Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 4

16/12/201016:16(Xem: 9200)
Phần 4

KINH DUY MA CẬTGIẢNG GIẢI
Hòa Thượng Thích Thanh Từ

Phần 4

Đó là ba cáitâm, nó đơn giản mà rất thâm trầm. Bây giờ mới nói cái hạnh tu.

Bố thí làtịnh độ của Bồ tát.

Bồ tát khithành Phật thì tất cả những chúng sinh hay xả hết tất cả thì được sinh về cõinước kia.

Trì giới làtịnh độ của Bồ tát.

Bồ tát khithành Phật thì những chúng sinh nào hành được thập thiện viên mãn. Mãn nguyệnđó. Thì sẽ được sanh về cõi nước kia.

Nhẫn nhục làtịnh độ của Bồ tát.

Bồ tát khithành Phật, tất cả những chúng sinh siêng năng tinh tấn đầy đủ thì sanh về cõinước kia.

Thiền định làtịnh độ của Bồ tát.

Bồ tát khithành Phật nhiếp những chúng mà mà nhiếp tâm không loạn thì sanh về cõi nướckia.

Trí tuệ làtịnh độ của Bồ tát.

Bồ tát khithành Phật tất cả những chúng sinh chánh định thì được sanh về cõi nướckia.

Như vậy thìchúng ta thấy ở đây pháp tu lục độ. Pháp tu lục độ là cái nhân để Bồ tát đượccái quả cõi Phật thanh tịnh. Mà cái nhân của Bồ tát tu lục độ được cái quả cõiPhật thanh tịnh. Bây giờ chúng sinh muốn được sanh về cõi Phật thanh tịnh đóthì cũng phải tu cái gì. Cũng phải tu cái nhân lục độ. Như vậy cái nhân lục độBồ tát tu được cái quả cõi Phật thanh tịnh. Chúng sinh muốn sanh về cõi Phậtthanh tịnh của Bồ tát cũng phải tu lục độ.

Ở đây chúngta thấy hai phần. Bồ tát tu nhân tịnh độ rồi khi thành Phật được cái quả. Cònchúng ta bây giờ muốn sanh về cõi tịnh độ của Phật đó, thì mình là Phật chưa, Phậtchưa? Mình muốn sanh về cõi tịnh độ của Phật thì mình cũng phải tu cái nhân lụcđộ mới được sanh về bên đó, nhưng mà mình Phật chưa. Bây giờ mình là gì? Mìnhđược sanh về đó là Bồ tát chớ chưa phải Phật. Bởi vì Bồ tát tu cái nhân tịnh độlà Bồ tát rồi phải không?

Tu cái nhântịnh độ viên mãn thì thành Phật có cái cõi tịnh độ thanh tịnh. Chúng ta nươngtheo nhân của Bồ tát để mà tu, tu để được về cõi đó. Về cõi đó là được cái quảlà Bồ tát sanh vào tịnh độ chớ chưa phải là Phật. Bởi vì Phật, mình có cõiriêng đâu có ở chung nữa phải không? Có ông Phật nào về ở đậu với ông Phật nàokhông, có không? Đâu có phải không? Cho nên thành Phật rồi thì mỗi người mỗicõi, không có ở đậu. Mà mình ở đậu là Phật có cõi đó rồi, mình tu cái nhângiống, mình được về ở cõi đó là mình còn Bồ tát, chớ mình chưa phải là Phật.Nhớ như vậy đó. Hiểu vậy thì mới thấy cái ý nghĩa, chớ còn không thì nói rằngchắc mình về bển mình cũng thanh tịnh như Phật. Không phải. Đó là nói cái nhânlục độ. Bây giờ nói tới:

Tứ vô lượngtâm là tịnh độ của Bồ tát.

Bồ tát khithành Phật thì những chúng sinh mà thành tựu được từ bi hỷ xả thì liền đượcsanh về cõi nước kia.

Tứ nhiếp pháplà tịnh độ của Bồ tát.

Bồ tát khithành Phật thì chúng sinh do cái giải thoát mà nhiếp thuộc hay là nhiếp phụcđó. Được sanh về cõi nước kia. Dó cái giải thoát mà nhiếp phục đó, thì đượcsanh về cõi nước kia.

