- Bài 1: Kinh Dược Sư Giải Nghĩa
- Bài 2: Kinh Dược Sư Giải Nghĩa
- Bài 3: Kinh Dược Sư Giải Nghĩa
- Bài 4: Kinh Dược Sư Giải Nghĩa
- Bài 5: Kinh Dược Sư giải nghĩa
- Bài 6: Kinh Dược Sư giải nghĩa
- Bài 7: Kinh Dược Sư giải nghĩa
- Bài 8: Kinh Dược Sư giải nghĩa
- Bài 9: Kinh Dược Sư giải nghĩa
- Bài 10: Kinh Dược Sư giải nghĩa
- Bài 11: Kinh Dược Sư giải nghĩa
- Bài 12: Kinh Dược Sư giải nghĩa
- Bài 13: Kinh Dược Sư giải nghĩa
- Bài 14: Kinh Dược Sư giải nghĩa
- Bài 15: Kinh Dược Sư giải nghĩa
- Bài 16: Kinh Dược Sư giải nghĩa
- Bài 17: Kinh Dược Sư giải nghĩa
- Bài 18: Kinh Dược Sư giải nghĩa
GIẢI NGHĨA
(Tiếp theo)
Toàn Không
--- o ---
KINH VĂN 36:
12 VỊ ĐẠI TƯỚNG DƯỢC XOA THỀ HỘ VỆ NGƯỜI THỌ TRÌ CÚNG DÀNG PHẬT DƯỢC SƯ
Lúc bấy giờ, trong hàng Đại chúng có mười hai vị Dược Xoa Đại Tướng đều ngồi trong hội như:
Cung Tì La Đại Tướng
Phạt Chiếc La Đại Tướng
Mê Súy La Đại Tướng
An Để La Đại Tướng
Át Nể La Đại Tướng
San Để La Đại Tướng
Nhân Đạt La Đại Tướng
Ba di La Đại Tướng
Ma Hổ La Đại Tướng
Chơn Đạt La Đại Tướng
Chiêu đô La Đại Tướng
Tỳ Yết La Đại Tướng
Mười hai vị Đại Tướng này mỗi vị đều có bảy nghìn Dược Xoa làm quyến thuộc đồng cất tiếng bạch Phật rằng: "Bạch Đức Thế Tôn, hôm nay chúng con nhờ oai lực của Phật mà được nghe danh hiệu của Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, không còn tâm sợ sệt trong các đường ác thú (1) nữa. Chúng con cùng nhau, đồng một lòng trọn đời qui y Phật, Pháp, Tăng, thề sẽ gánh vác cho chúng hữu tình, làm việc nghĩa lợi (2) đưa đến sự nhiêu ích (3) an vui. Tùy nơi nào hoặc làng xóm, thành, nước, hoặc trong rừng cây vắng vẻ, nếu có kinh này lưu bố đến hay có người thọ trì danh hiệu Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai và cung kính cúng dường Ngài, thì chúng tôi cùng quyến thuộc đồng hộ vệ người ấy thoát khỏi tất cả ách nạn và khiến họ mong cầu việc chi cũng đều được thỏa mãn. Nếu có ai bịnh hoạn khổ ách, muốn cầu cho khỏi thì cũng nên đọc kinh nầy và lấy chỉ ngũ sắc gút danh tự chúng tôi (4), khi đã được như lòng mong cầu thì mới mở gút ra".
GIẢI NGHĨA:
(1)Đường ác thú: Là cõi Súc Sanh, sinh vào loài súc vật.
(2) Nghĩa lợi: Nghĩa là đường lối phải đạo, lợi là tiện, ích; Nghĩa lợi là có ý nghĩa, tiện ích.
(3) Nhiêu ích: Hàm ý ban pháp đem lại lợi ích cho người, Bồ Tát đều làm các việc nhiêu ích cho các chúng sinh; còn ở Ta Bà này chúng sinh phần nhiều thường gây những sự bất lợi cho nhau, tức là không làm nhiêu ích vậy (đã giải thích ở Kinh văn 22, giải thích 1).
(4) Danh tự chúng tôi: Tên của các vị Đại Thần Tướng Dạ Xoa.
