Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 14

16/12/201016:24(Xem: 8121)
Phần 14

KINH DUY MA CẬTGIẢNG GIẢI
Hòa Thượng Thích Thanh Từ

Phần 14

Như lâu naythấy nói đó nghĩa là tứ đại. Là bốn thứ, là pháp chứ gì. Khi tứ đại hợp thìthân này nó sinh. Khi tứ đại rã thì thân này nó hoại. Như vậy cái hợp là váitan là chuyện của pháp chớ đâu phải chuyện của mình, phải không? Các pháp duyênhợp hay là ngũ ấm. Là là pháp hợp. Tan là pháp tan. Chớ mình có chết có sanh gìđâu, phải không? Thấy vậy đó là mình biết có pháp chớ không có cái ta thực.Không có ta thực thì cái gì là đau.

Lại cái phápnày mỗi cái nó không biết nhau. Khi khởi nó không nói rằng tôi khởi. Khi diệtnó cũng không nói rằng tôi diệt.

Tứ đại khi nóhợp lại cũng không có nói ta cùng nhau hợp lại. Khi tan nó cũng không nói chúngta cùng nhau hè đi. Không nói tự nó đi, tự nó lại, không biết gì hết. Như vâỵcó gì đâu mànói rằng bệnh.

Những vị BồTát có bệnh kia vì tưởng pháp diệt nên phải khởi nghĩ thế này. Cái pháp tưởngnày cũng là điên đảo.

Khi mình khởinghĩ tưởng như vậy vậy rồi, khi cái pháp nó diệt mình cũng nên khởi nghĩ thếnày. Cái pháp tưởng này cũng là điên đảo. Điên đảo tức là đại họa, ta nên lìanó.

Dầu bỏ cáitưởng chúng sinh, cái tưởng ngã mà khởi cái tưởng pháp. Sau rồi khởi cáitưởng pháp nó hợp nó tan không thật. Rồi cuối cùng cái tưởng pháp cũng bỏ luôn.Như vậy mới được.

Thế nào làlìa?

( Lìa là lìacái ngã, ngã sở.

Thế nào làlìa ngã, ngã sở?

( Nghĩa làlìa hai pháp.

Thế nào làlìa hai pháp?

( Nghĩa làkhông có nghĩ các pháp ở trong ở ngoài, hành được bình đẳng (tức là hành cáitâm bình đẳng).

Thế nào làbình đẳng?

( Nghĩa làngã bình đẳng với Niết Bàn,hay là ngã đồng với Niết Bàn. Vì cớ sao? Vì ngã vàNiết Bàn hai cái đó đều là không.

Vì cớ sao màkhông?

( Chỉ là danhtự cho nên không.

Đây như thếhai pháp này tánh nó không quyết định. Bởi vì chúng ta quen nghe nói Niết Bànlà chỗ không sanh tử. Còn ngã là tướng sanh tử. Mà tướng sanh tử là tướng sanh,già, bệnh, chết, khổ. Niết Bàn không sanh tử cho nên Niết Bàn vui.

Như bây giờđây khởi tâm bình đẳng, không thấy trong, không thấy ngoài. Nó luôn luôn khôngdính bên này, không kẹt bên kia. Bên ngã không có dính, bên Niết Bàn mình khôngcó kẹt thì ngã pháp mình không còn bên nào dính kẹt nữa. Chỗ cao là Niết Bàn,chỗ thấp là ngã là sanh tử. Cả hai mình cũng thấy như nhau, không còn có cáitâm thiên bệnh này, bỏ bên kia thì đó là bình đẳng. Tại sao nói là bình đẳng?Ơí đây giải thích hai cái đó vì sinh tử không thật thì Niết Bàn không thật. Rốtcuộc chỉ là cái tên sanh tử và tên Niết Bàn. Chớ còn khi đến chỗ cứu cánh nókhông còn những tên đó nữa. Vì còn có tên lập ra, là cái pháp hư dối không cótánh quyết định.

Khi được bìnhđẳng thì không có các bệnh khác, chỉ có cái bệnh không. Bệnh không cũng khôngnữa. Thế nên Bồ Tát có bệnh dùng chỗ không sở thọ (tức là không chỗ thọ) mà thọ các cái thọ. Chưa đủ Phật pháp cũng chẳng diệt cái thọ mà thủ nơichứng.

