Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

18-Nhất Thể Ðồng Quán

24/10/201008:54(Xem: 9421)
18-Nhất Thể Ðồng Quán

KINH KIM CANG
GIẢNG GIẢI

Hòa Thượng Thích Thanh Từ

ÐOẠN18

ÂM:

NHẤT THỂ ÐỒNG QUÁN.

- Tu-bồ-đề, ưý vân hà? Như Lai hữu nhục nhãn phủ?

- Như thị Thế Tôn! Như Lai hữu nhục nhãn.

- Tu-bồ-đề , ư ý vân hà? Như Lai hữu thiên nhãn phủ?

- Như thị Thế Tôn! Như Lai hữu thiên nhãn.

- Tu-bồ-đề, ư ý vân hà? Như Lai hữu tuệ nhãn phủ?

- Như thị Thế Tôn! Như Lai hữu tuệ nhãn.

- Tu-bồ-đề, ư ý vân hà? Như Lai hữu pháp nhãn phủ?

- Như thị Thế Tôn! Như Lai hữu pháp nhãn.

- Tu-bồ-đề, ư ý vân hà? Như Lai hữu Phật nhãn phủ?

- Như thị Thế Tôn! Như Lai hữu Phật nhãn.

- Tu-bồ-đề, ư ý vân hà? Như Hằng hà trung sở hữu sa, Phật thuyết thị saphủ?

- Như thị Thế Tôn! Như Lai thuyết thị sa.

- Tu-bồ-đề, ư ý vân hà? Như nhất Hằng hà trung sở hữu sa, hữu như thị sađẳng Hằng hà, thị chư Hằng hà sở hữu sa sốPhật thế giới, như thị ninh vi đa phủ?

- Thậm đa Thế Tôn!

Phật cáo Tu-bồ-đề: Nhĩ sở quốc độ trung, sở hữu chúng sanh, nhược canchủng tâm, Như Lai tất tri. Hà dĩ cố? Như Lai thuyết chư tâm giai vi phi tâm,thị danh vi tâm. Sở dĩ giả hà? Tu-bồ-đề! Quá khứ tâm bất khả đắc, hiện tại tâmbất khả đắc, vị lai tâm bất khả đắc.

DỊCH:

ÐỒNG QUÁN CÓ MỘT THỂ.

- Này Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Như Lai có nhục nhãn chăng?

- Bạch Thế Tôn, như thế! Như Lai có nhục nhãn.

- Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Như Lai có thiên nhãn chăng?

- Bạch Thế Tôn, như thế! Như Lai có thiên nhãn.

- Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Như Lai có tuệ nhãn chăng?

- Bạch Thế Tôn, như thế! Như Lai có tuệ nhãn.

- Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Như Lai có pháp nhãn chăng?

-Bạch Thế Tôn, như thế! Như Lai có pháp nhãn.

- Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Như Lai có Phật nhãn chăng?

- Bạch Thế Tôn, như thế! Như Lai có Phật nhãn.

- Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Như trong sông Hằng có bao nhiêu cát, Phậtnói là cát chăng?

- Bạch Thế Tôn, như thế! Như Lai nói là cát.

- Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Như trong một sông Hằng có bao nhiêu cát, cónhững sông Hằng bằng số cát như thế , có các thế giới của Phật bằng số cát củanhững sông Hằng ấy, như thế thật là nhiều chăng?

- Bạch Thế Tôn, rất là nhiều!

Phật bảo Tu-bồ-đề: Trong các cõi nước đầy dẫy như thế, có tất cả chúngsanh có bao nhiêu thứ tâm, Như Lai thảy đều biết. Vì cớ sao? Như Lai nói cáctâm đều không phải tâm, ấy gọi là tâm. Vì cớ sao? Này Tu-bồ-đề, tâm quá khứkhông thể được, tâm hiện tại không thể được, tâm vị lai không thể được.

