Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thống kê số lượng tín đồ

05/01/202006:55(Xem: 6391)
Thống kê số lượng tín đồ

thong ke dan so

THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG TÍN ĐỒ

Vấn đề thống kê số lượng tín đồ tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng, thường vào dịp thống kê dân số, trong đó kê khai “dân tộc” và “tôn giáo”. Đối với các tôn giáo như Thiên Chúa giáo, Tin Lành giáo thì không có vấn đề để nói, vì Giáo hội  của Tôn giáo đó có thống kê khi làm phép rửa, lúc mà đã chính thức trở thành tín đồ, con chiên của Chúa. Do vậy, Tổng cục thống kê dân số căn cứ vào lời khai của tín đồ Ki Tô giáo xác định số lượng tín đồ. Nhưng không phải tất cả lời khai theo thống kê dân số đều xác định chính xác tín đồ của một Tôn giáo như Đạo Phật.Thống kê dân số thì có mục dân tộc và Tôn giáo. Thống kê riêng Tôn giáo thì Giáo hội hoặc cơ sở địa phương cung cấp lượng số tín đồ.


                                                         ***

HT Minh Tâm hỏi – sao báo Giác Ngộ đưa tin thống kê  tín đồ Phật giáo chỉ hơn 6 triệu mà Minh Mẫn không có tiếng nói gì vậy? – Bạch Ôn, lúc này con bận nhiều bài quá nên chưa quan tâm.

Thế nhưng, tình cờ có người đặt vấn đề MM nói thống kê vu vơ gì đó..Thật sự tôi chả biết người ta nói gì về tôi, tôi cũng chả quan tâm, vì tôi chưa hề để ý đến việc thống kê theo dân số đó.

                                                        ***

“Theo thống kê của Ban Tôn giáo chính phủ Việt Nam năm 2009, có 6.802.318 tín đồ Phật giáo [1], còn theo số liệu thống kê của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cả nước có gần 45 triệu tín đồ quy y tam bảo, có 839 đơn vị gia đình Phật tử[2] và khoảng 44.498 tăng ni, hơn 14.775 tự, viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đường.”

 “Cũng theo số liệu của cuộc tổng điều tra dân số năm 2009, ở Việt Nam có nhiều tôn giáo khác nhau, trong đó có 3 tôn giáo với số người tin theo lớn hơn 1 triệu người. Đó là: Phật giáo có 6.802.318 người, chiếm 43,5% trong tổng số người theo các tôn giáo; Công giáo có 5.677.086 người (36,3%), và Phật giáo Hoà Hảo có 1.433.252 người (9,2%)." Không có số liệu thống kê chính thức được cập nhật sau năm 2009, nên trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu thường trích dẫn số liệu ước tính của Ban Tôn giáo Chính phủ. Theo đó, năm 2011, số lượng tín đồ Phật giáo vào khoảng 10 triệu người và tăng lên là hơn 11 triệu người vào năm 2013. (Theo tạp chí CSVN)”

Qua bản báo cáo của Ban Tăng sự Trung ương GHPGVN năm 2019, hiện nay có: 18.446 tự viện Bắc Tông, 454 chùa Nam tông Khmer, 106 chùa Nam tông Kinh,541 tinh xá, 467 tịnh thất,998 Niệm Phật đường, 54 tự viện Phật giáo người Hoa.

Tăng ni có: 53.941 gồm 38.629 Bắc tông,8.574 Nam tông Khmer, 1754 Nam tông Kinh, 4.984 Khất sĩ

Tín đồ khoảng 60% / 93.000.000 dân số.

Với số lượng chùa,am, thất, tự viện  toàn quốc kể trên thì 20.068 cơ sở, tính san bằng  mỗi cơ sở có khoảng 3.000 tín đồ, thì lượng số sẽ không nằm ở số thống kê.

Con số thống kê ấy nói lên điều gì? Và thực chất của con số đó có đáng tin cậy?

                                                    ***

Truyền thống Phật giáo không chỉ tại Việt Nam, ngay cả Ấn Độ cũng thế, phần lớn các Tôn giáo đương thời chuyên tâm tu tập, không nặng về hành chánh, ngay cả kinh giáo cũng chỉ truyền khẩu mà không chú trọng đến văn bản, mặc dù lúc bấy giờ và trước cả khi Đạo Phật xuất hiện, Áo Nghĩa Thư cũng đã có văn tự theo dạng thi ca gọi là Thánh thi.

Những ai được quy y, có Điệp phái, ít khi đến chùa ngoại trừ tang ma, hay các rằm nguơn lớn, mặc dù tự biết mình là Phật tử, thậm chí truyền thống gia tộc đều là Phật giáo, nhưng khi điền khai vào bản thống kê dân số, họ cũng để không “Tôn giáo”.

