KÍNH CHIẾU YÊU Kinh Điển Khai Thị Tuyển Tập Trích từ [Chương Đại Thế Chí niệm Phật Viên Thông] và [Chương Năm Mươi Ấm Ma] trong “Kinh Lăng Nghiêm Thiển Thích”. Giới thiệu: Chân lý chính là vàng thật (chân kim), mà kinh Lăng Nghiêm chính là một bộ kinh được ví như tấm kính chiếu yêu trong Phật giáo. Tại sao tôi nói “Kinh Lăng Nghiêm” là chânthật? Là vì nghĩa lý trong kinh được Phật giảng giải rất rõ ràng, rất chính xác, cho nên dù thiên ma hay ngoại đạo cũng đều phải hiện nguyên hình, cho đến những kẻ giả mạo thiện tri thức cũng bị lộ sạch bản chất khi kính này soi tới. Vì vậy “Kinh Lăng Nghiêm” chính là một bộ kinh được ví như tấm kính chiếu yêu trong Phật giáo. Hòa Thượng Tuyên HóaNỘI DUNG: Thiên Ma Nhiễu Loạn Không Được Vọng Ngữ Si Ái Dấy Khởi Tất Đọa Địa Ngục Buông Bỏ Si Ái, Si Tình Ma Cung Tan Vỡ Lậu Tận Ăn Thịt Đường Tăng Ngũ Ấm Ma Tại Sao Có Cảnh Giới Ma Phật Nhãn Nhất Niệm Thành Phật? Cần Nên Nghe Kinh Nghe Pháp Tịch Mịch Vô Liêu Thiên Ma Nhiễu Loạn Quý vị nếu muốn khôi phục lại tánh Như Lai Tạng của mình, trước tiên phải giữ gìn ba yếu tố: tinh, khí, thần. Tại sao ma ở cõi trời lại đến quấy nhiễu quý vị? Chính vì quý vị là người có công phu tu tập, tu hành có định lực rồi. Tuy chút định lực của quý vị không có gì quan trọng nhưng cũng có thể làm chấn động cung điện của thiên ma, giống như động đất vậy. Vì chúng cũng có thần thông, cho nên một khi cung điện vừa rung chuyển thì liền quan sát: “Ồ! Tại sao cung điện của chúng ta lại vô cớ chấn động? Tại sao lại vỡ tungthế này?”. Chúng liền biết thế gian có người sắp thành đạo, cho nên mới có định lực làm tan vỡ cung điện của chúng. Chúng bèn nói: “Thì ra ngươi muốn phá hoại ta sao? Ta sẽ phá định lực của ngươi trước!” Bởi vậy chúng liền kéo đến phá hỏng định lực của vị này, đây chính là thiên ma. Quỷ thần cũng như vậy, thấy quý vị tu hành sắp chứng quả, chúng bèn nổi tâm ganh ghét. “Ngươi sắp chứng quả sao? Ta sẽ đến phá hỏng công phu tu hành của ngươi.” Thế là chúng liền chui vào trong tâm quý vị, hoặc dựa vào thân quý vị, khiến cho định lực của quý vị không thành, khiến cho quý vị bị tẩu hỏa nhập ma. Chuyện bị ma gá vào này chẳng phải đoạn kinh trước tôi đã giảng rồi sao, việc này rất hệ trọng. Tại sao bị vướng vào ma? Vì quá trình lọc tâm của quý vị không đúng cách, vì chỗ lập tâm của quý vị không chân chánh. Cho nên khi quý vị còn chút tâm tà thì liền dính vào ma, đây gọi là tẩu hỏa nhập ma - mất hỏa hầu, nhập vào ma. Hoặc bị ly, mỵ, vọng lượng, tất cả những loài này đều thuộc về yêu quái. Một khi gặp phải cảnh giới này mà tâm quý vị không nhận thức được, không tỏ rõ được thì sẽ “nhận giặc làm con”. Quý vị thử nghĩ, thế thì đồ đạc của quý vị, chúng có thể không cướp đi, không trộm mất sao? Quý vị dẫn giặc vào nhà, tất cả những tài sản vô giá trong nhà đều bị chúng cướp sạch. Những gì được gọi là tài sản vô giá của quý vị? Bây giờ tôi sẽ nói thật cho quý vị biết, hãy nhớ kỹ! Phải tin tưởng lời tôi nói, hãy nhớ kỹ, đừng nghi ngờ lời tôi! Vì sao? Vì đây chính là vấn đề then chốt, có liên quan mật thiết đối với tiền đồ và sinh mệnh của quý vị! Bảo bối của quý vị là gì? Đó chính là tánh Như Lai Tạng sẳn có của mình. Chúng có thể cướp được Như Lai Tạng này sao?