GIẢNG:

Trong đoạn này trước hết đức Phật hỏi ngài Tu-bồ-đề: Ðức Phật có đủ ngũnhãn không? Ngũ nhãn là năm con mắt. Con mắt thứ nhất là con mắt gì? Nhục nhãn,đó là con mắt thịt. Phật hỏi: Như Lai có nhục nhãn không? Ngài Tu-bồ-đề thưa: BạchThế Tôn, Như Lai có nhục nhãn. Tôi hỏi quí vị có nhục nhãn không? Quí vị nóithế nào? Dạ có nhục nhãn. Kế đến Phật hỏi: Như Lai có thiên nhãn không? NgàiTu-bồ-đề thưa: Bạch Thế Tôn, Như Lai có thiên nhãn. Tôi hỏi quí vị, quí vị nóithế nào? Thưa không. Tại sao vậy? Chúng ta chỉ có nhục nhãn. Thiên nhãn là conmắt của chư thiên. Thường thường chư thiên xa thật xa cũng thấy và nhỏ thật nhỏcũng thấy. Thế nên nói Phật dùng thiên nhãn, nhìn trong bát nước thấy vô số vitrùng. Trong bài kệ quán chú khi uống nước: "Phật quán nhất bát thủy, bátvạn tứ thiên trùng" nghĩa là Phật nhìn trong một bát nước, có tám muôn bốnngàn vi trùng. Như vậy thì thấy cái nhìn của Ngài là cái nhìn bằng thiên nhãn.Hiện nay chúng ta phải nhờ kính hiển vi mới thấy vi trùng, Phật không cần kínhhiển vi gì cả. Chính vì được thiên nhãn mà Ngài thấy. Như nhìn những ngôi sao,Phật biết đó là những thế giới nên Ngài nói hằng hà sa số thế giới, không cầncó viễn vọng kính hay phi thuyền không gian mới biết có thế giới. Thế nên quívị thấy những lời Phật nói là do lẽ thật nói ra, muôn đời là thật, không aichối cãi được, chỉ có điều người ta chưa biết tới nên không hiểu, nếu tìm đếnrồi thì từ từ thấy lẽ thật đó.

Phật lại hỏi: Như Lai có tuệ nhãn không? Tu-bồ-đề thưa: Bạch Thế Tôn, NhưLai có tuệ nhãn. Tuệ nhãn là con mắt của hàng Thanh văn. Hàng Thanh văn tức làchứng quả từTu-đà-hoàn đến A-la-hán thì được tuệ nhãn. Tuệ nhãn là con mắt trítuệ thấy thân này là vô ngã, do ngũ uẩn hợp chớ không có thật ngã. Kế đến Phậthỏi: Như Lai có pháp nhãn không? Ngài Tu-bồ-đề thưa: Bạch Thế Tôn, Như Lai cópháp nhãn. Pháp nhãn là con mắt của Bồ-tát, thấy tất cả pháp là huyễn hóa. HàngThanh văn chỉ thấy thân thôi, còn hàng Bồ-tát do trí tuệ Bát-nhã thấy ngã phápđều huyễn hóa. Hiện nay chúng ta đang tu con mắt nào? Nhớ là chúng ta chưađược, nhưng mà đang tu tuệ nhãn và pháp nhãn. Nếu tu thành công liền được nhữngcon mắt đó. Cuối cùng Phật hỏi: Như Lai có Phật nhãn chăng? Ngài Tu-bồ-đề thưa:Như Lai có Phật nhãn. Con mắt của Phật bao trùm hết, thấy không còn lầm nữa,cái thấy được viên mãn, còn những con mắt kia thấy từng khía cạnh, hoặc thiênvề ngã hoặc thiên về pháp. Như vậy xác nhận Phật có ngũ nhãn để làm chi? Ðể nóirằng cái thấy của Phật đã đầy đủ viên mãn, do đó Ngài thấy thế gian như thế nàođó là cái thấy đúng, chớ không phải thấy lầm để chúng ta không còn nghi lờiPhật nói. Nhục nhãn thấy không xa, che tấm giấy là không thấy, quá mười mấy câysố là không thấy, như vậy cái thấy đó bị giới hạn, cho nên nhiều khi nói tôithấy như vậy là đúng, nhưng chưa chắc là đúng, vì cái thấy của chúng ta quá tầmthường. Thế nên nói Phật đầy đủ cả năm con mắt để xác nhận cái thấy của Phậtkhông còn lầm lẫn nữa.