Những lễ như rằm tháng bảy, mống tám tháng giêng cúng sao giải hạn, thượng nguơn, trung nguơn, hạ nguơn, vía Di Đà…các chùa như Phúc Khánh, Quán Sứ, Hoằng Pháp, Vĩnh Ngiêm, và vô số chùa khác lúc bấy giờ, cảnh sát phải tăng cường giữ trật tự khi người đi lễ ngồi tràn ra ngoài đường; với lượng số người như thế bảo là không Tôn giáo có thể tin chăng

Từ khi chính sách tín ngưỡng ra đời,Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã mở lối cho một số công nhân viên chức tự do đi chùa, đi lễ các Tôn giáo mà họ cảm thấy mình có đạo hay có tín ngưỡng tâm linh, trong nhà vẫn thờ Phật, thế nhưng khi kê khai vẫn là “không Tôn giáo”; chính vì thế, Tổng cục thống kê dân số y cứ vào đó mà báo cáo thống kê số lượng tín đồ các Tôn giáo, trong đó, Phật giáo có 6.802.318 người, thậm chí còn bảo Phật Giáo đứng sau Ki tô giáo.

Phật giáo không có sự ràng buộc như Ki Tô giáo phải đi lễ thường xuyên ( có ông Trùm quản lý chặt chẻ). Người Phật tử đã quy y hay tự nhận mình là Phật tử, người tin Phật, người có cảm tình với đạo Phật…muốn đi chùa thì đi không thì ở nhà tụng niệm cũng chả ai bắt buộc; chính tinh thần tự do tự giác đó mà vị trụ trì không thể nắm chắc số lượng tín đồ chính thức.Ngay cả một số đạo tràng có tổ chức hẳn hoi, thế mà nhà chùa vẫn khó mà nắm bắt thường xuyên số lượng tín đồ của chùa.

Người dân đã như thế thì một số viên chức, cho dù truyền thống cha ông là Phật tử, họ vẫn khai không “tôn giáo” là chuyện dễ hiểu; khi Tổng cục thống kê: “Đến thời điểm Tổng điều tra năm 2019, có 16 tôn giáo được phép hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Tổng số có 13,2 triệu người theo tôn giáo, chiếm 13,7% tổng dân số cả nước. Trong đó, số người theo “Công giáo” là đông nhất với 5,9 triệu người, chiếm 44,6% tổng số người theo tôn giáo và chiếm 6,1% tổng dân số cả nước. Tiếp đến là số người theo “Phật giáo” với 4,6 triệu người, chiếm 35,0% tổng số người theo tôn giáo và chiếm 4,8% dân số cả nước. Các tôn giáo còn lại chiếm tỷ trọng nhỏ”. Với con số thống kê như thế khó mà xác thực. vì thống kê hành chánh khác với số lượng cụ thể trong sinh hoạt Phật giáo.So với năm 2011, số lượng tín đồ Phật giáo vào khoảng 10 triệu người và tăng lên là hơn 11 triệu người vào năm 2013. (Theo tạp chí CSVN)” thì năm 2019 Tổng điều tra dân số bảo:số người theo “Phật giáo” với 4,6 triệu người, liệu có mâu thuẩn chăng?

Cứ cho là số lượng tín đồ Phật giáo đứng sau Công giáo, các nhà lãnh đạo Phật giáo, các tu sĩ quản lý các cơ sở Phật giáo có cảm thấy trách nhiệm về sự tụt hậu của một Tôn giáo luôn tự nhận là “đồng hành cùng dân tộc”? Liệu PGVN sẽ chung số phận PG Hàn Quốc sau đệ nhị Thế chiến nhường “sân chơi” cho Tin Lành mà PG trước đó gần như là quốc giáo nếu không tính Khổng-Lão và Thần đạo.

Thật ra, không chỉ PGVN, ngay cả việc thống kê tín đồ Phật giáo trên thế giới cũng lắm nhiêu khê .Tỷ lệ số lượng tín đồ Phật Giáo chiếm khoảng 7% dân số thế giới vào năm 2015 nhưng dự kiến sẽ giảm xuống khoảng 5% vào năm 2060 (Theo ước tính của Trung tâm nghiên cứu Pew năm 2010, phân nửa những người theo đạo Phật sống ở Trung Quốc. Tuy nhiên, họ chỉ chiếm 18% dân số của đất nước này. Hầu hết những người theo đạo Phật còn lại trên thế giới, sống ở Đông và Nam Á, bao gồm 13% ở Thái Lan (nơi 93% dân số theo đạo Phật) và 9% ở Nhật Bản (35% theo đạo Phật). Chỉ có khoảng 1,4% số người theo đạo Phật trên thế giới sống ở các quốc gia ngoài châu Á.)