[1]Ở đoạn trước, chẳng phải tôi đã giảng về ba thứ tinh, khí, thần rồi sao? Nếu quý vị muốn khôi phục lại tánh Như Lai Tạng của mình, trước tiên phải giữ gìn tinh, khí, thần. Nếu không giữ kỹ, sẽ bị đoạt mất, bị cướp đi, quý vị hãy cẩn thận một chút.
Không Được Vọng Ngữ Hiện nay có những người tự cho mình là Phật, đừng nói họ có lục thông hay ngũ thông gì, tôi tin rằng ngay cả một thông họ cũng còn chẳngthông. Hiện nay có những người không những cho rằng trình độ của tứ quả A-la-hán còn thấp mà còn tự cho mình là Phật. Nhưng đức Phật có đủ tam thân, tứ trí, ngũ nhãn, lục thông, thế thì những người tự cho mình là Phật, quý vị hãy hỏi họ xem họ có được bao nhiêu thần thông? Trong lục thông, loài quỷ thần có năm thứ, chỉ thiếu lậu tận thông, chỉ khi đạt đến quả vị Phật mới trọn vẹn lục thông. Tôi tin rằng hiện những người tự cho mình là Phật, đừng nói lục thông hay ngũ thông, mà ngay đến một thông họ cũng chẳng có. Vì một thông cũng không thông, cho nên họ mới tuyên bố mình chính là Phật rồi. Nếu thật sự có được một thông họ sẽ không bao giờ đưa ra lời đại vọng ngữ như thế. Chưa thành Phật mà nói đã thành, quý vị thử nghĩ xem, người có trí tuệ có nói những lời ngu si như vậy không? Chưa đạt đến quả vị đó mà tự cho rằng mình đã đạt, đấy là người ngu si! Cũng ví như trong những nước dân chủ, ai ai cũng có thể làm tổng thống. Không sai! Người nào cũng có thể làm tổng thống, nhưng không phải ai ai cũng là tổng thống. Quý vị phải được mọi người tuyển chọn mới chính thức làm tổng thống được. Vậy thì người nào mới chính là tổng thống? Người nào được làm phó tổng thống? Đó chính là đạo lý này. Quý vị chưa từng đi học, cũng chưa hề nghiên cứu đạo lý nào, lại đòi ra làm tổng thống. Ngay cả tên mình còn chưa biết ký thì làm sao đảm nhiệm chức vụ tổng thống? Việc thành Phật cũng vậy, quý vị không tu hành, chưa từng khổ hạnh sáu năm trên núi Tuyết, cũng chưa tọa thiền bốn mươi chín ngày đêm dưới cội bồ đề. Những công phu như vậy, quý vị còn chưa từng thực hành ngày nào mà lại được thành Phật ư? Thật quá dễ dàng! Cho nên đây chính là một loại cuồng vọng. Si Ái Dấy Khởi Tất Đọa Địa Ngục Lỗi lầm lớn nhất của con người là gì? Đó chính là si ái: ngu si và tham ái. Cái gì là lỗi lầm lớn nhất của con người? Đó chính là ngu si và tham ái vậy. Ngu si và ái nhiễm có thể giảng là hai thứ, cũng có thể giảng là một thứ: si ái, vừa ngu si lại vừa ái nhiễm. Do cái tâm vô minh này nên cái gì quý vị cũng không biết, chỉ biết có si ái, từ sáng đến tối luôn nghĩ tưởng đến thứ này, nhớ tưởng việc dâm dục này, tưởng nhớ việc ái dục này. A! Giờ giờ phút phút không lúc nào buông nổi. Nếu quý vị có tâm nghiên cứu Phật Pháp giống như tâm đam mê những thứ này, thời thời khắc