Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trang 02

07/06/201114:12(Xem: 4645)
Trang 02

KINH ÐẠI BÁTNIẾT BÀN
DịchTừ Hán Sang Việt: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh
TịnhXá Minh Ðăng Quang, Hoa Kỳ Xuất Bản 1990

XXV
PHẨMKIỀU TRẦN NHƯ THỨ HAI MƯƠI LĂM

Trang 02

Lạicó Phạm Chí tên Thanh Tịnh lên tiếng rằng : “ Thưa Cù Đàm! Do chẳng biết pháp gì mà tất cả chúng sanh thấy thế gianlà thường, là vô thường, cũng thường, cũng vô thường,chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, nhẫn đến chẳngphải như mà đi, chẳng phải chẳng như mà đi ?”

_ NầyThiện Nam Tử !Vì chẳng biết sắc, nhẫn đến chẳngbiết thức nên thấy thế gian là thường, nhẫn đến thấychẳng phải chẳng như mà đi.

_ ThưaCù Đàm ! Do chúng sanh biết pháp gì mà chẳng thấy thế gianlà thường nhẫn đến chẳng thấy chẳng phải, chẳng nhưmà đi ?

_ NầyThiện Nam Tử ! Vì biết sắc, thọ, tưởng, hành, thức nênchẳng thấy thế gian là thường nhẫn đến chẳng thấy chẳngphải chẳng như mà đi.

_ BạchThế Tôn ! Xin vì tôi mà giải thuyết thế gian là thườngcùng vô thường.

_ NầyThiện Nam Tử ! Nếu người bỏ nghiệp cũ chẳng gây tạonghiệp mới, người nầy có thể biết thường cùng vô thường.

_ BạchThế Tôn ! Tôi đã hiểu biết.

_ NầyThiện Nam Tử ! Ông thấy biết thế nào ?

_ BạchThế Tôn ! Cũ là nói vô minh cùng ái, mới là nói thủ vàhữu. Nếu người xa lìa vô minh ái nầy mà chẳng gây tạothủ và hữu, người nầy thật biết thường và vô thường.

Naytôi đã được pháp nhẫn thanh tịnh quy y Tam Bảo. Xin đứcNhư Lai cho tôi xuất gia.

Phậtbảo Kiều Trần Như cho Phạm Chí Thanh Tịnh nầy xuất gia.

NgàiKiều Trần Như tuân lời Phật, dắùt Thanh Tịnh đến trongTăng làm pháp Yết Ma cho xuất gia. Sau đó mười lăm ngày,Tỳ Kheo Thanh Tịnh dứt hết phiền não chứng quả A La Hán.

PhạmChí Độc Tử thưa rằng : “ Thưa Cù Đàm ! Nay tôi muốn hỏingài có cho phép chăng ?”

ĐứcNhư Lai nín lặng.

Thưalần thứ hai lần thứ ba, Đức Như Lai vẫn nín lặng.

ĐộcTử thưa rằng : “ Từ lâu tôi cùng ngài vẫn là thân hữu,ngài cùng tôi nghĩa không có khác, nay tôi muốn hỏi han, cớsao ngài lại nín lặng ?”

Lúcđó Đức Thế Tôn nghĩ rằng : “ Phạm Chí nầy tánh tìnhnho nhã thuần thiện ngay thẳng. Thường vì muốn hiểu biếtmà đến thưa hỏi, chẳng phải vì não loạn. Nếu ông ấycó hỏi ta nên tùy ý đáp”.

Suynghĩ xong Phật nói rằng : Lành thay ! Lành thay ! Ông cứ theochỗ nghi mà hỏi ta sẽ giải đáp cho.

ĐộcTử thưa rằng : “ Thế gian có pháp lành chăng ?”

_ NầyPhạm Chí ! Thế gian có pháp lành.

_ ThưaCù Đàm ! Thế gian có pháp chẳng lành chăng ?

_ NầyPhạm Chí ! Thế gian có pháp chẳng lành.

_ XinCù Đàm vì tôi mà giảng nói, cho tôi biết pháp lành và phápchẳng lành.

_ NầyThiện Nam Tử ! Ta có thể phân biệt giảng rộng nghĩa đó.Nay sẽ vì ông mà nói lược.

_ NầyThiện Nam Tử ! Dục gọi là pháp chẳng lành, giải thoát dụcgọi là pháp lành. Sân cùng si cũng như vậy. Sát sanh là phápchẳng lành, chẳng sát sanh là pháp lành, nhẫn đến tà kiếncũng như vậy.

NầyThiện Nam Tử ! Ta đã vì ông mà nói ba thứ pháp lành cùngchẳng lành và nói mười thứ pháp lành cùng chẳng lành.Nếu hàng đệ tử của ta có thể hiểu biết ba thứ nhẫn đến mười thứ pháp lành cùng chẳng lành như vậy, phảibiết rằng người nầy có thể dứt hết tham sân, si tấtcả phiền não, dứt tất cả quả báo sanh tử.

_ ThưaCù Đàm ! Trong Phật pháp có một Tỳ Kheo nào được như vậychăng ?

_ NầyThiện Nam Tử ! Trong Phật pháp chẳng phải chỉ có một haingười nhẫn đến trăm ngàn người, mà có vô lượng TỳKheo dứt được tham, sân, si tất cả phiền não, tất cảquả báo sanh tử như vậy.

_ ThưaCù Đàm ! Trong Phật pháp có một Tỳ Kheo Ni nào được nhưvậy chăng ?

_ NầyThiện Nam Tử ! Trong Phật pháp đây cũng có vô lượng TỳKheo Ni dứt được tham, sân, si tất cả phiền não, tất cảquả báo sanh tử.

_ ThưaCù Đàm ! Trong Phật pháp có Ưu Bà Tắc nào siêng năng giữgiới dứt được lưới nghi chăng ?

_ NầyThiện Nam Tử ! Trong Phật pháp của ta có vô lượng Ưu Bàtắc tinh tấn giữ giới thanh tịnh, dứt được năm phẩmkiết sử bực hạ, được quả A Na Hàm, dứt được lướinghi.

_ ThưaCù Đàm ! Trong Phật pháp có Ưu Bà Di nào tinh cần trì giớithanh tịnh dứt được lưới nghi chăng ?

_ NầyThiện Nam Tử ! Trong Phật pháp ta có vô lượng Ưu Bà Di tinhcần trì giới thanh tịnh dứt năm phẩm kiết sử bực hạ,dứt được lưới nghi, chứng quả A Na Hàm.

_ ThưaCù Đàm ! Ngoài những vị trên, trong Phật pháp có Ưu Bà Tắc,Ưu Bà Di nào hưởng lạc thú ngũ dục mà tâm dứt đượclưới nghi chăng ?

_ NầyThiện Nam Tử ! Trong Phật pháp ta vô lượng Ưu Bà Tắc cũngnhư Ưu Bà Di dứt ba phẩm kiết sử được quả Tu Đà Hoàn.Người tham, sân, si mỏng thời được quả Tư Đà Hàm.

_ BạchThế Tôn ! Nay tôi thích nói thí dụ, xin ngài cho phép.

_ Lànhthay ! Ông thích nói thời cứ nói.

_ BạchThế Tôn ! Như Long Vương Nan Đà và Bạt Nan Đà bình đẳngmưa to. Pháp dụ của Như Lai cũng như vậy, bình đẳng mưaxuống hàng Ưu Bà Tắc và Ưu Bà Di.

BạchThế Tôn ! Nếu hàng ngoại đạo muốn đến Phật pháp đểxuất gia, chẳng rõ đức Như Lai thử họ trong mấy tháng ?

_ NầyThiện Nam Tử ! Thử họ trong bốn tháng, nhưng bất tất hếtthảy đều một hạng.

_ BạchThế Tôn ! Nếu chẳng đều một hạng, xin đức ĐạiTừ cho tôi xuất gia.

ĐứcThế Tôn bảo Kiều Trần Như cho Độc Tử xuất gia thọ giới.

Sauđó mười lăm ngày, Độc Tử được quả Tu Đà Hoàn.

ĐộcTử nghĩ rằng nếu người có trí huệ do nơi học mà được,nay tôi đã được có thể đến ra mắt Phật.

Liềnđến lễ Phật bạch rằng : “Thế Tôn ! Những người cótrí huệ từ nơi học mà được, nay tôi đã được. Xin đứcThế Tôn vì tôi mà giảng thuyết cho tôi được trí huệ vôhọc.

_ NầyThiện nam Tử ! Ông nên tinh tấn tu tập hai pháp : Chỉ vàquán. Nếu có Tỳ Kheo muốn được quả Tu Đà Hoàn cũng phảisiêng tu tập hai pháp như vậy. Nếu muốn được Tư Đà Hàm,A Na hàm, A La Hán cũng phải tu tập hai pháp như vậy.

NầyThiện Nam Tử ! Nếu có Tỳ Kheo muốn được tứ thiền, tứvô lượng tâm, lục thần thông, bát bội xả, bát thắng xứ,vô tránh trí, đảnh trí, tất cánh trí, tứ vô ngại trí,kim cang tam muội, tận trí, vô sanh trí, cũng phải tu tập haipháp như vậy.

NầyThiện Nam Tử ! Nếu muốn được bực Thập Trụ, vô sanh phápnhẫn, vô tướng pháp nhẫn, bất khả tư nghì pháp nhẫn,thánh hạnh, phạm hạnh, thiên hạnh, Bồ Tát hạnh, hư không tam muội, trí ấn tam muội, không vô tướng vô tác tam muội,địa tam muội, bất thối tam muội, Thủ Lăng Nghiêm tam muội,Kim Cang tam muội, vô thượng Bồ Đề Phật hạnh, cũng phảitu tập hai pháp như vậy.

ĐộcTử nghe xong lễ Phật lui ra, ở trong rừng Ta La tu tập haipháp chỉ quán, chẳng bao lâu được quả A La Hán.

Lúcđó lại có vô lượng Tỳ Kheo muốn đến chỗ Phật. ĐộcTử hỏi rằng : Chư Đại Đức muốn đến đâu ?

CácTỳ Kheo nói : Chúng tôi muốn đến Phật.

ĐộcTử lại nói : Nếu chư Đại Đức đến chỗ Phật xin vìtôi bạch cùng Phật rằng Độc Tử Tỳ Kheo đã tu tập haipháp chỉ quán được trí vô học, nay báo ơn Phật mà nhậpNiết Bàn.

CácTỳ Kheo đem lời nầy đến bạch cùng Phật.

Phậtbảo các Tỳ Kheo : Nầy các Thiện Nam Tử ! Độc Tử đã đượcquả A La Hán, các ông nên đến cúng dường thân thểcủa Độc Tử.

CácTỳ Kheo tuân lời Phật trở về cúng dường thi hài của ĐộcTử.

NạpY Phạm Chí lại lên tiếng hỏi Phật : Thưa Cù Đàm ! Nhưlời Cù Đàm nói trong vô lượng đời làm điều lành điềuchẳng lành, đời vị lai trở lại được thân lành thân chẳnglành. Theo ý tôi, lời trên đây không đúng.

Vìnhư Cù Đàm từng nói nhơn phiền não mà cảm lấy thân nầy.Đã nhơn nơi phiền não mà có thận, thời thân có trướchay phiền não có trước ? Nếu phiền não có trước thờiai làm và ở chỗ nào? Nếu thân có trước thời sao lạinói nhơn phiền não mà có thân ? Do đây nên nếu nói phiềnnão ở trước hay thân ở trước đều không được.Nếu nói đồng một thời cũng chẳng được. Thế là hoặctrước, hoặc sau, hoặc đồng một thời, đều chẳng được.Do đây nên tôi nói tất cả pháp đều có tự tánh chẳngphải từ nơi nhơn duyên.

ThưaCù Đàm ! Lại cứng là tánh của địa đại, ướt là tánhcủa thủy đại, nóng là tánh của hoả đại, động là tánhcủa phong đại, không chướng ngại là tánh của hư không,tánh của năm đại nầy chẳng phải từ nhơn duyên mà có.Nếu trong thế gian có tánh của một pháp chẳng phải từnhơn duyên mà có, thời tánh của tất cả pháp cũng phảinhư vậy. Nếu có một pháp từ nơi nhơn duyên, cớ gì tánhcủa ngũ đại lại chẳng từ nơi nhơn duyên ?

ThưaCù Đàm ! Chúng sanh mà có thân lành, thân chẳng lành, hoặcđược giải thoát đều là tự tánh cả, chẳng phải từnơi nhơn duyên. Nên tôi nói rằng tất cả các pháp do tựtánh mà có, chẳng phải là nhơn duyên sanh.

ThưaCù Đàm ! Pháp thế gian có chỗ dùng nhứt định, như ngườithợ nói cây nầy có thể làm xe cộ, cây nầy có thể làmcửa, làm ván, làm giừơng, làm ghế. Lại như thợ kim hoànlàm ra những đồ trang sức : Đội trên trán thờigọilà tràng, đeo dưới cổ thời gọi là chuỗi, đeo trên taythời gọi là xuyến, đeo nơi ngón tay thời gọi là nhẫn.Vì chỗ dùng nhứt định nên gọi là định tánh. Do đây biếtrằng tất cả chúng sanh cũng như vậy : Vì có tánh ngũ đạonên có địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh, nhơn, thiên. Nếu đãnhư vậy sao lại nói rằng từ nơi nhơn duyên.

ThưaCù Đàm ! Lại tất cả chúng sanh tánh của họ đều khác,nên gọi là tất cả tự tánh. Như con rùa sanh trên đất caomà nó tự có thể lặn xuống nước, bò con lúc sanh ra nótự có thể uống sữa, cá thấy mồi tự nhiên nuốt ăn, rắnđộc lúc sanh ra tự nhiên ăn đất, những việc như vậy cóai dạy bảo ? Như gai sanh ra tự nhiên đầu nhọn, lông cánhcủa loài chim bay tự nhiên có màu sắc riêng khác. Chúng sanhtrong thế gian cũng như vậy : Có khôn lanh, có đần độn,có giàu, có nghèo, có đẹp, có xấu, có người được giảithoát, có kẻ chẳng được. Do đây nên biết trong tất cảpháp đều riêng có tự tánh.