Bởi vì Bồ Tátbệnh, bệnh mà mình không nhận tất cả những bệnh đó. Tuy không nhận tất cả bệnhmà vẫn còn có cái nhận. Tại sao? Thấy mình chưa đầy đủ công đức, cứu độ chúngsinh thì mình cũng còn phải thọ trong sanh tử để rồi cứu độ chúng sinh. Chớkhông nên vì không thọ mà để rồi nhập Niết Bàn. Cho nên nói rằng không thọ màthọ tất cả.

Dù thân cókhổ mà nghĩ chúng sinh ở ác thú, khởi sanh ra tâm đại bi. Ta đã điều phục cũngsẽ điều phục tất cả chúng sinh. Chỉ trừ bệnh kia mà không trừ cái pháp. Vì đoạngốc bệnh mà giáo dục họ (hay là dạy dỗ họ).

Đây mới nóithêm tâm niệm của Bồ Tát khi mình bị bệnh khổ. Chính bản thân mình đang đauđớn, nhức nhối, khổ sở mà mình vẫn nhớ những chúng sinh ở địa ngục, ngạ quỉ, họđang đau khổ gấp mấy nghìn lần mình. mình nghĩa như vậy nên vẫn khởi tâm thươngxót họ mà quên bệnh của mình. nghĩa là mình cố gắng đều phục bệnh của mình thìcũng phải cố gắng điều phục làm sao cho chúng sinh ở trong những đường ác họhết đau khổ.

Như ở đây nóithêm rằng chỉ trừ bệnh kia, mà không trừ cái pháp. Quí vị biết trừ bệnh màkhông trừ pháp là sao không? Bởi thân chúng ta có lại là do 5 uẩn: Sắc, thọ,tưởng, hành, thức. Rồi mình chấp 5 uẩn đó là mình thì gọi đó chấp ngã. Vì chấpngã cho nên có khổ, có vui thì đó là bệnh. Như vậy đối với thân 5 uẩn này, chúngta chỉ pháp bệnh chấp ngã chớ không phải phá hết 5 uẩn. Cho nên nói trừ bệnh màkhông trừ pháp vì đoạn gốc sanh tử. Đoạn gốc bệnh là gốc sanh tử mà dạy dỗchúng sinh. Như vậy chúng ta mới thấy rằng Bồ Tát lúc nào cũng nghĩ đến chúngsinh nhiều hơn là bản thân mình. Dù cho mình bệnh khổ mà không nhớ bệnh khổ củamình. chỉ nhớ làm sao dạy bảo cho mọi người họ hết được gốc bệnh. Tức là hếtđược gốc sanh tử. Đó là mục đích của mình, chớ không phải vì bệnh của mình màquên khổ của người.

Đây mớihỏi:

Sao gọi làgốc bệnh?

( Nghĩa là cóphan duyên. Từ có phan duyên ắt là gốc của bệnh.

Gốc bệnh tứclà gốc sanh tử đó. Sở dĩ chúng ta có sanh tử là từ cái gì mà có? Là từ cái tâmphan duyên. Phan duyên tức là nắm bắt hay không buông cái này chụp cái kia. Lúcnào cũng đuổi theo năm bắt thì gọi đó là phan duyên. Vì tâm chúng ta đuổi theosắc trần, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Cứ như vậy mà đuổi cái này bắt cái kiamãi mãi. Cái tâm đó gọi là tâm phan duyên. Chính tâm phan duyên đó nó tạo thànhnghiệp mà có thân này, mà thân này là gốc của bệnh. Như vậy mình biết sở dĩ cóthân thì gốc từ tâm duyên theo ngoại cảnh, chạy theo sáu trần mà có.

Sao gọi làphan duyên?

( Nghĩa làgọi đó là tam giới.

Quí vị thấycâu đó dễ hiểu không? Phan duyên là phan duyên cái gì? Đuổi theo nắm bắt cáigì? Tức là đuổi theo nắm bắt những cảnh trong dục giới, trong sắc giới, trongvô sắc giới. Thực tình chúng ta ở đây đang đuổi theo cảnh nào? Trong dục giớimà mình còn đuổi bắt quá chừng quá đổi, phải không? Huống nữa là tới sắc giới, vôsắc giới.

Thí dụ nhữngngười mà tâm duyên tưởng theo các định Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền v.v...Những người đó nếu ngang đó mà chết thì sanh vào cõi trời sắc giới. Đó gọi làphan duyên sắc giới. Những người đeo đuổi theo cái định vô biên xứ, sắc vô biênxứ v.v... Khi chết thì sanh vào cõi Thiền vô sắc giới.

