Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

24-2. Phẩm Cao tràng (2)

02/05/201111:10(Xem: 13695)
24-2. Phẩm Cao tràng (2)

KINH TĂNG NHẤTA HÀM
Việtdịch: Hòa thượng Thích Thanh Từ - Hiệu đính: Hòa thượngThích Thiện Siêu
ViệnNghiên cứu Phật học Việt Nam - PL 2541 - TL 1997

TẬP 1

XXIV.2.Phẩm Cao Tràng (2)

Bấygiờ rồng dữ kia thè lưỡi liếm tay Như Lai, trìu mến nhìnmặt Như Lai.

Sángsớm hôm sau, Thế Tôn tay cầm rồng dữ này đến Cù-đàmvà bảo Cù-đàm:

- Ðâylà rồng dữ hết sức hung bạo, nay đã bị hàng phục.

Lúcấy Cù-đàm trông thấy rồng dữ liền khiếp sợ, bạch ThếTôn:

- Thôi,thôi, Sa-môn! Chớ có đến trước, rồng sẽ làm hại.

ThếTôn bảo:

- Cù-đàmchớ sợ! Nay Ta đã hàng phục nó rồi, trọn chẳng làm hại.Vì sao thế? Rồng này đã được Ta giáo hóa.

Bấygiờ Cù-đàm và năm trăm đệ tử đều khen là chưa từngcó, hết sức kỳ lạ:

- Sa-mônCù-đàm này oai thần rất lớn, có thể hàng phục rồng dữnày khiến nó không làm ác. Tuy vậy, Ông cũng không bằng ta,đã được đạo chân thật.

Cù-đàmbạch Thế Tôn:

- ÐạiSa-môn, hãy nhận lời tôi thỉnh trong chín mươi ngày. Chỗcần y phục, thức ăn uống, giường chõng, thuốc men trịbịnh, tôi đều sẽ cung cấp.

ThếTôn im lặng nhận lời Cù-đàm và đem rồng dữ thả vào biểnlớn. Rồng thần kia theo thọ mạng ngắn, dài, lúc mạng chungsanh lên Trời Tứ thiên vương. Như Lai trở lại ở độngđá. Cù-đàm bày các thức ăn uống cúng, rồi đến bạchThế Tôn:

- Thứcăn đã dọn, xin mời Ngài đến dùng.

Cù-đàmđi rồi. Thế Tôn đến trên cõi Diêm-phù-đề, dưới câydiêm-phù hái trái diêm-phù rồi trở về ngồi trong độngđá trước Cù-đàm.

Lúcđó, Cù-đàm thấy Thế Tôn trong động đá, bạch Thế Tôn:

- Sa-môn!Ngài theo đường nào mà đến động đá?

- Ôngđi rồi, Ta đến trên cõi Diêm-phù-đề, hái trái diêm-phùrồi trở về đây. Cù-đàm nên biết, trái này rất thơm ngon,hãy lấy ăn đi.

- Tôikhông cần, Sa-môn hãy lấy ăn.

Cù-đàmlại nghĩ: 'Sa-môn này thật có thần túc, có oai lực có thểlên cõi Diêm-phù hái trái ngon, tuy vậy chẳng bằng đạo chânthật của ta'.

ThếTôn ăn xong, trở về chỗ kia nghỉ.

Sángsớm, Cù-đàm đến chỗ Thế Tôn, đến rồi bạch Thế Tôn;

- Giờăn đã đến, Ngài có thể đến ăn.

- Ôngvề trước, Ta sẽ đến sau.

Cù-đàmđi rồi, Phật bèn đến cõi Diêm-phù lấy trái xoài rồi trởvề đến trước Cù-đàm, ngồi trong động đá. Cù-đàm bạchThế Tôn:

- Sa-môn,Ngài theo đường nào mà đến đây?

- Ôngđi rồi, Ta lên cõi Diêm-phù lấy quả này đến, hết sứcngon lành, nếu Ông cần thì lấy ăn.

- Tôikhông cần, Sa-môn cứ lấy ăn.

Bấygiờ Cù-đàm lại nghĩ: 'Sa-môn này thật có thần lực, cóoai thần lớn, sau khi ta đi, Ông lại hái trái này đem đến,tuy vậy mà chẳng bằng ta, ta đã đắc đạo'.

ThếTôn ăn xong, trở về chỗ kia nghỉ.

Sánghôm sau, Cù-đàm đến chỗ Thế Tôn nói:

- Giờăn đã đến, Ngài có thể đến ăn.

- Ôngđến trước, Ta sẽ đến sau.

Cù-đàmđi rồi, Thế Tôn đến Châu Bắc Uất-đan-việt lấy cơm gạotự nhiên, trở về động đá của Cù-đàm. Cù-đàm hỏi Phật:

- Sa-môn,Ngài theo đường nào đến đây ngồi?

- Cù-đàmnên biết, Ông đi rồi, Ta đến Uất-đan-việt lấy cơm gạotự nhiên rất là thơm ngon. Cù-đàm, Ông cần thì lấy ăn.

- Tôikhông cần. Sa-môn cứ tự lấy ăn.