ThưaCù Đàm ! Lại như ngài từng nói tham, sân, si từ nơi nhơnduyên mà sanh, ba món độc nầy do nơi năm trần làm duyên.Theo ý tôi lời trên đây không đúng.

Vìchúng sanh lúc ngủ xa lìa năm trần mà cũng vẫn sanh tham, sân,si. Lúc ở trong thai cũng vậy. Lúc mới ra khỏi thai chưaphân biệt được năm trần là tốt hay xấu mà cũng sanh lòngtham, sân, si. Các vị Tiên Nhơn ở nơi chỗ vắng vẻ. Khôngcó ngũ trần mà cũng sanh tham, sân, si. Lại cũngcó người nhơn nơi năm trần mà sanh vô tham, vô sân, vô si.Do đây nên bất tất từ nơi nhơn duyên sanh ra tất cả pháp,vì tự tánh nó sẵn như vậy.

ThưaCù Đàm ! Tôi lại thấy trong đời có người căn thân chẳngđầy đủ mà giàu có thế lực lớn, có người thân thểhoàn bị mà nghèo cùng hèn hạ làm tôi làm tớ. Nếu có nhơnduyên cớ sao lại như vậy ? Do đây nên các pháp đều riêngcó tự tánh chẳng phải do nhơn duyên.

ThưaCù Đàm ! Trong đời những trẻ nhỏ chưa phân biệt đượcnăm trần, chúng nó hoặc cười hoặc khóc. Lúc cười biếtnó mừng, lúc khóc biết nó buồn. Do đây nên biết tất cảpháp đều riêng có tự tánh.

_ ThưaCù Đàm ! Thế pháp có hai : Có và không. Có là hư không, khônglà sừng thỏ. Hư không vì là có nên chẳng từ nơi nhơn duyên,sừng thỏ vì là không nên cũng chẳng từ nơi nhơn duyên.Do đây nên biết các pháp cótự tánh chẳng từ nơi nhơn duyên.

Phậtnói : “ Nầy Thiện Nam Tử ! Như lời ông nói tất cả phápcũng như tánh của năm đại. Nghĩa nầy không đúng.

Vìnhư trong pháp của ông cho năm đại là thường, duyên cớgì mà tất cả pháp đều chẳng phải là thường ? Nếu sựvật trong đời là vô thường, tánh của năm đại nầy duyêncớ gì chẳng phải vô thường. Nếu năm đại là thườngthời lẽ ra sự vật trong đời cũng là thường. Do đây nênông nói tánh của năm đại vì có tự tánh chẳng từ nơinhơn duyên, khiến tất cả pháp đồng như năm đại, thờikhông đúng nghĩa.

NầyThiện Nam Tử ! Ông nói vì chỗ dùng nhứt định nên có tựtánh, nghĩa nầy không đúng. Vì tất cả đồ dùng đều từnơi nhơn duyên mà được có danh tự, nếu đã từ nhơn duyêncó danh tự thời cũng từ nhơn duyên mà có nghĩa.

Thếnào gọi là từ nhơn duyên mà có danh tự ? Như đồ trang sứcở trên trán thời tên là tràng, ở dưới cổ thời tênlà chuổi, ở nơi tay thời gọi là xuyến, và như ở nơi xethời tên là bánh xe, lửa ở nơi cỏ cây thời tên là lửacỏ lửa cây.

NầyThiện Nam Tử! Cây gỗ lúc mới sanh không có tánh mũi tênvà cây lao. Vì từ nơi nhơn duyên thợ đẽo làm mũi tên, vìtừ nơi nhơn duyên thợ đẽo làm cây lao. Do đây chẳng nênnói rằng tất cả pháp là có tự tánh.

NầyThiện Nam Tử ! Ông nói như con rùa sanh trên đất mà tánhtự nó có thể lặn xuống nuớc, bò con mới sanh ra tánh nócó thể uống sửa, lời nầy không đúng. Vì nó chẳng phảinhơn duyên mà rùa tự xuống nước, sao rùa lại chẳng vàolửa ? Đây là vì điều chẳng phải nhơn duyên. Bò con lúcsanh ra chẳng từ nơi nhơn duyên mà tánh nó tự có thể mútvú, sao bò con chẳng tự mút sừng ? Đây là đều chẳng phảinhơn duyên cả.

NầyThiện Nam Tử ! Nếu nói các pháp đều có tự tánh, chẳngcần dạy bảo tập làm, không có thêm lên, lời nầy khôngđúng nghĩa. Vì hiện nay thấy có sự dạy bảo, nhơn nơi dạybảo mà được thêm lên. Do đây nên biết rằng không có tựtánh.

NầyThiện Nam Tử ! Nếu tất cả pháp có tự tánh riêng, thờihàng Bà La Môn chẳng nên vì được thân thanh tịnh mà giếtdê để cúng tế, nếu đã vì thân mà cúng tế thời nên biếtrằng không có tự tánh.

NầyThiện Nam Tử ! Ngữ pháp của thế gian đại phàm có ba thứ: Muốn làm, lúc làm, làm rồi.Nếu tất cả pháp đều cótự tánh cớ sao thế gian lại có ba ngữ pháp nầy ? Đã cóba ngữ pháp nầy nên biết tất cả pháp đều không có tựtánh.

NầyThiện Nam Tử ! Nếu nói các pháp đều có tự tánh, nên biếtcác pháp đều có định tánh. Nếu có định tánh thời mộtthứ mía duyên cớ gì làm ra mật mía, đường, rượu, rượuđắng. Nếu chỉ có một tự tánh duyên cớ gì lại sanh ranhiều vị như vậy ?

Nếutrong một thứ mà sanh ra nhiều thứ thời nên biết rằng cácpháp chẳng phải là nhứt định riêng có một tự tánh.

NầyThiện Nam Tử ! Nếu tất cả pháp có tánh nhứt định, cớgì thánh nhơn uống nước mía, ăn đường, lúc thành rượuthời chẳng uống, lúc thành rượu đắng lại uống ? Do đâynên biết không có tánh nhứt định. Nếu đã không tánh nhứtđịnh tại sao lại chẳng phải từ nhơn duyên mà có ?

NầyThiện Nam Tử ! Ông nói tất cả pháp đều có tự tánh,tại sao ông lại nói thí dụ ? Nếu đã có thí dụ thời nênbiết rằng các pháp không có tự tánh. Người trí trong đờiđều nói thí dụ, nên biết rằng các pháp không có tự tánhkhông có tánh nhứt định.

NầyThiện Nam Tử ! Ông gạn hỏi thân có trước hay phiền nãocó trước, lời hỏi nầy không đúng. Vì nếu ta nói thâncó trước, ông mới nên vấn nạn. Ông cũng đồng như ta chothân chẳng có trước cớ gì lại vấn nạn như vậy.

NầyThiện Nam Tử ! Tất cả chúng sanh, thân cùng phiền não đềukhông có trươc sau, là đồng một thời mà có. Dầu đồngmột thời nhưng phải nhơn nơi phiền não mà được có thân,trọn chẳng nhơn nơi thân mà có phiền não.

Nếutrong ý ông cho rằng như đôi mắt của người đồng thờimà có, mắt tả chẳng nhơn hữu, mắt hữu chẳng nhơnmắt tả, phiền não và thân cũng như vậy. Ý ngĩ nầy chẳngđúng. Vì trong đời con mắt ngó thấy ngọn đèn cùng ánhsáng dầu là đồng một thời, nhưng anh sáng cần phải nhơnnơi ngọn đèn, chẳng phải nhơn nơi ánh sáng mà có ngọnđèn.

NầyThiện nam Tử ! Nếu ý ông cho rằng vì thân chẳng có trướcnên biết là không nhơn duyên ý nầy chẳng đúng. Vì nếucho rằng trước thân không có nhơn duyên nên gọi là không,thời ông chẳng nên nói tất cả các pháp không có nhơn duyên.Nếu nói vì chẳng thấy nên chẳng nói, nay thấy cái bìnhv.v… từ nơi nhơn duyên mà có, cớ sao chẳng nói như cáibình, nhơn duyên ở trước thân cũng như vậy.

NầyThiện Nam Tử ! Thấy cùng chẳng thấy, tất cả các pháp córa đều từ nơi nhơn duyên, không có tự tánh.

NầyThiện Nam Tử ! Nếu nói tất cả pháp đều có tự tánh khôngdo nhơn duyên, cớ gì ông lại nói năm đại ? Tánh của nămđại nầy chính là nhơn duyên. Dầu năm đại là nhơnduyên như vậy, cũng chẳng nên nói rằng các pháp đều đồngnăm đại làm nhơn duyên. Như người đời nói tất cả ngườixuất gia tinh tấn trì giới, bọn Chiên Đà La cũng phải tinhtấn trì giới như vậy.

NầyThiện Nam Tử ! Ông nói năm đại có tánh chắc nhứt định.Theo ta thấy thời tánh nầy chuyển biến chẳng nhứt định.Tô, bạch lạp, hồ giao, những thứ nầy trong pháp của ônggọi là địa, địa nầy chẳng nhứt định, hoặc đồng vớinước, hoặc đồng với đất, nên chẳng được nói rằngtự tánh cứng chắc.

NầyThiện nam Tử ! Nhôm, chì, kẽm, đồng, sắt, vàng , bạc, nhữngthứ nầy trong pháp của ông gọi là hỏa. Hỏa nầy có bốntánh : Lúc chảy là tánh nước, lúc động là tánh gió, lúcnóng là tánh lửa, lúc cứng là tánh đất, sao lại nói rằngnhứt định gọi là hỏa tánh.

NầyThiện Nam Tử ! Tánh của nước gọi là chảy, nếu lúc nướcđông cứng chẳng gọi là địa mà gọi là hỏa tánh, cớgì lúc sóng động chẳng gọi là phong ? Nếu nổi sóng chẳnggọi là phong , thời lúc đông đặc cũng chẳng nên gọi làhỏa. Nếu bốn tánh nầy từ nơi nhơn duyên, cớ sao nói rằngtất cả pháp chẳng từ nơi nhơn duyên ?

NầyThiện Nam Tử ! Nếu nói rằng năm căn, vì tánh nó hay thấy,nghe, giác, xúc, nên đều là có tự tánh chẳng từ nơi nhơnduyên. Lời nầy không đúng nghĩa. Vì tánh của tự tánh làkhông thể chuyển đổi. Nếu nói tánh của nhãn căn là thấy,lẽ ra phải thường thấy, chẳng nên có lúc thấy có lúcchẳng thấy. Do đây nên biết rằng nhãn căn thấy là có nhơnduyên, chẳng phải không nhơn duyên.

NầyThiện Nam Tử ! Ông nói chẳng phải nhơn nơi trần mà có thamcùng giải thoát, lời nầy không đúng nghĩa. Vì dầu chẳngphải do nơi năm trần mà có tham cùng giải thoát, nhưng vìác giác quán thời sanh tham dục, vì thiện giác quán thờiđược giải thoát. Do nội nhơn duyên mà có tham cùng giảithoát, do ngoại nhơn duyên mà hai món nầy được tăng trưởng.Do đây nên lời ông nói tất cả pháp đều riêng có tự tánh,chẳng nhơn nơi năm trần sanh tham và giải thoát, là khôngđúng nghĩa.

NầyThiện Nam Tử ! Ông nói người thân thể đầy đủ lại nghèothiếu chẳng tự do, người tàn tật thời giàu có tự do,nhơn đây chứng minh là có tự tánh, chẳng từ nơi nhơn duyên.Lời nầy chẳng đúng.

NầyThiện Nam Tử ! Chúng sanh do nơi nghiệp mà có quả báo. Quảbáo nầy có ba : Hiện báo, sanh báo và hậu báo. Nhữngngười nghèo cùng giàu có, lành lặn hay tàn tật, đều donghiệp riêng khác. Nếu là có tự tánh, người lành lặn lẽra phải giàu có, người giàu có lẽ ra phải lành lặn. Naychẳng như vậy, nên biêt rằng không có tự tánh, mà đềutừ nơi nhơn duyên.

NầyThiện Nam Tử ! Ông nói trẻ nhỏ chưa phân biệt được nămtrần mà cũng khóc cũng cười, để chứng minh tất cả đềucó tự tánh. Lời nầy chẳng đúng. Vì nếu có tự tánh lẽra cười phải thường cười, khóc phải thường khóc, chẳngnên một cười một khóc. Nếu đã một cười một khóc, thờibiết rằng tất cả đều từ nhơn duyên. Do đây chẳng nênnói rằng tất cả pháp đều có tự tánh chẳng từ nơi nhơnduyên.

PhạmChí nói : Bạch Thế Tôn ! Nếu tất cả pháp từ nhơn duyênmà có, thân thể nầy từ nhơn duyên nào ?

_ NầyThiện Nam Tử ! Phiền não cùng nghiệp là nhơn duyên của thânnầy.

_ BạchThế Tôn ! Như thân nầy từ nơi phiền não và nghiệp mà có,vậy phiền não và nghiệp nầy có thể dứt được chăng ?

_ Cóthể dứt được.

_ BạchThế Tôn ! Xin vì tôi giải nói, cho tôi được nghe liền đâyđều dứt đượcphiền não và nghiệp.

_ NầyThiện nam Tử ! Nếu rõ biết hai bên và chặn giữa không chướngngại, thời người nầy có thể dứt phiền não và nghiệp.

_ BạchThế Tôn ! Tôi đã hiểu biết, đã được chánh pháp nhãn.

Ôngbiết thế nào ?

_ BạchThế Tôn ! Hai bên là sắc và sắc giải thoát, trunggian chính là bát chánh đạo. Thọ, tưởng, hành, thức cũngnhư vậy.

_ Lànhthay ! Lành thay ! Nầy Thiện Nam Tử ! Ông biết rõ hai bên phiềnnão và nghiệp.

_ BạchThế Tôn ! Xin cho tôi xuất gia.