Đây là tình trạng chung của Phật giáo khắp nơi. Quan trọng không nằm ở số thống kê, Lãnh đạo PG cần có kế hoạch truyền đạt giáo lý cho tín đồ nắm vững để tự bảo vệ trước những học thuyết khác khỏi bị lúng túng mất niềm tin.PG không cần quan tâm quá mức số thống kê, hãy quan tâm những ai đã đến với đạo Phật phải giữ vững niềm tin khỏi bị cải đạo. Những ai tin Phật, đến chùa đều được xem là tín đồ Phật giáo, bởi chỉ có tín đồ mới có niềm tin với Phật,tin Phật đã là tín đồ PG, cho dù có quy y hay không quy y.Hiện nay rất nhiều người ăn chay trường, vẫn sinh hoạt đạo tràng nhưng chưa hề quy y, không thể bảo họ không phải Phật tử. Tinh thần người Phật tử không câu nệ vào chuyện mình kê khai có tôn giáo hay không tôn giáo, không nhất thiết vỗ ngực xưng mình là Phật tử, họ biết rằng”im lặng như chánh pháp” không phải vì thế mình không còn là một phật tử.

Là tín đồ Phật giáo, có thể phân làm nhiều hình thái:Tín đồ thuần thành, đã quy y, thường xuyên đi chùa, trai lạc định kỳ hay trường kỳ. Tín đồ cảm tính,thích thì đi chùa, không thì thôi; loại tín đồ Xuân –Thu nhị kỳ đi chùa vào rằm lớn hoặc gia sự có vấn đề, nhà vẫn thờ Phật.Có những tín đồ tuy không đi chùa, ở nhà vẫn trai giới nghiêm túc, hành trì miên mật. Do Phật giáo không có sự ràng buộc nên quần chúng Phật giáo lúc thì như núi cát, khi thì phẳng lờ khi cơn bão thổi qua, thế thì việc tự khai không “tôn giáo” để khỏi bị ràng buộc là cách thong dong tự tại của quần chúng tín ngưỡng như Phật giáo.Vậy tín đồ được xem là phật tử khi họ có niềm tin với Phật giáo; niềm tin kê khai cũng được, không cũng chả sao.

Trích một định nghĩa từ Quốc hội khóa XI đã thông qua. Theo Khoản 8, Điều 3, Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004, tín đồ được hiểu như sau: “Tín đồ là người tin theo một tôn giáo và được tổ chức tôn giáo thừa nhận.

                                                    ***

Một cán bộ nhà nước thuộc BTG chính phủ góp ý:

“Về phía Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng cần chủ động quan tâm đến việc thống kê và quản lý tín đồ của mình. Không thể chỉ không đồng tình với các con số do các cơ quan quản lý nhà nước công bố mà không đưa ra được một số liệu cụ thể nào, Giáo hội Phật giáo Việt Nam trước hết cần công bố tiêu chí cụ thể về tín đồ của mình, có yêu cầu cụ thể đối với tín đồ về việc kê khai lý lịch cũng như cần tính tới việc sớm triển khai hệ thống quản lý tín đồ của mình. Khi đã xác định cụ thể tiêu chí xác định tín đồ Phật giáo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam có thể công bố dữ liệu thống kê của mình về số lượng những tín đồ chính thức cũng như những tín đồ chưa chính thức song có niềm tin và thực hành các nghi lễ Phật giáo.”

Nói thì dễ nhưng quản lý tín đồ Phật giáo không phải dễ, vì Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Chương X, Điều 60: “Tín đồ cư sĩ phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam là những người tin tưởng Phật pháp, thực hành theo giáo lý Đức Phật và tùy khả năng, tự nguyện thọ trì giới luật Phật chế”. Còn những người tin Phật tại nhà, không quy y, không tự nguyện thọ trì giới luật Phật chế mà vẫn thường xuyên cúng bái sóc vọng, vẫn đến chùa thì sao, ai cấm họ tự nhận mình theo Phật giáo?

 Đức Phật dạy trong kinh Trung Bộ rằng: “Ai nguyện nương tựa Phật Pháp Tăng, người ấy là người phật tử”.