khắc không quên Phật Pháp thì chắc chắn sẽ mau chóng thành Phật. Chỉ tiếc rằng quý vị không thể chuyển tâm háo sắc thành tâm hâm mộ Phật Pháp, cho nên học Phật Pháp, học đi học lại, càng học càng cảm thấy khô khan, vô vị, còn bảo: “Tôi có nhiều lỗi lầm như vậy, Phật Pháp đều chỉ ra hết. Ái dà! Tôi thật là không muốn học nữa, học Phật Pháp là phải học để trừ sạch hết những lỗi lầm của mình, tôi làm sao có thể làm được chứ?” Đây chính là một đặc tính của si ái. Ở trên, kinh văn đã nói: “Do vọng tưởng nên mê lầm chân lý (mê lý vi cữu).”Nay tôi có thể nói “do si áinên mê lầm chân lý”, đó chính là “si ái vi cữu”[1], chính là do cái lỗi của si ái vậy. Vì quý vị có si ái, cho nên mới thành “biến mê”(đầy dẫy si mê, mê lầm cùng khắp), chuyện gì cũng mê muội, chuyện gì cũng không thấu hiểu, mà nguyên nhân trước nhất chính bởi si ái. Vì có si ái cho nên cái gì cũng không biết, cái gì cũng không đoái hoài, đọa địa ngục thì đọa địa ngục, bận tâm chi cho nhiều! Bởi thế bất chấp tất cả. Chính vì lỗi si ái này mà quý vị suốt ngày cứ nhớ tưởng đến người nữ, còn người nữ thì lại nhớ đến người nam, Từ đó phát sanh ra một thứ “không tánh hư vọng (false emptiness)”[2]. “Thứ mê này biến hóa không ngừng, từ đó mà thế giới phát sinh”[3]. Từ một thứ mê biến ra hai thứ mê, hai thứ mê biến thành ba thứ mê, cứ thế tiếp tục không ngừng. Người trí nên chú ý vào đoạn kinh văn này, nhìn cho thật kỹ, bởi đoạn văn này nói rõ đến tận xương tủy của quý vị, nói ra hết tật xấu của quý vị rồi đấy.
Buông Bỏ Si Ái, Si Tình Kết hôn chính là mê mờ (hôn), mê mờ (hôn) chính là ngu si, nghĩa là cái gì cũng không biết. Tại sao nóithập phương Bồ Tát, Đại A La Hán cùng những người tu đạo, tâm đều thông hợp lẫn nhau?[1]Đó là vì Bồ Tát, A La Hán và quý vị đều cùng tu tập một thứ định, đều là “phản văn văn tự tánh, tánh thành Vô thượng đạo” – Xoay cái nghe trở về lắng nghe lại tự tánh, cho đến khi tánh nghe nhập vào bổn giác[2], đều tu Lăng Nghiêm Đại Định, cho nên đều như nhau. Đã là như nhau, thì tâm đều tương hợp, thông suốt lẫn nhau giống như dòng điện nối liền nhau vậy. Đừng nói chi đến chư Phật, Bồ Tát hay các vị La-hán, mà ngay cả chúng ta đây, tâm của người này với tâm người kia cũng có sự thông hợp, nếu quý vị nghĩ đến một người thì cũng giống như quý vị đánh một bức điện tín đến tâm người đó. - “Người kia có biết (tôi nghĩ đến họ) chăng?” Tự tánh của họ cảm nhận được, nhưng tâm thức họ chưa chắc đã biết, tuy nhiên về mặt tự tánh thì cả hai đều biết. - “Nếu tôi cứ nghĩ đến người đó ngày đêm; nhớ nghĩ, nhớ nghĩ, nghĩ nhớ mãi… Vậy thì người ấy cũng sẽ nhớ nghĩ đến tôi có phải không?” Quý vị dù có nhớ đến chết đi nữa cũng vô ích, giống như ở trước tôi đã có giảng về tánh si ái vậy. Người si ái thì, ôi! nếu có người yêu, thì suốt ngày nhung nhớ không nguôi. A! Cứ nhớ! nhớ! nhớ... nhớ nhung như vậy! Nhớ tới nhớ lui, nhớ cho đến khi muốn chết. Làm sao chết? Là nghĩ đến việc kết hôn. Kết hôn tức là hôn mê luôn. Hôn mê rồi sẽ chết dần dần. Nên nói: kết hôn tức là hôn mê, hôn mê tức là ngu si, chuyện gì cũng không biết. Trong Hán văn, quý vị có thể suy luận về nghĩa của hai chữ Kết Hôn (結婚). Hôn (婚) có nghĩa là mờ tối. Trong Hán văn thì ý nghĩa là như thế. Không biết trong Anh văn, ý tứ ra sao.