_ ThiệnLai Tỳ Kheo !

Liềnđó Nạp Y Phạm Chí dứt trừ phiền não trong ba cõi đượcquả A La Hán.

Lạicó Bà La Môn Hoằng Quảng nói rằng : Cù Đàm biết tâmniệm hiện tại của tôi chăng ?

Phậtnói : Nầy Thiện Nam Tử ! Niết Bàn là thường, hữu vi làvô thường, cong là tà kiến, ngay là thánh đạo.

_ Cớgì Cù Đàm nói như vậy ?

_ NầyThiện Nam Tử ! Ý của ông thường cho rằng khất thực làthường, biệt thỉnh là vô thường, cong là cửa khóa, ngaylà tràng của Thiên Đế. Do đây nên ta nói những lời vừarồi, chẳng phải như chỗ suy nghĩ của ông.

_ CùĐàm thiệt biết được tâm niệm của tôi. Bát chánh đạođó có thể làm cho chúng sanh, tất cả đều được tận diệtchăng ?

ĐứcThế Tôn nín lặng.

_ CùĐàm đã biết tâm niệm của tôi, nay tôi hỏi sao lại nínlặng mà chẳng đáp ?

Lúcđó Kiều Trần Như liền nói : Nầy Đại Bà La Môn ! Nếucó người hỏi thế gian là hữu biên hay vô biên, thời ĐứcNhư Lai thường nín lặng.

_ NầyĐại Bà La Môn ! Bát thánh đạo là ngay , Niết Bàn là thường,nếu tu bát thánh dạo thời được diệt tận, nếu chẳngtu tập thời chẳng được.

Nhưthành lớn kia bốn vách chỉ có một cửa, người giữ cửarất thông minh kẻ đáng cho đi thời cho, kẻ đáng ngăn thờingăn lại, người nầy dầu chẳng biết được số ngườira vào nhiều ít nhưng chắc chắn biết rằng tất cả ngườira vào đều phải do người nầy.

NầyĐại Bà La Môn ! Đức Như Lai cũng như vậy. Thành lớn dụcho Niết Bàn, cửa dụ bát chánh đạo, người giữ cửa dụĐức Như Lai.

NayĐức Như Lai dầu chẳng trả lời là diệt tận cùng chẳngdiệt tận, nhưng người được diệt tận, cần phải tu tậpbát chánh đạo nầy.

Lànhthay ! Lành thay ! Đại Đức Kiều Trần Như ! Đức NhưLai khéo nói pháp vi diệu. Nay tôi thiệt muốn biết thành lớn,biết đạo, tự mình làm người giữ cửa.

KiềuTrần Như nói : Lành thay ! Lành thay ! Ông có thể phát tâmvô thượng rộng lơn.

Phậtnói : Nầy Kiều Trần Như ! Ông Bà La Môn Hoằng Quảng nầychẳng phải mới phát tâm vô thượng. Thuở quá khứ cáchđây vô lượng kiếp có Phật ra đời hiệu là Phổ Quang Minhđầy đủ mười hiệu, ông Hoằng Quảng nầy ở chỗ ĐứcPhật đó đã phát tâm vô thượng Bồ Đề. Trong Hiền Kiếpnầy Hoằng Quảng sẽ được thành Phật. Ông ấy từ đâuđã thông đạt pháp tướng, vì chúng sanh mà hiện ở ngoạiđạo. Do đây nên Kiều Trần Như chẳng nên khen ông ấy làhiện nay có thể phát tâm vô thượng.

Lúcđó đức Thế Tôn đã biết mà hỏi Kiều Trần Như rằng: “ A Nan Tỳ Kheo nay ở đâu ?”

KiềuTrần Như thưa : “ Bạch Thế Tôn ! A Nan Tỳ Kheo ở ngoàirừng Ta La, cách đại hội nầy mười hai do tuần, đươngbị sáu muôn bốn ngàn ức thiên ma nhiễu loạn. Chúng thiênma nầy đều tự biến thân làm hình Như Lai mà tuyênnói những pháp khác nhau, hoặc lại thị hiện thần thôngbiến hóa.

BạchThế Tôn ! A Nan Tỳ Kheo nghe và thấy những việc nầy nghĩrằng những thần thông biến hóa từ trước chưa từng thấy.Ai làm ra ? Hoặc giả Đức Thích Ca Thế Tôn hiện ra chăng? A Nan muốn đứng dậy muốn nói, mà thân thể không theo ýmuốn. A Nan lọt vào trong rọ của ma, tự nghĩ rằng : ChưPhật nói pháp riêng khác chẳng đồng, nay tôi nên lãnh thọlời của Đức Phật nào ?

Bạch Thế Tôn ! Hiện nay A Nan rất khổ sở, dầu nghĩ nhớ ĐứcNhư Lai mà không ai cứu thoát, do đó nên chẳng đến trongđại chúng nầy.

Lúcđó Văn Thù Sư Lợi Đại Bồ Tát bạch Phật rằng : “ ThếTôn ! Trong đại chúng nầy có hàng Bồ Tát đã từ một đờiđến vô lượng đời phát tâm Bồ Đề, đã cúng dường vôlượng chư Phật, tâm chí bền chắc tu hành đầy đủ sáumôn Ba La Mật, trọn nên công đức lớn, từ lâu đã gầngũi vô lượng chư Phật, phạm hạnh thanh tịnh, tâm BồĐề chẳng thối chuyển, đặng nhẫn bất thối, trì bấtthối, được như pháp nhẫn, Thủ Lăng Nghiêm v.v… vô lượngTam Muội. Hàng Bồ Tát nầy nghe kinh Đại Thừa trọn chẳngsanh nghi mà có thể khéo phân biệt, tuyên nói Tam Bảo đồngmột tánh tướng thường trụ bất biến. Nghe pháp bất tưnghì chẳng kinh sợ, nghe các pháp không lòng chẳng rúng động,thông đạt rành rẽ tất cả pháp tánh, thọ trì được tấtcả mười hai bộ kinh và hiểu rõ ý nghĩa, cũng có thể thọtrì mười hai bộ kinh của vô lượng chư Phật.

HàngBồ Tát nầy lo gì chẳng thọ trì được kinh Đại NiếtBàn nầy, cớ gì Đức Như Lai lại hỏi Kiều Trần Như A Nanở đâu ?

ĐứcThế Tôn bảo Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát : Lóng nghe ! Lóng nghe! Nầy Thiện Nam Tử ! Ngày trước ta thành Phật đã trảiqua ba mươi năm, lúc ở thành Vương Xá, ta có bảo các TỳKheo rằng nay trong đại chúng nầy ai có thể vì ta mà thọtrì mười hai bộ kinh, và cung cấp hầu hạ cho ta, cũng khiếnnơi mình chẳng mất lợi lành. Lúc đó Kiều Trần Như đến bạch với ta để lãnh. Ta bảo Kiều Trần Như đã giàyếu cần phải có người hầu hạ, sao lại muốn hầuhạ ta. Lúc đó Xá Lợi Phất cũng đến lãnh, ta cũng bảoXá Lợi Phật như đã bảo Kiều Trần Như. Lần lượt đếnnăm trăm vị A La Hán, ta đều chẳng nhận làm thị giả.

Lúcđó Đại Mục Kiền Liên liền nhập chánh định quán sátbiết ý của Phật muốn A Nan làm thị giả liền xuất địnhnói với Kiều Trần Như.

Lúcđó Kiều Trần Như cùng năm trăm A La Hán đến nói với ANan rằng : “ Nầy A Nan ! Nay ông nên làm thị giả cho ĐứcNhư Lai, nên đến thưa với Đức Như Lai để nhận lấy việcấy.

A Nannói : “ Thưa chư Đại Đức ! Thiệt tôichẳng kham hầu hạNhư Lai. Vì Đức Như Lai tôn trọng như Sư Tử Vương,như rồng, như lửa, tôi thời yếu đuối nhơ nhớp đâu cóthể kham được.

CácA La Hán khuyên bảo A Nan đến lần thứ ba, A Nan vẫn từ chối.

ĐạiMục Kiền Liên nói rằng : Nầy A Nan, nay ông chưa rõbiết duyên cớ.

AnNan thưa : Bạch Đại Đức xin nói cho.

ĐạiMục Kiền Liên nói : Vừa rồi, đức Như Lai cầu thị giả,năm trăm A La Hán đều xin lãnh mà Đức Như Lai chẳng bằnglòng. Tôi nhập định thấy ý của Như Lai muốn cho ông làm.Sao ông trở lại chẳng chịu.

A Nannghe xong liền quỳ chắp tay thưa rằng : Bạch Chư Đại Đức! Nếu có việc như vậy, Đức Thế Tôn cho tôi ba điều nguyện,tôi sẽ tuân mạng lịnh chư Tăng mà làm thị giả :]
Mộtlà giả sử Đức Như Lai đem y cũ ban cho tôi, xin cho phép tôichẳng nhận. Hai là giả sử Đức Như Lai thọ biệt thỉnhcủa đàn việt, xin cho phép tôi chẳngđi theo. Ba là xin chophép tôi ra vào không luận là giờ khắc nào.

NếuĐức Thế Tôn bằng lòng ba điều nguyện nầy, thời tôi xintuân mạng lịnh chư Tăng mà làm thị giả cho Như Lai.

KiềuTrần Như cùng năm trăm A La Hán đem việc trên mà bạch lạivới Phật.

ĐứcPhật Thế Tôn khen ngợi A Nan rằng : “ Lành thay ! Lành thay! A Nan Tỳ Kheo có đủ trí huệ dự thấy mà tránh trướcsự cơ hiềm. Vì sẽ có người cho rằng vì y thực mà A Nanhầu hạ Đức Như Lai, nên A Nan xin phép chẳng lãnh y cũ vàchẳng theo Phật thọ biệt thỉnh. Lại A Nan có đủ trí huệ,biết rằng nếu ra vào có giờ thời không thể làm lợi íchrộng cho bốn bộ chúng, nên A Nan xin phép ra vào không luậngiờ nào.

Tabằng lòng cho phép A Nan ba điều như A Nan đã xin.

ĐạiMục Kiền Liên trở lại bảo A Nan rằng : “ Chúng tôi đãđem lời ông yêu cầu bạch lên Đức Như Lai. Đấng ĐạiTừ đã bằng lòng.

A Nanthưa : “ Bạch Đại Đức ! Nếu Như Lai đã bằng lòng , tôixin qua làm thị giả.

Phậtbảo Văn Thù Sư Lợi : “ Hơn hai mươi năm nay, A Nan hầu hạta có đủ tám điều chẳng thể nghĩ bàn :

Mộtlà hơn hai mươi năm, A Nan không bao giờ theo ta thọ biệt thỉnh.Hai là không bao giờ lãnh lấy y cũ của ta. Ba là khôngbao giờ đến ta mà phi thời. Bốn là dầu còn đủ phiềnnão nhưng khi theo ta vào cung vua, đến nhà sang giàu, thấy cácngười nữ, thiên nữ, long nữ, A Nan không bao giờ có dụctâm. Năm là mười hai bộ kinh của ta nói ra, nghe qua một lầnA Nan đều nhớ rõ chẳng cần hỏi lại, như nước trong bìnhnầy rót qua bình kia, chỉ trừ một lần hỏi : Thuở Lưu LyThái Tử giết hại họ Thích Ca, phá thành Ca Tỳ La, A Nan buồnkhổ khóc lóc đến bạch với ta rằng tôi cùng Như Lai đồngsanh trưởng trong thành nầy, đồng một họ Thích, tạisao dung nhan của Như Lai như thường, mà tôi thời tiều tụy.Ta đáp A Nan rằng vì ta tu không định nên chẳng đồng nhưông.

Banăm sau, A Nan trở lại hỏi ta rằng : Bạch Thế Tôn ! Tôiqua thành Ca Tỳ La kia từng nghe Đức Như Lai tu không Tam Muội,việc đó là hư hay thật ? Ta bảo A Nan đúng như vậy. Sáulà từ khi hầu hạ ta đến nay, dầu chưa được tha tâm trí,mà A Nan thường biết những chánh định của Như Lai nhập.Bảy là từ khi hầu ta đến nay, dầu chưa được nguyện trí,mà A nan có thể biết rõ người nầy đến chỗ Như Lai hiệntại có thể được bốn quả Sa Môn, người nầy ngày sausẽ được, người nầy sẽ được thân Trời hay thân người.Tám là từ khi hầu ta đến nay, những lời bí mật của NhưLai, A Nan đều biết được cả.

NầyVăn Thù Sư Lợi ! A Nan Tỳ Kheo có đủ tám điều bất tưnghì như vậy nên ta gọi A Nan là đa văn tạng.

NầyVăn Thù Sư Lợi ! A Nan lại có đủ tám pháp nên có thể thọtrì hoàn toàn mười hai bộ kinh : Một là tín căn kiên cố,hai là tâm ý chất trực, ba là thân không bịnh, bốn là thườngtinh tấn, năm là có đủ niệm tâm, sáu là không kiêu mạn,bảy là thành tựu định ý, tám là có đủ trí huệ do nghepháp mà sanh.

NầyVăn Thù Sư Lợi ! Thị giả của Phật Tỳ Bà Thi tên là AThúc Ca cũng có đủ tám pháp như vậy. Thị giả của PhậtThi Khí tên là Sai Ma Ca La, thị giả của Phật Tỳ Xá Phùtên là Ưu Ba Phiến Đà, thị giả của Phật Câu Lưu Tôn tênlà Bạt Đề, thị giả của Phật Câu Na Hàm Mâu Ni tên làTô Đàn. Thị giả của Phật Ca Diếp tên là Diệp ĐàMật Đa, đều cũng có đủ tám pháp như vậy. Nay A Nan thịgiả của ta cũng có đủ tám pháp ấy, nên ta gọi A Nan làđa văn tạng.