Cù-đàmlại nghĩ: 'Sa-môn này rất có thần túc, có đại thần lực,tuy vậy mà chẳng bằng ta đã được đạo chân thật'.

ThếTôn ăn xong trở về kia nghỉ.

Sánghôm sau, Cù-đàm đến chỗ Thế Tôn nói:

- Giờăn đã đến, Ngài có thể đến ăn.

Ôngvề trước, Ta sẽ đến sau.

Cù-đàmđi rồi, Thế Tôn đến Cù-da-ni lấy trái ha-lê-lặc, rồiđến Cù-đàm, ngồi trong động đá.

- Sa-môn,Ngài theo đường nào đến đây ngồi?

- Ôngđi rồi, Ta đến Cù-da-ni lấy trái này về, hết sức thơmngon. Cù-đàm, Ông cần thì có thể lấy ăn.

- Tôikhông cần. Sa-môn cứ tự lấy ăn.

Cù-đàmlại nghĩ: 'Sa-môn này rất có thần lực, có đại oai thần,tuy vậy chẳng bằng ta đắc đạo chân thật'.

ThếTôn ăn xong, trở về kia nghỉ.

Ngàymai, Cù-đàm đến chỗ Thế Tôn bạch:

- Tớigiờ rồi, Ngài có thể đến ăn.

- Ôngvề trước, Ta sẽ đến sau.

Ôngđi rồi, Thế Tôn đến Phất-vu-đệ, lấy trái tỳ-ê-lặc,đến trước Cù-đàm, ngồi trong động đá. Cù-đàm hỏi rằng:

- Sa-môn!Ngài theo đường nào đến đây ngồi?

- Ôngđi rồi, Ta đến Phất-vu-đệ lấy trái này, rất là thơmngon. Cù-đàm, Ông cần thì có thể lấy ăn.

- Tôikhông cần, Sa-môn cứ tự lấy ăn.

Cù-đàmlại tự nghĩ: 'Sa-môn này rất có thần lực, có đại thầnlực, tuy vậy chẳng bằng ta đắc đạo chân thật'.

ThếTôn ăn rồi lại về kia nghỉ.

Khiấy, Cù-đàm muốn cúng tế lớn. Năm trăm đệ tử cầm búachặt củi, tay cầm búa mà búa chẳng hạ xuống. Cù-đàm liềnnghĩ: 'Ðây chắc là do Sa-môn Cù-đàm làm'.

- Naytôi muốn chặt củi mà tại sao không hạ búa xuống được?

- Muốnhạ được búa à?

- Muốncho hạ xuống.

Búaliền hạ xuống. Bấy giờ búa kia đã hạ lại nhấc lên chẳngđược. Cù-đàm lại bạch Phật:

- Cớsao không nhấc được búa?

- Muốnnhấc búa lên à?

- Muốncho nhấc lên.

Búaliền nhấc được. Bấy giờ đệ tử Cù-đàm có ý muốnđốt lửa, mà lửa chẳng chịu cháy. Cù-đàm liền nghĩ: 'Ðâychắc do Sa-môn Cù-đàm làm'. Cù-đàm bạch Phật:

- Cớsao lửa không cháy?

- Muốncho lửa cháy à?

- Muốncho cháy.

Tứcthời lửa cháy lên. Bấy giờ họ có ý muốn dập lửa màlửa chẳng tắt. Cù-đàm bạch Phật:

- Cớsao lửa không tắt.

- Muốncho lửa tắt à?

- Muốncho tắt.

Lửaliền tắt. Cù-đàm lại nghĩ: 'Sa-môn Cù-đàm này mặt màyđoan chánh, hiếm có ở đời. Ngày mai ta muốn cúng tế lớn.Quốc vương, nhân dân đều sẽ đến tụ tập. Nếu họ thấySa-môn này thì ta chẳng được cúng dường nữa. Ngày mai Sa-mônnày không đến thì thật là may mắn lớn.

Lúcấy Thế Tôn biết tâm niệm của Cù-đàm. Sáng sớm ngày mai,Ngài đến uất-đan-việt lấy cơm gạo tự nhiên, đến Cù-da-nilấy sữa tươi rồi đến suối A-nậu-đạt mà ăn, ở đósuốt ngày, đến chiều lại trở về động đá nghỉ.

Hômsau Cù-đàm đến chỗ Thế Tôn hỏi:

- Sa-môn!Hôm nay vì sao không đến?

- Hômqua Ông nghĩ rằng: 'Cù-đàm này rất là đoan chính, hiếm cóở đời. Sáng mai ta tế lớn. Nếu Quốc vương, đại thầnthấy được liền chấm dứt sự cúng dường ta. Nếu ôngta không đến thì may lắm.' Ta biết tâm Ông nghĩ thế, nênTa đến Uất-đan-việt lấy cơm gạo tự nhiên, đến Cù-da-nilấy sữa tươi, lên đến suối A-nậu-đạt-ăn, ở đó trọnngày, đến chiều trở về động đá nghỉ.

Bấygiờ Cù-đàm lại nghĩ: 'Vị đại Sa-môn này rất có thầntúc, thật có oai thần, tuy vậy chẳng bằng ta đắc đạochân thật'.