Ma Cung Tan Vỡ Một hôm, chú lên trời để dạo chơi. Khi lên đó, ma vương cõi trời rất vui mừng và dụ chú ta vào trong cung điện của chúng. Đó là một tòa lâu đài tuyệt đẹp làm bằng ngọc lưu ly trong suốt. Chú Sa Di đã bị mắc bẫy trong ấy. Vì chú có ngũ nhãn nên thấy pháp thân của mình đến nơi đó mà ma vương không cho trở về. Chú bèn thưa với tôi: “Bạch sư phụ! Con lên trời rồi bây giờ về không được!” - "Thế là con bị kẹt trên trời rồi! Hừ! Thế trước kia ai đã chỉ cho con lên đó”. - "Con nghĩ là ở đó sẽ rất vui nên con lên để xem cho biết. Bây giờ người ở trên đó không muốn cho con trở lại." Tôi bảo: “Đi chơi, con không nên đến đó chơi. Các Thiên ma ở các tầng trời cõi Dục đều muốn tìm cơ hội để phá hủy định lực của người tu đạo.” Thế rồi tôi nói với chú: “Đừng sợ, thầy sẽ đưa con về.” Tôi kêu chú về, nhưng ma vương ở đó vây chú lại không để chú đi. Đến lúc đó, chú trở nên rất hoảng sợ và nói: "Hắn không để con đi, vậy làm sao bây giờ?" Tôi bảo: “Đừng lo thầy sẽ đưa con về ngay!” Rồi tôi dùng chú Thủ Lăng Nghiêm, đoạn chú văn chuyên phá vỡ ma thuật, mà tôi đã dạy cho quý vị rồi, tức là Ngũ Đại Tâm Chú (*). Ha! Khi ấy cung điện của ma vương tức khắc sụp đổ tan tành. Do vậy chú mới ra về được. Đây là chuyện thật. (*) Tức là năm câu: "Sất Đà Nể, A Ca Ra, Mật Rị Trụ, Bát Rị Đác Ra Da, Nảnh Yết Rị" trong phần Chú Lăng Nghiêm trong "Kinh Nhật Tụng Vạn Phật Thánh Thành" và trong “Lăng Nghiêm Chú Sớ” từ câu 104 đến 108. Lậu Tận Bất luận là nam hay nữ, người nam nhớ người nữ, người nữ nhớ người nam, đó gọi là lậu. Thiên Ma, quỷ thần đều có năm thứ thần thông. Những gì là năm? Chính là thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, tha tâm thông, túc mạng thông, thần túc thông, nhưng không có lậu tận thông. Nếu chúng có lậu tận thông thì đã không đến quấy nhiễu quý vị. Vì không có lậu tận thông cho nên chúng còn muốn làm người xấu, còn muốn làm người ác để phá hoại quý vị. Chính vì thế, có thể thấy lậu tận thông này không dễ gì đạt được. Thế nào gọi là lậu tận? Tôi nói thật chút nữa cho quý vị nghe, đó chính là quý vị cứ suốt ngày, cho dù là người nam hay người nữ, người nam nhớ nhung người nữ hay người nữ nhớ người nam cũng đều gọi là lậu cả. Nếu quý vị không dứt bỏ được ý niệm ấy thì không thể đạt được lậu tận. Tôi lại nói cho quý vị nghe sâu hơn một cấp nữa, bây giờ tôi nói thật! Nếu không nói thật, cũng giống như đậy nắp mà lắc, dù có lắc tới bao giờ, quý vị cũng không biết đây là gì? Nói thật, nếu cái tinhđó của quý vị không bị thoát mất thì gọi là lậu tận. Tinh của quý vị nếu bị rỉ ra thì là lậu. Bây giờ tôi đem bí mật của trời đất nói cho quý vị rõ, nếu quý vị không đánh mất đi tinh khí, là quý vị