NầyVăn Thù Sư Lợi ! Trong đại chúng nầy dầu có vô lượngvô biên Bồ Tát, nhưng các Bồ Tát nầy đều có trọng nhiệmlà đại từ đại bi, đều có công vụ gấp rút : Điều phụcquyến thuộc và trang nghiêm tự thân. Do đây nên sau khi tanhập Niết Bàn, những vị nầy không thể tuyên thông mườihai bộ kinh. Nếu có Bồ Tát hoặc có lúc tuyên thuyết mà người chẳng tin thọ.

NầyVăn Thù Sư Lợi ! A Nan Tỳ Kheo là em của ta, hầu hạ ta hơnhai mươi năm, những pháp được nghe đều thọ trì đầy đủnhư nước rót vào một cái bình. Nên nay ta cố hỏi A Nan ởđâu, muốn khiến A Nan thọ trì kinh Đại Niết Bàn nầy.

NầyVăn Thù Sư Lợi ! Sau khi ta nhập Niết Bàn, những pháp màA Nan được nghe, ông ấy tự có thể tuyên thông, những phápA nan chưa được nghe thời Hoằng Quảng Bồ Tát có thể lưubố.

NầyVăn Thù Sư Lợi ! Nay A Nan ở cách ngoài đại hội nầy mườihai do tuần, đương bị sáu muôn bốn ngàn ức thiên ma nãoloạn, ông nên qua đó nói lớn rằng : Tất cả loài ma nênlóng nghe ! Nay Đức Như Lai nói Đại Đà La Ni, tất cả thiênlong bát bộ cùng chư vị thần kỳ đều cung kính thọ trìĐà La Ni nầy. Mười hằng hà sa chư Phật cũng đồng tuyênnói Đà La Ni nầy. Đà La Ni nầy có thể chuyển thânnữ, tự biết túc mạng. Nếu thọ trì năm điều : Phạm hạnh,đoạn nhục, đoạn tửu, đoạn tâm, thích ở vắng lặng,rồi chí tâm, tín thọ, đọc tụng, biên chép Đà La Ni nầy,người nầy sẽ được vượt khỏi bảy mươi bảy ức thântệ ác.

Liềnđó đức Thế Tôn nói thần chú :

_ AMa Lệ, Tỳ Ma Lệ, Niết Ma Lệ, Mông Già Lệ, Hê Ma La NhãKiệt Bệ, Tam Mạn Na Bạt Đề Lệ, Ta Bà La Đà Ta Đàn Ni,Ba La Ma Tha Ta Đàn Ni, Ma Na Tư, A Chuyết Đề, Tỳ La Kỳ, AmMa Lại, Đàn Bà Táp Ma, Tá Lệ Phú La Nê, Phú La Na, Ma Nô LạiĐệ.

Lúcđó Văn Thù Sư Lợi lãnh Đà La Ni nầy đến chỗ A Nan y theolời Phật to tiếng bảo chúng ma.

MaVương nghe Đà La Ni nầy rồi liền phát tâm vô thượng BồĐề, bỏ nghiệp ma và thả A Nan.

VănThù Sư Lợi Bồ Tát cùng A Nan đồng đến chỗ Phật, A Nanthấy Phật chí tâm kỉnh lễ.

Phậtbảo A Nan, ngoài rừng Ta La nầy có một Phạm Chí tên Tu BạtĐà La đã một trăm hai mươi tuổi, ông ấy dầu được ngũthông mà chưa bỏ kiêu mạn, được phi phi tưởng định cholà nhứt thiết trí đã được Niết Bàn. Ông nên đến nóivới Tu Bạt Đà La rằng : Đức Như Lai ra đời như hoa ƯuĐàm. Giưã đêm nay đức Như Lai sẽ nhập Niết Bàn. Nếucó chỗ phải làm nên làm kịp thời, chớ để ngày sau sanhlòng hối hận.

Ôngnói, Tu Bạt Đà La chắc sẽ tin thọ. Vì ông thuở quá khứđã từng năm trăm đời làm con trai của Tu Bạt Đà La. Lòngyêu thương của ông ấy vẫn còn, nên có thể tin thọ lờicủa ông.

A Nantuân lời Phật đến nói với Tu Bạt Đà La.

TuBạt Đà La bảo rằng: Lành thay ! Thưa ngài A Nan ! Nay tôi sẽđến chỗ Như Lai.

A Nancùng Tu Bạt Đà La trở về ra mắt Phật.

Thămhỏi xong , Tu Bạt Đà La nói : Thưa Cù Đàm ! Nay tôi muốnhỏi xin ngài đáp cho.

Phậtliền hứa khả.

TuBạt Đà La nói : Thưa Cù Đàm ! Có các nhà Sa Môn, Bà La Mônnói rằng tất cả chúng sanh thọ báo khổ vui đều theo nơinghiệp đã tạo ra ngày trước. Do đây nếu có người trìgiới tinh tấn, thân tâm chịu khổ thời phá hoại đượcnghiệp đời trước. Nghiệp cũ đã hết thời quả khổ cũngdứt hết, khổ đã dứt thời chứng được Niết Bàn. Nghĩatrên đây là thế nào ?

_ NầyThiện Nam Tử ! Nếu có Sa Môn hay Bà La Môn nói như vậy, tasẽ vì xót thương mà thường đến chỗ người ấy để hỏi rằng : Quả thiệt ngài có nói như vậy chăng ? Nếuhọ đáp là có và họ bảo rằng vì họ thấy cbúng sanh làmđiều ác mà giàu sang tự tại, lại thấy người làm lànhmà nghèo hèn mất tự do, lại thấy có người ra công ra sứcnhiều mà không có của, thấy kẻ ở không tự nhiên có của,có người từ tâm chẳng sát sanh mà chết yểu, có kẻ ưasát sanh lại sống lâu, có người tinh tấn trì giới phạmhạnh thanh tịnh hoặc được giải thoát hoặc chẳng được,do đây nên nói rằng tất cả chúng sanh thọ báo khổ vui đềudo nghiệp nhơn ngày trước.

NầyTu Bạt Đà La ! Tasẽ hỏi họ các ngài có thiệt thấy nghiệpquá khứ chăng? nếu có, nghiệp ấy nhiều hay ít ? Khổ hạnhhiện tại phá được nhiều ít ? Các ngài biết được nghiệpnầy đã hết hay chẳng hết chăng? Nghiệp nầy đã hết làhết tất cả chăng ? _ Nếu họ đáp là họ thiệt chẳng biết,thời ta sẽ vì họ mà dẫn ví dụ : Như có người thân bịtên độc, gia quyến rước y sĩ đến để nhổ mũi tênđộc, lấy độc xong người đó được lành mạnh. Sau đómười năm, người nầy còn nhớ rõ rằng : Y sĩ đó nhổ tênđộc cho tôi rồi dùng thuốc thoa đắp khiến tôi được lànhmạnh an vui.

Cácngài đã chẳng biết nghiệp nhơn quá khứ làm sao biết đượckhổ hạnh hiện tại quyết định phá được nghiệp quá khứ?

Nếuhọ nói rằng : Nay Cù Đàm cũng có nghiệp quá khứ, cớ saolại riêng trách nghiệp quá khứ của chúng tôi ? Trong kinhcủa Cù Đàm cũng nói rằng : Nếu thấy người giàu sang tựtại, thời nên biết người nầy đời trước ưa bố thí.Như vậy chẳng phải gọi là nghiệp quá khứ ư ?

Tabảo họ rằng : Nầy các ngài ! Biết như vậy gọi là tỉtri, chẳng gọi là chơn tri. Trong Phật pháp hoặc có do nhơnmà biết quả, hoặc có do quả mà biết nhơn. Trong Phật phápcó nghiệp quá khứ có nghiệp hiện tại. Các ngài thời chẳngnhư vậy, chỉ có nghiệp quá khứ mà không biết nghiệp hiệntại.

Phậtpháp của ta do nơi phương tiện mà dứt nghiệp, giáo phápcủa các ngài thời chẳng từ nơi phương tiện mà dứt nghiệp.

Giáopháp của các ngài cho rằng nghiệp đã hết thời khổ hết,Phật pháp của ta thời phiền não đã hết nghiệp và khổcũng hết. Do đây nên ta trách nghiệp quá khứ của các ngài.

Nếuhọ nói rằng : Thưa Cù Đàm ! Chúng tôi thiệt chẳng biết,đó là lời của thầy chúng tôi, không phải lỗi của chúngtôi.

Tasẽ bảo họ rằng thầy của các ngài là ai ? Nếu họ đáplà Phú Lan Na. Thời ta lại bảo họ rằng : Trước kia sao cácngài chẳng thưa hỏi cho rõ ràng coi thầy của các ngài cóthiệt biết nghiệp quá khứ không ? Nếu Thầy của các ngàibảo là chẳng biết, tại sao các ngài lại nhận lấy lờiấy. Nếu thầy của các ngài bảo là biết thời nên hỏirằng : Hạ khổ làm nhơn duyên có thọ trung và thượng khổchăng ? Trung khổ làm nhơn duyên có thọ hạ và thượng khổchăng ? Thượng khổ làm nhơn duyên có thọ hạ và trungkhổ chăng ? Nếu đáp là không thời nên lại hỏi : Sao nhàthầy nói báo khổ vui chỉ do nghiệp quá khứ mà chẳng phảinghiệp hiện tại ?

Lạinên hỏi : Khổ hiện tại, quá khứ có chăng ? Nếu quá khứcó khổ thời nghiệp quá khứ đều đã dứt hết, nếu đãđều dứt hết sao lại còn thọ lấy thân ngày nay ? Nếu quákhứ không khổ chỉ có nơi hiện tại, tại sao lại nói chúngsanh khổ vui đều do nghiệp quá khứ ?

Nầycác ngài ! Nếu cho rằng khổ hạnh hiện tại có thể pháhoại nghiệp quá khứ, lại lấy gì để phá khổ hạnh hiệntại ? Nếu như chẳng phá thời khổ là thường, nếukhổ là thường sao lại nói rằng được giải thoát khổ? Nếu lại có hạnh nhiệp phá hoại khổ hạnh, thời quákhứ đã hết tại sao có khổ ?

Nầycác ngài ! Khổ hạnh như vậy có thể làm cho nghiệp vui thọlấy quả khổ chăng ? Có thể làm cho nghiệp khổ thọlấy quả vui chăng ? Có thể làm cho nghiệp không khổ khôngvui chẳng thọ quả chăng ? Có thể làm cho báo hiện tại thànhbáo đời kế chăng ? Có thể làm cho báo đời kế thành báohiện tại chăng ? Có thể làm cho hai báo nầy thành không quảbáo chăng ? Có thể làm cho định báo thành không quả báochăng ? Có thể làm cho không quả báo thành định báo chăng?

Nếuhọ trả lời rằng không thể được, ta sẽ bảo rằng : Nầycác ngài ! Nếu như không thể được, duyên cớ gì các ngàilại thọ khổ hạnh nầy ?

Cácngài nên biết rằng quyết định có nghiệp quá khứ và nhơnduyên hiện tại. Do đây nên tôi nói nhơn nơi phiền não màsanh ra nghiệp, nhơn nơi nghiệp mà thọ quả báo.

Cácngài nên biết rằng tất cả chúng sanh có nghiệp quá khứvà có nhơn hiện tại. Dầu chúng sanh có nghiệp sống lâuquá khứ, nhưng phải nhờ nhơn duyên ăn uống hiện tại. Nếunói chúng sanh thọ khổ thọ vui quyết định chỉ do nơi nghiệpquá khứ thời không phải. Vì như có người trừ được kẻthù cho nhà vua, do đây mà được vua ban cho nhiều của báu,do có nhiều tiền của mà hiện tại được sung sương. Ngườinầy hiện tại làm nhơn sung sướng nên thọ báo sung sướnghiện tại. Lại như có người giết chết Vương Tử, do đâymà phải bị tru lục. Người nầy hiện tại tạo nhơn khổnên phải thọ báo khổ hiện tại.

Nầycác ngài ! Tất cả chúng sanh hiện tại nhơn nơi tứ đại,thời tiết, đất đai, nhơn dân mà thọ khổ thọ vui. Do đây nên ta nói tất cả chúng sanh bất tất đều nhơn nơinghiệp đời trước mà thọ khổ, thọ vui.

Nầycác ngài ! Nếu do nhơn duyên dứt nghiệp mà được giải thoát,thời tất cả thánh nhơn chẳng được giải thoát. Vì bổnnghiệp quá khứ của tất cả chúng sanh là vô thỉ vô chung.Do đây nên ta nói lúc tu thánh đạo, thánh đạo nầy có thểngăn nghiệp vô thỉ vô chung.

Nầycác ngài ! Nếu thọ khổ hạnh bèn đắc đạo đó, thời tấtcả loài súc sanh lẽ ra đều đắc đạo. Do đây nên phảitrước điều phục tâm mình mà chẳng điều phục thân. Vìthế nên trong kinh ta nói chặt đốn rừng nầy chớ chặt đốncây, vì do nơi rừng sanh kinh sợ chẳng phải do nơi cây. Muốnđiều phục thân phải trước điều phục tâm. Tâm dụ nhưrừng, thân dụ nơi cây.

TuBạt Đà La thưa : Bạch Thế Tôn ! Tôi đã trước điều phụctâm rồi.

Phậtnói : Nầy Thiện Nam Tử !Nay ông làm thế nào có thể trướcđiều phục tâm ông ?

_ BạchThế Tôn ! Tôi trước suy nghĩ rằng : Dục ái là vô thường,vô lạc, vô tịnh, quán sát sắc là thường, lạc, ngã, tịnh.Suy nghĩ như vậy rồi kiết sử cõi dục dứt mà được sắcxứ, nên gọi là trước điều phục tâm.

Kếđó tôi quán sát sắc là vô thường : Như mụn nhọt ghẻ,như thuốc độc như mũi tên, thấy vô sắc là thường tịchtịnh trong sạch. Quán sát như vậy rồi kiết sử cõi sắcdứt mà được vô sắc xứ. Do đây nên gọi là trước điềuphục tâm.

