Nguyệt thực dài nhất thế kỷ diễn ra rạng sáng hôm nay, thu hút người yêu thiên văn trên khắp thế giới theo dõi, trong đó có Việt Nam. Thời gian diễn ra nguyệt thực là từ 00h14 đến 6h28. Nguyệt thực toàn phần bắt đầu từ 2h30 và kéo dài một tiếng 43 phút.
Trong ảnh, nguyệt thực diễn ra với Mặt Trăng nhuộm sắc đỏ trên bầu trời Brisbane, Australia.
Mặt Trăng tròn vành vạnh phía sau ngọn núi Saentis, bang Appenzell Innerrhoden, Thụy Sĩ.
Nguyệt thực xảy ra khi Trái Đất đi qua giữa Mặt Trời và Mặt Trăng, đổ bóng lên vệ tinh tự nhiên này. Nguyệt thực toàn phần là lúc Mặt Trăng hoàn toàn nằm trong bóng của Trái Đất.
Mặt Trăng mang lại cảm giác huyền ảo giữa những tòa tháp ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong thời gian nguyệt thực, phần lớn ánh sáng từ Mặt Trời bị Trái Đất chặn lại nhưng một lượng nhỏ vẫn đi qua các lớp ngoài của khí quyển hành tinh xanh, phản xạ tới Mặt Trăng. Lượng nhỏ ánh sáng này chủ yếu là ánh sáng đỏ.
Một góc nhà thờ Hồi giáo Wilayah Persekutuan với Mặt Trăng tại Kuala Lumpur, Malaysia.
Khi nhật thực xảy ra, Mặt Trăng đi qua giữa Trái Đất và Mặt Trời, khiến Mặt Trời chuyển thành màu đen. Tuy nhiên, Mặt Trăng lại có màu đỏ trong thời gian diễn ra nguyệt thực. Điều này khiến nguyệt thực còn được gọi là "Trăng máu".
Trăng tròn với màu sắc ấn tượng nổi bật giữa trời đêm ở Corinth, Hy Lạp. Dưới ánh trăng là ngôi đền Apollo cổ kính.
Ảnh: Guardia
Theo NBC, nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ 21 diễn ra cuối tháng 7/2018
sẽ khiến mặt trăng có màu đỏ ấn tượng, vẫn thường được gọi là "đỏ máu".
Nguyệt thực ngày 27/7 dự kiến có thể nhìn thấy được trong 1 tiếng 43 phút,
khi mặt trăng hoàn toàn chìm trong bóng của Trái Đất – pha toàn phần. Hiện tượng độc đáo này sẽ không quan sát được từ Bắc Mỹ, nhưng những người quan sát ở các khu vực Nam Mỹ, Đông Phi, Trung Đông và Trung Á sẽ có thể trải nghiệm màn trình diễn này.
Trăng máu xuất hiện ở sau phía sau ngôi đền Poseidon, Hy Lạp. (Ảnh: Reuters)
Nguyệt thực toàn phần được quan sát phía sau Đấu trường La Mã ở Rome. (Ảnh: AP)
Khoảnh khắc tuyệt đẹp chụp lại khi 3 khách bộ hành cuốc bộ trên Núi Artos ở Thổ Nhĩ Kỳ vào thời điểm trăng máu xuất hiện. (Ảnh: Getty Images)
Nguyệt thực toàn phần quan sát trên bầu trời Berlin, Đức. (Ảnh: Reuters)
Nguyệt thực kéo dài hơn 5 tiếng, từ 00h14 đến 6h30, trong đó nguyệt thực toàn phần bắt đầu từ 2h30 đến 4h13, đạt cực đại vào 3h12. Sau đó, hiện tượng nguyệt thực một phần, nguyệt thực nửa tối xảy ra và kéo dài tới khoảng 6h30 sáng nay 28/7. (Ảnh: EPA)
Tuy nhiên do điều kiện thời tiết nhiều nơi không thể chiêm ngưỡng hiện tượng kỳ thú này. Trên ảnh là một nhóm người ở London, Anh thất vọng vì không thể quan sát Trăng máu vì mây mù dù đã tập trung từ sớm. (Ảnh: PA)
Trăng máu từ từ xuất hiện ở sau ngôi đền cổ Athena ở Hy Lạp. (Ảnh: Aristidis Vateladakis/ZUMA Wire/REXShuterstock)
Người dân Amman, Jordan có cơ hội chiêm ngưỡng nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ do thời tiết thuận lợi. (Ảnh: Reuters)
Mặt trăng chuyển sang màu đỏ máu ở Rio de Janeiro, Brazil. (Ảnh: EPA)
Khung cảnh tuyệt đẹp được chụp lại tòa tháp đôi Petronas ở Malaysia vào rạng sáng 28/7. (Ảnh: AP)
Nguyệt thực toàn phần được chụp lại từ Bernkastel-Kues, Đức. (Ảnh: AP)
Một phụ nữ ghi lại cảnh trăng máu xuất hiện ở làng Sivrice, Canakkale, Thổ Nhĩ Kỳ. (Ảnh: EPA)
Khoảnh khắc trăng máu bắt đầu chiếm giữ bầu trời đêm ở Cairo, Ai Cập. (Ảnh: Reuters)
Lần nguyệt thực toàn phần tiếp theo kéo dài trong 1 giờ 2 phút sẽ xảy ra vào ngày 21/1/2019,
có thể quan sát được ở Bắc Mỹ, Nam Mỹ và một số khu vực châu Âu, châu Phi và trung tâm Thái Bình Dương. (Ảnh: EPA)