Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Giới thiệu Giáo dục Phổ thông Australia

01/04/201705:20(Xem: 5516)
Giới thiệu Giáo dục Phổ thông Australia

 australian-education
Giới thiệu Giáo dục Phổ thông Australia

Lời thưa: Với sự thương quý, quan tâm lãnh vực giáo dục, nhất là cho giới trẻ Việt Nam ở hải ngoại lẫn cả trong nước, Giáo sư Nguyễn Xuân Thu vừa chia sẻ một bài viết mới nhằm giới thiệu đại cương nền giáo dục phổ thông Úc Đại Lợi, nơi giáo sư đang định cư. Thiết nghĩ đây cũng là những điều bổ ích cho anh chị em lam viên độ tuổi học sinh sinh viên cần tìm hiểu, để mở rộng tầm kiến thức.

Trước đây, nhờ GS Nguyễn Hưng Quốc, chúng tôi có dịp làm việc với GS Nguyễn Xuân Thu qua hai ấn phẩm Anh-Việt của ông, đó là “Hành trình từ trường làng đến đại học quốc tế RMIT” – “Journey from a Village School to the RMIT International University Vietnam“, mà trong lời giới thiệu về tác giả của tác phẩm nói trên, GS Nguyễn Hưng Quốc nhận xét, GS Nguyễn Xuân Thu là người “có Tâm, và có Tầm”. Sen trắng xin hân hạnh giới thiệu bài viết, cũng như chân thành cảm ơn GS. Nguyễn Xuân Thu.

1 Giới thiệu

Vừa qua, khi góp ý về Khung Cơ cấu Hệ thống Giáo dục Quốc dân (mới được ban hành bằng Quyết định số 1981/QĐ-TTg, ngày 18/10/2016), người viết đã góp ý rằng bậc giáo dục phổ thông trong khung này nên được chia làm 2 cấp, cụ thể là cấp giáo dục phổ thông cơ sở (từ 5 tới 15 tuổi), và cấp giáo dục phổ thông trung học (từ 16 đến 18 tuổi), thay vì gộp lại làm một. Lý do chính là vì cách xác định như Khung Cơ cấu hiện tại không lưu ý tới tầm quan trọng của giáo dục phổ cập (từ 5 tới 15 tuổi).

Trong bài viết này, người viết sẽ giới thiệu một vài nét về kinh nghiệm quản lý, điều hành và cải tổ chương trình học ở bậc giáo dục phổ thông Úc, qua đó có thể thấy rõ hơn bức tranh tổng thể của hệ thống giáo dục phổ thông của Úc, bao gồm cả tầm quan trọng của giáo dục trong giai đoạn phổ cập.

2 Mục tiêu và tầm quan trọng của giáo dục phổ cập

Phổ cập giáo dục (compulsory education) là những năm học bắt buộc học sinh phải đến trường để học những kiến thức căn bản cần thiết và có ảnh hưởng lâu dài trong cuộc đời của con người.[i] Giáo dục phổ cập trên thực tế đã xuất hiện cách đây trên 2500 năm tại Hy Lạp với quy định mỗi địa phương có từ 50 gia đình trở lên thì phải có một thầy giáo và nếu có trên 100 gia đình thì phải có một trường học.

Giáo dục trong giai đoạn phổ cập có mục tiêu nuôi dưỡng và phát triển “đức”, “trí”, “thể”, “mỹ” trong mỗi đứa trẻ để giúp chúng hướng đến cái chân, cái thiện, cái mỹ trong suốt cuộc đời của chúng. Muốn hướng đến một nhân cách “chân, thiện, mỹ,” giáo dục phải lấy học sinh làm trung tâm. Giáo viên là người hướng dẫn và giúp đỡ. Hoạt động giáo dục đề cao óc sáng tạo, chấp nhận sự khác biệt, tôn trọng các giá trị phổ quát, khuyến khích đối thoại, phát triển năng lực kết nối.