Kếđó tôi lại quán sát tưởng là vô thường như nhọtnhư ghẻ như độc như tên. Quan sát như vậy rồi được phitưởng phi phi tưởng xứ. Phi phi tưởng xứ nầy là nhứtthiết trí vắng lặng thanh tịnh thường hằng bất biến khôngsa đọa. Do đây nên tôi có thể điều phục lấy tâm mình.

Phậtnói : Nầy Thiện Nam Tử ! Như thế thời ông đâu có điềuphục được tâm ! Phi tưởng phi phi tưởng xứ định củaông được vẫn còn gọi là tưởng, Niết Bàn là vô tưởng,sao ông nói rằng chứng được Niết Bàn ?

NầyThiện Nam Tử ! Trước ông đã có thể nhàm trách thô tưởng,nay sao ông lại tham trước nơi tế tưởng. Chẳng biết nhàmtrách phi tưởng phi phi tưởng xứ định, định nầy vẫngọi là tưởng như nhọt ghẻ như độc như tên.

NầyThiện Nam tử ! Thầy của ông là Uất Đầu Lam Phấtthông minh lanh lợi còn không thể dứt được phi tưởng phiphi tưởng xứ nầy mà phải thọ lấy thân ác đạo, huốnglà những kẻ khác.

_ BạchThế Tôn ! Thế nào có thể dứt được tất cả các cõi ?

_ NầyThiện Nam Tử ! Người quán thiệt tướng có thể dứt tấtcả các cõi.

BạchThế Tôn ! Thế nào gọi là thiệt tướng ?

_ NầyThiện Nam Tử ! Tướng vô tướng gọi là thiệt tướng.

_ BạchThế Tôn ! Thế nào gọi là tướng vô tướng ?

_ NầyThiện Nam Tử ! Tất cả pháp không tự tướng, không tha tướngvà không tự tha tướng, không tướng vô nhơn, không tướngtác, không tướng thọ gỉa, không tướng pháp, tướng phipháp, không tướng nam nữ, không tướng sĩ phu, không tướngvi trần, không tướng thời tiết, không tướng làm ra mình,không tướng làm ra người, không tướng làm ra mình ra người,không tướng có tướng không, không tướng sanh, tướng sanhgiả, không tướng nhơn, tướng nhơn nhơn, không tướng quả,tướng quả quả, không tướng ngày đêm, không tướng sángtối, không tướng kiến tướng, kiến giả, không tướng văntướng văn giả, không tướng giác tri, tướng giác tri giả,không tướng Bồ Đề, không tướng Đắc Bồ Đề giả không tướng nghiệp, tướng nghiệp chủ, không tướng phiềnnão, tướng phiền não chủ.

NầyThiện Nam Tử ! Những tướng như vậy tùy theo chỗ nó diệtthời gọi là tướng chơn thiệt. Tất cả pháp đều là hưgiả, tùy theo chỗ nó diệt thời gọi là thiệt. Đây gọilà thiệt tướng, là pháp giới, là tất cánh trí, là đệnhứt nghĩa đế, là đệ nhứt nghĩa không.

NầyThiện Nam Tử ! Nơi thiệt tướng nầy, người hạ trí quánđó thời được Thanh Văn Bồ Đề, người trung trí quán đóthời được Duyên Giác Bồ Đề, người thượng trí quánđó thời được vô thượng Bồ Đề.

LúcPhật nói pháp nầy, có mười ngàn Bồ Tát chứng được nhứtsanh thật tướng, có mười lăm ngàn Bồ Tát chứng đượcnhị sanh pháp giới, có hai mươi lăm ngàn Bồ Tát được tấtcánh trí, có ba mươi lăm ngàn Bồ Tát ngộ đệ nhứt nghĩađế. Đệ nhứt nghĩa đế nầy cũng gọi là đệ nhứt nghĩakhông, cũng gọi là Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội. Lại có bốnmươi lăm ngàn Bồ Tát được hư không Tam Muội, hư khôngTam Muội nầy cũng gọi là Quảng Đại Tam Muội, cũng gọilà Trí Ấn Tam Muội. Năm mươi lăm ngàn Bồ Tát được bấtthối nhẫn, bất thối nhẫn nầy cũng gọi là như pháp nhẫn,cũng gọi là như pháp giới. Có sáu mươi lăm ngàn Bồ Tátđược Đà La Ni, Đà La Ni nầy cũng gọi là Đại Niệm Tâm,cũng gọi là vô ngại trí. Có bảy mươi lăm ngàn BồTát được Sư Tử Hống Tam Muội, Tam Muội nầy cũng gọilà Kim Cang Tam Muội, cũng gọi là Ngũ Trí Ấn Tam Muội.Có tám mươi lăm ngàn Bồ Tát được bình đẳng Tam Muội,Tam Muội nầy cũng gọi là Đại Từ Đại Bi. Có vô lượnghằng hà sa chúng sanh phát tâm vô thượng Bồ Đề, vô lượnghằng hà sa chúng sanh phát tâm Duyên Giác, vô lượng hằnghà sa chúng sanh phát tâm Thanh Văn. Có hai muôn ức nhơn nữvà thiên nữ hiện đời chuyển thân nữ được thân nam.

Lúcđó Tu Bạt Đà La nghe đức Phật nói pháp thậm thâm vi diệu,được pháp nhãn thanh tịnh bỏ tà kiến xin xuất gia.

Phậtnói : “ Lành thay ! Lành thay ! Thiện Lai Tỳ Kheo !”

TuBạt Đà La vui mừng hớn hở, râu tóc tự rụng thành tướngSa Môn, dứt hết phiền não đặng quả A La Hán.

Đượcchứng quả rồi, Tu Bạt Đà La chiêm ngưỡng tôn nhan, đầumặt đãnh lễ chơn Phật, quỳ chắp tay tự trách tội lỗingày trước của mình mà bạch Phật rằng : “Bạch Thế Tôn! Tôi rất hờn thân độc nầy nhiều kiếp đến nay luôn khidối, làm cho tôi chìm mãi trong vô minh tà kiến trôi đắmtheo giáo pháp của ngoại đạo. Rất đau đớn thay ! Thânnầy làm hại quá nhiều. May mắn thay ! Nay nhờ ơn Như Laimà được vào chánh pháp.

Tríhuệ của Đức Thế Tôn như biển cả, lòng từ bi của đứcThế Tôn vô lượng. Tôi tự suy xét dầu nhiều kiếp nát thâncũng chưa báo được ơn đức nầy.

TuBạt Đà La buồn khóc rơi lệ không thể tự ngăn được,lại bạch Phật rằng : “ Bạch Thế Tôn ! Tôi tuổi đã giàsuy, không còn sống bao lâu, bị hành khổ bức não. Xin đứcThế Tôn nán lại để dạy dỗ chớ nhập Niết Bàn.

ĐứcThế Tôn nín lặng chẳng hứa.

ThỉnhPhật chẳng được, Tu Bạt Đà La sầu khổ kêu to lên rằng: “ Khổ thay ! Khổ thay !Thế gian trống rỗng ! Thế gian trốngrỗng ! Nay cớ gì sự kinh sợ lớn liền đến, khắp nơi phảikhổ não.

Thanôi ! Chúng sanh phước đã hết ; huệ nhãn đã dứt.

Thanxong, ông càng khóc lóc nghẹn ngào, cả mình ửng máu, té xuốngtrước Phật hôn mê ngất xỉu.

Giâylâu tỉnh lại, ông nghẹn ngào rơi lệ mà bạch Phật rằng: “ Bạch Thế Tôn ! Nay tôi không nỡ thấy đức Như Lai nhậpNiết Bàn xin Đức Thế Tôn cho phép tôi diệt thân nầytrước, rồi sau Đức Thế Tôn sẽ nhập Niết Bàn.

Bạchxong, Tu Bạt Đà La liền ở trước Phật mà nhập Niết Bàn.

Lúcđó có vô số hằng hà sa Bồ Tát, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni,Thiên, Nhơn, A Tu La v.v… đồng kêu to lên rằng : “ Khổ thay! Khổ thay ! Cớ sao đấng chánh giác lại sớm bỏ lìa khiếnchúng tôi không có chủ, không chỗ về, không nơi nương, khôngchỗ đến.

Đạichúng buồn than khóc lóc đấm ngực té xỉu. Tiếng kêu khóckhắp cõi Đại Thiên. Lúc đó Đức Thế Tôn bảo khắp đạichúng : Chớ quá khóc lóc như trẻ nít. Đại chúng phải cốdằn chớ để tâm mê loạn !

Đạichúng ở trong biển lớn sanh tử phải siêng năng tu hành chotâm được thanh tịnh, chớ để mất chánh niệm chánh huệ,phải gấp cầu chánh trí mau thoát khỏi các cõi. Nếu thọthân trong ba cõi thời bị khổ luân hồi không ngằn mé, vôminh là ông chủ, ân ái là ma vương, sai khiến thân tâm nhưtôi tớ, duyên theo trần cảnh tạo nghiệp sanh tử, tham sânsi niệm niệm làm hại, từ vô lượng kiếp đến nay thườngthọ lấy sự khổ não. Đâu có người trí mà chẳng đi ngượclại nguồn sanh tử nầy !

Đạichúng nên biết rằng từ nhiều kiếp đến nay ta đã nhậpĐại Niết Bàn, không còn có ấm giới nhập, mà đã dứthẳn các cõi, thường ở trong bảo tạng Kim Cang thường, lạc,ngã, tịnh. Hôm nay ta ở nơi đây thị hiện sức phương tiệnbất tư nghì mà nhập Đại Niết Bàn đồng với phápthế gian. Đó là ta muốn cho chúng sanh rõ biết thân nhưchớp nháng, dòng sanh tử chảy quá mau, những hành pháp luânchuyển vô thường lẽ phải như vậy.

NhưLai nhập Đại Niết Bàn là rất sâu rất sâu chẳng thể nghĩbàn, là cảnh giới của chư Phật Bồ Tát, chẳng phải hàngThanh Văn Duyên Giác biết được.

ĐứcPhật lại bảo đại chúng : Tu Bạt Đà La đây đã từng cúngdường hằng hà sa chư Phật, đã trồng sâu căn lành, do sức đại nguyện, ông ấy thường xuất gia trong phái ngoạiđạo Ni Kiền Tử, dùng phương tiện huệ để dắt dẫn chúngsanh tà kiến cho họ được vào chánh trí. Tu Bạt Đà La nươngnơi bổn nguyện lực, hôm nay được gặp ta sắp nhập NiếtBàn, được nghe chánh pháp, được quả A La Hán. Đã đượcquả rồi lại nhập Niết Bàn.

Từkhi ta thành Phật độ A Nhã Kiều Trần Như , đến sắp nhậpNiết Bàn độ Tu Bạt Đà La, công việc của ta đã trọn vẹn, dầu ta có mãi ở lại cũng không có gì khác với ngày nay.

Nóixong Đức Thế Tôn lại xướng rằng : Lành thay ! Lành thay! Tu Bạt Đà La vì báo ân Phật mà nhập Niết Bàn. Đại chúngphải nên cúng dường thi hài của ông ấy và xây lập thápmiếu.

Lúcđó đại chúng buồn khổ thảm thiết, gạt lệ dằn lấylòng, y theo lời Phật dạy, dùng gỗ thơm trà tỳ thi hài củaTu Bạt Đà La.

Đươnglúc thiêu, thi hài của Tu Bạt Đà La ở trong lửa phóng ánhsáng lớn, hiện đủ mười tám sự biến hóa : Trên thân ranước, dưới thân ra lửa, hông mặt ra lửa, hông trái ra nước,hiện thân lớn khắp trong hư không rồi lại hiện nhỏ v.v…

Lúcđó trong đại chúng có vô lượng ngoại đạo tà kiến đượcchánh kiến phát tâm Bồ Đề.

Saukhi hiện thần thông, thi hài của Tu Bạt Đà La trở vào tronglửa.

TràTỳ xong, đại chúng thâu lấy xá lợi, dựng tháp cúng dường.

NầyThiện-nam-tử ! Như nơi ngã tư đường có người đựng đầyđồ ăn thơm ngon trong chậu, trong bát, bày ra để bán. Cóngười khách từ xa đến quá đói, thấy đồ ăn ấy thơmngon, liền hỏi đây là vật gì ? Người bán nói : Đây làđồ ăn thơm ngon, nếu ai ăn thứ nầy, thời đặng sắc tốt,sức mạnh, có thể hết đói, hết khát và đặng thấy chưThiên. Nhưng chỉ có một tai hại là sẽ chết. Ngườikhách nghe xong nghĩ rằng : Nay tôi chẳng dùng sắc đẹp, sứcmạnh, thấy chư Thiên, vì tôi chẳng muốn chết. Nghĩ xonghỏi rằng : Ăn vật thực nầy nếu phải chết sao ông lạiđem bán.

Ngườibán đáp : Những người có trí không ai bằng lòng mua. Chỉcó kẻ ngu, chẳng biết việc nầy, họ tham ăn nên họ trảgiá đắt cho tôi.

NầyThiện-nam-tử ! Đại-Bồ-Tát cũng như vậy, chẳng nguyệnsanh cõi trời, đặng sắc đẹp, đặng sức mạnh, thấy chưThiên, vì sanh cõi trời chẳng khỏi những khổ não. Kẻ phàmphu ngu si sanh chỗ nào cũng đều tham luyến vì họ chẳng thấygìa, bệnh, chết.

NầyThiện-nam-tử ! Ví như cây độc, gốc rễ cũng có thể giếtngười, thân cây, vỏ, bông, trái, hột đều cũng có thểgiết người. Tất cả thân ngũ ấmtrong hai mươi lăm cõi đềucó thể hại chúng sanh cũng như vậy.

NầyThiện-nam-tử ! Ví như phân nhơ, nhiều hay ít đều hôi cả.Cũng vậy, thọ sanh dầu sống lâu tám muôn tuổi hay mườituổi cũng đều khổ não cả.