Như vậy haicõi sắc giới và vô sắc giới, hiện giờ tâm mình có phan duyên theo không? Hay làphan duyên theo cái gì? Nội cái dục giới đây mà coi bộ nó chạy tứ tung, mìnhkhông kềm không nổi, phải không? Hết cái này tới cái nọ. Như vậy đây cắt nghĩarõ ràng, sở dĩ mình có thân là vì cái tâm phan duyên. Mà phan duyên cái gì?Phan duyên với cảnh trong tam giới. Làm sao mà đoạn phan duyên? Tức là làm saomà đoạn cái nắm bắt đó.

Dùng vô sởđắc. Nếu vô sở đắc thì không có phan duyên.

Quí vị thấyđây thật là kỹ càng. Bây giờ làm sao dứt tâm phan duyên đó thì bảo rằng chúngta muốn dứt tâm phan duyên thì thấy không có cái gì là thật hết. Tất cả cáimình gọi là được, gọi là mất chỉ là ảo thôi, tạm bợ thôi, không có thật. Đã làgiả tạm thì có cái gì thật được, thật mất đâu mà đuổi theo phải không?

Thí dụ: chúngta đuổi theo những cái như là sắc, thanh, hương, vị... Nói gần nhất đi, bây giờtrong chúng mình giả sử như sáng có một huynh đệ nào tử tế, tốt bụng luộc cho 3củ khoai lang. Một củ phần mình, còn dư hai củ chia cho hai huynh đệ. Nhưng haicủ đó, một củ thì có sùng, một củ không sùng. Củ có sùng mình một huynh A. Củkhông sùng mình cho huynh B. Huynh A được củ có sùng, tuy được cho mà cho củ cósùng. Anh B được cho không sùng. Ăn củ có sùng mình có vui không? Sau khi đượccó sùng, ăn một khúc, bỏ một khúc. Rồi đối với việc huynh đó xử với mình đó,chừng mấy năm mình quên. Chừng mấy năm? Mỗi khi gặp là nhớ, ông này cho tôikhoai sùng. Cứ như vậy mà nhớ.

Như vậy thìchúng ta dính bởi những cái được và mất. Nhưng dù cho khoai sùng, khoai khôngsùng, nhai ngấu nghiến trong 5 phút, nuốt cái ực mất tiêu phải không? Nó cóthật ở đâu. Nó không thật mà tâm phan duyên nó cứ dính, nó cứ giữ. Bởi dính, bởi giữ như vậy đó mà chúng ta phải trầm luân sinh tử đời đời. Chúng tamới thấy điều hết sức là rõ ràng, sở dĩ mình phải có sinh tử là vì tâm phanduyên những cảnh trong tam giới là vì mình thấy có được, có mất. Thấy có đượcthật, có mất thật, cho nên mới có cái chấp chặt đó, mới có cái đuổi theo đó.Bây giờ thấy không có cái được thật, không có cái mất thật. Cái gì chẳng qua làtạm bợ một chút rồi mất, không có thật. Biết được như vậy, thấy được như vậythì tâm phan duyên nói hết. Như vậy cái tu hết sức rõ ràng nhưng chúng ta bâygiờ ngồi kiểm điểm lại, thấy tất cả những chuyện buồn vui, có phải từ tâm phanduyên được mất đó mà ra không? Tất cả đều gốc từ cái đó. Bởi thấy có được, bởithấy có mất, được thì vui, mất thì khổ. Vui cũng nhớ mãi, khổ cũng nhớ đời. Chonên cứ trầm luân sinh tử.

Sao gọi là vôsở đắc (không chỗ được)?

Đáprằng:

( Nghĩa làlìa hai cái kiến chấp.

Bây giờ làmsao cho thấy được vô sở đắc. Ở đây bảo rằng: Chúng ta phải lìa 2 kiếnchấp.

Sao gọi làhai kiến chấp?

( Nghĩa làkiến chấp bên trong, kiến chấp bên ngoài. Ấy đều là vô sở đắc.

Kiến chấp bêntrong là chấp thân. Kiến chấp bên ngoài là chấp cảnh. Nếu mình không chấp thânthật, mình không chấp cảnh thật thì tất cả đều là vô sở đắc, phải không? Còn sởdĩ mình bây giờ thấy chấp thân mình thật, chấp cảnh ở ngoài thật, cho nên mớicó cái được thật và cái mất thật. Như vậy thật là rõ ràng cho người tu.