Trong giai đoạn phổ cập, phần lớn các quốc gia không khuyến khích giảng dạy tôn giáo trong các trường công lập, cấm các sinh hoạt hội đoàn mang màu sắc chính trị đảng phái trong học đường, không chủ trương cạnh tranh thiếu lành mạnh, không bắt ép trẻ em học thuộc lòng. Hiện nay các nước trên thế giới đều xem phổ cập giáo dục là một cột móc quan trọng trong việc giúp trẻ em nhận thức được cái chân, cái thiện, cái mỹ và khuyến khích các em phát triển những giá trị phổ quát của con người.

Mỹ, Canada và nhiều nước trên thế giới quy định phổ câp giáo dục kéo dài đến hết bậc giáo dục phổ thông (12 năm). Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, học sinh có nhiều lựa chọn: vào học trong các trường cao đẳng kỹ thuật hoặc vào các trường đại học cộng đồng, hoặc vào các trường đại học có từ 4 năm trở lên.

Tại Úc, xuất phát là con cháu của những người tù nô lệ, người dân Úc có truyền thống rất khao khát sự tự do và quý trọng nghề nghiệp. Phổ cập giáo dục của họ chỉ có 10 năm[ii] (6 năm tiểu học và 4 năm trung học cơ sở), có tiểu bang/lãnh thổ giai đoạn này lên đến 11 năm. Sau khi kết thúc lớp 10 (hết 15 tuổi) hoặc hết giai đoạn phổ cấp, học sinh có 3 sự lựa chọn: (1) vào học các trường trung học phổ thông cấp 3, (2) vào học các trường cao đẳng (Úc gọi là trường TAFE), và (3) gia nhập lực lượng lao động ở lứa tuổi 16.[iii]

3 Kinh nghiệm cải tổ chương trình giáo dục phổ thông tại Úc

Trong phần này, người viết sẽ giới thiệu những nét chính về kinh nghiệm quản lý, triết lý tài chính, tài trợ các dự án và cách thức tổ chức chương trình học bậc phổ thông ở Úc.

3.1Kinh nghiệm quản lý và tổ chức bậc học giáo dục phổ thông

Tại Úc, có ba cơ quan lập pháp: cấp Liên bang có Quốc hội Liên bang, cấp Tiểu bang/lãnh thổ có Quốc hội Tiểu bang/Lãnh thổ, và cấp thành phố/quận/huyện có Hội đồng thành phố/quận/huyện.

Chính phủ Liên bang, theo luật, chịu trách nhiệm về quốc phòng, di trú, ngoại giao, thương mại, bưu điện và thuế vụ… Chính phủ tiểu bang/lãnh thổ có trách nhiệm về giáo dục, bệnh viện, cảnh sát và nhà ở.

Theo đó, các tiểu bang/lãnh thổ chịu trách nhiệm quản lý và điều hành các hoạt động giáo dục và đào tạo từ giáo dục mẫu giáo, giáo dục phổ thông, đến giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học. Chính phủ liên bang chịu trách nhiệm xây dựng các chính sách giáo dục đào tạo vĩ mô, đưa ra các chương trình trọng điểm, tài trợ cho các tiểu bang/lãnh thổ để họ triển khai các dự án trọng điểm, và theo dõi chất lượng đối với việc thi hành các chính sách, chương trình/dự án do chính phủ liên bang ban hành.[iv]

Ở cấp chính phủ liên bang Úc (Bộ Giáo dục và Đào tạo Liên bang), chương trình học bậc giáo dục phổ thông do tổ chức gọi là Cơ quan Liên bang Úc Đặc trách Chương trình, Đánh giá và Báo cáo (Australian Curriculum, Assessment and Reporting Authority – ACARA). Nhiệm vụ chính của ACARA là xây dựng Khung Chương trình học Quốc gia Úc (Australian National Curriculum Framework) cho toàn nước Úc. Mỗi tiểu bang hay lãnh thổ, dựa trên Khung chương trình ấy, có nhiệm vụ soạn ra chương trình học thích hợp cho từng tiểu bang/lãnh thổ của mình. Thông thường mỗi tiểu bang/lãnh thổ có những ưu tiên riêng và những nhu cầu phát triển kinh tế xã hội riêng khiến cho giáo dục bậc phổ thông của mỗi địa phươngrất đa dạng.