không còn lậu nữa. Không chỉ khôngxuất tinh (khí) mà ngay trong ý niệm cũng khôngcòn nghĩ tới -- Trong ý niệm vi tế nhỏ nhiệm kia, nếu muốn có một chút niệm dâm dục cũng không còn, đó chính là trạng thái của lậu tận. Bây giờ quý vị hiểu rõ chưa? Tại sao Thiên ma chưa dứt được lậu? Vì chúng còn tâm dâm dục, quỷ thần cũng còn dục tâm. Trần lao nghĩa là gì? Tôi nói đơn giản cho quý vị biết, đó chính là tâm dâm dục này; mà dâm dục chính là trần lao, trần lao chính là dâm dục, ma mỵ quỷ thần tham đắm những thứ này. Cho nên chúng không muốn cho quý vị buông bỏ, chúng muốn quý vị cũng tham luyến. Chúng nói: “Hai chúng ta là bạn thân, tôi không bỏ những thứ này mà anh lại muốn chạy hả? Muốn bỏ hả? Không thể được!” Cho nên chúng bèn kéo tới. Để làm gì? Nói toạc ra, là vì chúng không nỡ để quý vị thoát ly khỏi thế giới này. Ăn Thịt Đường Tăng Trước đây tôi có nói về yêu tinh, quý vị không biết chúng là gì, bây giờ tôi sẽ chỉ rõ. Quý vị có biết chữ yêu() trong tiếng Hán là do chữ nữ () và chữ yểu () ghép lại. Tức là cô gái (nữ) yểu mạng (sống không lâu). Yểu là gì? Chết trước ba mươi tuổi thì gọi là chết yểu. Quý vị xem nghĩa của chữ, không cần tôi giải thích dài dòng, thì cũng hiểu ý. Tóm lại, thanh niên thiếu nữ chết non chết yểu rất có khả năng làm yêu tinh. Lúc quý vị trong định, yêu tinh đều cùng nhau kéo lại. Lại để làm gì? Để “ăn thịt Đường Tăng”. Ai là Đường Tăng? Tức là pháp sư Huyền Trang đời Đường. Rất nhiều yêu tinh muốn ăn thịt Ngài, tức là muốn phá hủy định lực của Ngài. Nếu quý vị tu hành có được định lực thì yêu ma quỷ quái đều muốn ăn thịt quý vị cho bằng được. Nhưng không phải là ăn thịt quý vị đâu. Tôi sẽ hết sức chân thực trình bày cho quý vị được rõ, chẳng giữ lại điều gì. Điều gì thực sự sẽ xảy ra? Chỉ vì quý vị không nghĩ đến dâm dục, tinh đầy đủ, khí đầy đủ, thần đầy đủ, cho nên bọn chúng thấy rằng lúc này quý vị có nhiều của báu. Chúng nói: “Ta nhất định tới đoạt bảo bối của mày!” Thế là bọn chúng kéo lại phá hoại quý vị. Nguyên nhân là chúng muốn đoạt bảo bối. Nếu quý vị có một người bạn gái hay có một người bạn trai, thì những người ấy cũng sẽ cướp đi của báu trân quý của quý vị vậy. Quý vị thử nghĩ có điều gì khác sẽ xảy ra? Quý vị nói: “Tôi học Phật Pháp, Phật Pháp dạy rằng phải biết bố thí, vậy nên tôi đem bảo bối tặng người ta kia mà!” Thế thì tốt lắm! Nếu vậy tương lai quý vị sẽ biến thành quỷ đói, đọa địa ngục. Người cướp bảo bối của quý vị bấy giờ không thể tới (địa ngục) nói với quý vị rằng: “Đây, tôi trả lại quý vị một ít của báu, để quý vị có thể thoát khỏi đây!” Lúc đó, chẳng có cách gì giúp quý vị được cả, hãy suy nghĩ kỹ lại đi! Ngũ Ấm Ma Người tu đạo, nếu không hiểu rõ năm mươi loại ấm ma này thì chắc chắn sẽ đi vào con đường sai lầm! Ngũ ấm là gì? Đó chính là sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Trong đó sắc có mười thứ ma, thọ có mười thứ ma, tưởng có mười, hành có mười và thức cũng có mười thứ ma, cộng chung lại thành ra năm