Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

09-Nhất Tướng Vô Tướng

24/10/201008:43(Xem: 9519)
09-Nhất Tướng Vô Tướng

KINH KIM CANG
GIẢNG GIẢI

Hòa Thượng Thích Thanh Từ

ÐOẠN9

ÂM:

NHẤT TƯỚNG VÔ TƯỚNG.

- Tu-bồ-đề, ư ý vân hà? Tu-đà-hoàn năng tác thị niệm ngã đắc Tu-đà-hoànquả phủ? Tu-bồ-đề ngôn: Phất dã Thế Tôn! Hà dĩ cố? Tu-đà-hoàn danh vi Nhập lưunhi vô sở nhập, bất nhập sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, thị danh Tu-đà-hoàn.

- Tu-bồ-đề, ư ý vân hà? Tư-đà-hàm năng tác thị niệm: Ngã đắc Tư-đà-hàmquả phủ? Tu-bồ-đề ngôn: Phất dã Thế Tôn! Hà dĩ cố? Tư-đà-hàm danh Nhất vãng lainhi thật vô vãng lai, thị danh Tư-đà-hàm.

-Tu-bồ-đề, ư ý vân hà? A-na-hàm năng tác thị niệm: Ngã đắc A-na-hàm quảphủ? Tu-bồ-đề ngôn: Phất dã Thế Tôn! Hà dĩ cố? A-na-hàm danh vi Bất lai, nhithậtvô bất lai, thị cố danh A-na-hàm.

- Tu-bồ-đề, ư ý vân hà? A-la-hán năng tác thị niệm: Ngã đắc A-la-hán đạophủ? Tu-bồ-đề ngôn: Phất dã Thế Tôn! Hà dĩ cố? Thật vô hữu pháp danh A-la-hán.Thế Tôn! Nhược A-la-hán tác thị niệm: Ngã đắc A-la-hán đạo, tức vi trước ngã,nhân, chúng sanh, thọ giả. Thế Tôn! Phật thuyết ngã đắc Vô tránh tam-muội, nhântrung tối vi đệ nhất, thị đệ nhất ly dục A-la-hán. Thế Tôn! Ngã bất tác thịniệm: Ngã thị ly dục A-la-hán. Thế Tôn! Ngã nhược tác thị niệm: Ngã đắcA-la-hán đạo, Thế Tôn tắc bất thuyết Tu-bồ-đề thị nhạo A-lan-na hạnh giả. DĩTu-bồ-đề thật vô sở hành, nhi danh Tu-bồ-đề thị nhạo A-lan-na hạnh.

DỊCH:

MỘT TƯỚNG KHÔNG TƯỚNG.

- Này Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Tu-đà-hoàn hay khởi nghĩ thế này: Ta đượcquả Tu-đà-hoàn chăng? Tu-bồ-đề thưa: Bạch Thế Tôn, không vậy! Vì cớ sao?Tu-đà-hoàn gọi là Nhập lưu mà không có chỗ nhập, chẳng nhập sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, ấy gọi là Tu-đà-hoàn.

- Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Tư-đà-hàm hay khởi nghĩ thế này: Ta được quảTư-đà-hàm chăng? Tu-bồ-đề thưa: Bạch Thế Tôn, không vậy! Vì cớ sao? VìTư-đà-hàm tên là Nhất vãng lai mà thật không có vãng lai, ấy gọi là Tư-đà-hàm.

- Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? A-na-hàm hay khởi nghĩ thế này: Ta được quảA-na-hàm chăng? Tu-bồ-đề thưa: Bạch Thế Tôn, không vậy! Vì cớ sao? A-na-hàm tênlà Bất lai mà thật không có bất lai, thế nên tên A-na-hàm.

- Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? A-la-hán hay khởi nghĩ thế này: Ta được đạoA-la-hán chăng? Tu-bồ-đề thưa: Bạch Thế Tôn, không vậy! Vì cớ sao? Thật khôngcó pháp tên là A-la-hán. Bạch Thế Tôn nếu A-la-hán khởi nghĩ thế này: Ta được đạoA-la-hán tức là còn chấp ngã nhân chúng sanh thọ giả. Bạch Thế Tôn! Phật nóicon được Vô tránh tam-muội là bậc đệ nhất trong số người đó, là A-la-hán ly dụcđệ nhất. Bạch Thế Tôn! Con không khởi nghĩ con là ly dục A-la-hán. Bạch ThếTôn! Nếu con khởi nghĩ: Con được đạo A-la-hán, Thế Tôn ắt chẳng nói Tu-bồ-đề làngười ưa hạnh A-lan-na. Do Tu-bồ-đề thật không có sở hành nên gọi là Tu-bồ-đề ưahạnh A-lan-na.

GIẢNG:

Trước nói về bốn quả Thanh văn, đó là Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm,A-la-hán. Người tu Phật, tu theo Thanh văn thừa, chúng ta thường gọi là Tiểuthừa, thì chứng bốn quả, quả thứ nhất là Tu-đà-hoàn, quả thứ hai là Tư-đà-hàm,quả thứ ba là A-na-hàm, quả thứ tư là A-la-hán.

Quả thứ nhất là Tu-đà-hoàn, Trung Hoa dịch ra hai nghĩa. Nghĩa thứ nhấtlà Thất lai. Thất là bảy, lai là trở lại. Tu-đà-hoàn là những vị có chứng quảnhưng vẫn còn trở lại trần gian bảy phen nữa mới chứng A-la-hán, mới không cònsanh tử. Nghĩa thứ hai là Nhập lưu, nhập là vào, lưu là dòng, nghĩa là vào đượcdòng Thánh. Người tu chứng quả Tu-đà-hoàn, tuy còn sanh tử song nhất định khônglui sụt, từ đó tiến vào dòng Thánh đến trọn vẹn thành A-la-hán. Thế nên cố địnhlà bảy phen trở lại rồi chứng A-la-hán, trong bảy phen đó dầu ai làm gì cũngkhông lui sụt cho nên gọi là vào dòng Thánh.

Quả thứ hai là Tư-đà-hàm, Trung Hoa dịch là Nhất lai. Nhất là một, lai làlại. Những vị này chỉ còn một phen trở lại nhân gian rồi chứng quả A-la-hán nêngọi là Nhất lai.

Quả thứ ba là A-na-hàm, Trung Hoa dịch là Bất lai. Bất là chẳng, lai làlại. Những vị chứng A-na-hàm chỉ còn một phen sanh lên cõi Ngũ A-na-hàm Thiên,lên cõi trời đó rồi chứng A-la-hán, nhập Niết-bàn chớ không trở lại trần giannữa nên gọi là Bất lai.

Ðến quả thứ tư là A-la-hán. A-la-hán dịch nghĩa là Vô sanh. Vị này khôngcòn sanh tử nữa, đó là viên mãn trong bốn quả Thanh văn.

Ðây là kinh Ðại thừa, vậy tại sao đức Phật lại lấy bốn quả Thanh văn đểđối chiếu? Ðó là ý nói rằng dù cho trong bốn quả Thanh văn nhưng tinh thần Ðạithừa vẫn hợp, vẫn không khác. Tu-đà-hoàn không khởi nghĩ: Ta được quả Tu-đà-hoàn, nếu khởi nghĩ có quả Tu-đà-hoàn thì không gọi là Tu-đà-hoàn nữa. Tại saoTu-đà-hoàn gọi là Nhập lưu mà thật không có sở nhập, tức là không có chỗ nhập? Khôngchỗ nhập nghĩa là sao? Tức là không kẹt vào sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.Như Lục tổ không dính vào sáu trần nên Ngài thấy được chỗưng vô sở trụ nhisanh kỳ tâm.Ngài ngộ đạo tức là ngài Nhập lưu rồi. Vì vậy nên Ngài thốtlên: À, mình có một cái mà từ trước đến nay chưa từng thấy, đầy đủ, thanh tịnh,chưa từng sanh diệt v.v. Ðó là Nhập lưu mà thật không có chỗ nào để nhập, thấyrõ không dính với sáu trần mà hiện có cái chân thật, đó gọi là Tu-đà-hoàn, làbước vào dòng Thánh.