Cơ quan đảm nhiệm việc quản lý giáo dục mỗi tiểu bang hay lãnh thổ mỗi nơi có một tên riêng. Ví dụ Lãnh thổ Thủ đô Úc (Australian Capital Territory) có tên Hội đồng Học vụ Cấp 3 ACT, tiểu bang New South Wales với tên Văn phòng Hội đồng Học vụ NSW, tiểu bang Victoria gọi Cơ quan phụ trách Chương trình học và Đánh giá Victoria…

3.2. Triết lý tài chính và tài trợ giáo dục phổ thông

  1. a) Triết lý tài chính giáo dục phổ thông và hoạt động phi lợi nhuận của nhà trường

Theo luật pháp Úc, nhà nước có nhiệm vụ cung cấp một nền giáo dục tối thiểu cho mọi công dân trong lứa tuổi phổ cập giáo dục dù học sinh chọn học loại trường nào.

Giáo dục tối thiểu ở đây là giáo dục trong các trường của chính phủ (trường công lập). Có cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập… ở mức trung bình, có chất lượng nhưng không xa hoa, tốn kém. Học sinh theo học trong các trường này (dù công lập hay tư thục) không phải trả học phí, nhưng phải trả phí cho các dịch vụ (mỗi năm dưới 400 đô la). Học phí được trả lấy từ thuế của người dân đóng góp.

Các trường tiểu học và phổ thông Úc là các tổ chức phi lợi nhuận. Do đó học phí là số tiền đủ để trả cho các hoạt động dạy và học (sách học, áo quần đồng phục, trang phục dùng trong các phòng thí nghiệm, tham quan, dã ngoại… học sinh phải trả riêng, gọi là phí dịch vụ). Không có một cơ sở giáo dục phổ thông tư thục nào ở Úc chia cổ tức. Đầu tư trong giáo dục để kiếm lợi nhuận, chia cổ tức là một thứ văn hóa rất xa lạ trong xã hội Úc.

Học phí được tính toán dựa trên một công thức rất khoa học, được các tổ chức định giá chuyên môn chấp nhận. Học sinh quốc tế đến học trong các trường công lập trả học phí và phí dịch vụ đúng với giá của nó. Nhưng thực tế cao hơn so với học sinh người Úc. Lý do là vì học sinh Úc được chính phủ Úc tài trợ một phần. [v]

  1. b) Tài trợ giáo dục phổ thông

Theo thống kê nhiều năm, trên toàn nước Úc, các trường công lập đào tạo khoảng 60% học sinh và các trường tư thục (gồm các trường Công giáo và các trường tư thục độc lập) là khoảng 40% (trong số 40% này, 2/3 là học sinh theo học các trường Công giáo và 1/3 là học sinh theo học trong các trường tư thục độc lập).[vi]

Trong tài khóa 2012-2013, chính phủ liên bang Úc và chính phủ của các tiểu bang và lãnh thổ tài trợ 36,853 tỷ cho các trường công lập hay 15.703 đô la/học sinh/năm; 7,173 tỷ cho các trường Công giáo hay 9.657 đô la/năm/học sinh; và 3,915 tỷ hay 7.584 đô la/năm/học sinh cho các trường độc lập. Tổng cộng số tiền tài trợ cho các loại trường phổ thông trên toàn nước Úc là 47,941 tỷ, trong đó chính phủ liên bang tài trợ 8,591 tỷ, chiếm 17,92% so với chính phủ các tiểu bang/lãnh thổ đầu tư 82.08% [vii] (chính phủ liên bang chỉ đầu tư vào giáo dục phổ thông theo những chương trình ưu tiên do chính phủ liên bang đề ra, còn ở bậc giáo dục đại học thì chính phủ liên bang chi trả phần lớn ngân sách).

3.3 Hệ thống Chứng Chỉ và Chương trình giáo dục bậc phổ thông

  1. a) Các loại chứng chỉ tốt nghiệp sau giai đoạn phổ cập giáo dục

Chứng chỉ Tốt nghiệp Giáo dục phổ thông cấp 3 của Úc có tên khác nhau tại mỗi tiểu bang (6 tiểu bang), lãnh thổ (2 lãnh thổ):

  1. Tiểu bang New South Wales gọi là HSC (Higher School Certificate)
  2. Tiểu bang Victoria gọi là VCE (Victorian Certificate of Education)
  3. Tiểu bang Queensland gọi là QCE (Queensland Certificate of Education)
  4. Tiểu bang South Australia gọi là SACE (South Australian Certificate of Education)
  5. Tiểu bang Western Australia gọi là WACE (Western Australia Certificate of Education)
  6. Tiểu bang Tasmania gọi là TCE (Tasmanian Certificate of Education)
  7. Lãnh thổ Thủ đô Úc gọi là Australian Capital Territory Year 12 Certificate (Chứng chỉ Lớp 12 của ACT)
  8. Lãnh thổ Bắc Úc gọi là NTCE (Northern Territory Certificate of Education).