mươi ấm ma. Người tu đạo cần phải nhận thức rõ ràng năm mươi ấm ma này, bằng không sẽ rất dễ trở thành quyến thuộc của ma vương. Đến khi trở thành quyến thuộc của ma vương rồi, thế mà chính bản thân mình cũng không biết được tại sao mình lại làm quyến thuộc của chúng nữa! Vẫn không nắm bắt được, không hiểu được then chốt của nó (ngũ ấm ma).Vì vậy, cần phải phải hết sức chú ý điểm này. Hiện tôi đang giảng “Kinh Lăng Nghiêm”, đến phần năm mươi thứ ấm ma, đây là chỗ quan trọng nhất! Người tu đạo, nếu không hiểu rõ năm mươi thứ ấm ma này, thì chắc chắn sẽ đi sai đường; có rất ít người không vướng phải điểm này. Nếu quý vị nhận thức rõ cảnh giới của ấm ma thì sẽ không khoe khoang khoác lác, cũng không tự cho mình là tài giỏi. Cho nên bất kể người nào, nếu quý vị có người thân hay bạn bè thì hãy khuyên họ đến nghe giảng về năm mươi loại ấm ma, để họ biết được cảnh giới tu đạo này. Tại Sao Có Cảnh Giới Ma Người tu đạo nhất định phải hiểu rõ đạo lý này một cách đúng đắn, mới không đến nổi phải sa hầm sập hố. Tại sao xuất hiện cảnh giới ma? Chính vì quý vị tu hành, quý vị siêng năng, nó mới có. Nếu quý vị không siêng năng, thì quý vị muốn tìm cảnh giới ma này cũng chẳng cách nào tìm được, nó không thèm đoái hoài gì đến quý vị. Tại sao thế? Bởi quý vị là kẻ nghèo, dù nó có đến cũng chẳng được ích lợi gì. Bây giờ quý vị tu hành, tu đến có được bảo bối -- vì quý vị có bảo bối trong tay, cho nên nó mới tìm đến để cướp lấy bảo bối của quý vị. Vậy khi nó đến, quý vị phải làm sao? Quý vị phải như như bất động, tỏ rõ sáng suốt; đừng nên chấp tướng, đừng khởi bất kỳ một tâm chấp trước nào, cũng không nên nghĩ: “À! Cảnh giới này thật tuyệt! Hãy xuất hiện lại lần nữa đi!” Đừng hoan nghênh nó, cũng đừng ruồng rẫy nó, cứ giống như không có chuyện gì vậy, vì đây không phải cảnh giới của sự chứng quả; nếu quý vị không mống khởi ý tưởng chứng quả này thì không sao, còn giả như tự cho mình đã chứng thánh, nói rằng: “A! bây giờ ta đã siêu xuất rồi, ngay cả vi trùng sán trong thân ta, ta cũng lôi ra được”. Với quan niệm này tức cho rằng mình đã đắc thần thông tự tại, vậy là sai lầm rồi! Quý vị chỉ cần dấy một niệm cống cao ngã mạn thì ma liền xuất hiện, nó bám theo tâm cống cao này mà chui vào trong tâm quý vị. Nó chui vào tâm quý vị rồi thế nào? Nó sẽ chi phối làm cho quý vị bị chao đảo, không đạt được định lực. Cho nên người tu đạo, quý vị nhất định phải hiểu đạo lý này một cách đúng đắn, mới không đến nỗi phải sa hầm sụp hố, mới không đến nỗi phải lạc bước lầm đường. Nếu quý vị không hiểu Phật Pháp thì dễ dàng bước vào đường sai lầm. Quý vị không có công phu, thì chẳng thành vấn đề; nhưng khi có công phu rồi thì ma vương giờ giờ khắc khắc đều đến rình rập quý vị, thừa dịp sơ hở của quý vị để quấy nhiễu. Phật Nhãn Người tu hành, khi thanh tịnh đến cực điểm, bỗng nhiên anh ta trông thấy tất cả. Có người tu đạo, tịnh cực quang thông đạt - người đó thanh tịnh đến cực điểm. A! Đột nhiên anh ta nhìn thấy