Tôi ôn lạicho quí vị nhớ. Cái gốc bệnh tức là chỉ cho cái gốc sanh ra trong tam giới. Haylà trong lục đạo đó là từ tâm vọng tưởng chạy theo cảnh. Gọi đó là phan duyên.Tâm vọng tưởng chạy theo cảnh đó không ngoài cảnh tam giới. Nếu mình muốn dứttâm chạy theo cảnh tam giới đó thì mình phải thấy không có gì là cái được thật,mất thật hết. Làm sao mà không thấy được thật, mất thật? Là do mình không thấycó ở trong là ngã thật, ở ngoài là ngã sở thật. Hay nói cách khác, ở trong làthân thật, ở ngoài là cảnh thật. Được như vậy đó mới là đi tới chỗ vô sở đắc.Như vậy cái gốc tu hành hết sức là rõ ràng.

Văn Thù SưLợi, ấy là Bồ Tát có bệnh dùng cái tâm kia để mà điều phục.

Như vậy khiBồ Tát bệnh phải dùng tâm đó mà điều phục. Vậy khi Bồ Tát có bệnh, khởi tâm đạibi thương xót chúng sinh thì phải biết gốc bệnh của chúng sinh là cái gì, rồitừ đó mình phăng lần để chỉ dạy, để cho người ta dẹp hết cái gốc bệnh đó. Cuốicùng gốc bênh là chấp ngã và ngã sở chớ không gì hết, phải không. Cái đó là cáicuối cùng.

Vì đoạn cáikhổ, già, bệnh, chết ấy gọi là là Bồ Đề của Bồ Tát.

Như vậy BồTát đoạn được Bồ Đề tức là được giác ngộ đó. Mà giác ngộ cái gì? Là giác ngộdứt được cái già, cái bệnh, cái chết. Đó là chỗ giác ngộ của Bồ Tát. Nếu khôngnhư thế thì chỗ tu trị của mình không có trí huệ bén nhậy. Thí dụ như thắngđược kẻ thù mới gọi là dũng sĩ. Như thế gồm trừ được già, bệnh, chết, mới gọiđó là Bồ Tát. Đây mới nói cho chúng ta thấy rõ, nếu Bồ Tát mà không được cáinhìn, cái nghĩ, cái quán sát như trên. Tức là khi mình bệnh, không nghĩ đến cáikhổ của chúng sinh trong địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh để mà thương xót họ, đểnghĩ tới tìm cách cứu thoát họ ra khỏi sinh tử... Như vậy không phải là Bồ Tátcó trí huệ bén nhậy. Đó là đoạn nói cho chúng ta rõ manh mối tu.

Bồ Tát cóbệnh kia nên lại khởi nghĩ như thế này (Đây là chỉ cho Bồ Tát có bệnh phải khởinghĩ như thế này. Nghĩ sao?). Như bệnh của ta đây không phải là chơn, khôngphải là có. Bệnh của chúng sanh cũng không phải là chơn, cũng không phải là có.Khi khởi quán như thế đối với các chúng sanh khởi ái kiến đại bi tứ nên xả ly(Tức là bỏ lìa nó).

Quí vị thấykhi Bồ Tát bệnh phải khởi nghĩ thế này. Bệnh của mình không phải là thật, cũngkhông phải là có. Bệnh của chúng sanh cũng không phải là thật, không phải làcó. Khi quán như vậy rồi, đối với chúng sanh nếu có khởi ái kiến đại bi thì nênxả bỏ nó đi. Bây giờ trước hết tại sao mình phải thấy bệnh nó không phải thật,không phải có.

Bây giờ tôihỏi tất cả mấy huynh đệ, cái bệnh của mình là thật, là có. Hay không phải thật,không phải có? Nếu bệnh mình là thật thì đau lúc nào cũng đau hoài, phải không?Vì nó thật, nó còn mãi, uống thuốc đâu có hết, vì nguyên nó là thật. Bởi nókhông thật nên gặp thuốc trị nó hết. Như vậy cái gì thật thì nó còn nguyên vẹnmãi mãi. Cái gì khi có khi không thì nó không phải là thật. Mà không phải thậtthìnó đâu phải thật có, phải không? Bệnh của mình như vậy, thì bệnh của chúngsanh cũng như vậy. Nhưng khi mình quán như vậy rồi thì chớ có khởi ái kiến đạibi. Nếu lỡ có khởi ái kiến đại bi thì phải bỏ. Đã nó là đại bi, sao còn gọi làlà ái kiến. Đây mới giải thích.