Tại tiểu bang Victoria, ngoài chứng chỉ VCE, còn có thêm 3 loại chứng chỉ khác: Chứng chỉ Học thực hành hay VCAL (Victorian Certificate of Applied Learning), Chứng chỉ Giáo dục Nghề nghiệp hay VET (Vocational Education Training), và Chứng chỉ học nghề tại trường VETis (Vocational Education Training in School). Số học sinh theo học các Chứng chỉ Thực hành hay Chứng chỉ Nghề nghiệp mỗi năm một gia tăng. Điều này thể hiện ngày nay giới trẻ Úc quan tâm đến tính thực dụng của giáo dục trung học phổ thông Úc.

Theo thống kê 2015, tiểu bang Victoria có 1528 trường phổ thông công lập và 700 trường phổ thông tư thục trong đó có 493 trường Công giáo và 207 trường độc lập (thuộc Hiệp hội Tư thục Tôn giáo hoặc Phi giáo phái). 20 trường trong số 700 trường phổ thông tư thục này dạy Chương trình Tú tài Quốc tế (International Baccalaureate).

Ngoài các môn học chính như tiếng Anh, toán, khoa học và lịch sử (với 14 môn học) do Tổ chức ACARA liên bang đưa ra, giáo dục bậc phổ thông tại tiểu bang Victoria có thêm khoảng trên 50 môn học tự chọn cho học sinh có nhiều lựa chọn (do Tổ chức Chương trình học và Đánh giá tiểu bang Victoria soạn và ban hành)[viii].

Tại các nước phát triển, các trường phổ thông ngoài công lập phần lớn có cơ sở vật chất và trang thiết bị rất hiện đại, chất lượng đào tạo và văn hóa phục vụ học sinh tuyệt vời. Do đó, học phí và phí các dịch vụ trong các trường này rất cao so với các trường công lập. Tại tiểu bang Victoria, có hơn 1/3 các trường tư thục độc lập trong tổng số 207 trường nằm trong số tốp 100 trường có chất lượng cao nhất.

  1. b) Chương trình học Giáo dục Phổ thông

Khung chương trình học bậc giáo dục phổ thông từ lớp Mẫu giáo đến lớp 12 (K-12) gồm hai giai đoạn: từ lớp Mẫu giáo đến hết giai đoạn phổ cập giáo dục (K-10) và giáo dục cấp 3 gồm các lớp 11 đến 12 gọi là Chương trình Trung học Phổ thông Cấp ba Úc (The Senior Secondary Australian Curriculum – ACARA).

Chương trình học trong giai đoạn phổ cập giáo dục (K-10)

Các môn học gồm (1) tiếng Anh;(2) các ngôn ngữ cộng đồng;(3) toán;(4) khoa học;(5) kỹ thuật và khoa học ứng dụng; (6) con người xã hội và môi trường nơi sinh sống; (7) các nghệ thuật sáng tạo, và (8) phát triển cá nhân, sức khỏe và thể dục.

Ngoài việc xây dựng các chương trình học, tổ chức ACARA còn soạn bản hướng dẫn (Guide) các chương trình học mới được xây dựng, tư vấn về chiến lược học tập (programming), kiểm tra đánh giá (assessment), các hoạt động học tập mẫu và bài tập của học sinh (sample activities and student work), và có cung cấp danh sách những chuyên gia có kinh nghiệm hàng đầu tham gia vào nhóm soạn thảo chương trình.

Chương trình học sau giai đoạn phổ cập giáo dục (lớp 11 và 12)

Tại các lớp phổ thông cấp 3 Úc, theo chương trình của Tổ chức ACARA, cả nước dạy 4nhóm môn họccăn bản gồm 14 môn học: tiếng Anh, Toán, Khoa họcvà Lịch sử.