tất cả. Thấy tất cả sự vật là thấy những thứ gì? Đó chính những thứ anh ta thấy sau khi mở được Phật Nhãn. Nhưng Phật Nhãn này không phải ai cũng có thể mở được, cũng không phải quý vị mở rồi thì được mở mãi mãi, mà cảnh giới đó chỉ là Phật Nhãn tạm khai thôi. Cho nên ở trong phòng tối, anh ta vẫn nhìn thấy được ánh sáng, cũng nhìn thấy được tất cả những sự vật, những đồ đạc trong phòng kia. Khi nãy, tôi nói những gì đến từ bên ngoài cũng có thể được nhìn thấy. Những gì đến từ bên ngoài chứ? Giống như trong gian phòng tối tăm, quý vị có thể nhìn thấy thần vào, hoặc thấy quỷ đến, hoặc Bồ Tát hay chư Phật giáng lâm, tất cả đều không nhất định. Những cảnh giới đã giảng trên, cũng không phải nhất định, cũng không hẳn ai ai cũng có, cũng không có nghĩa là không ai có, cũng không nhất định là con đường ai ai cũng trải qua, mà chẳng qua chỉ là cảnh giới có thể hiển hiện trong lúc tu đạo. Vì vậy quý vị đừng cho rằng người tu đạo nào cũng có cảnh giới giống nhau, không phải. Nói đến hai chữ Phật Nhãn, có người mở được Phật Nhãn thì vĩnh viễn mở, đây gọi là báo đắc thông. Thế nào gọi là báo đắc thông? Nghĩa là trong đời trước anh ta tu hành rất siêng năng chăm chỉ, tu pháp Thiên Thủ Thiên Nhãn, cho nên cảm báo đời đời kiếp kiếp đều khai Phật Nhãn. Có người, mở mắt chỉ là trong phút chốc, chỉ là tạm mở như vậy, không phải vĩnh viễn, tại sao không phải vĩnh viễn? Chính vì trong tâm quý vị không phải lúc nào cũng thanh tịnh. Nếu tâm quý vị lúc nào cũng thanh tịnh, thì Pháp Đại Bi đã tu trong tiền kiếp nhất định được khai mãi mãi. Thế nên trong việc mở mắt (khai nhãn) đây có muôn hình vạn trạng, không trường hợp nào giống trường hợp nào cả. Nhất Niệm Thành Phật? Tu hành không phải chuyện thành Phật chỉ trong một niệm. Đúng vậy! Tất cả chúng ta đều là Phật, nhưng quý vị phải tu hành. Tu hành, không phải chỉ trong một niệm thì thành Phật được, mà phải trải qua một thời gian lâu dài. Nếu quý vị hiểu rõ Phật pháp, tu hành theo lời Phật dạy, thế thì có lẽ thời gian sẽ không lâu, nhưng cũng không thể ngay trong một niệm có thể thành Phật được. Những người bị vướng vào cảnh giới ma, chính vì trong quá trình tu tập, họ không có Thiện tri thức chỉ dạy, bản thân họ lại không có trí tuệ; nếu họ cứ khổ luyện dụng công sẽ chỉ phát sanh tà tri tà kiến. Thấy tu lâu như vậy mà cũng không thành Phật thế là họ tự cho mình là Phật, đã thành Phật rồi. Họ tự cho rằng mình cũng ngang bằng với Phật, thực ra đây là một ý nghĩ sai lầm, tức đã vướng vào ma chướng rồi. Cần Nên Nghe Kinh Nghe Pháp Quý vị, ngay cả một tạng cũng không thông, ngay cả một bộ kinh cũng không đọc thì làm sao có thể thành Phật được? Đối với một người tu hành, phát tâm dũng mãnh là điều có thể làm, không phải là không thể. Quý vị tinh tấn dũng mãnh tu hành Phật Pháp, thì có thể được; nhưng quý vị không thể sanh tâm kiêu ngạo, không nên nói: “ À! Tôi chính là Phật rồi!” Quý vị chính là Phật ư? Vậy thì Ba tạng, mười hai bộ kinh Phật nói, quý