NầyThiện-nam-tử ! Ví như hầm sâu nguy hiểm, lấy cỏ che trênmiệng hầm, bờ bên kia của hầm có mạch cam-lồ, ngườinào được ăn chất cam lồ, sẽ sống lâu ngàn năm không bệnhtật, an ổn , khoan khoái. Kẻ ngu si tham chất cam lồ, chẳngbiết dưới đó có hầm sâu, bèn chạy đến lấy, chẳng ngờtrật chơn té xuống hầm mà chết. Người trí biết sự nguyhiểm, nên không đến lấy chất cam-lồ.

Đại-Bồ-Tátcũng như vậy còn chẳng muốn nhận lấy vật thực thượngdiệu cõi trời huống là tong loài người. Kẻ phàm phu bènở nơi địa ngục nuốt hoàn sắt, huống là thức ăn thượngdiệu cõi trời cõi người mà có thể chẳng ăn.

NầyThiện-nam-tử ! Do những điều thí dụ như vậy, ngoài ra cònvô lượng thí dụ khác, nên biết thọ sanh thiệt là rấtkhổ.

Đâygọi là Đại-Bồ-Tát trụ nơi kinh Đại-thừa Đại-Niết-Bànquán sát sanh là khổ.

NầyThiện-nam-tử ! Đại-Bồ-tát trụ nơi kinh Đại-thừa Đại-Niết-Bànquán sát lão là khổ như thế nào ?

Sựgià yếu hay làm ho hen, ngăn nghẹn hơi, đưa lên, có thể làmmất sức mạnh, trí nhớ kém, sự tráng kiện không còn, mấtsự an vui thơ thới, khoan khoái. Tuổi già hay làm lưng còm,mỏi nhọc, lười biếng, bị người khi dể.

NầyThiện-nam-tử ! Ví như hoa sen nở tốt đầy trong ao nướcrất đáng ưa thích, gặp trận mưa đá, tất cả đều hưnát. Cũng vậy, tuổi già có thể phá hoại tráng kiện, sắcđẹp.

NầyThiện-nam-tử ! Ví như quốc vương có một trí thần dùngbinh giỏi. Có vua nước địch chống cự chẳng thuận hảo.Quốc vương sai trí thần đem binh qua đánh, bắt vua nướcnghịch mang về dưng cho quốc vương. Cũng vậy, tuổi già bắtđược tráng kiện, sắc đẹp đem giao cho tử vương.

NầyThiện-nam-tử ! Ví như trục xe đã gãy, xe đó không còn dùngđược. Cũng vậy, già suy thời không còn dùng được vàoviệc gì.

NầyThiện-nam-tử ! Như nhà giàu to có nhiều của báu : Vàng ,bạc, lưu ly, san hô, hổ phách, xa cừ, mã não. Có bọn cướpnếu vào đặng nhà đó thời có thể cướp giựt hết cả.Cũng vậy, tuổi tráng kiện và sắc đẹp thường bị giặcgià suy cướp giựt.

Nầythiện-nam-tử ! Ví như người nghèo tham thức ăn ngon, y phụcmịn màng, dầu có hy vọng nhưng không thể được. Cũng vậy,tuổi già suy dầu có tâm than, muốn hưởng thọ ngũ dụcsung sướng mà chẳng thể đặng.

NầyThiện-nam-tử ! Như con rùa ở trên đất cao lòng nó thườngnghĩ đến nước. Cũng vậy, người đời đã già suy khô héomà lòng họ thường nhớ tưởng những khoái lạc ngũ dụcthuở tráng kiện.

Nầythiện-nam-tử ! Như mùa thu ai cũng ưa ngắm hoa sen nở, đếnkhi hoa tàn héo, mọi người đều không thích. Cũng vậy, sựtráng kiện, sắc đẹp mọi người đều ưa thích, đến khigià suy ai cũng nhàm ghét.

Nầythiện-nam-tử ! Ví như cây mía, sau khi bị ép, bã xác khôngcòn vị ngọt. Cũng vậy, tráng kiện sắc đẹp đã bị giàép, thời không có ba thứ vị : Một là vị xuất gia, hai làvị đọc tụng, ba là vị tọa thiền.

NầyThiện-nam-tử ! Ví như mặt trăng tròn ban đêm thời tỏ sáng,ban ngày thời không như vậy. Cũng vậy, tráng kiện thời hìnhmạo nở nang xinh đẹp, già thời suy yếu, thân thể và tinhthần kém suy.

NầyThiện-nam-tử ! ví như có nhà vua thường dùng chánh pháp caitrị nhơn dân, chơn thật, không lừa dối, từ bi ưa bố thí.Thuở đó nhà vua bị nước địch xâm lăng đánh bại, bènlưu vong đến nước khác. Nhơn dân trong nước kia thấy nhàvua đều cảm thương nói rằng : Đại-vương ngày trước dùngchánh pháp trị nước chẳng uổng lạm bá tánh, thế sao naylại lưu vong đến đây. Cũng vậy, loài người đã bị giàsuy làm bại hoại, thời thường tán thán sự nghiệp đã làmthuở tráng kiện.

NầyThiện-nam-tử ! Ví như tim đèn dầu nhờ mỡ dầu nhưng mỡdầu sẽ hết, thế chẳng lâu dài. Cũng vậy, thân ngườidầu nhờ cậy sự tráng kiện, nhưng tráng kiện phải trảiqua già suy, đâu còn được dùng lâu.

NầyThiện-nam-tử ! Ví như con sông cạn khô không có thể lợiích cho ngưới, cho phi nhơn, chim thú. Cũng vậy, thân ngườibị già suy khô héo, không còn làm được việc gì, chẳngthể có lợi ích.

NầyThiện-nam-tử ! Ví như cây cheo leo bờ sông, nếu gặp gióto, ắt sẽ đổ ngã. Như vậy đến tuổi già ắt phải chết,thế chẳng thể còn được.

NầyThiện-nam-tử ! Như trục xe đã gãy, không thể chở chuyên.Cũng vậy, già suy không thể học hỏi tất cả pháp lành.

NầyThiện-nam-tử ! Như trẻ thơ bị người khinh khi. Cũng vậy,già suy thường bị người khinh hủy.

NầyThiện-nam-tử ! Do những điều dụ như vậy cùng vô lượngthí dụ khác nên biết sự già thiệt là rất khổ.

Đâygọi là Đại-Bồ-Tát tu hành kinh Đại-thừa Đại-Niết-Bànquán sát già là khổ.

NầyThiện-nam-tử ! Đại-Bồ-Tát trụ nơi kinh Đại-thừa Đại-Niết-Bànquán sát bịnh khổ như thế nào ?

Vínhư mưa đá làm hại mạ lúa. Cũng vậy, tật bệnh có thểphá hoại tất cả những sự an ổn vui vẻ.

Nhưngười có oán thù , tâm thường lo rầu sợ sệt. Cũng vậy,tất cả chúng sanh thường bị bịnh khổ, lo rầu không yên.

Vínhư có người hình dung xinh đẹp, Vương-phi tâm dục yêu thương,sai sứ đòi đến để cùng giao thông. Vua bắt đặng, liềntruyền lịnh khoét một mắt,cắt một vành tai, chặt mộttay, một chân, bấy giờ người đó hình dung đổi khác bịngười nhờm gớm khinh rẻ. Cũng vậy, thân người trướcthời dung mạo tươi tốt, tai mắt đầy đủ, đã bị bịnhkhổ hành hạ, thời xấu xa bị người nhờm gớm.

Nhưcây chuối, cây tre, cây lau, cây la, hễ có con, có trái thìchết. Cũng vậy, người có bịnh thời chết.

Nhưvua Chuyển-Luân, đại thần, chủ binh thường làm tiền đạođi trước, nhà vua theo sau cũng như chúa cá, chúa kiến, chúaốc, chúa trâu, thương chủ, lúc ở trước chúng mà đi, thờitoàn chúng thảy đều đi theo không rời. Cũng vậy, sựchết thường theo sát bịnh khổ không rời.

NầyThiện-nam-tử ! Nhơn duyên của bịnh làm cho khổ não, rầulo, buồn than, thân tâm không an ổn. Hoặc bị kẻ giặc cướpbức hại, trái nổi bể hư, phá hoại cầu cống, đều cũngcó thể cướp giựt mạng sống. Bịnh lại có thể phá hoạisự tráng kiện, sắc đẹp, thế lực, an vui, mất lòng tàmquý, có thể làm cho thân tâm xót xa bức rức.

Donhững điều dụ đó và vô lượng thí dụ khác, nên biếtbịnh rất là khổ não.

Đâygọi là Đại-Bồ-Tát tu hành kinh Đại-thừa Đại-Niết-Bànquán sát bịnh khổ.

Nầythiện-nam-tử ! Thế nào là Đại-Bồ-Tát tu hành kinh Đại-thừaĐại- Niết-Bàn quán sát tử khổ ? Sự chết có thể đốtcháy tiêu diệt. Như hỏa tai khởi lên có thể đốt cháy tấtcả, chỉ trừ cõi trời nhị thiền trở lên, vì thế lựccủa hỏa tai chẳng đến được. Cũng vậy, sự chết có thểtiêu diệt tất cả, chỉ trừ Bồ-Tát trụ nơi Đại-thừaĐại-Niết-bàn vì thế lực của sự chết không đến được.

Nhưlúc thủy tai khởi lên, tất cả đều trôi, đều ngập,chỉ trừ cõi tam-thiền trở lên, vì thế lực của thủy taichẳng đến được. Cũng vậy, sự chết làm chìm mất tấtcả, chỉ trừ Bồ-Tát trụ nơi Đại-thừa Đại-Niết-Bàn.

Nhưlúc phong tai khởi lên, có thể thổi tan tất cả, chỉ trừcõi tứ thiền, vì thế lực của phong tai chẳng đến được.Cũng vậy, sự chết có thể tiêu diệt tất cả, chỉ trừBồ-Tát trụ nơi Đại-thừa Đại-Niết-Bàn.

Ca-Diếp-Bồ-Tátbạch Phật : “ Thế-Tôn ! Cõi Tứ-thiền kia do cớ gì màgió không thổi đến, nước chẳng ngập đến, lửa chẳngcháy đến ?”

_ NầyThiện-nam-tử ! Cõi Tứ-Thiền kia không có tất cả quá hoạntrong thân và ngoại cảnh.

CõiSơ- Thiền có quá hoạn : Trong có giác quán, ngoài có hỏatai.

CõiNhị-Thiền có quá hoạn : Trong có vui mừng, ngoài có thủytai.

CõiTam-Thiên có quá hoạn : Trong có hơi thở, ngoài có phong tai.

CõiTứ-Thiền trong ngoài đều không quá hoạn, nên ba thứ taihọa lớn chẳng thể đến được.

Đại-Bồ-Tátcũng như vậy, an trụ nơi Đại-thừa Đại-Niết-Bàn, trongngoài đều không tất cả quá hoạn, nên sự chết chẳng đếnđược.

Lạinầy Thiện-nam-tử : Như Kim-Súy-Điểu có thể nuốt, có thểtiêu tất cả loài rồng, cá và châu báu, vàng, bạc vân vân,chỉ trừ chất kim cương không tiêu được. Cũng vậy, sựchết có thể nuốt, có thể tiêu tất cả chúng sanh, chỉkhông tiêu được Đại-Bồ-tát trụ nơi Đại-Thừa Đại-Niết-Bàn.

Lạinầy Thiện-nam-tử ! Ví như những cỏ cây ở bờ sông, nướclụt dưng lên đều trôi theo dòng vào biển lớn, chỉ trừcây dương liễu, vì thứ cây nầy mềm dẽo. Cũng vậy, tấtcả chúng sanh đều trôi lăn vào biển chết, chỉ trừ Bồ-Táttrụ nơi Đại-thừa Đại-Niết-Bàn.

Lạinầy Thiện-nam-tử ! Như thần Na-La-Diên có thể hàng phụctất cả lực sĩ, chỉ trừ gió to, vì gió to vô ngại. Cũngvậy, sự chết có thể hàng phục tất cả chúng sanh, chỉtrừ Bồ-Tát trụ nơi Đại-thừa Đại-Niết-Bàn, vì bậcnầy vô ngại.

Lạinầy Thiện-nam-tử ! Ví như có người đối với kẻ thù giảlàm thân thiện, theo sát bên như bóng theo hình, chờ khi thuậntiện mà giết đó, nếu phòng bị chặt chẽ, thời ngườikia không hại được. Cũng vậy, sự chết luôn theo rình chúngsanh chờ dịp làm hại, chỉ không thể hại được bậc Đại-Bồ-Táttrụ nơi Đại-thừa Đại- niết-bàn, vì bậc Bồ-Tát nầychẳng phóng dật.

Lạinầy Thiện-nam-tử ! Ví như trời bỗng mưa kim cương xốixuống tất cả cỏ cây, núi rừng, đất cát, ngói, đá, vàng,bạc, lưu ly, cùng tất cả vật đều bị hư nát, chỉ kimcương chơn bảo không bị hư. Cũng vậy, sự chết đều cóthể phá hoại tất cả chúng sanh, chỉ trừ kim cương Bồ-Táttrụ nơi Đại-thừa Đại-Niết-Bàn.

Lạinầy Thiện-nam-tử ! Như Kim-súy-điểu có thể nuốt các loàirồng, chỉ không nuốt được rồng thọ Tam-quy-y. Cũng vậy,sự chết có thể nuốt tất cả chúng sanh, chỉ trừ Bồ-Táttrụ ba môn chánh định : Không, vô tướng vô nguyện.

Lạinầy Thiện-nam-tử ! Như độc rắn ma-la, khi rắn nầy cắnnhằm người, những chú hay, thuốc tốt đều không cứu được,chỉ có chú A-Kiệt Đa-Tinh là có thể chữa lành. Cũng vậy,sự chết tất cả phương thuốc đều không cứu được, chỉtrừ Bồ- Tát trụ nơi Đại-thừa Đại-Niết-Bàn.

Lạinầy Thiện-nam-tử ! Như có người bị nhà vua giận, có thểdùng lời dịu dàng khéo léo, dâng của cải châu báu mà đặngkhỏi tội. Sự chết không như vậy, dầu dùng lời nói dịudàng, tiền của châu báu để cống dưng cũng chẳng thoátkhỏi.