Phương tiệnlà tịnh độ của Bồ tát.

Bồ tát khithành Phật đối với tất cả pháp khéo phương tiện. Những chúng sanh có phươngtiện vô ngại thì được sanh về cõi nước kia.

Đoạn này nóivề Tứ Vô Lượng Tâm và Tứ Nhiếp Pháp phải không? Nghĩa là Bồ tát cũng tu đủ TứVô Lượng Tâm, cho nên cõi Phật của Bồ tát được thanh tịnh. Khi Ngài thành Phậtthì cõi Phật được thanh tịnh. Chúng sinh nào cũng tu Tứ Vô Lượng Tâm, khi thànhtựu viên mãn thì cũng được sanh về cõi của các Ngài.

Rồi Tứ NhiếpPháp đó là tịnh độ của Bồ tát. Như vậy cho nên khi Bồ tát thành Phật đó thìnhững chúng sinh nào, do cái công hạnh giải thoát mà nhiếp phục họ thì nhữngngười đó đều sanh về cõi Phật.

Rồi đến cáiphương tiện là cõi tịnh độ của Bồ tát. Vậy khi Bồ tát thành Phật, tất cả nhữngngười, những chúng sinh được phương tiện vô ngại thì sanh về cõi Phật. Như vậychúng ta mới thấy, nghĩa là muốn sanh về cõi Phật hay là muốn được trang nghiêmcõi Phật thanh tịnh thì Bồ tát phải tu đủ mọi công hạnh phải không? Từ lục độ.Lục độ xong rồi thì tới cái gì. Tứ vô lượng tâm rồi tới Tứ nhiếp pháp. Rồi tớiphương tiện.

Bây giờ tớicông hạnh của Thanh Văn nữa.

37 phẩm trợđạo là tịnh độ của Bồ tát. Bồ tát khi thành Phật thì những chúng sinh được Niệmxứ, chánh cần, thần túc, căn lực, giác chi, bát chánh đạo, được sanh về cõikia.
Hồi hướng Tănglà tịnh độ của Bồ tát. Bồ tát khi thành Phật được tất cả công đức đầy đủ ở cõiPhật. Nói trừ 8 nạn ấy là tịnh độ của Bồ tát. Bồ tát khi thành Phật thì các cõinước không có ba ác đạo vào tám nạn.

Tự giữ giớihạnh chẳng chê bai thiếu khuyết của người khác. Ấy là tịnh độ của Bồ tát. Bồtát khi thành Phật thì cõi nước không có tên phạm giới. Thập thiện là tịnh độ củaBồ tát. Bồ tát khi thành Phật thì mạng không bị chết yểu. Bất trung yểu (Ở giữachừng mà yểu. Ở giữa chừng là khoảng nào? Từ 50 tuổi trở xuống đó. Gọi là trungyểu.). Giàu có, phạm hạnh nói ra những lời chân thật. Thường nói lời nhỏ nhẹ.Quyến thuộc không có chia lìa. Khéo điều hòa sự thưa kiện. Nói ra thảy đều cólợi ích cho người. Không có tật đố, không có nóng giận. Được chánh kiến. Nhữngchúng sanh ấy được sanh về cõi nước kia.

