Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 4

29/07/201507:15(Xem: 12575)
Tuần 4

                                    TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

                                    ( TUẦN THỨ 4 THÁNG 7, 2015)

 

                                             Diệu Âm lược dịch

 

 

NEPAL: Đức Đạt lai Lạt ma công nhận người kế vị của Trulshik Rinpoche

 

Đức Đạt lai Lạt ma đã công nhận bé trai Tây Tạng 2 tuổi sinh tại Nepal là tái sanh của Kyabje Trulshik Rinpoche, cố sư trưởng của dòng Nyingma, truyền thống lâu đời nhất trong 4 trường phái chính của Phật giáo Tây Tạng.

Cậu bé được gọi là người kế vị tên là Ngawang Tenzin Choekyi Lodoe Rabsel, sinh tại Kathmandu (Nepal) vào ngày 25-7-2013. Việc Đức Đạt lai Lạt ma công bố sự công nhận người kế vị này trùng với sinh nhật thứ 80 của ngài vào ngày 6-7-2015.

Cố đại sư Kyabje Truldhik Rinpoche, một trong những vị lạt ma cao cấp nhất của Phật giáo Tây Tạng, sinh tại Lho Talung (Tây Tạng) vào năm 1923 và được công nhận vào năm 4 tuổi. Ngài là một trong những vị thầy của Đức Đạt lai Lạt ma và trở thành sư trưởng của dòng Nyingma vào năm 2010.

Kyabje Trulshik Rinpoche, người thành lập Tu viện Thupten Choling và cộng đồng tu tập tại vùng Solu Khumbu của đông bắc Nepal vào thập niên 1960, viên tịch tại Nepal vào năm 2011. Ngài được xem là người kế vị của một số lạt ma cao cấp dòng Nyingma.

(Buddhist Door – July 22, 2015)

 

blank

Ngawang Tenzin Choekyi Lodoe Rabsel

Photo: Lion’s Roar

blank

Kyabje Trulshik Rinpoche (1923-2011)

Photo: Vajratool.wordpress.com

 

 

HÀN QUỐC: Bức tranh Phật giáo Tào Khê bị đánh cắp đã trở về từ Hoa Kỳ

 

Ngày 21-7-2015, Cục Di sản Văn hóa Hàn quốc cho biết đã nhận lại từ một nhà sưu tập nghệ thuật ở Hoa Kỳ một bức tranh Phật giáo thế kỷ 18 của Hàn quốc bị đánh cắp.

Tác phẩm này, được cho là có niên đại từ khoảng năm 1738, do một nhà sưu tập nghệ thuật người Mỹ tặng trong một cuộc đấu giá vào tháng 3-2015. Sau khi yêu cầu nhà sưu tập hủy bỏ việc bán bức tranh, Cục Di sản Văn hóa Hàn quốc đã nhận lại tác phẩm này vào tháng 6-2015.

Bức tranh này, vẽ chân dung của một đại sư vùng Seon, từng được lưu giữ bên trong chùa Seonam thuộc tông phái Tào Khê  ở Suncheon. Tranh có chiều rộng 65 cm và dài 97 cm.

Shim Ju-wan, một vị chức sắc của Tào Khê Tông, nói rằng họa phẩm này là một nghiên cứu “cực kỳ có giá trị” về nghệ thuật Hàn quốc, được vẽ bởi một trong những học trò hàng đầu của Hwaseung, một họa sĩ lớn về tranh Phật giáo.

Bức tranh sẽ được trưng bày tại Bảo tàng Phật giáo Trung ương ở Seoul.

(NewsNow – July 2015)

 

blank

Bức tranh Phật giáo bị đánh cắp được Hàn quốc nhận lại từ Hoa Kỳ

Photo: Yonhap

 

 

THÁI LAN: Cư dân Chaiyaphum thúc đẩy việc kiêng rượu vào các ngày lễ Phật giáo

 

Vào ngày 23-7-2015, khoảng 20,000 cư dân Chaiyaphum đã tập trung tại hội trường thành phố để thúc đẩy việc kiêng rượu trong các ngày lễ Phật giáo như một phần của một chiến dịch được đặt tên là “Làng Ngũ Giới”. Tỉnh miền đông bắc này đã phát động chiến dịch nói trên sau khi đã đạt được thành công với cuộc vận động phụ nữ mặc trang phục “sinh” truyền thống của người Thái.

Thị trưởng Chaiyaphum, bà Napa Sakuntanakrong, nói rằng vào ngày 27-1, các cư dân đã ký một biên bản ghi nhớ theo đó nữ sinh phải mặc “sinh” vào các ngày lễ tôn giáo, thay vì mặc váy ngắn hoặc quần tây. Họ cũng đã vận động việc cúng dường vật phẩm cho chư tăng một tháng một lần tại hội trường thành phố, bà nói.