ThếTôn ăn xong trở về động đá nghỉ. Ðêm ấy Tứ thiên vươngđến chỗ Thế Tôn để nghe kinh pháp. Tứ thiên vương cũngcó hào quang sáng chói, Phật cũng phóng hào quang lớn chiếunúi rừng đó rỗng suốt một màu. Ðêm đó Cù-đàm thấyánh sáng, sáng sớm hôm sau đến chỗ Thế Tôn, đến rồibạch Thế Tôn:

- Ðêmqua có ánh sáng gì chiếu núi rừng này?

- Ðêmqua Tứ thiên vương đến chỗ Ta nghe pháp. Ðó là ánh sángcủa Tứ thiên vương ấy.

Khiđó, Cù-đàm lại nghĩ: 'Sa-môn rất có thần lực, có thểkhiến Tứ thiên vương đến nghe pháp, tuy có thần lực nàyvẫn chẳng bằng ta đắc đạo chân thật'.

ThếTôn ăn xong lại về nghỉ. Nửa đêm Thích-đế-hoàn-nhân đếnchỗ Thế Tôn nghe pháp. Ánh sáng của Thiên Ðế Thích lạichiếu núi kia. Ban đêm Cù-đàm thức dậy nhìn sao, thấy ánhsáng này. Sáng sớm hôm sau, Cù-đàm đến chỗ Thế Tôn hỏi:

- Cù-đàm!Ðêm qua ánh sáng rất lạ lùng. Có nhân duyên gì mà có ánhsáng này?

- Ðêmqua Thiên Ðế Thích đến đây nghe pháp nên có ánh sáng này.

Cù-đàmliền nghĩ: 'Sa-môn Cù-đàm này rất có thần lực, có đạioai thần, có thể khiến Thiên Ðế Thích đến nghe pháp, tuyvậy chẳng bằng ta đắc đạo chân thật'.

ThếTôn ăn xong trở về kia nghỉ. Nửa đêm Phạm thiên vươngphóng đại quang minh chiếu vào núi kia rồi đến chỗ ThếTôn mà nghe pháp. Bấy giờ Cù-đàm ban đêm thức dậy thấyánh sáng. Hôm sau đến chỗ Thế Tôn hỏi:

- Ðêmqua ánh sáng chiếu hơn ánh sáng trơi, tăng gấp bội. Có nhânduyên gì mà có ánh sáng này?

- Cù-đàmnên biết, đêm qua Phạm thiên vương đến chỗ Ta nghe pháp.

Cù-đàmlại nghĩ: 'Sa-môn Cù-đàm này rất có thần lực, có thểkhiến tổ phụ ta đến chỗ Sa-môn này nghe pháp, tuy vậy chẳngbằng ta đắc đạo chân thật'.

Bấygiờ Thế Tôn được y năm mảnh tệ nát, có ý muốn giặtgiữ, liền nghĩ: 'Nay ta nên giặt y này ở đâu?'

Thích-đế-hoàn-nhânbiết ý Thế Tôn, liền hóa ra ao tắm, rồi bạch Thế Tôn;

- Ngàicó thể giặt y ở đây.

Khiấy Thế Tôn nghĩ rằng: 'Ta sẽ vò giặt y này ở đâu?'

TứThiên vương biết tâm niệm Thế Tôn, liền nhấc một tảngđá vuông lớn đặt ở mé nước, bạch Thế Tôn:

- Ngàinên vò giặt ở đây.

ThếTôn lại nghĩ: 'Ta phơi y này ở đâu?'

Thọthần biết tâm niệm Thế Tôn liền rũ cành cây xuống, bạchThế Tôn:

- XinThế Tôn phơi y ở đây.

Sángsớm hôm sau, Cù-đàm đến chỗ Thế Tôn hỏi Thế Tôn:

- Vốnkhông có ao này, nay có ao, vốn không có cây, nay có cây này,vốn không có đá, nay có đá này. Có nhân duyên gì mà cósự biến hóa này?

- Ởđây đêm qua, Thiên Ðế Thích biết Ta muốn giặt y nên làmao tắm này. Ta lại nghĩ: 'Nên vò giặt y này ở đâu?', thờiTứ thiên vương biết tâm niệm của Ta liền đem đá này đến.Ta lại nghĩ: 'Nên phơi y ở đâu?' Thọ thần biết tâm niệmTa liền thòng cành cây này.

Lúcấy, Cù-đàm nghĩ: 'Sa-môn Cù-đàm này tuy có thần lực màchẳng bằng ta đắc đạo chân thật'.

ThếTôn ăn xong trở về kia nghỉ. Nửa đêm hôm đó có đám mâyđen lớn nổi lên làm mưa to, sông lớn Ni-liên chảy cuồncuộn. Khi ấy Cù-đàm lại nghĩ: 'Sông này chảy xiết, Sa-mônchắc sẽ bị nước cuốn, nay ta đến xem'.