Đoạn Kinh Văn 36 này nói về 12 vị Đại Tướng Qủy Thần Dược Xoa, mỗi vị có bảy nghìn thuộc hạ, cùng thưa với Đức Phật Thích Ca về sự may mắn được nghe danh hiệu đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai nên không còn lo sợ bị đọa vào Súc Sinh nữa; rồi các vị phát tâm quy y Tam Bảo và trước Đức Phật. Các vị phát nguyện bảo vệ Kinh và người thụ trì danh hiệu cung kính cúng dàng Đức Dược Sư Như Lai thì họ sẽ hộ vệ người ấy thoát khổ nạn và cầu việc gì cũng được. Nếu người nào bệnh hoạn khổ ách trong khi thụ trì, tụng niệm muốn cầu khỏi thì nên lấy chỉ năm màu (ngũ sắc) cột tên 12 Đại Tướng Dược Xoa vào cổ tay, khi nào khỏi mới mở ra. Như vậy là 12 vị Đại Quỉ Dược Xoa phát nguyện không làm khổ hại chúng sanh khác nữa mà trái lại sẽ làm lợi ích cho chúng sanh nào thụ trì Kinh Công Đức Bản Nguyện của Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai.
KINH VĂN 37:
PHẬT KHEN CÁC ĐẠI TƯỚNG
DƯỢC XOA VÀ NÓI TÊN KINH
Lúc ấy Đức Phật Thích Ca khen các vị Đại Tướng Dược Xoa rằng: “Hay thay! Hay thay! Đại Dược Xoa Tướng, các ông nghĩ muốn báo đáp ân đức của Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai nên mới phát nguyện làm những việc lợi ích an vui cho tất cả chúng hữu tình như vậy".
Đồng thời, ông A Nan lại bạch Phật rằng: "Bạch Đức Thế Tôn, Pháp môn nầy gọi là tên gì? Và chúng con phải phụng trì bằng cách nào?"
Phật bảo A Nan: "Pháp môn nầy gọi là Thuyết Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai bản nguyện công đức, cũng gọi là thuyết Thập nhị Thần Tướng nhiêu ích hữu tình kết nguyện thần chú và cũng gọi là Bạt trừ nhất thế nghiệp chướng; cứ nên đúng như vậy mà thọ trì".
Khi đức Bạt Già Phạm nói lời ấy rồi, các hàng Đại Bồ tát, các Đại Thinh Văn, cùng Quốc Vương, Đại Thần, Bà La Môn, Cư Sĩ, Thiên, Long, Dược Xoa, Kiền Thát Bà, A Tu La, Ca Lầu La, Khẫn Na La, Ma Hầu La Dà, người cùng các loài quỉ thần, tất cả đại chúng, đều hết sức vui mừng và đồng tin chịu vâng làm.
GIẢI NGHĨA:
Kinh Văn 37, đoạn chót của kinh này Đức Phật ngợi khen 12 vị Đại Tướng Dược Xoa muốn báo đáp ân đức của Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai mà phát thệ nguyện làm lợi ích cho chúng sinh.
Sau cùng, Đức Phật nói 3 tên của Kinh này với ý nghĩa là “Công Đức Bản Nguyện Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai”, “12 Thần Tướng nguyện bảo vệ người trì tụng Thần Chú” và “Bạt Trừ Nhất Thế Nghiệp Chướng”. Bạt là rút nhổ đi, nhảy qua khỏi, Bạt trừ nhất thế nghiệp chướng: là có công năng nhổ sạch ác nghiệp của chúng sanh, để trả lời Tôn gia A Nan hỏi về tên Kinh; rồi Ngài bảo cứ đúng như thế mà thụ nhận hành trì, khi đó tất cả đại chúng đều vui mừng tin nhận vâng làm.
Tóm lại, tên Kinh mà Đức Phật Thích Ca muốn nhấn mạnh ở kết thúc Kinh là công năng của Kinh này là “Nhổ sạch nghiệp ác của chúng sinh”, mà chúng ta muốn nhổ sạch các nghiệp ác đã tạo từ nhiều đời nhiều kiếp chồng chất cao hơn núi thì chúng ta phải thay đổi lối sống, học hỏi giáo pháp của Phật. Rồi sám hối tội lỗi, giữ giới đầy đủ, bỏ ác làm lành, xa lià xấu xa, giữ tâm trong sạch thanh tịnh, không sinh lòng nghi hoặc để tu hành kiên cố, thì đây mới thật sự là được nghe danh hiệu Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai đúng ý nghĩa vậy.
GIẢI NGHĨA HẾT