Vì cớ sao? BồTát đoạn trừ khách trần phiền não mà khởi đại bi ái kiến. Bi đó tức là đối vớichúng sinh có tâm mệt. Đối với sinh tử có tâm mệt mỏi. Nếu hay lìa được cái nàykhông có nhàm chán, sanh ở chỗ nào cũng không có ái kiến che lấp, cũng không bịái kiến che lấp.

Đó quí vịthấy cái ái kiến đại bi chưa. Ái kiến đại bi là sao? Nghĩa là khi mình từ kháchtrần phiền não. Cái gì gọi là khách trần phiền não? Nếu nó theo kinh LăngNghiêm thì cái gì là khách, cái gì là trần? Trong kinh Lăng Nghiêm nói, nếu cóngười tới nhà người khác xin ở trọ một đêm rồi sáng ra đi. Người đó gọi là chủhay khách? Khách. Người chủ nhà thì không ở trọ. Ở nhà đó mãi, gọi đó là chủ.Gọi đó là chủ là là khách rồi. Trần trong kinh Lăng Nghiêm nói, như trong hưkhông khi mặt trời lên có ánh sáng rọi vào trong nhà, trong mấy lỗ hở nhìn thấyhư không trong nhà có những hạt bụi lăng xăng bay trong đó. Như vâỵ hạt bụi baylăng xăng trong hư không thì đó gọi là trần. Hư không có bay lăng xăng không?Bụi bay lăng xăng, lăng xăng đó gọ đó là trần.Chủ không đi. Còn khách có đến vàcó đi thì gọi đó là khách. Như vậy mình nói khách trần phiền não là cái tâmvọng tưởng chợt sanh, chợt diệt, chợt có, chợt không. Trong khi mình dẹp trừnhững phiền não hay những loại vọng tưởng điên đảo chợt có, chợt không đó, mìnhkhởi ra cái tâm đại bi. Đại bi tức là mình thương mọi người. Mình muốn độ họ,mình muốn dẹp cho họ thì gọi đó là đại bi. Như tại sao lại là ái kiến/ tức làmình khởi tâm thương họ, muốn đoạn trừ phiền não cho họ. Nhưng đối sinh tử thìthấy sinh tử hoài mệt mỏi quá! Có tâm chán. Thôi! Đời này thôi, sau mệt rồikhông có thèm trở lại độ nữa. Có tâm vừa chán như vậy đó là ái kiến đại bi. Tuythương chúng sinh mà cảm thấy mình mệt mỏi. Như vậy là ái kiến đó là kiến cáigì?

Hai cái kiếnhồi nãy đó. Là kiến ngã phải không? Ai mệt mỏi? Ta mệt mỏi. Bởi thấy ta mệtmỏi, thương chúng sinh nhưng thấy mình mệt mỏi thì gọi đó là ái kiến đạibi.

Mất chú cóbệnh đó không? Chắc còn tệ hơn cái đó nhiều nữa. Cho nên Bồ Tát bảo rằng mìnhphải lìa tâm ái kiến đại bi đó thì mới không có sự mệt mỏi, nhàm chán. Nếu lìađược tâm ái kiến đại bi, không có sự mệt mỏi, nhàm chán thì sanh ra ở chỗ nào,bất cứ lúc nào cũng không bị ái kiến che lấp. Sanh ra liền nhớ bản hạnh củamình để tiếp tục tu. Còn nếu mình có mang ái kiến đại bi trong đó, sanh ra liềnbị cái ái nó che, quên cái bản nguyện ban đầu của mình.