Bấygiờ Cù-đàm và năm trăm đệ tử đến bờ sông. Lúc ấyThế Tôn đang đi trên nước, chân chẳng thấm nước. Cù-đàmtừ xa trông thấy Thế Tôn đi trên nước, liền nghĩ: 'Thậtkỳ! Thật lạ! Sa-môn Cù-đàm có thể đi trên nước, ta cũngcó thể đi trên nước, nhưng chẳng thể khiến chân khôngthấm. Sa-môn này tuy có oai thần nhưng chẳng bằng ta đắcđạo chân thật'.

Lúcấy, Thế Tôn bảo Cù-đàm:

- Ôngcũng chẳng phải A-la-hán, lại chẳng biết đạo A-la-hán,Ông còn chẳng biết tên A-la-hán huống là đắc đạo ư? Ônglà người mù, mắt chẳng thấy gì. Như Lai hiện biến hóanhư thế, Ông còn nói: 'Chẳng bằng ta đắc đạo chân thật'.Ông vừa nói: 'Ta có thể đi trên nước'. Nay chính đúng lúc,Ông có thể cùng Ta đi trên nước chăng? Nay Ông nên bỏ tâmtà kiến, chẳng để chịu khổ não này mãi mãi.

Bấygiờ Cù-đàm nghe Thế Tôn nói xong, liền đến trước cúilạy chân Phật:

- Naycon hối lỗi, thầm biết phi pháp mà xúc phạm Như Lai, cúimong nhận lời con hối lỗi.

Nhưthế lập lại ba phen. Thế Tôn bảo:

- Nhậncho Ông sửa lỗi, đã tự biết xúc não Như Lai.

Bấygiờ Cù-đàm bảo năm trăm đệ tử:

- CácÔng mỗi người tùy ý, nay ta tự quy y Sa-môn Cù-đàm.

Nămtrăm đệ tử bạch Cù-đàm:

- Chúngcon trước cũng có lòng đối với Sa-môn Cù-đàm, ngay lúcCù-đàm hàng phục rồng, chúng con đã muốn quy mạng. NếuThầy tự quy Cù-đàm, năm trăm đệ tử chúng con đều tựquy với Cù-đàm cả.

Cù-đàmđáp:

- Naychính đúng lúc. Vì tâm ta lại chấp điều ngu si này, thấybao nhiêu biến hóa mà ý còn chưa hiểu, nên tự xưng là đạota chân chánh.

Cù-đàmđem năm trăm đệ tử, trước sau vây quanh đến chỗ ThếTôn cúi lạy dưới chân rồi đứng một bên, bạch Thế Tôn:

- Cúimong Thế Tôn cho chúng con được làm Sa-môn, tu hạnh thanh tịnh.

Phápthường của chư Phật nếu gọi: 'Khéo đến, Tỳ-kheo!' thìngười kia liền thành Sa-môn. Bấy giờ Thế Tôn bảo Cù-đàm:

- Khéođến, Tỳ-kheo! Pháp này vi diệu, khéo tu Phạm hạnh.

Cù-đàmy áo đang mặc đều biến thành cà-sa, đầu tóc tự nhiênrụng như được cạo đã bảy ngày. Lúc đó Cù-đàm đem dụngcụ học thuật và chú thuật ném xuống nước. Rồi năm trămđệ tử bạch Thế Tôn:

- Cúimong Thế Tôn cho chúng con được làm Sa-môn.

- Khéođến, Tỳ-kheo!

Lúcấy năm trăm đệ tử liền thành Sa-môn, cà-sa đắp thân,tóc trên đầu tự rụng.

Bấygiờ thuận dòng về phía hạ lưu có Phạm chí tên Giang Cù-đàmở bên bờ sông. Lúc ấy Giang Cù-đàm thấy đồ chú thuậtbị nước cuốn trôi hết, liền nghĩ rằng: 'Chao ôi, sư huynhcủa ta bị nước dìm chết rồi!'.

Bấygiờ Giang Cù-đàm đem ba trăm đệ tử theo dòng lên phía thượnglưu tìm thây của anh, xa thấy Thế Tôn ngồi dưới gốc câycùng Ðại Cù-đàm và năm trăm đệ tử đang vây quanh trướcsau thuyết pháp. Thấy rồi, ông liền đến trước Cù-đàm,nói:

- Việcnày hay nhỉ! Vốn là thầy người, nay làm đệ tử, đạihuynh cớ sao lại làm đệ tử của Sa-môn?

Cù-đàmđáp:

- Ðiềunày tốt nhất, không gì hơn điều này.

Bấygiờ Ưu-tỳ Cù-đàm hướng về Giang Cù-đàm mà đọc kệnày:

Thầynày Người Trời quý,
Nayta thờ kính thầy.
ChưPhật hiện ra đời,
Rấtlà khó được gặp.

GiangCù-đàm nghe danh hiệu Phật hết sức vui mừng hớn hở, khôngkềm được, đến trước bạch Thế Tôn:

- Xincho con hành đạo.

- Khéođến, Tỳ-kheo! Khéo tu Phạm hạnh, dứt hết mé khổ.

Bấygiờ Giang Cù-đàm và ba trăm đệ tử liền thành Sa-môn, cà-sađắp thân, tóc trên đầu tự rụng. Lúc ấy, Giang Cù-đàmvà ba trăm đệ tử đem đồ chú thuật liệng hết xuống nước.