MINH MẪN

04/01.2020

 

 

 




 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/06/2013(Xem: 10161)
“ Giới Luật là mạng mạch của Phật Pháp Giới Luật tồn tại là Phật Pháp tồn tại ” Duy trì mạng mạch nầy và khiến Phật pháp tồn tại hơn 2000 ngàn năm qua đó chính là sứ mạng và bổn phận của Tăng già. Từ thuở xa xưa khi đức Thế tôn còn trụ thế nơi đất Ấn.. cho đến vô số dòng kệ truyền tâm của chư Tổ ,vườn hoa giác ngộ đã nở rộ trên hàng trăm quốc gia khắp thế giới. Dù thời gian và không gian lâu xa như thế ấy nhưng truyền thống An cư Kiết Hạ hàng năm của Tăng già chưa bao giờ dứt đoạn.
05/04/2013(Xem: 8190)
Trong phiên họp Hội đồng điều hành của Giáo Hội PGVNTNHN tại UĐL-TTL nhân khóa tu học kỳ 10 tại Adelaide, Nam Úc vào ngày 2/1/2011, chúng con, chúng tôi được Giáo Hội giao phó trách nhiệm tổ chức Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu Kỳ 11, từ ngày 30-12-2011 đến ngày 03-01-2012. Sau mấy tuần tìm kiếm địa điểm tổ chức, đến nay Ban Tổ Chức đã chính thức chọn lại địa điểm cũ, nơi Giáo Hội đã tổ chức khóa tu kỳ 7 năm 2007, vì không thể tìm địa điểm nào có đủ tiện nghi như nơi này, đó là trung tâm sinh hoạt Campaspe Downs để tổ chức khóa tu kỳ 11 của Giáo Hội. Trung Tâm sinh hoạt Campaspe Downs tại vùng Kyneton (trên đường đi Bendigo, đây là địa điểm tổ chức khóa tu rất lý tưởng, cách phi trường quốc tế Melbourne 45 phút lái xe. Trung tâm sinh hoạt này tọa lạc tại khu rừng cây bạch đàn với phong cảnh hùng vĩ, thoáng mát, đẹp đẽ và nên thơ, có cây rừng, hồ nước, đường đi bách bộ, thiền hành, có sân chơi thể thao, điện thoại công cộng, đặc biệt có các phòng học rộng rãi, phòng ăn thoáng mát và nhiề
27/03/2013(Xem: 9716)
Đại Hội Khoáng Đại kỳ 3 của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại UĐL – TTL tổ chức tại Chùa Phổ Quang, Perth, Tây Úc, trong ba ngày, từ 11,12,13 tháng 04 năm 2007
27/02/2013(Xem: 6788)
Thông Tin Y Học Thông Tin Y Học Về Vitamin D Thông Tin Y Học Về Vitamin C Thông Tin Y Học Về Vitamin B Thông Tin Y Học Về Bệnh Đái Đường (Diabetes) Thông Tin Y Học Về Bệnh Mất Trí Nhớ (Alzheimer) Thông Tin Y Học Về Giấc Ngủ Thông Tin Y Học Về Bệnh Trầm Cảm
10/01/2013(Xem: 5565)
Chương trình Radio tiếng Việt khắp nơi trên thế giới
09/01/2013(Xem: 19514)
Trang Trevolta đã xếp hạng những hộ chiếu “quyền lực” nhất thế giới, tính theo số quốc gia chấp nhận hộ chiếu đó mà không cần xin visa. Mặc dù người Mỹ có thể thoải mái du lịch đến nhiều nơi trên thế giới, nhưng hộ chiếu Mỹ chưa phải là loại có quyền lực lớn nhất. Những tấm hộ chiếu quyền năng nhất thế giới năm 2015 đã thuộc về Vương Quốc Anh, Phần Lan và Thụy Điển, và đang khiến những những du khách yêu thích du lịch trên toàn thế giới phải “ghen tị”, bởi những người sở hữu chúng được chấp nhận thông hành tại 173 quốc gia mà không cần đến visa.
21/11/2012(Xem: 3979)
Đại Lễ Hiệp Kỵ Chư Lịch Đại Tổ Sư (Về Nguồn 6) tổ chức tại Chùa Pháp Hoa, Adelaide, Úc Châu, từ ngày 16 đến ngày 18 tháng 11 năm 2012
03/10/2012(Xem: 3457)
Xin mời quý vị đến tham dự ngày Open Day của Trung Tâm Thiền Vipassana vào Chủ Nhật, ngày 7 tháng 10 năm 2012, từ 10h sáng đến 2h trưa...
02/10/2012(Xem: 4411)
Phương pháp thiền Vipassana là một phương pháp đơn giản và thực tiễn để đạt được an lạc thực sự cho tâm hồn và đưa đến một cuộc sống hạnh phúc và có ích.
28/07/2012(Xem: 4464)
Hội Liên hữu Phật giáo Thế giới (The World Fellowship of Buddhists) trong Tuyên bố cuối cùng của mình đọc tại lễ bế mạc Đại hội WFB lần thứ 26 được tổ chức tại Yeosu, Hàn Quốc, từ ngày 11 đến 16-6-2012, đã kêu gọi nhân loại hãy mở rộng lòng từ bi và nhân hậu đối với tất cả chúng sinh theo chủ trương của Đức Phật.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567