Tiếp theo Phật mới dạy, ví như có con sông Hằng, trong sông Hằng đó cóbao nhiêu cát, rồi một hột cát của sông Hằng đó là một sông Hằng thứ hai, nhưvậy bao nhiêu cát sông Hằng là bấy nhiêu sông Hằng nữa. Vậy số sông Hằng thứhai đó nhiều ít? Trong số sông Hằng thứ hai đó, mỗi sông Hằng có bao nhiêu cát,mà một hột cát của số sông Hằng thứ hai đó là một thế giới, quí vị tính thử baonhiêu thế giới. Chỉ số sông Hằng thứ hai là tính không nổi, huống là một hộtcát trong số sông Hằng thứ hai là một thế giới. Bao nhiêu thế giới đó, đức Phậthỏi ngài Tu-bồ-đề nhiều chăng, ngài Tu-bồ-đề thưa là rất nhiều. Phật bảo, trongbao nhiêu thế giới đó có bao nhiêu chúng sanh và bao nhiêu chúng sanh có baonhiêu thứ tâm, Phật thảy đều biết không lầm lẫn. Như vậy Phật xác nhận cái thấycủa Phật để đưa đến ví dụ là tâm của bao nhiêu chúng sanh Ngài đều biết hết. Vìcớ sao? Phật giải thích: Như Lai nói các tâm đó đều không phải tâm, ấy gọilà tâm. Vì cớ sao? Tu-bồ-đề, tâm quá khứ không thể được, tâm hiện tại không thểđược, tâm vị lai không thể được. Như vậy thì đức Phật biết tâm gì? Ðó làchỗ thật hệ trọng. Giả sử tôi nói thế này: Tất cả quí vị trong hội giảng hômnay tôi đều biết tâm quí vị hết, quí vị tin không? Có vẻ khó tin. Chắc sẽ cóngười đứng dậy hỏi: "Thầy biết tâm tôi đang nghĩ gì không?" Thế màtôi quả quyết tôi biết thật, vậy tôi có phải Thánh không? Tôi biết thật, biếtchắc chắn không nghi ngờ. Chắc có nhiều người ngạc nhiên lắm. Tôi biết chắcchắn trăm phần trăm không nghi, vì tôi biết tâm quí vị là vọng tưởng, tôi biếttâm quí vị là không thật. Tôi biết đúng như vậy. Quí vị thấy đúng không? Tôithấy, tôi biết đúng như vậy, cái đó ngàn đời cũng đúng. Như vậy tâm người nàocũng là vọng tưởng, là không thật, còn việc nghĩ gì đó thì nghĩ tôi không cầnbiết, tôi chỉ cần biết thể của nó là không thật, là vọng tưởng thôi, đó là tôibiết thật phải không? Vì thế đức Phật bảo: Tất cả tâm chúng sanh đều không phảitâm, ấy gọi là tâm. Biết rõ tất cả tâm chúng sanh là hư vọng không thật, biếtrõ không nghi ngờ nên Ngài kết luận: Vì cớ sao? Quá khứ tâm bất khả đắc,hiện tại tâm bất khả đắc, vị lai tâm bất khả đắc.

