Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trang 03

07/06/201114:12(Xem: 3748)
Trang 03

KINH ÐẠI BÁTNIẾT BÀN
DịchTừ Hán Sang Việt: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh
TịnhXá Minh Ðăng Quang, Hoa Kỳ Xuất Bản 1990

VII
PHẨMTỨ TƯỚNG THỨ BẢY
(Hánbộ trọn quyển thứ tư và thứ năm)

Trang03

Lạigiải thoát không có bụi nhơ. Như tháng mùa xuân sau khi mặttrời lặn, gió nổi bụi mù. Trong giải thoát không có việcấy. Không bụi mù dụ cho chơn giải thoát, chơn giải thoáttức là Như-Lai.

Nhưviên minh châu trong búi tóc của Thánh-Vương không có nhơ bợn.Tánh giải thoát cũng không nhơ bợn. Không nhơ bợn dụ chochơn giải thoát. Chơn giải thoát tức là Như-Lai.

Nhưchất vàng không lộn cát đá mới gọi là vàng ròng, ai đượcvàng ròng thời tự biết là mình có của.

Cũngvậy, tánh giải thoát như chất vàng ròng. Vàng ròng kia dụcho chơn giải thoát, chơn giải thoát tức là Như-Lai.

Nhưbình sành bị bể, tiếng nghe lạch cạch. Bình bằng kim cangbửu thời chẳng như vậy. Giải thoát cũng không diếc bể.Bình báu kim cang dụ cho chơn giải thoát. Chơn giải thoát tứclà Như-Lai. Thế nên thân Như-Lai không hư hoại.

Tiếnglạch cạch như hột đu đủ dầu phơi trong nắng, nổ tiếnglạch cạch. Giải thoát không có như vậy.Như bình báu kimcang không có tiếng bể lạch cạch. Giả sử trăm ngàn người,cùng đua nhau bắn, không ai làm bể được. Không tiếng bểlạch cạch dụ cho chơn giải thoát. Chơn giải thoát tức làNhư-Lai.

Nhưngười nghèo thiếu nợ, bị chủ nợ đòi hỏi kiện thưa,gông cùm trói nhốt. Trong giải thoát không có các việc ấy.Như Trưởng giả giàu lớn có vô số vàng bạc châu báu, thếlực tự tại, chẳng mang nợ ai. Giải thoát cũng nhưvậy, chứa vô lượng của pháp bảo, thế lực tự tại, khôngcó nợ thiếu. Không nợ thiếu dụ cho chơn giải thoát. Chơngiải thoát tức là Như-Lai.

Lạichơn giải thoát gọi rằng không bức ngặt. Như mùa xuân lầnnóng, mùa hạ oi bức, mùa đông rét lạnh. Trong chơn giảithoát không có những sự chẳng vừa ý như vậy. Không bứcngặt dụ cho chơn giải thoát. Chơn giải thoát tức là Như-Lai.

Vínhư người ăn cá đã no mà lại uống sữa, người nầy thờilà gần sự chết. Trong chơn giải thoát không có sự như vậy.Người nầy nếu được thuốc hay cam lồ thời được khỏibịnh. Chơn giải thoát cũng như vậy. Thuốc hay cam lồ dụcho chơn giải thoát. Chơn giải thoát tức là Như-Lai.

Thếnào là bức ngặt, và không bức ngặt? Như người phàm ngã-mạntự cao cho rằng không ai hại được mình, bèn ở chung vớirắn cọp độc trùng, nên biết người nầy sẽ bị hoạnhtử. Đây là bức ngặt. Trong chơn giải thoát không có việcnhư vậy.

Khôngbị bức ngặt là như thần châu của vua Chuyển Luân trừđược chín mươi sáu thứ độc trùng, ai nghe được thầnchâu nầy thời các thứ độc đều tiêu diệt. Chơn giảithoát cũng lại như vậy xa lìa cả hai mươi lăm cõi. Tiêuđộc dụ cho chơn giải thoát. Chơn giải thoát tức là Như-Lai.

Lạikhông bức ngặt như hư không. Giải thoát cũng vậy. Hư khôngkia dụ cho chơn giải thoát. Chơn giải thoát tức là Như-Lai.