Như vậy đoannày để nói lên công phu tu hành của Bồ tát. Nhờ công phu tu hành đó là nhân mớiđạt được cõi thanh tịnh là quả. Bây giờ chúng ta thấy thêm nào là 37 phẩm trợđạo. Nào là cái gì nữa. Nào là hồi hướng tâm. Rồi nào là không trừ hết các nạn.Bởi trừ hết các nạn nên trong cõi Phật không có ba đường ác cũng không có támnạn. Trong tất cả nạn này tôi thấy có cái nạn mà mình mà nghĩ thật là mình hammà Phật cho là nạn. Mấy chú biết cái nạn gì không? Sanh ở cõi Trời Trường Thọ.Thường thường ở thế gian mấy chú thấy mình thích sống lâu không? Sống lâu làcái người ta thích phải không? Rồi đầy đủ dục lạc là cái người ta thích. Haicái sống lâu và giàu có sung sướng là cái người ta thích. Mà cõi Trời TrườngThọ, cõi Trời đó sống lâu vô kể. Thích không? Rồi lại ở cõi Trời là sung sươngđầy đủ. Như vậy sống lâu và sung sướng mà tại sao nói nạn. Đó là điều tôi hỏi,mấy chú nói làm sao? Sống lâu và sung sướng là điều hạnh phúc cho con người biếtmấy. Tại sao đây lại nói nạn. Hiểu cái này thì mình mới hiểu được tư cách tuhành. Bởi vì Phật nói rằng ngững người sanh về cõi Trời Trường Thọ sống rất là lâu.Tức là cả tiểu kiếp mà luôn luôn thụ hưởng sung sướng đó. Sống lâu để mà hưởngmãi, hưởng mãi không có làm chút lành nào hết trơn. Tới chừng cả triệu năm nhưvậy rồi trở lại trần tục. Không có một chút phước đức thì đó là tai nạn. Bởi vìkhông có cơ hội để họ tỉnh giác. Mà không phát tâm, không tỉnh giác thì làm saomà làm điều thiện mà không làm điều thiện thì làm sao tiến lên. Cho nên lên ởđó cũng như bị nhốt trong cái tháp ngà, thụ hưởng đã rồi xuống.

Bây giờ mấychú thích cái đó không? Nghĩa là thế thường người ta thích như vậy, nhưng màtrong đạo Phật là cốt chúng ta sống thế nào, trong hoàn cảnh nào mà dễ pháttâm, dễ thức tỉnh thì đó là cái tốt. Còn chỗ nào mà mình cứ thụ hưởng đã đờicho tới rồi hết kiếp, thì đó là không tốt. Vậy mấy chú nghĩ mình sống mà có sợtai nạn không? Có sợ khổ không? Có sợ bịnh hoạn không? Nhờ bịnh hoạn mới thấy thânnày vô thường phải không? Nhờ tai nạn mới thấy cuộc đời không gì bảo đảm. Nhờcó cuộc sống chật vật nghèo khổ mới thấy cuộc đời là khổ đau. Như vậy có cơ hộiđể thức tỉnh phải không? Như vậy mình hoan nghinh mấy cái đó hay mình chê mấycái đó. Như vậy cái mà thế gian sợ đó, chíng là cái Phật cho là cần. Còn cái màthế gian ưa muốn Phật cho là nạn.

Bây giờ mấychú sanh ra trong một gia cảnh nào đó. Mọi sự sung sướng đều như ý hết mà khôngbao giờ thấy cái gì gọi là buồn lòng hết thì tu được không? Chẳng bao giờ phát tâmtu được. Bởi vì cái gì muốn là được, muốn là được, không có buồn thì làm sao màtu. Cho nên hiểu vậy rồi mới thấy cái nạn nhà Phật nói, không phải đợi thiếuthốn, khổ đau mới là nạn. Mà chính vì cứ chôn mình trong đó để mà kéo mãi cáiđời si mê. Đó là tai nạn. Hiểu vậy thì mới thấy cái ý nghĩa của đạo Phật. Bởivậy nên nói khi sanh được lên cõi Trời Trường Thọ rồi thì mọi nhu cầu đầy đủ.Sống mãi như vậy cho nên coi như chôn minh trong cái tháp ngà đó. Chớ không cólợi ích gì hết. Vì vậy gọi đó là 1 nạn trong 8 nạn đó.