NầyThiện-nam-tử ! Luận về sự chết là chỗ hiểm nạn, khônggì giúp đỡ, đi đường xa xôi mà không bạn bè, ngày đêmđi luôn chẳng biết bờ mé, sâu thẳm tối tăm, không có đènđuốc, nó vào không có cửa nẻo mà có chỗ nơi, dầu khôngchỗ đau đớn nhưng chẳng thể chữa lành, nó qua không aingăn được, nó đến không thể thoát được, không phá pháchgì mà người thấy sầu khổ, nó không phải màu sắc xấuxa mà làm cho người kinh sợ. Nó ở bên thân người mà chẳnghay biết được.

NầyCa-Diếp Bồ-Tát, do những điều dụ đó cùng vô lượng thídụ khác, nên biết sự chết thật là rất khổ.

Đâygọi là Đại-Bồ-Tát tu hành kinh Đại-thừa Đại-Niết-Bànquán sát tử khổ.

NầyThiện-nam-tử! Thế nào là Đại-Bồ-Tát trụ nơi kinh Đại-thừa Đại-Niết-Bàn quán sát ái-biệt-ly khổ ? Ái biệt-ly nầy có thể làmcội gốc cho tất cả sự khổ. Như nói bài kệ rằng :

Nhơnái sanh lo, Nhơn ái sanh sợ, Nếu lìa sự ái, Nào lo nào sợ.

Vìái nên sanh sự lo khổ, vì lo khổ nên làm cho chúng sanh cógià suy. Ái- biệt-ly khổ là nói sự chết. Vì biệt-ly haysanh những sự khổ vi-tế, nay sẽ vì ông mà phân biệt rõràng.

NầyThiện-nam-tử ! Thuở quá khứ người sống vô lượng tuổi,có quốc vương tên là Thiện-Trụ nhà vua trị nước tám muônbốn ngàn năm. Trên đỉnh đầu của vua mọc lên một bứuthịt mềm nhuyễn như bông. Bứu ấy lần lần to lớn, khônglàm đau nhức. Mãn mười tháng, bứu ấy nứt ra, sanh mộtđồng tử hình dung đẹp lạ. Nhà vua vui mừng đặt tên làĐãnh-Sanh.

Thờigian sau vua Thiện-Trụ đem việc nước giao cho Thái-tử Đảnh-Sanh,tồi rời bỏ cung điện quyến thuộc vào núi tu hành. Ngàyrằm Thái-Tử Đảnh-Sanh lên ngôi, đương ở trên lầu caotắm gội trai giới, phương Đông liền có báu kim- luân, bánhxe vàng đủ một ngàn cây căm tự nhiên bay đến. Vua Đảnh-Sanhnghĩ rằng : Từng nghe Ngũ-Thông tiên nhơn nói : Nếu dòng vuaSát-Đế-Lợi ngày rằm ở trên lầu cao tắm gội trai giới,có báu kim luân đủ ngàn cây căm tự nhiên bay đến, thời nhà vua đó sẽ đặng làm Chuyển-Luân Thánh-Vương. Nay ta nênthí nghiệm. Nghĩ xong, vua Đảnh-Sanh tay tả bưng báu kim-luân,tay hửu cầm lư hương, qùy gối bên mặt mà phát thệ rằng: Nếu đây thiệt là báu kim-luân, thời nên bay đi như vuaChuyển-Luân Thánh-Vương thuở quá khứ. Nhà vua phát thệ vừaxong, thời báu kim-luân bay lên hư không, bay khắp mười phương,rồi trở về dừng lại trên tay tả vua Đảnh-Sanh. Nhàvua vui mừng biết chắc mình sẽ là Chuyển-Luân Thánh-Vương.

Sauđó không bao lâu, có tượng bảo xuất hiện, mình trắng nhưbạch liên-hoa, xinh đẹp, mạnh mẽ đôi ngà chấm đất. Vìmuốn thí nghiệm vua Đảnh-Sanh liền bưng lư hương quì gốibên hữu mà phát thệ rằng : Nếu thật là báu bạch tượngnên bay đi như thuở vua Chuyển-Luân Thánh-Vương quá khứ.Phát thệ xong, bạch tượng liền từ sáng đến chiều bayđi khắp tám phương, tột đến mé biển, rồi trở về cungvua. Kế đó lại có Mã-bửu xuất hiện, lông màu xanh biếcmướt đẹp, lông đuôi cùng gáy màu vàng ròng. Vì muốn thínghiệm vua Đảnh-Sanh tay bưng lư hương quì gối bên hữu phátthệ rằng : Nếu thiệt là Mã-bảo thời phải như củavua Chuyển-Luân Tánh-Vương thuở quá khứ. Phát thệ xong, từsáng đến chiều, Mã-bảo ấy đi khắp tám phương, đến mébiển rồi trở về cung vua.

Kếđó lại có Nữ-bảo xuất hiện xinh đẹp đệ nhứt, chơnlông thoảng mùi chiên đàn, hơi miệng thơm sạch như hoa senxanh, mắt sáng nhìn xa một do tuần, tai nghe, mũi ngữicũng xa như mắt, lưỡi rộng lớn le ra có thể trùm cả mặt,da mịn láng như lá đồng đỏ, rất thông minh có trí huệ,lời nói dịu dàng đối với tất cả mọi người. Tay ngườiấy lúc chạm đến áo của vua, liền biết thân vua khỏe mạnhhay bịnh hoạn, cũng biết những ý nghĩ của vua.

Kếđó trong cung vua tự nhiên có Ma-ni bảo châu lớn bằng bắpvế của người, màu thuần xanh, trong suốt, trong chỗ tốicó thể chiếu sáng một do tuần. Nếu trời mưa giọt lớnnhư trục xe, thế lực của bảo châu nầy có thể che mộtdo tuần, giọt mưa không rơi xuống được.

Sauđó, lại có Chủ- tạng thần hiện ra, cặp mắt có thể thấythấu những kho châu báu ở trong lòng đất, tùy ý vua muốnđều có thể dưng đủ. Vua Đảnh-Sanh muốn thí nghiệm bèncùng Chủ-tạng thần ngồi thuyền ra biển, vua bảo chủ-tạngthần : Nay ta muốn đặng châu báu. Chủ-tạng thần liền lấyhai tay quậy nước biển, đầu mười ngón tay liền hiện ramười kho châu báu lấy dưng cho vua tâu rằng : “Tùy ý nhàvua chọn dùng, còn thừa lại nên ném trả xuống biển.”

Kếđó lại có chủ-binh thần xuất hiện, thao lược đệ nhứt,điều khiển bốn binh chủng rất giỏi. Lúc vua cần binh thờihiện quân lính ra để dùng. Lúc chẳng dùng binh, thời quânlính ẩn mất. Xứ nào chưa hàng phục chủ binh thần nầycó thể làm cho hàng phục. Xứ nào đã hàng phục, thời đủsức giữ gìn.

Lúcđó vua Đảnh-Sanh tự biết là Chuyển-Luân -Vương, bèn bảocác quan :
“Cõi Diêm-Phù-Đề nầy an ổn giàu vui, nay bảy báu đã đủ,cả ngàn vương tử cũng đủ, giờ đây nên làm việc gì ?”

Cácquan tâu : “ Châu Phất-Bà-Đề phương Dông còn chưa qui thuận,đại vương nên đem binh qua chinh phục.”

VuaĐảnh-Sanh bèn cùng thất-bảo bay qua châu Phất-Bà-Đề, nhơndân trong châu đó đều vui mừng qui thuận.

Cácquan lại tâu nên chinh phục châu Cù-Đà-Ni ở phương Tây. Kế đó lại đến chinh phục châu Uất-Đơn-Việt. Sau khi chinhphục ba châu xong. Vua Đảnh-Sanh bảo các quan : “ Châu Nam-Diêm-Phù-Đềnày cùng ba châu đều an onå giàu vui, tất cả đều qui thuậnta, nay đây lại nên làm việc gì ?”

Cácquan tâu : “ Cõi trời Đao-Lợi tuổi thọ dài lâu , an ổn,khoái lạc, thân chư Thiên xinh đẹp hơn nhơn gian, cung điệnnhẫn đến giường ghế toàn bằng bảy báu, cậy phước trờichưa chịu đến qui phục, nay nên đem binh đánh dẹp.”

VuaĐảnh-Sanh lại cùng thất bảo bay lên cõi trời Đao-Lợi,trông thấy một cây màu xanh đậm bèn hỏi đại thần : Đólà cây gì ?

Đại-thầntâu : Cây ấy tên là Ba-Lợi-Chất-Đa-La, chư Thiên cõi Đao-Lợinầy đến ngày mùa hạ thường tựu hợp vui chơi dưới câyđó.

Lạitrông thấy màu trắng như bạch vân, vua Đảnh-Sanh hỏiđại thần chỗ đó là gì ? Đại-thần tâu đó là thiện-pháp-đường,chư thiên cõi Đao-Lợi thường nhóm nơi đó để bàn luậnnhững việc cõi trời cõi người.

Thiên-ChúaThích-Đề-Hoàn-Nhơn biết vua Đảnh-Sanh đã đến, liền ratiếp rước, cầm tay vào thiện-pháp-đường lên tòa mà ngồi.Hai vua hình dung tướng mạo giống nhau, chỉ có đôi mắt nhìnnháy là khác nhau.

Lúcđó vua Đảnh-Sanh nghĩ rằng : nay ta có thể đuổi thiên-chúanầy để ta ở đây làm thiên-vương.

Thiên-Đế-Thíchvốn thọ trì đọc tụng kinh điển Đại-thừa, thường vìchư Thiên giảng thuyết, chỉ chưa thông đạt hết thâm nghĩacủa kinh. Do thọ trì giảng thuyết Đại-thừa nên Thiên-Đếcó oai đức hơn.

Khivua Đảnh-Sanh khởi ác tâm đối với Thiên-Đế, tổn phướcliền tự rớt xuống Diêm-Phù-Đề, nhớ tiếc cõi trời lòngrất khổ não. Không bao lâu vua Đảnh-Sanh phải bịnhchết.

NầyThiện-nam-tử ! Thiên-Đế thuở đó chính là Phật Ca-Diếp,vua Đảnh-Sanh thời là tiền thân của ta.

NầyThiện-nam-tử ! Phải biết ái-biệt-ly như vậy rất là khổnão.

NầyThiện-nam-tử ! Đại-Bồ-Tát còn nhớ những trường hợpái-biệt-ly khổ thuở quá khứ, huống là Bồ-Tát trụ nơikinh Đại-Thừa Đại-Niết-Bàn mà nên chẳng quán sát sựái-biệt-ly khổ trong đời hiện tại !

NầyThiện-nam-tử ! Thế nào là Đại Bồ-Tát tu hành kinhĐại-thừa Đại- Niết-Bàn quán sát oán-tằng-hội khổ ?

Đại-Bồ-Tátnầy quán sát địa ngục, súc sanh, ngạ quỉ, loài người,trên trời đều có sự oán-tằng-hội-khổ như vậy.

Vínhư có người quán sát lao ngục giam nhốt, gông xiềng làrất khổ. Cũng vậy, Đại-Bồ-Tát quán sát năm loài chúngsanh đều là oán-tằng-hội-hiệp rất khổ sở.

Vínhư có người thường sợ kẻ oán thù, gông cùm, xiềng xích,nên bỏ cha mẹ, vợ con, quyến thuộc, cùng của báu sản nghiệpmà trốn lánh đi xa. Cũng vậy, Đại-Bồ-Tát sợ sanh tử,nên tu hành sáu môn Ba-La-Mật, chứng nhập Niết- Bàn. Đâygọi là Bồ-Tát tu hành Đại-thừa Đại-Niết-Bàn quán sátoán-tằng-hội khổ.

NầyThiện-nam-tử ! Thế nào là Đại-Bồ-Tát tu hành Đại-thừaĐại-Niết- Bàn quán sát cầu-bất-đắc khổ ?

Cầulà mong cầu tất cả , có hai thứ : Một là cầu pháp lành,hai là cầu pháp chẳng lành. Cầu pháp lành mà chưa đặngthời khổ, pháp ác muốn rời mà chưa rời được thời khổ.

Đâylà lược nói ngũ- ấm-thạnh khổ. Đây gọi là khổ đế.

Ca-diếpBồ-Tát bạch Phật : “ Thế-Tôn ! Như lời Phật nói, ngũấm thạnh khổ nghĩa đó chẳng phải. Vì như ngày trướcPhật bảo Thích-Ma-Nam : Nếu sắc là khổ, tất cả chúng sanhlẻ ra chẳng nên cầu sắc, nếu có người cầu thời chẳnggọi là khổ. Lại như Phật bảo các Tỳ-kheo thọ có ba thứ: Khổ thọ, lạc thọ, bất khổ bất lạc thọ. Lại như lúctrước đức Phật nói với các Tỳ-kheo : Nếu người nàocó thể tu hành pháp lành thời đặng thọ lạc. Lại như đứcPhật nói : Ở trong đường lành sáu căn lãnh thọ sáu cảnhvui : Mắt thấy sắc đẹp là vui, tai, mũi, lưỡi, thân nhẫnđến ý suy nghĩ pháp lành cũng như vậy.

NhưPhật từng nói kệ :

Trìgiới thời là vui, Thân chẳng thọ sự khổ. Ngủnghỉ đặng an ổn, Thức dậy lòng vui vẻ. Lúc nhậnlấy y thực, Đọc tụng và kinh hành, Ở riêng nơinúi rừng, Như vậy là rất vui. Nếu đối với chúngsanh, Ngày đêm tu lòng từ, Nhơn đây được thườngvui, Vì chẳng hại người khác. Ít muốn biết đủ vui, Học rộng biết nhiều vui, A-La-Hán không chấp, Cũnggọi là thọ vui, Các vị Đại Bồ-Tát, rốt ráođến bờ kia. Những việc làm đã xong, Đây gọilà rất vui.

Thế-Tôn! Trong các bộ kinh nói về tướng vui ý nghĩa như vậy. Thếnào tương ứng với nghĩa của Phật nói hôm nay ?