Ngoại trừ môn tiếng Anh là môn tất cả các trường học tại Úc phải dạy (bắt buộc), những môn còn lại, do sự lựa chọn của học sinh, các trường trong mỗi tiểu bang/lãnh thổquyết định những môn học nào trong số các môn do ACARA đề ra để dạy.

Các môn học cụ thể trong 4 nhóm nói trên như sau: (1) môn tiếng Anh, được chia ra 4 môn học (tiếng Anh, Anh như một ngôn ngữ thứ hai (ESL), tiếng Anh thiết yếu, Văn chương); (2) môn Toán có 4 môn học khác nhau (Toán thiết yếu, Toán đại cương, Toán phương pháp, Toán đặc biệt); (3) môn Khoa học có 4 môn (Hóa học, Sinh học, Khoa học về trái đất và môi trường, Vật lý); và (4) môn lịch sử chia ra làm 2 môn học (Sử cổ đại, Sử hiện đại).

Ngoài những nhóm môn học trên, khi có nhu cầu (do sự phát triển kinh tế xã hội), Tổ chức ACARA có thể xây dựng các chương trình mới và các chương trình này phải được chấp thuận bởi Bộ trưởng Giáo dục Liên bang và các Bộ trưởng Giáo dục tại mỗi tiểu bang/lãnh thổ trước khi đem ra áp dụng.

  1. c) Cải cách chương trình học mang tính đột phá tại Tiểu bang Victoria

Chính phủ tiểu bang Victoria đang cho ra đời một gói chương trình nhằm hỗ trợ các trường phổ thông và giáo viên thi hành chương trình học mới. Chương trình mới nhằm bảo đảm cho học sinh tiểu bang Victoria được trang bị tốt hơn để đương đầu với một thế giới đang thay đổi.

Mục đích của chương trình học mới này nhằm:nâng cao các kỹ năng đọc viết và tính toán của học sinh, vàphát triển các kỹ năng cá nhân và xã hội, các kỹ năng suy tư và những môn họcmới như tư duy tính toán.

Gói chương trìnhgiúp áp dụng chương trình học mới sẽ tập huấn cho ban lãnh đạo các trường học về việc sử dụng các tài liệu liên quan đếnkế hoạch dạy và học mỗi môn học mới.

Theo gói chương trình này, các giáo viên trong các trường công lập sẽ được cho thêm thời gian chuẩn bị để áp dụng những thay đổi mới trong chương trình học (trước đây chuẩn bị tài liệu để giảng dạy được xem như là trách nhiệm của giáo viên). Chính sách mới giúp khuyến khích giáo viên chuẩn bị tài liệu giảng dạy chu đáo hơn.

Các chiến lược học tập đặc biệt nhằm vào 10 lĩnh vực học tập dưới đây:

  • Các môn STEM tức khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán.
  • Mã hóa kỹ thuật số
  • Học về các tôn giáo
  • Tư duy phê phán
  • Đọc, viết trong những năm bắt đầu đi học
  • Âm nhạc
  • Tìm hiểu về tài chính
  • Giáo dục sức khỏe, năng lực cá nhân và xã hội bao gồm cả các giá trị phổ quát
  • Tham gia xã hội dân sự
  • Hiểu biết về những giá trị đạo đức trên toàn cầu.

Các trường sẽ chọn một hay nhiều chương trình đặc biệt trên tùy theo nhu cầu và ưu tiên của từng trường (trường nào chọn dạy các môn này sẽ nhận được thêm trợ cấp của chính phủ liên bang).

Chính phủtiểu bang Victoria cũng có kế hoạch thảo luận với các vị có thẩm quyền tại các trường tư thục (trường Công giáo và các trường tư thục độc lập) trong việc hỗ trợ các loại trường này áp dụng các chương trình đặc biệt này.[ix]

4 Một vài kết luận

Để một xã hội đa văn hóa được phát triển một cách hài hòa, nước Úc đã có nhiều nỗ lực trong việc cải cách giáo dục phổ thông, trong đó giáo dục phổ cập được phân biệt rõ với giáo dục phổ thông trung học.