Như vậy khiBồ tát được sanh về cõi tịnh độ rồi, cõi của Ngài không còn những thứ đó nữa.Rồi cho tới những điều trong đây nói, nghĩa là giữ giới hạnh là tịnh độ của Bồtát. Thì khi giữ giới hạnh và không chê khuyết điểm của người khác. Đó là tịnhđộ của của Bồ tát. Cho nên khi Bồ tát thành Phật thì cõi nước của các Ngàikhông có tên phạm giới nữa. Còn mình bây giờ có khi mình giữ giới hạnh thì cũngcó thể ráng phải không? Nhưng mà thấy mình giữ, còn người khác không giữ, quạukhông? Có chê không? Đó là một cái điều chưa đầy đủ. Bổn phận mình giữ thì mìnhráng giữ. Mình giữ là mình tu, mình tu là cho mình. Còn người khác họ khônggiữ. Không giữ đó hoặc họ là kẻ không có tinh thần tỉnh giác. Hoặc muốn đi ở trongquần chúng. Muốn làm những điều sai phạm để rồi họ cảnh tỉnh những người khác.Mình có biết đâu phải không? Mình không lo thân của mình chứ ngồi lo chê người ta.Đó là điều không hay. Bởi vậy cho nên Bồ tát mình thấy giữ giới hạnh đó là mộtbổn phận, rồi cũng không chê cái khuyết của người khác nữa. Đó là cái rất đặcbiệt. Nên chúng ta hiểu rồi, cái việc tu của mình đó, nhiều khi nói nghe cũngnhư hay như phải. Bởi vì mình giữ giới nên mình ghét những người phạm giới phảiphải không? Đó nói như vậy để tỏ rằng mình là người trong sạch. Chính khi đómình đã tổn thương công đức của mình rồi. Vì vậy cho nên sự tu hành của mìnhkhông có bổn phận, không có trách nhiệm, thì mình khỏi có chê bai những cáikhuyết, cái dở của ai. Chỉ lo mình giữ cho thanh tịnh phần mình thôi. Rồi chotới.

Thập thiện làtịnh độ của Bồ tát.

Bồ tát khi màthành tựu được cõi nước rồi, cõi nước tịnh độ rồi, những chúng sinh có đầy đủnhững điều kiện này: Một là sống lâu nè. Hai là giàu có. Ba là phạm hạnh. Bốnlà nói chân thật. Năm là thường nói nhỏ nhẹ.

Mười điều lợiích này, (?) đó là do tu nhân gì mấy chú biết không? Do tu nhân thập thiện màkết quả. Giữ giới không sát sanh thì kết quả mạng sống không chết yểu, phảikhông? Giữ giới không trộm cướp thì được giàu có. Giữ giới không tà dâm, thìđược phạm hạnh. Giữ giới không nói dối thì được nói lời chân thật. Giữ giớikhông nói ác khẩu thì được các lời nhu nhuyến. Giữ giới không có nói ly giánthì được quyến thuộc không chia lìa. Giữ giới không nói những lời gọi là ác, vuoan cho người ta thì hòa hợp được sự tranh tụng. Giữ giới mình không nói lờithêu dệt thì được nói ra điều có ích lợi. Giữ giới bớt tham, bớt tật đố. Bớttham, không tham tức là không tật đố thì nó sanh cõi nước không bị tật đố. Rồigiữ giới không sân thì không bị sanh nhuế. Giữ giới không tà kiến thì đượcchánh kiến.

Như vậy cáitốt lành đó đều do tu thập thiện mà ra chớ không do đâu mà đến. Như vậy thì cõinước của Phật của Bồ tát, khi Ngài tu nhân đó, Ngài tu thập thiện thì bây giờ chúngta là chúng sinh, muốn được về cõi Bồ tát khi thành Phật đó thì chúng ta cũngphải tu cái nhân thập thiện.

Phật nói cáinhân rồi. Bây giờ tới Ngài muốn kết thúc lại.

Như thế BảoTích, Bồ tát tùy cái tâm ngay thẳng kia, tức là trực tâm kia thì hay phát hành(Nghĩa là mình nhân có cái trực tâm, rồi mình mới khởi ra cái hành động.). Rồitùy cái phát hành đó liền được, ắt được cái thâm tâm.