Tâm quá khứ là tâm gì? Tức là tâm tưởng nhớ lại việc quá khứ. Phần nhiềuchúng ta hiện nay sống với mấy tâm? Mình sống với ba thời: tâm quá khứ, tâmhiện tại, tâm vị lai. Những người đầu hơi hoa râm như tôi hoặc là bạc trắng hơnnữa thì sống với tâm nào? Tâm quá khứ, cứ nhớ thuở xưa, lúc đương thời làmnhững gì, nhớ những gì thuộc quá khứ như vậy là tâm quá khứ. Nhưng những tâmduyên về quá khứ có thật không? Nó là bóng dáng không thật nên quá khứ tâm bấtkhả đắc. Rồi tâm hiện tại là tâm gì? Là cái tâm suy tính, đang nghĩ đang tínhmột điều gì. Tâm suy tính đó có dừng lại ở một chỗ thật không? Ðang suy tính mànhìn lại nó cũng mất, cũng không thật. Ðến tâm tưởng tượng vị lai, mai kia thếnày, mai kia thế khác, như những người thanh niên nghĩ ngày sau mình sẽ như thếnào đó v.v. Tâm đó có thật không? Vị lai là chưa đến mà hiện giờ tưởng tượng rathì cũng là cái tưởng tượng bóng dáng thôi. Như vậy ba thời tâm có thật không?Vậy biết rõ ba thời tâm không thật là biết đúng sự thật. Chúng ta cứ muốn biếtcái bóng của tâm thôi, nhưng biết ngay thể của tâm mới là biết thật. Cái"nghĩ gì" là bóng dáng không đáng kể, biết bản chất nó không thật mớilà biết. Vậy mà chúng ta cứ muốn biết cái bóng dáng chớ không chịu biết cáichân thật. Biết rõ tâm mình hư giả không thật, biết rõ tâm người hư giả khôngthật, biết rõ cả người là tướng duyên hợp không thật nữa thì cái biết như vậylà khá lắm rồi. Nếu chúng ta hằng biết được như vậy thì chúng ta vượt hơn phàmtình, phàm tình chỉ biết tâm vọng tưởng của người, như đang vọng tưởng một điềugì, vọng tưởng thương người này, vọng tưởng ghét người kia. Rồi chấp vào đó đểphiền não, như vậy thì biết làm chi; trái lại phải biết tâm của họ là hư giảkhông thật, phải biết rõ như vậy. Chúng sanh hiện giờ luôn luôn sống với cái hưgiả, do sống với cái hư giả nên không bao giờ đạt được lẽ thật vì ba thời tâmđều không thể được. Quí vị có nhớ bà già nói với ngài Chu Kim Cang không? Bànói: "Tâm quá khứ không thể được, tâm hiện tại không thể được, tâm vị laikhông thể được, thầy điểm tâm nào?"Chính điều đó nhắc chúng tathấy rằng tất cả tâm hướng về ba thời là tâm hư vọng không thật. Ðã là hư vọngkhông thật tại sao chấp, tại sao bám vào đó cho là mình? Có người nào không bámvào đó cho là mình không? Mà bám vào cái không thật cho là mình thì không phải simê là gì? Thế nên đây thật là một yếu tố để chúng ta tu. Trong đoạn trước Phậtphá chấp thân làm ngã, trong đoạn này Phật phá chấp tâm làm ngã. Nếu chúng tacòn thấy tâm duyên theo ba thời là thật thì đó là mê lầm, chấp tâm sanh diệt làmình. Nếu chấp tâm sanh diệt là mình thì đó là động cơ dẫn vào sanh tử luânhồi. Trái lại nếu biết rõ tất cả những tâm duyên quá khứ, hiện tại, vị lai làbóng dáng không thật, biết thật như thế thì tất cả đều buông, mà buông bỏ khôngchấp thì đâu còn nghĩ phải quấy, hay dở v.v. Thấy nó là hư giả thì nó không dẫnmình đi, như vậy tự nhiên cái hư giả buông đi thì tâm chân thật hiện tiền, đómới là trí tuệ nhưthật. Chúng ta biết nó hư giả là biết bằng quán chiếu Bát-nhãmà khi quán chiếu thành công thì thật tướng Bát-nhã hiện tiền. Ðó là cái thựctế để tu.

Quí vị thấy hiện giờ chúng ta khổ là tại sao? Vì tất cả chúng ta đều sốngtheo tâm vô thường sanh diệt quá khứ, hiện tại, vị lai. Ðây tôi nói chuyện đờixưa cho quí vị nghe một chút. Quí vị nhớ câu chuyện Lưu Thần Nguyễn Triệu nhậpThiên thai, câu chuyện vui chứ phải không? Câu chuyện này có một triết lý rấthay. Thử hỏi chúng ta ai mà không muốn được ở cảnh tiên? Việc gì sung sướng thìnói sướng như tiên, vậy có ai nghĩ rằng lên cảnh tiên còn muốn trở lại cõi trầntục này nữa không? Chắc không có ai. Ðang ở cõi trần, chúng ta ước mơ được lêncảnh tiên, nếu lên được cảnh tiên thì còn gì sung sướng bằng. Vậy tại sao LưuThần Nguyễn Triệu lên cảnh tiên rồi lại khởi lòng trần tục nhớ lại trần gian?Ðã được lên cảnh tiên rồi, có tiên hầu hạ, tiệc tùng v.v. tại sao còn mống lòngtrần tục muốn về thăm quê hương? Và khi đã từ giã cảnh tiên trở xuống trần rồithì thế nào? Có an phận ở lại cõi trần tục không? Hay về trần tục lại nhớ cảnhtiên nữa? Như thế là tại sao? Ðó là tại tâm vô thường của chúng ta. Chúng taluôn luôn sống với tâm nhìn lui về quá khứ, ước mơ vị lai mà lảng quên hiệntại, nếu ngay hiện tại thì chấp nhận cái hiện tại sanh diệt mà không thấy cáihiện tại thực tế. Thế nên khi chưa được cảnh tiên thì ước mơ cảnh tiên, khiđược cảnh tiên lại nhớ tiếc quá khứmuốn trở về cõi phàm tục, khi trở lại cõitrần thấy chán ngán lại muốn trở lên cảnh tiên, cứ qua lại mãi. Tất cả chúng tacũng không khác Lưu Thần Nguyễn Triệu. Quí vị thấy có ai đang ở đây mà nói mìnhvui vẻ, không còn mơ ước gì nữa không? Dầu ở chỗ sung sướng no ấm đến thế mấyđi nữa, ở mãi rồi cũng thấy tầm thường và mơ ước đến chỗ khác, đến chỗ khác rồilại mơ ước trở lại chỗ cũ. Ðó là bệnh ngàn đời của chúng sanh. Tại vì con ngườichấp nhận ba cái tâm là mình cho nên không bao giờ an vui được, ở chỗ chưa nhưý thì đòi chỗ như ý, được chỗ nhưý thì nhớ lại chỗ cũ. Vì vậy người ta cứchuộng đồ cổ, dù đồ cổ tầm thường cũng vẫn chuộng nó, bảo đồ xưa là quí! Ðó làtại tâm niệm tiếc nuối quá khứ rất nặng. Thấy tức cười là đi tới đâu đều ghinhật ký để ngày sau đọc, sợ việc qua rồi thì mất. Cho những hình bóng quá khứlà có giá trị để sau này làm nguồn an vui của mình. Còn trẻ thì cứ mơ ước vịlai, nhưng đến khi vị lai tới rồi cũng chán chường. Như thế, luôn luôn người tasống trong chán chường buồn khổ nhớ nhung. Tiếc nuối quá khứ là nhớ nhung, mơước vị lai thì chán chường với hiện tại, thành ra điên đảo hoài không bao giờan, có cười là cười gượng thôi vì có an mới vui, mới cười hoài, còn không anthì không bao giờ vui được. Tâm bất an làm sao vui? "Tâm bình thế giớibình", đó là lẽ thật. Câu chuyện trên ngụ một triết lý của cổ nhân để chochúng ta thấy tâm con người điên đảo như vậy, không có cái gì làm cho họ bằnglòng, mà không bằng lòng tức là bất an rồi.