Phậtbảo Ca-Diếp Bồ-Tát : “ Lành thay ! Lành thay ! Ông khéocó thề thưa hỏi đức Như-Lai những nghĩa như vậy.

NầyThiện-nam-tử ! Tất cả chúng sanh đối với sự khổ hạnghạ tưởng lầm là vui. Vì thế nên nay ta nói tướng khổkhông khác với ngày trước đã nói.

Ca-DiếpBồ-Tát bạch Phật : “ Như lời Phật hỏi : Đối vớisự khổ hạng hạ tưởng cho là vui, thời sanh, lão, bệnh,tử hạng hạ cùng ái-biệt-ly, cầu-bất-đắc, oán- tằng-hội,ngũ-ấm-thạnh hạng hạ, những sự khổ như vậy lẽ ra cũngnên có vui.

Thế-Tôn! Sanh hạng hạ là ba ác thú, sanh hạng trung là loài người,sanh hạng thượng là trên trời.

Nếulại có người hỏi rằng : Nếu ở nơi sự vui hạng hạ tưởngcho là khổ, trong sự vui hạng trung tưởng cho là không khổkhông vui. Trong sự vui hạng thượng tưởng cho là vui, thờiphải trả lời thế nào ?

Thế-Tôn! Nếu trong sự khổ hạng hạ tưởng cho là vui, chưa thấycó người nào sẽ bị phạt đánh ngàn trượng, lúc mới đánhmột trượng đầu mà đã tưởng là vui. Nếu lúc đánhtrượng đầu chẳng tưởng là vui, thế sao nói rằng : Nơitrong sự khổ hạng hạ mà tưởng cho là vui ?”

Phậtbảo Ca-Diếp Bồ-Tát : “ Phải lắm ! Phải lắm ! Đúng nhưlời ông nói. Do nghĩa nầy nên không có tưởng là vui, vìnhư người tội kia sẽ bị phạt đánh ngàn trượng, khi bịđánh một trượng rồi liền đặng tha. Người nầy bèn sanhlòng vui. Vì thế nên biết rằng trong sự không vui lầm tưởnglà vui.”

Ca-DiếpBồ-Tát bạch Phật : Thế-Tôn ! Người đó chẳng vì bị đánhmột trượng mà sanh vui. Chính vì đặng tha mà sanh lòngvui.

_ NầyThiện-nam-tử ! Vì thế nên ta ngày trước nói với Thích-Ma-Namtrong ngũ ấm có vui, lời đó là đúng, thiệt chẳng phảimâu thuẩn vậy.

NầyThiện-nam-tử ! Có ba thọ và ba khổ. Ba thọ là : Lạc thọ,khổ thọ và bất khổ bất lạc thọ. Ba khổ là : Khổ-khổ,hành khổ, hoại khổ.

NầyT.hiện-nam-tử ! Khổ thọ chính là cả ba món khổ : Khổ-khổ,hành khổ và hoại khổ. Hai món thọ kia chính là hành khổvà hoại khổ. Do đây nên trong sanh tử thiệt có lạc thọ.Đại-Bồ-Tát thấy tánh khổ cùng tánh lạc chẳng rời lìanhau nên nói rằng tất cả đều khổ.

NầyThiện-nam-tử ! Trong sanh tử thiệt không có vui, vì chư Phật Bồ-Tát tùy thuận thế gian nên nói là có vui.

Ca-DiếpBồ-Tát bạch Phật : “ Thế-Tôn ! Chư Phật và Bồ-Tát nếutùy theo thế tục mà nói, thời là có hư vọng chăng ? NhưPhật thường nói, người tu hành pháp lành thời thọ quảbáo vui. Trì giới an vui thân chẳng thọ khổ, nhẫn đến việclàm đã xong đây là rất vui. Lời nói thọ vui trong các kinhnhư vậy, chừng có hư vọng chăng . Nếu là hư vọng, thờichư Phật Thế-tôn trong vô lượng trăm ngàn muôn ức a-tăng-kỳ-kiếptu hành đạo bồ-đề đã lìa vọng ngữ. Nay Phật nói nhưvậy ý nghĩa thế nào ?

_ NầyThiện-nam-tử ! Như bài kệ nói về những sự thọ lạc trướckia chính là cội gốc của đạo Bồ-Đề, cũng có thể trưởng-dưỡngvô thượng bồ-đề. Do nghĩa đó nên trong những kinh trướcnói tướng vui như vậy.

Vínhư trong thế gian những đồ cần dùng cho đời sống, cóthể làm nhơn cho sự vui, nên gọi là vui. Như nữ sắc, rượuuống, đồ ăn ngon, lúc khát được nước, lúc lạnh đượclửa, y phục, chuỗi ngọc, voi ngựa, xe cộ, tôi tớ, vàng,bạc, lưu ly, san hô, chơn châu, kho đựng lúa gạo, những vậtnhư vậy người đời cần dùng có thể làm nhơn cho sự vuinên gọi là vui.

NầyThiện-nam-tử ! Những vật như vậy cũng có thể sanh sự khổ.Nhơn nơi nữ sắc sanh sự khổ, lo, rầu, buồn, khóc nhẫnđến phải chết cho người nam. Nhơn nơi rượu, đồ ăn ngon,nhẫn đến lúa gạo cũng có thể làm cho người phải lo khổnhiều. Do nghĩa đó nên tất cả đều khổ không có tướngrốt ráo vui.

NầyThiện-nam-tử ! Đại-Bồ-Tát nơi tám điều khổ nầy, hiểurỏ là khổ nên không bị khổ.

NầyThiện-nam-tử ! Tất cả hàng Thanh-Văn, Duyên-Giác chẳng biếtnhơn của sự vui, nên Phật vì họ ở trong sự khổ hạnghạ nói có tướng vui. Chỉ có Bồ- Tát trụ nơi Đại-ThừaĐại-Niết-Bàn bèn có thể biết nhơn của sự khổ sự vuinầy.

NầyThiện-nam-tử ! Thế nào là Đại-Bồ-Tát trụ nơi Đại-ThừaĐại-Niết- Bàn quán sát tập đế ? Đại-Bồ-Tát quán sáttập đế là nhơn duyên ngũ ấm. Tập nghĩa là trở lại ái-luyếnnơi hữu. Ái có hai thứ : Một là ái thân mình, hai là áiđồ cần dùng. Lại có hai thứ : Năm thứ dục lạc, lúc chưađặng tâm luôn tìm cầu, đã tìm cầu đặng rồi luôn đắmtrước. Lại có ba thứ : dục ái, sắc ái, vô sắc ái. Lạicó ba thứ : Nghiệp nhơn duyên ái, phiền não nhơn duyên ái,khổ nhơn duyên ái. Người xuất gia có bốn thứ ái : Y phục,đồ ăn uống, đồ nằm, thuốc thang. Lại có năm thứ : Thamlam nơi ngũ ấm, tùy chỗ cần dùng tất cả đều tham ái toantính phân biệt vô-lượng vô-biên.

NầyThiện-nam-tử ! Ái có hai thứ : Một là thiện ái, hai là bấtthiện ái. Chỉ người ngu tìm cầu bất thiện ái. Cácvị Bồ-Tát cầu nơi thiện-ái. Thiện ái lại có hai thứ: Bất thiện và thiện. Cầu pháp Nhị-thừa gọi là bất thiện.Cầu pháp Đại- thừa gọi là thiện.

NầyThiện-nam-tử ! Kẻ phàm phu tham ái gọi là “ tập” chẳnggọi là “đế”. Sự ái của Bồ-Tát thời gọi là thậtđế chẳng gọi là tập, vì Bồ-Tát muốn độ chúng sanh nênthị hiện thọ sanh, chẳng phải vì tham ái mà thọ sanh.

Ca-DiếpBồ-Tát bạch Phật : Thế-Tôn ! Như trong các kinh khác đứcPhật vì chúng sanh mà nói nghiệp làm nhơn duyên, hoặc nóikiêu mạn, hoặc nói lục xúc, hoặc nói vô minh làm nhơn duyênmà có ngũ ấm xí-thạnh. Hôm nay do nghĩa gì đức Phậtnói bốn Thánh-Đế riêng lấy ái làm nhơn cho ngũ ấm.

Phậtkhen Ca-Diếp Bồ-Tát : “ Lành thay ! Lành thay ! Đúng như lờiông vừa nói, các nhơn duyên chẳng phải làm cũng chẳng phảinhơn, chỉ vì năm ấm cần phải nhơn nơi ái.

Vínhư quốc vương lúc đi tuần du các quan quyến thuộc thảyđều theo hầu. Cũng vậy, ái đi đến chỗ nào thời các kiếtsử cũng đi theo.

Vínhư y phục thấm mồ hôi, bụi bay đến liền bám dính. Cũngvậy, chỗ nào có ái những nghiệp kiết cũng ở nơi đó.

Vínhư đất ướt thời có thể mọc mầm. Cũng vậy, ái có thểsanh tất cả mầm nghiệp phiền não.

NầyThiện-nam-tử ! Đại Bồ-Tát trụ nơi Đại-thừa Đại-Niết-Bànquán sát kỹ ái nầy có chín thứ : Một là như thiếu nợ,hai là như vợ La-Sát, ba là như trong cọng hoa đẹp có rắnđộc vấn , bốn là như vật thực độc mà cố ăn đó, nămlà như dâm nữ, sáu là như hột ma-lâu-ca, bảy là như thịtthúi trong mụn nhọt, tám là như gió bão, chín là như sao chổi.

Nhưthiếu nợ là thế nào ! Ví như người nghèo cùng thiếu tiềncủa người khác, dầu đã trả nợ mà vẫn còn thiếu, nênbị giam nhốt chưa ra khỏi ngục. Hàng Thanh-Văn Duyên-Giácvì còn tập khí thừa của ái nên chẳng chứng đặng vô thượngbồ-đề.

Nhưvợ La-Sát là thế nào ? Ví như có người lấy gái La-Sátlàm vợ, gái La- Sát nầy hễ sanh con liền ăn thịt, ăn thịtcon đẻ hết lại ăn luôn thịt chồng. Ái cũng vậy, tùy ngườisanh thiện căn nó liền ăn, ăn hết thiện căn nó lại ănluôn cả người làm cho phải đọa địa ngục, súc sanh ngãquỉ. Chỉ trừ các vị Bồ-Tát.

Nhưcọng hoa đẹp có rắn độc vấn là thế nào ? Như có ngườithích hoa đẹp mà chẳng thấy cọng hoa có rắn độc, liềnđến ngắt hoa bị rắn cắn chết. Tất cả phàm phu tham đắmngũ dục mà chẳng thấy độc hại của ái, nên bị ái làmhại, sau khi chết đọa trong ba đường ác. Chỉ trừ các vịBồ-Tát.

Vậtthực độc mà cố ăn là thế nào ? Như có người cố ănvật thực độc, ăn xong đau bụng thổ tả mà chết. Chúngsanh trong ngũ đạo vì tham ái mà phải bị đọa trong ba đườngác. Chỉ trừ các vị Bồ-Tát.

Nhưdâm nữ là thế nào ? Ngư người ngu tư thông với dâm nữ,dâm nữ nầy thường dối phĩnh gạt đoạt hết tiền củarồi xua đuổi người ấy. Người ngu không có trí tuệ bịtham ái đoạt tất cả pháp lành rồi xua đuổi vào trong bađường ác. Chỉ trừ các vị Bồ-Tát.

Nhưhột ma-lâu-ca là thế nào ? Nếu chim ăn hột ma-lâu-ca, phẩnchim do gió thổi rớt dưới cây liền mọc lên đeo vấn câyto làm cho khô chết, tham ái ràng buộc phàm phu làm cho pháplành không tăng trưởng nhẫn đến khô diệt, sau khi chếtđọa vào ba đường ác. Chỉ trừ các vị đại Bồ-Tát.

Thịtthúi trong mụn nhọt như thế nào ? Như người bị ung nhọt,trong nhọt sanh thịt thúi, người bịnh nầy phải chuyên tâmchạy chữa, nếu chểnh mãng thời thịt thúi sanh trùng cóthể phải chết, ngũ ấm của phàm phu cũng như vậy, ái sanhtrong đó, phải nên siêng năng điều trị tham ái, nếu khôngđiều trị sẽ phải đọa trong ba đường ác. Chỉ trừ cácvị Bồ-Tát.

Nhưgió bão là thế nào ? Gió bão có thể làm lở núi ngãcây. Cũng vậy, tham ái sanh tâm ác đối với cha mẹ,có thể làm ngã trốc cội cây vô thượng Bồ- Đề của cácông Đại-Trí Xa-Lợi-Phất vân vân. Chỉ trừ các vị Bồ-Tát.

Nhưsao chổi là thế nào ? Như sao chổi mọc thời trong thiênhạ phải bịnh tật, đói kém, họa tai khổ sở. Cũng vậy,ái có thể dứt tất cả căn lành làm cho phàm phu cơ cùngthiếu thốn sanh bịnh phiền não lưu chuyển trong sanh tử mangnhiều sự khổ. Chỉ trừ các vị Bồ-Tát.

NầyThiện-nam-tử ! Đại-Bồ-Tát Đại-Thừa trụ nơi Đại-Niết-Bànquán sát tham ái có chín thứ như vậy.

Donghĩa trên đây, hàng phàm phu có khổ, không đế. Hàng Thanh-VănDuyên- Giác có khổ đế mà không chơn thật. Các vị Bồ-Táthiểu khổ không có khổ mà có chơn đế. Hàng phàm phu cótập không có đế. Hàng Thanh-Văn Duyên- Giác có tập có tậpđế. Các vị Bồ-Tát hiểu tập không có tập mà có chơnđế. Hàng Thanh- Văn Duyên-Giác có diệt mà chẳng phải chơn.Đại-Bồ-Tát có diệt có chơn đế. Hàng Thanh-Văn Duyên-Giáccó đạo mà chẳng phải chơn. Đại Bồ-Tát có đạo có chơnđế.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]