Từ cái trựctâm, tâm ngay thẳng của mình, cho nên mình làm cái gì nó đều là cái điều hay,điều lợi ích cho chúng sinh. Đó gọi là phát hành. Nhờ mình làm điều hay điềulợi ích cho chúng sinh, cho nên mới được cái thâm tâm. Rồi tùy cái thâm tâm kiaắt cái được ý điều phục. Rồi tùy cái ý điều phục ắt là được như nói mà làm. Haylà việc làm như lời nói. Như vậy từ thâm tâm nó mới được cái ý của mình, nóđiều hòa nó chinh phục nó được. Từ cái điều hòa chinh phục được ý mình rồi, thìlời nói và việc làm mới đi đôi nhau. Khi lời nói việc làm đi đôi nhau rồi, thìmới hay hồi hướng. Rồi tùy cái hồi hướng đó mà tiến tới phương tiện. Tùy phươngtiện đó ắt thành tựu chúng sinh. Tùy cái thành tựu chúng sinh đó ắt là được cõiPhật thanh tịnh. Rồi tùy cái cõi Phật thanh tịnh đó ắt nói pháp được thanhtịnh. Rồi tùy cái nói pháp thanh tịnh đó thì trí tuệ thanh tịnh. Rồi tùy cáitrí tuệ thanh tịnh đó tâm được thanh tịnh. Rồi tùy cái tâm thanh tịnh đó ắt làtất cả công đức được thanh tịnh.

Như vậy làPhật muốn kết thúc lại cả một đoạn trên. Nghĩa là từ trực tâm dài dài cho đếncuối cùng tất cả công đức được thanh tịnh.

Rồi câu nàylà câu mình phải nhớ mãi mãi.

Thế nên Bồtát, nếu Bồ tát muốn được cái cõi tịnh độ thì phải tịnh cái tâm kia. Tùy cáitâm kia tịnh thì cõi Phật tịnh.

Như vậy mìnhmới thấy, Bồ tát mà muốn trang nghiêm tịnh độ đó thì phải làm sao? Trước, cáitâm mình phải thanh tịnh. Nếu tâm mình thanh tịnh thì cõi nước Phật được thanhtịnh. Như vậy mình tu mà muốn cõi nước Phật thanh tịnh thì trước hết mình phảilàm sao? Cái tâm mình phải thanh tịnh. Như vậy cái tâm thanh tịnh là cái nhânmà cõi Phật thanh tịnh là cái quả. Còn nếu tâm mình nó cong queo. Tâm mình nónhơ nhớp mà muốn về cõi Phật tịnh được không? Vì vậy mà chúng ta thấy nhiềungười nguyện sanh về tịnh độ mà không lo tịnh cái tâm phải không? Muốn sanh vềtịnh độ mà cái tâm không tịnh. Tâm không tịnh thì cõi Phật làm sao mà tịnh được.Cho nên người biết tu thì ngay cái nhân chúng ta phải tạo cho đủ. Cái nhân đủthì cái quả nó sẽ tròn. Mà cái nhân là gì? Là cái tâm mình thanh tịnh là đầu.Tâm mình thanh tịnh thì cái quả cõi Phật thanh tịnh.

Bởi vậy tấtcả những người biết tu rồi lúc nào mình cũng nhắm vào cái tâm của mình làm gốc,chớ đừng có lệ thuộc vào cảnh. Muốn cái cảnh nó đẹp mà tâm mình không đẹp thìcái cảnh cũng khó mà đẹp được. Bởi vậy cho nên cái tâm là chủ. Thường thườngnói cái thân là chánh báo. Cảnh là y báo phải không? Nhưng ở đây Phật nóithẳng, cái tâm mới là chánh của chánh báo. Vì vậy mà chúng ta phải sửa tâm củachúng ta trước thì cõi Phật mới được thanh tịnh. Điều đó là căn bản của sựtu.

Đây là mộtđoạn giải nghi.

Khi ấy NgàiXá Lợi Phất nương nơi oai thần của Phật, khởi nghĩ thế này, nếu tâm của Bồ tátthanh tịnh thì cõi nước thanh. Đức Thế Tôn của ta ngày xưa khi làm Bồ tát ý đâuchẳng thanh tịnh. Mà cõi Phật này nó bất tịnh như thế ấy.

Khởi cái nghinày thật là hợp lý phải không? Vì nói rằng Bồ tát cai tâm thanh tịnh nên cõinước được thanh tịnh. Bây giờ ông Phật Thích Ca là ông Phật của mình đi. Bâygiờ đây hồi tu hạnh Bồ tát chả lẽ lúc đó tâm Ngài không thanh tịnh phải không?Tại sao bây giờ được cái nước Phật là cõi Ta bà này, nó ô uế thế này, thì nóitâm Bồ tát thanh tịnh thì cõi nước tịnh. Đó là một cái nghi rất hợp lý. Phậtbiết cái nghĩ của Ngài Xá Lợi Phất, liền bảo Ngài Xá Lợi Phất rằng.