Khiấy cuối dòng sông có Phạm chí tên Già-di Cù-đàm ở bênbờ sông, xa thấy đồ chú thuật trôi trên nước, liền nghĩ:'Ta có hai anh ở sông phía trên học đạo, nay đồ chú thuậtđều bị nước trôi, hai anh Cù-đàm chắc bị nước hại'.

Ôngliền đem hai trăm đệ tử theo dòng lên thượng lưu, đếnchỗ học thuật, xa thấy hai anh làm Sa-môn, liền nói:

- Việcnày hay nhỉ! Vốn được người tôn kính, nay làm đệ tửSa-môn!

Cù-đàmđáp:

- Chỗnày tốt nhất, không đâu hơn đây.

Bấygiờ Già-di Cù-đàm liền nghĩ: 'Nay hai anh ta học rộng biếtnhiều. Nơi đây ắt là chỗ tốt, khiến hai anh ta ở đó họcđạo. Nay ta cũng nên ở đó học đạo'. Khi ấy Già-di Cù-đàmđến trước Thế Tôn bạch:

- Cúimong Thế Tôn cho con làm Sa-môn.

ThếTôn bảo:

- Khéođến, Tỳ-kheo! Khéo tu Phạm hạnh, dứt hết mé khổ.

Bấygiờ Già-di Cù-đàm liền thành Sa-môn, cà-sa đắp thân, tóctrên đầu tự rụng, như cạo đầu đã bảy ngày. Lúc ấy,Thế Tôn ở bên bờ sông ấy, dưới gốc cây Ni-câu-luậtthành Phật chưa bao lâu, có một ngàn đệ tử đều là bậctôn túc kỳ cựu.

ThếTôn dùng ba việc giáo hóa. Thế nào là ba? Ðó là thần túcgiáo hóa, ngôn giáo giáo hóa và huấn hối giáo hóa.

Thếnào gọi là thần túc giáo hóa? Nghĩa là Thế Tôn hoặc biếnbao nhiêu thân hình hợp lại làm một, hoặc biến mất, hoặchiện đi qua vách đá không chướng ngại, hoặc từ đất chuilên, hoặc chui vào đất, giống như nước chảy không chạmngại, hoặc ngồi kiết-già đầy khắp hư không, như chim trongkhông, chẳng bị chướng ngại; cũng như núi lửa lớn phunkhói vô lượng, như mặt trời mặt trăng có thần lực lớnkhông thể hạn lượng, dùng tay với đến cõi Phạm thiên.Thế Tôn hiện thần túc như thế.

Thếnào gọi là ngôn giáo giáo hóa? Nghĩa là Thế Tôn dạy cácTỳ-kheo nên bỏ điều này, nên giữ điều này, nên gần điềunày, nên xa điều này, nên nhớ điều này, nên trừ điềunày, nên quán điều này, không nên quán điều này.

Thếnào là nên tu hay không nên tu? Nghĩa là nên tu Thất giác chi,nên diệt ba kiết (sử).

Thếnào là nên quán, không nên quán? Nên quán nghĩa là nên khéoquán ba pháp kiết của Sa-môn, đó là vui xuất yếu, vui khôngsân, vui không nộ. Thế nào là không nên quán? Nghĩa là bađiều khổ của Sa-môn. Thế nào là ba? Ðó là quán dục, quánsân, quán nộ.

Thếnào là niệm? Thế nào là không nên niệm? Nghĩa là nên niệmKhổ đế, nên niệm Tập đế, nên niệm Tận đế, nên niệmÐạo đế; chớ niệm tà đế, chấp kiến thường, kiến chấpvô thường, kiến chấp hữu biên, kiến chấp vô biên; kialà mạng, kia là thân, không phải mạng, không phải thân, NhưLai mạng chung, Như Lai chẳng mạng chung, có chấm dứt, cókhông chấm dứt, cũng chẳng có chấm dứt cũng chẳng khôngchấm dứt. Chớ có nghĩ thế.

Thếnào gọi là huấn hối giáo hóa? Lại nữa, nên đi thế này,không nên đi thế này, đến thế này, không nên đến thếnày, nên làm thinh, nên nói năng thế này, nên giữ y thế này,chẳng nên giữ y như thế, nên vào làng như thế, không nênvào làng như thế. Ðó gọi là huấn hối giáo hóa.

Bấygiờ Thế Tôn dùng ba việc này giáo hóa ngàn Tỳ-kheo. CácTỳ-kheo kia nhận lời Phật dạy rồi, ngàn Tỳ-kheo đều thànhA-la-hán. Khi ấy, Thế Tôn đã thấy ngàn Tỳ-kheo đắc A-la-hán.Bấy giờ trong cõi Diêm-phù có ngàn La-hán và năm Tỳ-kheovới Phật là sáu. Khi ấy Ưu-tỳ Cù-đàm liền nghĩ: 'ThếTôn vì sao ngồi hướng về Ca-tỳ-la-vệ?'

Ưu-tỳCù-đàm liền quỳ trước Thế Tôn bạch:

- Chẳngrõ Như Lai vì sao ngồi hướng về Ca-ty-la-vệ?