Ðến quả Tư-đà-hàm, cũng gọi là Nhất lai. Nhất lai mà thật không có vãnglai. Ðến quả này là còn một phen qua lại, nghĩa là còn sanh ra trên thế gianmột lần nữa, như vậy tức có đến, có đi, nhưng sự thật ở đây không có đến có đimới gọi là Tư-đà-hàm. Tại sao? Vì trên chỗ chân thật bất sanh bất diệt không cóđến có đi, còn thấy có đến có đi là chưa nhập được trong đó. Thế nên nói rằng nếucòn thấy có đến có đi thì chưa phải là Tư-đà-hàm. Thật không có đến, đi tức làan trụ, không còn qua lại nữa, đó mới là Tư-đà-hàm.

A-na-hàm tức là Bất lai, những vị này cũng không khởi nghĩ ta được quảA-na-hàm. Tại sao? A-na-hàm là chẳng lại, song thật không có cái chẳng lại. Cóđi mới nói có lại, mà Như Lai là vô sở tùng lai diệc vô sở khứ cố danh NhưLai,nghĩa là Như Lai không từ đâu đến cũng không đi đâu nên gọi là NhưLai. Ở đây tuy nói bốn quả Thanh văn nhưng sự thật đều nhằm chỉ cái thể chânthật Như Lai. Trên cái thể chân thật Như Lai đó, người nào còn khởi niệm chấpthì không thể đạt được.Thế nên Tu-đà-hoàn do buông xả sáu trần mới nhập đượcthể Như Lai đó, đến Tư-đà-hàm do an trụ được trong đó, không vãng lai, đến đâyđã an trụ rồi thì đâu còn qua lại, nếu còn qua lại thì chưa phải an trụ; đếnquả A-na-hàm nói là Bất lai mà sự thật không phải Bất lai, ấy mới gọi làA-na-hàm.

Ðến quả cuối cùng là A-la-hán. A-la-hán có khởi nghĩ mình chứng A-la-hánkhông? Ngài Tu-bồ-đề nói không. Vì cớ sao? Vì thật không có pháp tên A-la-hán.Tại sao? Trong kinh thường nói đến A-la-hán mà ở đây nói không có pháp tênA-la-hán? Chúng ta mượn việc thế gian để hiểu qua nghĩa Phật pháp. Như hiện giờquí vị mỗi người được mang một cái tên, song người biết tên quí vị là thật biếtquí vị chưa? Như có người tên là Bạch Mai nghĩa là mai trắng, khi người khácnghe tên Bạch Mai thì có ấn tượng cô ấy chắc trắng lắm, không ngờ người tênBạch Mai lại đen. Vậy quí vị nghĩ thế nào? Tên chưa hẳn thật là người phảikhông? Chẳng qua là giả danh do cha mẹ hoặc Thầy Tổ đặt cho, thế nên nghe tên, biếttên chưa phải là biết người, gặp người, thấy được người mới gọi là biết người.Tên chỉ là giả danh bên ngoài, đâu phải là bản chất của người đó. Trong Phật phápcũng vậy, A-la-hán là chỉ cho cái bất sanh bất diệt, ngộ được cái bất sanh bấtdiệt gọi là A-la-hán, hay sống được với cái bất sanh bất diệt đó là A-la-hán.Như vậy, A-la-hán là một cái tên chỉ người sống được với cái đó, tên chưa phảilà bản chất bất sanh bất diệt, vì vậy nói thật không có pháp tên A-la-hán. TênA-la-hán chỉ là giả danh còn cái bất sanh bất diệt đó không có tên. Vì thế ngàiTu-bồ-đề mới nói: Bạch Thế Tôn,nếu A-la-hán khởi nghĩ ta được đạo A-la-hántức là chấp ngã nhân chúng sanh thọ giả. Quí vị thấy câu này làm sángnghĩa trên vô cùng, bởi vì A-la-hán nếu khởi nghĩ ta được đạo A-la-hán là còncó ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả. Tại sao? Ta được đạo thì đạo A-la-hán là cáibị được và ta là người hay được, như vậy tức nhiên là có ngã, mà có ngã thì có nhân,có chúng sanh có thọ giả không nghi ngờ gì nữa. Thế nên đến chỗ đó Phật khôngthấy mình là người hay được, không thấy mình là người hay được mới là cái đượcchân thật. Ðến chỗ đó, nhập vào đó mà không có niệm, không niệm thì nói gì mìnhđược.