Nhiệm vụ pháp định của chính phủ liên bang và chính phủ của các tiểu bang/lãnh thổ trong việc quản lý giáo dục trong toàn bộ hệ thống giáo dục nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng đã giúp xây dựng nên được một phương thức tài trợ có hiệu quả và ổn định giữa hai loại chính phủ (Liên bang và tiểu bang/lãnh thổ).

Triết lý tài chính của giáo dục phổ thông Úc là mấu chốt hình thành nên một nền giáo dục phi lợi nhuận và chính triết lý này đã giúp giáo dục Úc phát triển liên tục và lan tỏa khắp thế giới từ 30 năm nay.

Sau cùng, học sinh Úc khi trưởng thành ngoài tham gia hiệu quả vào thế giới việc làm còn tích cực đóng góp giải quyết những mối quan tâm chung của cộng đồng trong và ngoài xã hội Úc. Nếu ai ưa chuộng thành tích qua con số thì cũng có thể biết rằng Chương trình Đánh giá Học sinh Quốc tế (PISA), trong năm 2006, hệ thống giáo dục phổ thông Úc được xếp hạng thứ 6 về môn đọc, thứ 8 về môn khoa học và thứ 13 về môn toán trên thế giới gồm 56 quốc gia. Khảo sát ba năm sau, năm 2009, kết quả tốt hơn: thứ 6 về môn đọc, thứ 7 về môn khoa học và thứ 9 về môn toán.

Còn chỉ số Giáo dục, trong Chỉ số Phát triển Con người của Liên hiệp quốc (UN’s Human Development Index) xuất bản năm 2008, dựa trên thống kê giáo dục 2006, đã liệt kê Úc đạt chỉ số 0.993, cao nhất thế giới.[x]