Chuyện gần hơn là như lúc tôi ở Thiền Duyệt thất. Thiền Duyệt thất cấttương đối cũng duyên dáng, chung quanh có trồng hoa xác pháo v.v. ở sau là vườntrà, khí trời lành lạnh . Có một chú ở thành phố lên thăm tôi, vừa mới lên, đầutiên chú khen: Chà! ở đây thật như là cảnh Thiên thai. Tôi cười. Kế tôi hỏi:Chú định lên chơi bao lâu? - Dạ con ở một tháng. Nhưng mới được một tuần, chúthưa với tôi: Thưa thầy con về. Tôi hỏi: Ủa, sao về mau vậy? - Dạ tại buồn quá!Tôi nhớ lại câu chuyện Lưu Thần Nguyễn Triệu. Thực tế là như vậy, khi chưa đếnthì thấy cảnh đó là cảnh tiên, đến rồi, ở một thời gian tự nhiên chán chường.Thế nên con người khi chưa an thì ở đâu cũng không an mà không an thì luôn mongước, thành ra cứ mong ước mãi hết việc này đến việc kia, lúc nào cũng sống trong ước mơ, chờ đợi.

Trong thế gian này tất cả chúng sanh đều tham sân si như nhau, gặp ngườinày tham sân si, chờ gặp người khác cũng là tham sân si thế thôi. Chỉ tại vìmình tham sân si cho nên gặp ai rồi cũng tham sân si. Thế nên có chờ đợi là chờđợi còn hay hết tham sân si, điều đó mới đáng mong chờ. Vì thế tôi nói chúng tatập tâm Bồ-tát nghĩa là khi đang tu tập, thấy ai giúp, ai ngăn trở, chúng tacũng đều xem là Bồ-tát cả để mang ơn, bái phục mọi người. Quí vị sẽ thấy mìnhsống trong cảnh Bồ-tát và mình sẽ là người sung sướng nhất, vì thấy chung quanhmình toàn là thiện hữu tri thức bậc thượng. Bồ-tát đâu thể là bậc hạ được. Tôithấy chúng ta cần có cái nhìn như vậy, sống như vậy mới thấy vui. Cuộc đời chỉmấy mươi năm. Cho nên có một thiền sư đi tới đâu Ngài cũng nói chuyện ồn náo vàcười hoài. Có một vị thiền khách khác ở chung liêu thấy Ngài nói cười ồn quáchịu không được mới lên bạch Hoà thượng. Hòa thượng kêu Ngài lên quở: Sao huynhcười nói ồn náo làm phiền huynh đệ? Ngài trả lời: Bạch Hoà thượng, cuộc đời làmộng mà con muốn sống mộng vui chớ không muốn sống mộng khổ, vì vậy mà concười. Thế nên người xưa có những câu nói thật lý thú!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]