Quí vị thử ngồi thiền, bao giờ được yên tịnh chừng năm phút thôi, trongnăm phút yên tịnh đó quí vị thấy có cái ngã nào dấy lên không? Có nghĩ đượckhông? Vừa dấy niệm được là đã mất cái an tịnh vô sanh rồi. Vừa dấy niệm đượclà mất liền, đó là chỗ không dấy niệm, nếu nói mình được là đã dấy niệm tức mấtquả A-la-hán. Chỗ đó thật là tế nhị. Vì vậy đến đây ngài Tu-bồ-đề nói thêm:Bạch Thế Tôn, Phật nói con được Vô tránh tam-muội, trong số người đó con là bậcnhất. Vô tránh tam-muội là cái chánh định không còn tranh luận. Chúng ta hiệnnay, ngồi lại thì luôn luôn tranh luận, tranh luận với người này, người kia.Thí dụ như buổi tối quí vị ngồi niệm Phật, hoặc tọa thiền, lúc đó quí vị có nóichuyện với ai không? Ngồi xuống là chúng ta bắt đầu lý luận với người này, tranhluận với người kia, sắp đặt việc nọ. Khi ngồi đó coi như là ngồi thiền, thiềnlà định mà sự thật cứ tranh luận mãi. Khi nào ngồi mà không còn tranh luận nữagọi là "Vô tránh tam-muội", nghĩa là được cái chánh định không còntranh luận. Không còn tranh luận tức làthanh tịnh lặng lẽ.

Ngài Tu-bồ-đề muốn chỉ rằng A-la-hán không khởi nghĩ mình được đạoA-la-hán. Ngài lấy mình làm bằng chứng. Ngài nói: Thế Tôn khen con ở trong sốngười tu về chánh định không còn dấy động đó, con là bậc nhất. Nếu con khởinghĩ con là người lìa dục được A-la-hán, ắt Thế Tôn không nói con là người ưahạnh A-lan-na. A-lan-na cũng gọi là A-lan-nhã, tức là hạnh tịch tĩnh. Tịch làyên, tĩnh là lặng, chỗ rất là yên lặng tức là chỗ không còn dấy động, không cònsanh diệt. Tại sao? Vì vừa khởi nghĩ là đã động rồi, đã động thì đâu còn ưahạnh tịch tĩnh nữa. Ngài Tu-bồ-đề nói tiếp: Do Tu-bồ-đề thật không có sở hànhnên gọi là Tu-bồ-đề ưa hạnh A-lan-na. Không có sở hành tức là không có chỗ dấyđộng, nên mới thật là người ưa hạnh tịch tĩnh.

Như vậy rõ ràng trong đoạn này đức Phật chỉ một tướng là không tướng.Một tướng tức là một tướng chân thật vô sanh, nó không có tướng mạo. Vừa cótướng mạo hoặc là thấy mình Nhập lưu cũng chưa phải là Tu-đà-hoàn, thấy mìnhVãng lai cũng chưa phải là Tư-đà-hàm, còn thấy mình Bất lai cũng chưa phải làA-na-hàm, còn thấy mình được đạo A-la-hán cũng chưa phải là A-la-hán. Như vậychỗ chân thật đó không có tướng mạo, vừa dấy bất cứ một niệm nào về tướng mạođều là sai, chưa vào được chỗ đó, dù cho A-la-hán là quả cứu kính của Thanh vănnhưng thật ra cũng phải đến chỗ đó mới gọi là A-la-hán.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]