Ý ông nghĩsao, mặt trời, mặt trăng há chẳng sáng sau (chữ tịnh có nghĩa là sáng). Màngười mù họ không thấy.

Ngài Xá LợiPhất đáp:

Không phảivậy, bạch Thế Tôn. Cái lỗi là tại người mù, chớ không phải lỗi tại mặt trời,mặt trăng.

Mặt trời, mặttrăng lúc nào cũng sáng, nhưng vì người mù họ không có mắt, cho nên họ thấytối. Thấy tối là lỗi tại người mù. Chớ không phải lỗi tại mặt trời, mặt trăng thìhợp lý quá!

Phật nói: XáLợi Phất, vì chúng sinh tội nghiệp không thấy được cõi Phật của Như Lai trangnghiêm thanh tịnh. Chớ không phải là lỗi của Như Lai.

Vì chúng sanhtội nghiệp nặng nề, nên họ không thấy cõi Phật là trang nghiêm thanh tịnh. Chớkhông phải là lỗi của Phật.

Ngài Xá LợiPhất cõi nước của ta nó thanh tịnh mà ông không thấy. (Cõi nước của ta đâythanh tịnh mà ông không thấy). Khi đó Loa Kê Phạm Vương tức là Phạm Vương tênlà Loa Kế mới nói với Ngài Xá Lợi Phất rằng:

Chớ khởi nghĩcõi Phật này là không thanh tịnh. Vì cớ sao tôi thấy cõi Phật thanh tịnh củađức Thích Ca Mâu Ni (hay là tôi thấy cái cõi nước của Đức Thích Ca Mâu Ni thậtlà thanh tịnh.). Ví như là cái cung của vua Trời Tự Tại vậy.

Như vậy thìcõi Ta bà này, Ngài Xá Lợi Phất thì thấy không thanh tịnh. Nhưng mà Loa Kế PhạmVương lại thấy nó thanh tịnh.

Ngài Xá LợiPhất nói: Tôi thấy cõi này gò nỗng, hầm hố, gai góc, cát sỏi, đất đá, núi non,những cái nhớp nhúa dẫy đầy.

Ông thấy cõinày thanh tịnh, còn tôi thấy nó như vậy đó. dẫy đầy những điều nhơ nhớp.

Loa Kế PhạmVương nói nói: Cái tâm nhân gỉa có cao thấp. Không có ý như trí huệ Phật, chonên thấy cõi này nó nhơ nhớp như vậy. Xá lợi Phất, Bồ tát đối với tất cả chúng sinhthảy đều được bình đẳng, thâm tâm thanh tịnh y như trí tuệ Phật, thì hay thấycõi Phật được thanh tịnh.

Như vậy nghĩalà ai mà y theo cái tâm bình đẳng thì được cái thâm tâm thanh tịnh. Nương nơitrí tuệ Phật sẽ thấy cõi Phật thanh tịnh. Như vậy cái thấy của Ngài Xá Lợi Phấtvới cái thấy của Trời Phạm Vương Loa Kế thì hai vị cùng nhìn cõi Phật Thích Ca.Một bên là cho là uế, một bên cho là tịnh, là tại sao? Đều theo nghiệp.

Bây giờ tôithí dụ cụ thể. Tôi nói giả sử như ở đây, ở Thường Chiếu này, cảnh này mà ởtrong chúng có một người nào đó, tâm hồn họ đương bất an đương rối loạn. Còn cómột người nào đó tâm hồn họ được tự tại thoải mái. Thì hai người đó nhìn cảnhThường Chiếu này có khác nhau không? Khác không? Cũng cảnh Thường Chiếu thôi,mà người tâm hồn họ đang rối loạn, đang bất an đó thì họ thấy cảnh này tới đâuhọ cũng thấy bực bội hết, phải không? Còn người tâm hồn họ tự tại thoải mái thìtới đâu họ cũng thấy cũng vui tươi hết. Cảnh này là vui tươi hay cảnh này làbực bội. Là sao? Vui tươi hay bực bội là tùy tâm phải không? Như vậy tâm củamình nó bực bội dù cho cảnh thế nào đi nữa cũng thấy bực bội. Tâm mình an lành tựtại, cảnh nào cũng thấy an lành tự tại.