Thực ra mấychỗ này chúng ta thấy quá là cao thượng, quá là siêu thoát. Nhìn lại mình thìsao? Chỉ có một đời này thôi mà khả năng mình có thể làm được việc này việc nọ.Mà sai làm một lần, hai lần thì còn ráng. Tới lần thứ ba, thứ tư thì sao? Thôi!Con mệt lắm rồi! Không làm nữa đâu. Cái gì mệt? Cái ngã. Vì còn thấy mình thật,rồi có ái kiến. Từ cái ái kiến đó cho nên chấp ngã. Chấp ngã cho nên không muốnlàm. Như vậy Bồ Tát sanh nhiều đời để độ chúng sanh, mà có khi một lúc nào đócảm thấy mệt mỏi, đã là ái kiến đại bi. Còn mình chỉ có một đời này, hoặc làmviệc có năm tháng, bảy tháng mà thấy mệt mỏi thì còn gì đại bi. Cái gì đại bitrả lời giùm coi. Ch nên mới thấy cái tầm thường, cái dở của mình, yếu củamình. cho nên giả sử ngang đây mà có chết, trở lại chắc quên hết trơn. Ít racũng gần tới đầu bạc mới nhớ, phải vậy không? Bởi vì tâm ái kiến còn nặng quá,nó đâu có mạnh. thấy vậy chúng ta mới biết cái gốc tu thật là sâu. Hiểu chothật kỹ thì tu khỏi lầm lẫn. Chớ không thì học hạnh Bồ Tát, tu thì muốn thànhPhật. Muốn thành Phật thì có qua hạnh Bồ Tát không? Nếu không qua hạnh Bồ Tátthì đâu thành Phật. Như vậy những cái Bồ Tát làm, mình chưa có tí ti gì hết trơn,phải không? Đó là cái xấu hổ của mình đó.

Cái chỗ sanhkhông bị trói buộc hay vì chúng sinh nói pháp mở trói buộc.

Nghĩa là BồTát mà dứt ái kiến đại bi rồi thì sanh nơi nào cũng không bị ái kiến che lấp.Mình sanh ra không gì trói buộc mình hết. Rồi mình cũng hay vì chúng sinh nóipháp để mởi trói buộc cho họ.

Như lời Phậtnói, nếu tự có trói buộc mà hay cởi mở ch người kia thì không có lẽ ấy.

Phật dạy rằngnếu ai đó còn đang bị trói buộc mà muốn cởi mở cho người khác thì không có lẽđó. Tôi nói thí dụ, như có đám ăn cướp vô nhà, mỗi người cột lại trong một câycột. Nó lấy đồ hết, nó đi. Người nào cũng bị cột, bị trói trong cây cột. Bâygiờ mình muốn mở cho huynh đệ mình mở được không? Khi mình đang bị trói? Dù chomình có thương có muốn mở cho người khác mà chính mình chưa mở được thì cũngkhó mở được cho ai. Cho nên Phật dạy chúng ta phải tự mở. Muốn tự mở thì phảiphá hai kiến chấp về ngã, kiến chấp về ngã sở. Nếu phá được hai cái đó rồi làchúng ta mở được cái trói buộc. Rồi từ đó mới mở được trói buộc cho người khác.Đó là lẽ thật.

Nếu tự mìnhkhông trói buộc mà hay mở cho người kia, đâu là có lẽ ấy.

Lẽ ấy đó làlẽ thật. Mình không bị trói buộc, mình mở cho người khác, đó là lẽ thật khongchối cãi được.

Thế nên BồTát không nên khởi cái trói buộc.

Cho nên là BồTát thì không nên khởi cái trói buộc. Khởi trói buộc tức là khởi những ái kiếnvề ngã và ngã sở. Nói như vậy ở đây các huynh đệ thấy lời dạy này có dính gìvới mình không, có gần với mình không? Mấy huynh đệ có phát tâm thọ Bồ Tát giớikhông?

Như vâỵ mìnhlà Bồ Tát rồi, phải không? Đang tu Bồ Tát hạnh thì phải học những lời dạy để BồTát thực hành. Như vậy trước hết mình phải học cái gì là trói, rồi cái gì màmở. Biết được cái trói, rồi cái gì là mở. Biết được cái trói, cái mở rồi đểmình mở trói cho mình và mình mở trói cho chúng sinh.

Thế nên BồTát không nên khởi trói. Sao gọi là trói? Sao gọi là mở? Tham trước thiền vị,ấy là Bồ Tát bị trói. Do phương tiện sanh ấy là Bồ Tát mở.