vị nói được mấy tạng mấy bộ? Đối với ba tạng mười hai bộ Phật nói, ngay cả hiểu quý vị còn không hiểu, mà nói mình chính là Phật ư? Quý vị nói vậy thật quá vô lý! Tất cả kinh điển trong Ba tạng mười hai bộ mà Phật đã nói, quý vị ngay cả một tạng cũng không có, một bộ cũng không trọn thì làm sao có thể thành Phật được? Hoặc có khi quý vị nói: “Chớ cho rằng chỉ anh giảng được Ba tạng mười hai bộ thôi! Trong Ba tạng mười hai bộ này, bất luận anh nêu ra bộ nào, tôi cũng đều giảng được, tôi đều hiểu rõ đạo lý trong đó”. Nếu được như vậy, thì quý vị cũng chỉ xứng làm đệ tử của Phật, chứ không thể xưng là Phật được! Bởi do người này cảm thấy hiện giờ trên thế gian này, ai ai cũng cung kính Phật, nên anh ta cũng muốn làm Phật, sau này anh ta chết sẽ được nhiều người cúng dường. Thực ra khi chết, xác vùi xuống lòng đất rồi, sẽ biến thành tro bụi, chẳng còn gì nữa. Tịch Mịch Vô Liêu (Quạnh Quẽ, Chán Chường) Khát khao cái gì? Khát khao Phật Pháp, cần nước pháp của Phật để tưới tẩm họ. Trong quá trình tu hành, người tu định thấy sắc ấm trong năm ấm tiêu vong, cũng thấy biết rõ ràng về thọ ấm. Thế nhưng, nhìn về phía trướcthì chưa được sự chứng đắc nào mới, còn ngoảnh lại phía sauư?Thì chỗ cư trú khi xưa đã không còn. Vì sao vậy? Vì người này chưa có đủ trí tuệ, cũng không có được niềm tin kiên định. Trên phương diện công phu, người này lúc tiến lúc lùi, cũng tức là lúc sắp đến chỗ đọa lạc vậy. Lúc này, hành giả từ chỗ không có cảm giác gì, cũng chẳng có kiến giải gì, thế mà trong lòng họ đột nhiên phát sanh một thứ cảm giác. Là thứ cảm giác gì? À! Họ cảm thấy hết sức khô kiệt. Trong lòng cảm thấy vô cùng đơn điệu, khô khan, còn rất khát nữa. Như vậy nghĩa là gì? Ở nơi này, họ cảm thấy khô khan, đơn điệu, nhạt nhẽo. Họ lại cảm thấy khát. Khát gì? Cần đến Phật Pháp. Họ cần nước pháp của Phật để tưới tẩm, vì cảm thấy mình như bị khô cằn, sắp cạn kiệt rồi, và sẽ chẳng còn gì cả. Giảng đến đây, cũng giống như những người thường không tu hành bảo rằng: “Ôi! Tôi cảm thấy rất cô đơn!”, rất chán chường, tẻ nhạt, chẳng có gì thú vị cả! Thế là ngay khi ấy, họ sẽ tác quái. Tác quái thế nào? À! Vẫn là chuyện đó. Sao nói là chán chường vô vị? Tôi vốn không muốn nói ra, nhưng nếu không nói, lại sợ có người không hiểu, nên lại phải nói qua một chút. Thì đấy: giống như chuyện người nữ tưởng nhớ đến người nam, nhớ đến độ lòng dạ bồn chồn, khao khát không kềm chế được. Người nam nhớ nghĩ đến người nữ, thì cũng cảm thấy khao khát, đơn điệu, buồn tẻ, cứ như muốn tìm một vật gì đó, giống như đã đánh mất một vật đó, nhưng tìm không ra, nên sanh cảm giác buồn chán, sầu muộn. Thế là trong mọi lúc, hành giả này luôn như người mắc bệnh tương tư, cứ nhớ tưởng bồn chồn, không thể nào quên được, và cho tâm trạng đắm chìm trong suy tư, khát khao này là dấu hiệu của sự tinh tấn. Kỳ thật, đây gọi là gì? Đấy chính là đang ở trong cảnh giới của thọ ấm ma, lúc này hành giả đã không còn trí tuệ nữa rồi. (chuavanphat.org) |