Nguyễn Xuân Thu

[i] Trừ những người khuyết tật. Địa phương có chương trình giáo dục riêng.
[ii]Education and Training Reform Act 2006 – Attendance at school. www.austlii.edu.au
[iii]Việt Nam không có giai đoạn phổ cập giáo dục trong Khung cơ cấu hệ thống giáo dục của mình (vừa mới ban hành từ tháng 10 năm 2016), mặc dù trong Luật Giáo dục năm 2005 và Luật bổ sung năm 2009 có quy định 9 năm phổ cập giáo dục.
[iv] Bộ Giáo dục & Đào tạo Úc không có chức năng quản lý các hoạt động giáo dục và đào tạo của các tiểu bang hay lãnh thổ nhưng có trách nhiệm kiểm tra chất lượng các chính sách do chính phủ liên bang ban hành và các chương trình do chính phủ liên bang tài trợ.
[v] Nhưng phải chi trả khoảng dưới 400 đô la/năm cho các phí khác như văn phòng phẩm, sách giáo khoa, áo quần đồng phục, cắm trại và một số dịch vụ linh tinh khác.
[vi] “Primary and Secondary Education”. Year Book Australia. Australian Bureau of Statistics. 2008.
[vii] Report on Government Services 2013.
[viii] Victorian Curriculum. Xem: http://victoriancurriculum.vcaa.vic.edu.au
[ix] Implementing the New Victorian Curriculum. Xem www.education.vic.gov.au
[x] “Human devepolment indices” (PDF). Human Development Reports. 18/12/ 2008.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/05/2017(Xem: 8838)
Hòa thượng Viên Minh Sư trưởng Tổ đình Bửu Long sẽ có chuyến hoằng pháp tại Hoa Kỳ và Canada từ 21 tháng 4 đến ngày 20 tháng 6 năm 2017. Dưới đây là lịch trình chi tiết: Lịch trình dự kiến chuyến đi Mỹ và Canada trong năm 2017 của Thầy Viên Minh
15/04/2017(Xem: 12386)
21 năm chiến chinh khói lửa, "Nội chiến tương tàn" (1954-1975), bom đạn và vũ khí tinh vi của hai khối "Tư bản" - "Cộng sản" đã đổ xuống làm tan hoang đất nước. Quân dân hai Miền xương đã chồng như núi, máu đã đổ thành sông. Hội nghị Hòa đàm Ba Lê kéo dài dai dẳng 5 năm trường (1968-1973) mới đưa tới Hiệp Định Hòa Bình Paris 1973. Những tưởng Việt Nam sớm chấm dứt chiến tranh, hai miền Nam Bắc sẽ được chung sống hòa bình, nhưng không, Cộng Sản Miền Bắc - con cờ của Cộng Sản Quốc Tế - đã dốc toàn lực giành dân lấn đất, cưỡng bách xâm chiếm trọn vẹn Miền Nam vào ngày 30 tháng 4 năm 1975.
10/04/2017(Xem: 8605)
Lễ Thanh Minh 2017 tại Nghĩa Trang Fawkner (Monday 03 April 2017)
01/03/2017(Xem: 15478)
Chương trình Mừng Xuân Đinh Dậu 2017 tại Tu Viện Quảng Đức, Úc Châu
22/12/2016(Xem: 7640)
Buổi lễ động thổ Công Viên và Tượng Đài Chiến Sĩ Úc-Việt (Commemorative Park - có thể gọi ngắn gọn là "Công Viên Tưởng Niệm") đã long trọng diễn ra vào sáng Thứ Bảy, 17/12/2016, tại Kevin Wheelahan Gardens, Dickson Street, Sunshine (bên cạnh Sunshine RSL) với sự tham dự đông đảo của đồng bào và quan khách. Sự hiện diện của các vị đại diện các hội đoàn, đoàn thể, tôn giáo ... và các chính khách đã nói lên tầm quan trọng của công trình xây dựng Công Viên Tưởng Niệm, tấm lòng của Người Việt tỵ nạn, sự khắn khít và tình đồng đội của các cựu chiến binh Úc-Việt cũng như sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, tiểu bang và liên bang Úc Châu.
14/12/2016(Xem: 13701)
Bước vào thiên niên kỷ mới, trong mười năm của giai đoạn đầu tiên (2006-2016), Phật giáo đã khai dụng được nhiều cơ hội nhưng cũng phải đối diện với lắm thách thức giữa một thế giới đầy biến động. ● Xin nhận diện một số cơ hội: Xu thế mà người dân trong hai lục địa Âu và Mỹ đón nhận Phật giáo vừa như một triết lý sống nhân bản, vừa như một khoa học trị liệu hiệu quả đã bước qua khỏi giai đoạn nghiên cứu kinh viện để lan tỏa ra trong nhiều lãnh vực ứng dụng thiết thực khác của đời sống. – Hiện tượng những tổ chức Phật giáo quốc gia đơn lẽ đang nhịp nhàng gia nhập vào các mạng lưới Phật giáo quốc tế đã trở nên chặt chẻ hơn. – Những công trình nghiên cứu và khảo sát kinh điển Phật pháp càng lúc càng nhiều và càng có phẩm chất nhờ ứng dụng công nghệ thông tin khi xử lý các văn bản. – Nghệ thuật và văn học Phật giáo được giới trí thức trên thế giới khám phá và xác nhận như một dòng chủ lưu đóng góp vào những giá trị nhân văn của nhân loại – …
16/09/2016(Xem: 5244)
Công dân Úc đang sở hữu cuốn sổ thông hành thuộc nhóm các nước "quyền lực" bậc nhất thế giới. Nếu đủ thời gian và tiền bạc người Úc có thể tới được hết 169 quốc gia miễn thị thực cho Passport Úc không?
12/09/2016(Xem: 9677)
Hằng năm Tu Viện Quảng Đức đều tổ chức lễ hội Tết Trung Thu cho các em thiếu nhi Việt Nam, năm nay ngoài việc trao tặng lòng đèn và bánh Trung Thu cho các em, Ban Tổ Chức có tổ chức thi hát và đọc thơ, văn, ca dao, tục ngữ về truyền thống văn hóa Việt Nam và Tết Trung Thu VN. Kính mời quý đồng hương Phật tử đưa con em của mình về tham dự vào lúc 6 giờ đến 9 giờ tối thứ bảy ngày 17-09-2016 tại Tu Viện Quảng Đức, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic 3060. Điện thoại: 03. 9357 3544
21/05/2016(Xem: 10836)
Úc Châu biểu tình chống Formosa và cầu nguyện cho VN
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]