Đây là tiếnlên một bước cao nữa. Nếu Bồ Tát còn tham trước các thiền vị của mình, đó gọilà bị trói. Thí dụ có những vị tu thiền, nhập được Diệt Tận Định. khi nhập đượcDiệt Tận Định rồi an ổn, tự tại không khổ, không vui, không có phiền hà nàohết. Yên tron tỉnh lặng đó, rồi say sưa mãi trong đó thì có lợi ích gì cho aikhông? Có cứu độ cho kẻ nào được không? nếu mình bám vào đó mình tự mãn, mìnhhài lòng thì gọi đó là bị trói. Đó là bị trói của Bồ Tát. Vì như vậy là mìnhkhông có phương tiện. Bởi không phương tiện nên không làm lợi ích cho ai được.Cho nên nó do phương tiện sanh, ấy là Bồ Tát mở. Trong khi mình vẫn được cáiThiền vị mà mình khởi phương tiện, tức là khởi lọng đại bị, muốn chỉ cho chúngsinh họ thoát khổ như mình. Như vậy đó là mở được cái trói. Còn nếu mình tự hàilòng, tự mãn với cảnh của mình được thì đó là bị trói.

Lại không cóphương tiện huệ, gọi là bị trói. Có phương tiện huệ gọi là mở.

Không có huệphương tiện là trói. Có huệ phương tiện là mở. Bởi vì chúng ta tu mà cứ cố chấpnhững cái pháp mình được, rồi an trú ở trong đó. Gọi là không có huệ phươngtiện. Nếu không có huệ phương tiện thì đó là bị trói trong sở đắc của mình. cònnếu mình có huệ phương tiện thì mình không chấp cái sở đắc đó. Như vậy mình mớilàm lợi ích cho mọi người thì gọi đó là có huệ phương tiện. Người đó là ngườiđược cởi mở.

Sao gọi làkhông có phương tiện huệ bị trói? Nghĩa là Bồ Tát do cái tâm ái kiến, trangnghiêm cõi Phật thành tựu cho chúng sinh đối với không, vô tướng, vô tác. Trongpháp khhông, vô tướng, vô tác mà tự điều phục ấy gọi là không phương tiện huệbị trói.

Đây là chỉthêm chỗ cao vút cho chúng ta thấy. Thường thường nói Bồ Tát tu thì phải khởitâm trang nghiêm tịnh độ thành tựu chúng sinh, phải không? Trong khi khởi tâmtrang nghiêm tịnh độ thành tựu chúng sinh đối với 3 pháp giải thoát môn làkhông, vô tướng, vô tác. Mình lấy đó mà điều phục. Như vậy gọi là không cóphương tiện huệ, là bị trói.

Bây giời saogọi là có phương tiện huệ được giải thoát hay là được cởi mở. Nghĩa là không dotâm ái kiến trang nghiêm cõi Phật thành tựu chúng sinh đối trong 3 pháp không,vô tướng, vô tác dùng tự điều phục mà không nhàm chán. Ấy gọi là có phương tiệnhuệ mở.

Như vâỵ haibên khác nhau chỗ nào? Bên kia có tâm ái kiến, trang nghiêm tịnh độ thành tựuchúng sinh, cung tu tam môn giải thoát. Bên nọ cũng trang nghiêm tịnh độ thànhtựu chúng sinh, tu 3 môn giải thoát nhưng mà không ái kiến. Bây giờ chúng tanghĩ thế này, mình ráng vận động cất một ngôi chùa cho thật đẹp để rồi mình vềở đó tu dưỡng già cho khỏe thân. Như vậy cũng cất chùa, cũng lo cho tam bảonhưng mà nghĩ về đó cho khỏe thân của mình thì có ái kiến không? Còn bây giờmình cũng muốn vận động cất chùa cho to để nuôi chúng để hướng dẫn họ tu hành,để họ tiến tới chỗ giải thoát mà không nghĩ mình thế nào hết. Cái đó có ái kiếnkhông?

Như vậy cũngmột việc làm mà một bên còn ái kiến. Cho nên chúng ta tế nhị đừng hiểu lầm.Nhiều khi cứ nghe nói cất chùa thì tưởng ai cũng tốt hết. Nhiều khi cất chùamuốn chùa mình cho hơn người khác thì đó có ái kiến không? Rồi cứ vậy hoặc cấtchùa để rồi thu hút Phật tử cũng dường nhiều... Những cái đó đều từ bệnh áikiến mà ra. Ở đây nghĩ tới trang nghiêm cõi Phật thành tựu chúng sinh, tu 3 môngiải thoát mà còn nghĩ về mình nữa thì còn là ái kiến thay. Vốn nữa là những(thiếu một chút đầu mặt B cuộn 6) rõ lời của các vị Bồ Tát chỉ cho mình biếtbệnh để mà tránh. Tránh được bệnh thì mới mong giải thoát được, mới mong tiếnlên Phật quả được.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]