bao nhiêu cuộc chiến tranh giữa các đế quốc. Sự thực phũ phàng của 118 năm qua là, một quốc gia tuy nhỏ bé nhưng có vũ khí tối tân và bộ máy quân sự khổng lồ vẫn có thể bá chủ thế giới và biến các quốc gia to rộng gấp mười lần mình thành nô lệ. Do đó muốn tồn tại trong độc lập, ngoài phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học, lúc nào cũng phải tăng cường binh bị, vũ khí cho kịp đà tiến triển của nhân loại. Sách lược ngoại giao cũng là một vũ khí nhưng sức mạnh quân sự của một quốc gia là loại vũ khí vững chắc nhất.
01/01/2018(Xem: 39828)
Đại Bảo tháp Phật giáo cổ xưa Nelakondapalli ở huyện Khammam đang ở giai đoạn cuối của việc tu sửa. Với kinh phí khoảng 6 triệu Rupee, Cục Khảo cổ học và Bảo tàng đã thực hiện công việc để Đại Bảo tháp khôi phục lại vinh quang ban đầu và để bảo tồn kiến trúc cổ xưa này cho hậu thế. Di tích Phật giáo này, tọa lạc cách thị trấn Khammam khoảng 22 km, là một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng nhất của bang Andhra Pradesh. Đại Bảo tháp đồ sộ, vốn đã tồn tại qua nhiều thế kỷ của sự hao mòn, đang được tu sửa sau khi cư dân và các sử gia địa phương nhiều lần cầu xin để bảo tồn di tích lịch sử có tầm quan trọng lớn lao về khảo cổ học này. Cục khảo cổ học cho biết loại gạch đặc biệt được đặt làm cũng như các vật chất kết nối tự nhiên đã được sử dụng để tăng cường cho cấu trúc của Đại Bảo tháp. (bignewsnetwork – April 18, 2015)
15/12/2017(Xem: 120189)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
08/11/2017(Xem: 15230)
Nói về thiên tai nhân họa trên thế giới thì gần như xảy ra liên tục hết năm này tới năm khác, không nơi này thì nơi kia, gây thảm hại khi nặng khi nhẹ lúc ít lúc nhiều. Đất nước Việt Nam mình lại càng lắm nỗi, nhất là mưa gió bão lụt, Miền Trung bão lụt hàng năm, Khổ đau đày đọa nặng oằn Miền Trung. Hễ bão nổi lên, tiến vào Biển Đông, vượt Hoàng Sa Trường Sa, đổ bộ vào ven biển đất liền là Việt Nam hứng chịu.
08/10/2017(Xem: 6989)
Tâm Thư Về Việc Thành Lập Bệnh Viện Đa Khoa Miễn Phí - Tiến Sỹ Tiến Đặng
07/08/2017(Xem: 3549)
Chiều 03-8-2017, tại chùa Sắc tứ Long Sơn Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Khánh Hòa, Đại sư Drupon Sonam Jorphel Rinpoche – Viện trưởng tu viện Sangngak Choeling (Ấn Độ) và phái đoàn đã đến Lễ Phật, thăm Ban trị sự GHPGVN tỉnh Khánh Hòa, thăm trường Trung câp Phật học Khánh Hòa. Tiếp đoàn có HT.Thích Minh Thông- Uv HĐTS GHPGVN, Phó Trưởng Ban Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Khánh hòa, Hiệu trưởng Trường TCPH Khánh Hòa, ĐĐ. Thích Nhật Hiếu, Uv Thường trực BTS, Trưởng Ban Hướng dẫn Phật tử Khánh Hòa; ĐĐ.Thích Thiện Quang , Uv Thường trực BTS Trưởng Ban Phật giáo quốc tế Khánh Hòa, chư Tôn đức Tăng Ni BTS GHPGVN tỉnh, giáo thọ và Tăng sinh trường TCPH Khánh Hòa. HT.Thích Minh Thông, Phó Trưởng Ban Thường trực BTS, Hiệu trưởng nhà trường phát biểu chào mứng và dâng tặng Đại sư Drupon Sonam Jorphel Rinpoche pho tượng Bồ tát Thích Quảng Đức- vị Bồ tát đã hiện thân và hành đạo tại Khánh Hòa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567