ThếTôn bảo:

- NhưLai ở đời nên làm năm việc. Thế nào là năm? Nên chuyểnPháp luân, nên thuyết pháp cho cha, nên thuyết pháp cho mẹ,nên dắt dẫn phàm phu lập hạnh Bồ-tát, nên thọ ký Bồ-tát.Ðó là, này Cù-đàm, Như Lai ra đời nên hành năm pháp này.

Ưu-tỳCù-đàm lại nghĩ rằng: 'Như Lai nhớ thân tộc và nước củamình nên ngồi hướng về đó'.

NămTỳ-kheo dần đến sông Ni-liên, đến chỗ Thế Tôn cúi lạyrồi ngồi một bên. Lúc ấy Tôn giả Ưu-đà-da-xa thấy ThếTôn ngồi hướng về Ca-tỳ-la-vệ, thấy rồi bên nghĩ: 'ThếTôn chắc đang muốn đến Ca-tỳ-la-vệ để gặp thân thích'.Ưu-đà-la đến quỳ trước Thế Tôn bạch:

- Naycon kham nhậm có chỗ muốn hỏi, cúi mong Ngài diễn bày.

ThếTôn bảo:

- Thầymuốn hỏi gì cứ hỏi.

Ưu-đà-labạch Thế Tôn:

- Conxem ý Như Lai muốn hướng đến Ca-tỳ-la-vệ.

ThếTôn bảo:

- Ðúngvậy, như lời Thấy nói. Ưu-đà-la nên biết: Hãy đến chỗvua Chân Tịnh (Bạch Tịnh) trước, Ta sẽ đến sau. Vì saothế? Dòng Sát-đế-lợi trước sai sứ báo cho biết, sau đóNhư Lai sẽ đến. Thầy đến bảo với vua: Sau bảy ngày, NhưLai sẽ đến gặp vua.

Ưu-đà-dađáp:

- Xinvâng, Thế Tôn.

Ưu-đà-daliền từ chỗ ngồi đứng lên, sửa sang y phục, cúi lạyThế Tôn, ở trước Thế Tôn biến mất, đến chỗ vua ChânTịnh, nơi Ca-tỳ-la-vệ, đến rồi, đứng trước vua. Bấygiờ vua Chân Tịnh đang ngồi trên đại điện với các thểnữ. Khi ấy, Ưu-đà-da bay trên không trung, vua Chân Tịnh thấyƯu-đà-da tay ôm bát, cầm gậy đứng trước. Thấy rồi sợhãi nói:

- Ðâylà ai? Người, Phi nhân, Trời, Quỷ, Dạ xoa, La sát, Trời,Rồng, Quỷ thần chăng?

VuaChân Tịnh hỏi Ưu-đà-da:

- Ônglà ai?

Rồivua dùng kệ này nói với Ưu-đà-da:

LàTrời hay là quỷ?
LàCàn-thát-bà chăng?
NayÔng tên là gì?
Nayta muốn biết vậy.
Ưu-đà-dalại dùng kệ đáp vua:
Tôicũng chẳng phải Trời,
Chẳngphải Càn-thát-bà
Ởđây nước Ca-tỳ,
Ngườiđất nước Ðại vương,
Xưadiệt mười tám ức
ChúngTệ ma Ba-tuần,
Thầytôi Thích-ca văn,
Tôithật đệ tử Ngài.

VuaChân Tịnh lại dùng kệ này bảo Ưu-đà-da:

Aihoại mười tám ức
ChứngTệ ma Ba-tuần,
Aitên Thích-ca văn,
Mànay Ông tán thán?
Ưu-đà-danói kệ:
NhưLai lúc mới sanh,
Trờiđất đều chấn động,
Thệnguyện tất hoàn thành,
Hômnay hiệu Tất-đạt.
Ngàihàng mười tám ức
ChúngTệ ma Ba-tuần,
Ngàitên Thích-ca văn,
Hômthành Phật đạo.
Ngườinay cho Thích Sư,
Ðệtử của Cù-đàm,
Hômnay làm Sa-môn,
Vốntên Ưu-đà-da.

VuaChân Tịnh nghe lời này rồi, vui mừng không kềm được, bảoƯu-đà-da:

- Thếnào Ưu-đà-da, thái tử Tất-đạt nay có ở đây sao?

Ưu-đà-dađáp:

- Hômnay Phật Thích-ca Văn hiện có mặt.

Vuahỏi:

- Nayđã thành Phật sao?

- Nayđã thành Phật.

Hômnay Như Lai lại ở nơi nào?

- NayNhư Lai ở nơi cây Ni-câu-loại nước Ma-kiệt.

- Ðệtử học theo Ngài là những ai?

- Hàngức chư Thiên, ngàn Tỳ-kheo và Tứ thiên vương hằng ở bêncạnh.

- Mặcy phục như loại nào?

- NhưLai mặc y phục gọi là ca-sa.

- Ănthức ăn gì?

- ThânNhư Lai lấy Pháp làm thức ăn.

Vualại hỏi:

- Thếnào Ưu-đà-da, ta có thể gặp được Như Lai chăng?