Tỉnh cũng đã thực hiện chiến dịch “Làng Ngũ Giới” tại 42 làng thí điểm trong số 1,700 làng thuộc địa phương.

(The Nation – July 24, 2015)

 

blank

Trang phục truyền thống “sinh” của phụ nữ Thái

Photo: en.wikipedia.org

 

 

ẤN ĐỘ: Phim tài liệu “Cội rễ Ấn Độ của Phật giáo Tây Tạng” đoạt giải thưởng tại Madrid, Tây Ban Nha

“Cội rễ Ấn Độ của Phật giáo Tây Tạng”, một phim tài liệu của nhà làm phim và bảo tồn người Ấn Độ tên là Benoy K. Behl, đã giành Giải thưởng Nhà sản xuất Phim tài liệu Xuất sắc nhất tại Liên hoan Phim Quốc tế Madrid vào đầu tháng 7-2015, khi dự thi cùng khoảng 100 phim khác từ 50 nước.

Phim tài liệu này được quay tại nhiều nơi ở Tây Tạng, ở Kalmykia thuộc Nga và tại Ladakh, Spiti, Arunachal Pradesh, Nalanda, Bodh Gaya, Sarnath và Karnataka của Ấn Độ. Phim theo dõi sự thành lập Phật giáo Tây Tạng từ cội rễ là trường Đại học Nalanda của Ấn Độ cổ đại.

Là một nhà sử học và nhà làm phim nghệ thuật có uy tín, Behl đã thực hiện 130 phim tài liệu, mặc dù “Cội rễ Ấn Độ của Phật giáo TâyTạng” là phim đầu tiên của ông tham dự một liên hoan phim quốc tế.

(Buddhist Door – July 27, 2015)

 

blank

Benoy K. Behl

Photo: Dharma-documentaries.net

 

 

THÁI LAN: Công chúng và các lãnh đạo tôn giáo lên án vụ tấn công nhắm vào các tu sĩ Phật giáo

Pattani, Thái Lan – Người dân cũng như các lãnh đạo Hồi giáo và Phật giáo đã lên án vụ đánh bom, bị cáo buộc là do các tay súng ly khai thực hiện, nhắm vào các tu sĩ Phật giáo tại Pattani tại miền nam Thái Lan vào ngày 25-7.

Thị trưởng Pattani, ông Virapon Keawsuwang, nói rằng vụ đánh bom vào ngày 25-7 thực sự là độc ác và vô nhân đạo, và rằng các thủ phạm đáng bị lên án bởi tất cả các khu vực.

Xung đột tại miền nam Thái Lan đã liên tục diễn ra trong hơn một thập niên và cướp đi sinh mạng của nhiều người, cả Hồi giáo lẫn Phật giáo.

Hội Phật giáo vì Hòa bình cũng lên án vụ tấn công vào các lãnh đạo tôn giáo, người dân và nhân viên an ninh cùng đi với chư tăng trong các hoạt động tôn giáo của họ.

(Bernama – July 27, 2015)

Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới 

quadiacau_thegioi

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/10/2019(Xem: 7146)
Nhà báo David Slotnick của Business Insider đã có những trải nghiệm đặc biệt trên chuyến bay dài nhất thế giới của Qantas Airways, từ New York (Mỹ) tới Sydney (Australia).
06/03/2019(Xem: 4178)
Có Nên Xây Chùa Đồ Sộ? Chuyện xây chùa lớn đã lan ra hải ngoại. Tôi xin thưa như thế này. Thế giới ngày hôm nay đang bị vùi giập bởi ba dòng thác hay ba cơn lốc: 1)Cơn lốc hay giòng thác bạo lực Chưa bao giờ bạo lực lan tràn ghê gớm khắp thế giới như ngày hôm nay. Bao lực ở Trung Đông, Phi Châu đã đành mà còn lan tràn cả ở Hoa Kỳ. Thế giới ngày nào cũng có chém giết, thảm sát, đánh bom tự sát. Bạo lực lan tràn vào cả học đường, gia đình.
03/08/2018(Xem: 6238)
Sáng nay, 2-8, một vụ án mạng xảy ra tại một tịnh thất trên đường Kênh Tân Hóa (P.Thạnh Hòa, Q.Tân Phú, TP.HCM), nạn nhân được cho là SC.Thích nữ Hải Hiếu (thế danh Nguyễn Thị Thanh Nhàn, sinh năm 1967).
04/07/2018(Xem: 15977)
CHÁNH PHÁP Số 80, tháng 07.2018 Hình bìa của Cocoparisienne (Pixabay.com) NỘI DUNG SỐ NÀY: ¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 ¨ MÁU ĐÃ ĐỔ (thơ Tuệ Kiên), trang 7 ¨ BỐN MƯƠI NĂM XA QUÊ (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 8 ¨ MỘT CHIỀU (thơ Mặc Phương Tử), trang 8 ¨ NỘI DUNG KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 9 ¨ HÃY MẠNH DẠN CẤT LÊN TIẾNG NÓI (thơ Tánh Thiện), trang 11 ¨ ẨN SĨ (thơ Hồ Thanh Nhã), trang 13 ¨ BẢN LÊN TIẾNG VỀ DỰ LUẬT HÀNH CHÁNH – KINH TẾ ĐẶC BIỆT... (VP Điều Hợp Liên Châu - GHPGVNTN), trang 14 ¨ ĐẶC KHU KINH TẾ - BIỂN LỆ NGẬM NGÙI (thơ Thích Đồng Trí), trang 16 ¨ ƯNG VÔ SỞ TRÚ VÀ THIỀN ĐỊNH (Ns. Thích Nữ Trí Hải), trang 18
16/04/2018(Xem: 4757)
Lâm Ánh Ngọc, Thanh Long, Bích Hồng về lễ Húy kỵ lần 2 của HT Thích Trí Tịnh Kỷ niệm ngày húy kỵ lần thứ 2 của Sư ông Thích Trí Tịnh, Lâm Ánh Ngọc cùng các diễn viên phim Về Phía Mặt Trời (VPMT)về chùa Vạn Đức, thắp nén hương tưởng niệm Sư ông và cùng ôn lại những nhân duyên hội ngộ khi thực hiện bộ phim về cuộc đời và đạo nghiệp của 1 vị cao tăng - Nhà dịch thuật hán tạng của Phật giáo VN. Được biết trong ngày lễ chính đã có hơn 400 Chư tôn Hòa thượng cùng chư tôn ĐứcTăng Ni về thâm dự và hơn1000 Phật tử cũng sum họp về mái chùa yêu thương Vạn Đức này.
21/03/2018(Xem: 15309)
Chúng ta đang ở vào năm thứ 18 của Thế Kỷ 21 và chỉ còn 82 năm nữa nhân loại sẽ bước vào Thế Kỷ 22. Có rất nhiều biến động của thế kỷ trước mà chúng ta đã quên mất rồi. Nhân dịp về hưu rảnh rỗi tôi lục lại cuốn Biên Niên Sử Thế Kỷ 20 (Chronicle of the 20th Century) để xem nhân loại phát minh ra những gì, chịu những thống khổ, những vui buồn như thế nào và có bao nhiêu cuộc chiến tranh giữa các đế quốc. Sự thực phũ phàng của 118 năm qua là, một quốc gia tuy nhỏ bé nhưng có vũ khí tối tân và bộ máy quân sự khổng lồ vẫn có thể bá chủ thế giới và biến các quốc gia to rộng gấp mười lần mình thành nô lệ. Do đó muốn tồn tại trong độc lập, ngoài phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học, lúc nào cũng phải tăng cường binh bị, vũ khí cho kịp đà tiến triển của nhân loại. Sách lược ngoại giao cũng là một vũ khí nhưng sức mạnh quân sự của một quốc gia là loại vũ khí vững chắc nhất.
01/01/2018(Xem: 40107)
Đại Bảo tháp Phật giáo cổ xưa Nelakondapalli ở huyện Khammam đang ở giai đoạn cuối của việc tu sửa. Với kinh phí khoảng 6 triệu Rupee, Cục Khảo cổ học và Bảo tàng đã thực hiện công việc để Đại Bảo tháp khôi phục lại vinh quang ban đầu và để bảo tồn kiến trúc cổ xưa này cho hậu thế. Di tích Phật giáo này, tọa lạc cách thị trấn Khammam khoảng 22 km, là một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng nhất của bang Andhra Pradesh. Đại Bảo tháp đồ sộ, vốn đã tồn tại qua nhiều thế kỷ của sự hao mòn, đang được tu sửa sau khi cư dân và các sử gia địa phương nhiều lần cầu xin để bảo tồn di tích lịch sử có tầm quan trọng lớn lao về khảo cổ học này. Cục khảo cổ học cho biết loại gạch đặc biệt được đặt làm cũng như các vật chất kết nối tự nhiên đã được sử dụng để tăng cường cho cấu trúc của Đại Bảo tháp. (bignewsnetwork – April 18, 2015)
15/12/2017(Xem: 121611)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
08/11/2017(Xem: 15374)
Nói về thiên tai nhân họa trên thế giới thì gần như xảy ra liên tục hết năm này tới năm khác, không nơi này thì nơi kia, gây thảm hại khi nặng khi nhẹ lúc ít lúc nhiều. Đất nước Việt Nam mình lại càng lắm nỗi, nhất là mưa gió bão lụt, Miền Trung bão lụt hàng năm, Khổ đau đày đọa nặng oằn Miền Trung. Hễ bão nổi lên, tiến vào Biển Đông, vượt Hoàng Sa Trường Sa, đổ bộ vào ven biển đất liền là Việt Nam hứng chịu.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567