Bởi vậy cácThiền sư ở trong rừng trong núi mà thấy nó đẹp hay xấu. Còn mình nhiều khi ởtrong chùa trang nghiêm thanh tịnh mà sao nó bực bội, nó rầu rĩ, muốn bỏ chùamà đi quá! Đó là tại làm sao? Đó là vì trong tâm mình đang rối loạn. Bởi nókhông an nên dù trong cảnh nào rồi cũng bất an. Vì vậy mà chúng ta mới thấy rõcái trọng tâm đặt ở chỗ nào.

Khi ấy Phậtdùng cái chân, ngón chân ấn xuống đất. Liền khi đó tam thiên đại thiên thếgiới, bao nhiêu trăm ngàn trân bảo trang sức, ví như là các thứ báu mà trangnghiêm cõi Phật. Vô lượng công đức những báu mà trang nghiêm cõi này. Tất cảđại chúng khen ngợi chưa từng có, mà đều tự thấy đang ngồi trên đài liên hoa(Đài báu liên hoa. Đài báu hoa sen.).

Như vậy Phậtchỉ cần ấn ngón chân thì mọi người thấy cõi này thanh tịnh trang nghiêm. Thấymình ngồi trên tòa sen đẹp đẽ. Tòa sen báu. Lúc đó tất cả đều trang nghiêmthanh tịnh hết.

Phật bảo NgàiXá Lợi Phất:

Ông hãy xemcõi nước Phật trang nghiêm thanh tịnh chăng. Ngài Xá Lợi Phất thưa: Bạch ThếTôn: Vâng. Xưa chỗ Phật không thể thấy, xưa chỗ không thể nghe. Mà nay cõi Phậttrang nghiêm thanh tịnh đều hiện bày.

Hồi trước tớigiờ con chưa từng thấy. Hồi trước tới giờ con chưa từng nghe. Bây giờ mới thấycõi Phật trang nghiêm thanh tịnh như thế này.

Phật bảo NgàiXá Lợi Phất:

Cõi Phật củata thường thanh tịnh như thế. Vì muốn độ những chúng sanh, những người tâm hạliệt mà hiện bày ra cảnh xấu nhớp. Cõi nước xấu nhớp không trong sạch. Ví nhưchư thiên cùng một bát báu đựng thức ăn, tùy phước đức của những người kia màsắc cơm trong bát hiện khác nhau. Như thế Xá Lợi Phất nếu người tâm tịnh liềnthấy cõi này công đức trang nghiêm.

Người nào tâmtịnh liền thấy cõi này công đức trang nghiêm, phải không? Còn tâm không tịnh thìsao? Thì cõi này nhớp nhúa. Mấy chú mới thấy rõ điều này là một lẽ thực. Không cóchối cãi được. Bởi vì tất cả chúng ta ở nơi nào, cảnh nào mà thấy tâm thanhtịnh thì cõi đó tự nó thanh tịnh. Bây giờ mấy chú thử một hôm nào đó, tâm mìnhthật nhẹ nhàng thoải mái. Mình ra ngồi mấy gốc đào (điều), mình thấy vui không?Vui quá phải không? Còn khi nào mình đang bị ai nói nặng nói nhẹ. Bị người nàylàm khó dễ. Ra ngồi gốc đào thấy vui không? Ngồi gốc đào mà coi như tù ngục phảikhông? Như vậy mới thấy rõ rằng, tâm tịnh liền thấy cõi tịnh. Còn tâm khôngtịnh thì dù cõi tịnh cũng biến thành không tịnh.

Chủ yếu là như vậy. Muốn thấy cõi nước Phật thanh tịnh thì trước chúngta phải tịnh cái tâm của mình. Tâm mình định thì cõi nước mới được thanh tịnh.Còn tâm mình nhơ nhớp thì muốn sanh lên cõi tịnh cũng không gao giờ sanh được. Đólà trọng tâm của sự tu.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]