Ưu-đà-dađáp:

- Vuachớ buồn rầu, bảy ngày sau Như Lai sẽ vào thành.

Vuahết sức vui mừng, không kềm đưọc, tự tay san sớt thứcăn cúng dường Ưu-đà-da. Bấy giờ vua Chân Tịnh đánh trốngvang lừng ra lịnh nhân dân trong nước san bằng đường sá,dọn dẹp rác rến, lấy nước thơm rảy trên đất, treo cờphướn, lọng, xướng kỹ nhạc chẳng thể kể xiết, lạira lệnh trong nước: 'Những người điếc, đui, câm, ngọngđều không được xuất hiện. Sau bảy ngày Tất-đạt sẽvào thành'.

VuaChân Tịnh nghe Phật sẽ vào thành, trong bảy ngày cũng khôngngủ nghỉ. Lúc ấy, Thế Tôn đến ngày thứ bảy, liền nghĩ:'Nay Ta nên dùng sức thần túc để đến nước Ca-tỳ-la-vệ'.

ThếTôn cùng các Tỳ-kheo, trước sau vây quanh đến nước Ca-tỳ-la-vệ,đến rồi, liền vào trong vườn Tát-lô ở phía Bắc thành.Bấy giờ vua Chân Tịnh nghe Thế Tôn đã đến Ca-tỳ-la-vệở trong vườn Tát-lô phía Bắc thành. Lúc ấy vua Chân Tịnhđem dòng họ Thích đến Thế Tôn. Khi ấy, Thế Tôn lại nghĩ:'Nếu đích thân vua Chân Tịnh đến, đây là điều chẳngnên. Nay Ta nên đến cùng vua gặp gỡ. Vì sao? Phụ mẫu ânnặng, dưỡng dục tình thâm'.

Bấygiờ Thế Tôn đem chúng Tỳ-kheo đến cửa thành, bay trên hưkhông cách đất bảy nhẫn. Khi ấy, vua Chân Tịnh thấy ThếTôn đoan chánh vô cùng, thế gian hiếm có, các căn lặng lẽ,không có nhiều niệm. Thân có ba mươi hai tướng tốt, támmươi vẻ đẹp, tự trang nghiêm thân, liền phát tâm hoan hỉ,cúi lạy rồi nói:

- Tôilà vua dòng Sát-lợi tên Chân Tịnh.

ThếTôn bảo:

- ChúcÐại vương hưởng thọ vô cùng. Thế nên, Ðại vương, hãydùng Chánh pháp cai trị, chớ dùng tà pháp. Ðại vương nênbiết, những người dùng Chánh pháp cai trị, thân hoại mạngchung sanh vào cõi lành, lên Trời.

Lúcấy Thế Tôn đi trong không trung đến cung vua Chân Tịnh, đếnrồi lại tòa ngồi. Vua thấy Thế Tôn ngồi yên, tự tay mìnhsan sớt các thức ăn uống. Thấy Thế Tôn ăn xong thì đemnước sạch đến, rồi vua lấy một chiếc ghế nhỏ ngồinghe pháp. Bấy giờ Thế Tôn dần dần thuyết diệu nghĩa chovua Chân Tịnh. Chỗ nói luận là thí luận, giới luận, luậnsanh cõi trời, dục là hạnh bất tịnh, xuất yếu là vui.

Bấygiờ Thế Tôn thấy vua tâm ý khai mở. Chư Phật Thế Tôn thuyếtpháp Khổ, Tập, Diệt, Ðạo, Ngài đều nói hết cho vua. Lúcấy vua Chân Tịnh ở trên tòa ngồi, dứt các trần cấu, đượcpháp nhãn thanh tịnh. Thế Tôn thuyết pháp cho vua xong, liềntừ chỗ ngồi đứng lên đi. Vua Chân Tịnh mới tập họphết chúng họ Thích mà nói:

- CácÔng Sa-môn mặt mày rất xấu. Dòng Sát-lợi mà cùng chúngPhạm chí, đây thật là chẳng nên. Dòng Thích Sát-lợi lạiđược chúng Sát-lợi, đây mới là hay.

Cácngười họ Thích đáp: - Ðúng vậy, Ðại vương! Như Ðạivương bảo, Sát-lợi lại được chúng Sát-lợi, đây thậtlà hay.

Bấygiờ vua bảo trong nước, những người có hai anh em, hãy đểmột người hành đạo. Ai không tuân theo sẽ bị phạt nặng.Lúc ấy, dòng họ Thích nghe lịnh vua ban: 'Những người cóhai anh em, nên cho một người hành đạo, ai không tuân lờisẽ phạt nặng'. Bấy giờ Ðề-bà-đạt-đa họ Thích bảoThích A-nan rằng:

- Hômnay vua Chân Tịnh có dạy rằng mấy người có hai anh em, nênchia một người hành đạo. Nay em xuất gia học đạo, anh sẽở nhà sửa sang gia nghiệp.

Bấygiờ A-nan vui mừng hớn hở đáp:

- Emsẽ y theo lời anh bảo.

Khiấy Nan-đà họ Thích bảo A-na-luật:

- VuaChân Tịnh có bảo, ai có hai anh em hãy chia một người hànhđạo, nếu không nghe sẽ phạt tội nặng. Nay em xuất gia,tôi sẽ ở nhà.

A-na-luậtnghe xong, vui mừng hớn hở, không kềm được đáp:

- Vâng,như lời anh bảo.

Bấygiờ vua Chân Tịnh cùng Thích Hộc Tịnh, Thích Thúc Tịnh,Thích Cam Lồ đến chỗ Thế Tôn.

Khiấy các vua cỡi xe tứ mã, xe trắng lọng trắng, ngựa trắngđóng vào xe. Họ Thích thứ nhì đi xe xanh, lọng xanh, đóngngựa xanh. Họ Thích thứ ba đi xe vàng, lọng vàng, đóng ngựavàng. Họ Thích thứ tư đi xe đỏ, lọng đỏ, đóng ngựađỏ. Lúc ấy, họ Thích có người cỡi voi, có người cỡingựa, đều đến tụ tập.

ThếTôn xa trông thấy vua Chân Tịnh đem các Thích chúng đến,liền bảo các Tỳ-kheo:

- CácThầy hãy xem các Thích chúng này và xem chúng vua Chân Tịnh.Tỳ-kheo nên biết, Trời ba mươi ba lúc dạo vườn xem cũngnhư lối này không khác.

Bấygiờ A-nan cỡi voi trắng lớn, áo trắng, lọng trắng. Phậtthấy rồi bảo các Tỳ-kheo:

- CácThầy có thấy A-nan cỡi voi trắng mặc áo trắng không?

CácTỳ-kheo đáp:

- Thưavâng, Thế Tôn, chúng con có thấy.

Phậtbảo các Tỳ-kheo:

- Ngườinày sẽ xuất gia học đạo, là người đa văn đệ nhất,kham hầu cận bên Ta. Các Thầy thấy A-na-luật này chăng?

CácTỳ-kheo đáp:

- Thưavâng, đã thấy.

Phậtbảo các Tỳ-kheo:

- Ngườinày sẽ xuất gia học đạo, là thiên nhãn đệ nhất.

Bấygiờ vua Chân Tịnh và bốn anh em cùng với Nan-đà, A-nan đềubước đến trước, trừ bỏ năm món trang sức, đến chỗThế Tôn, cúi lạy rồi ngồi một bên. Lúc ấy, vua Chân Tịnhbạch Phật:

- Ðêmqua tôi nghĩ: 'Chúng Sát-lợi chẳng nên cùng chúng Phạm chí,mà nên cùng chúng Sát-lợi. Ðây mới thích nghi'. Tôi liềnra lệnh trong nước, ai có hai anh em, liền chọn một ngườicho xuất gia học đạo. Cúi mong Thế Tôn cho họ xuất gia họcđạo.

ThếTôn bảo:

- Lànhthay, Ðại vương! Việc này có nhiều lợi ích, Trời, Ngườiđược an. Vì sao như thế? Thiện tri thức này là ruộng phướctốt lành. Tôi cũng nhờ Thiện tri thức mà thoát được sanh,già, bệnh, chết này.

Bấygiờ các chúng họ Thích liền được hành đạo. Vua Chân Tịnhbạch Thế Tôn:

- Cúimong Thế Tôn, dạy dỗ các tân Tỳ-kheo này sẽ như dạy dỗƯu-đà-da. Vì sao thế? Tỳ-kheo Ưu-đà-da này rất có thầnlực, xin cho Tỳ-kheo Ưu-đà-da hằng ở trong cung giáo hóa,khiến chúng sanh được an ổn lâu dài. Vì sao thế? Tỳ-kheonày rất có thần lực, tôi vừa thấy Tỳ-kheo Ưu-đà-da liềnphát tâm hoan hỉ, tôi liền nghĩ: 'Ðệ tử còn có thần lực,huống Như Lai kia lại không có thần lực này sao?'

ThếTôn bảo:

- Ðúngthế, Ðại vương! Như Ðại vương nói, Tỳ-kheo Ưu-đà-danày rất có thần lực, có oai đức lớn.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Ðệtử bậc nhất về biết rộng hiểu nhiều, được quốc vươngnhớ đến là Tỳ-kheo A-nhã Câu-lân, khuyến hóa nhân dân làTỳ-kheo Ưu-đà-da. Có trí mau lẹ là Tỳ-kheo Ma-ha-nam. Hằngưa phi hành là Tỳ-kheo Tu-bà-hưu. Qua lại trên không là Tỳ-kheoBà-phá. Có nhiều đệ tử là Tỳ-kheo Ưu-tỳ Cù-đàm. Ý đượcquán không là Tỳ-kheo Giang Cù-đàm. Ý được chỉ quán làTỳ-kheo Tượng Cù-đàm.

Lúcấy Thế Tôn rộng thuyết pháp vi diệu cho vua Chân Tịnh. Vuanghe pháp xong liền từ chỗ ngồi đứng dậy, cúi lạy rồilui đi.

Bấygiờ các Tỳ-kheo và vua Chân Tịnh nghe Phật dạy xong, vui vẻvâng làm.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]