Lạibức ngặt như gần cỏ khô mà đốt đèn lửa thời bị cháylan. Trong chơn giải thoát không có sự như vậy.

Lạikhông bức ngặt, ví như mặt trời mặt trăng không bức chúngsanh. Cũng vậy, giải thoát không bức ngặt chúng sanh. Khôngbức ngặt đây dụ cho chơn giải thoát. Chơn giải thoát tứclà Như-Lai.

Lạigiải thoát gọi là pháp vô-động, vô động là không oankhông thân. Như vua Chuyển-Luân-Vương không có vị Thánhvương khác để làm thân hữu. Giải thoát cũng vậy. Thánhvương không thân hữu dụ cho chơn giải thoát. Chơn giải thoáttức là Như-Lai. Như-Lai tức là pháp vậy.

Nhưáo trắng dễ nhuộm màu. Giải thoát không như vậy, nên giảithoát là vô-động.

Nhưhoa bà-sư, muốn có mùi hôi và màu xanh thời không thể được.Cũng vậy, muốn trong giải thoát có mùi hôi và có các màuthời không thể được, nên giải thoát là pháp vô-động.Giải thoát tức là Như-Lai.

Lạigiải thoát gọi là hi hữu. Như trong nước mọc hoa sen thờikhông phải hi hữu. Trong lửa mọc hoa sen mới là hi hữu, aithấy cũng đều vui mừng. Cũng vậy, ai được thấy chơn giảithoát cũng đều vui mừng.

Hihữu kia dụ cho chơn giải thoát. Chơn giải thoát tức là Như-Lai,Như Lai tức là pháp thân.

Nhưtrẻ nít chưa mọc răng, khôn lớn lần răng mới mọc. Giảithoát chẳng phải vậy. Không có sanh cùng bất sanh.

Lạigiải thoát gọi là hư-tịch, vô-hữu, bất-định. Bất-địnhlà như hạng nhứt-xiển-đề không phải rốt ráo chẳng dời,như người phạm tội trọngkhông phải rốt ráo chẳng thànhPhật. Nếu có lòng tin trong sạch ở nơi chánh pháp, hoặcđược làm Ưu-Bà-Tắc thời diệt nhứt-xiển-đề. Còn ngườiphạm tội trọng, khi diệt tội ấy thời được thành Phật.Nếu nói là rốt ráo không dời, rốt rtáo chẳng thành Phật-đạothời là không đúng.

Trongchơn giải thoát đều không có sự diệt tận như vậy.

Lạihư-tịch thuộc về pháp-giới, như pháp-giới tánh tức làchơn giải thoát. Chơn giải thoát tức là Như-Lai.

Lạinhứt-xiển-đề nếu diệt tận thời chẳng được gọi lànhứt-xiển-đề. Những gì gọi là nhứt-xiển-đề. Hạngnhứt-xiển-đề đoạn diệt tất cả căn lành, tâm họ khôngvin niếu tất cả pháp lành, nhẫn đến không sanh một niệmlành. Trong chơn giải thoát đều không có sự như vậy. Khôngcác việc ấy tức là chơn giải thoát. Chơn giải thoáttức là Như-Lai.

Lạigiải thoát gọi là chẳng thể lường được. Ví nhưđống thóc, có thể biết số cân lượng. Chơn giải thoátthời chẳng như vậy. Ví như biển lớn thời không thểđo lường được. Cũng vậy, giải thoát không thể đo lường.Không thể đo lường là chơn giải thoát. Chơn giải thoáttức là Như-Lai.

Lạigiải thoát gọi là vô-lượng pháp. Như một chúng sanh cónhiều nghiệp báo. Cũng vậy, giải thoát có vô lượng quảbáo. Vô lượng quả báo là chơn giải thoát. Chơn giải thoáttức là Như-Lai.

Lạigiải thoát gọi là rộng lớn. Như biển lớn không gì sánhbằng. Cũng vậy, giải thoát không gì sánh bằng. Không gìsánh bằng là chơn giải thoát. Chơn giải thoát tức là Như-Lai.

Lạigiải thoát gọi là tối thượng, như hư không cao hơn cảkhông gì sánh. Cũng vậy, giải thoát cao hơn cả không gì sánh.Cao không gì sánh tức chơn giải thoát. Chơn giải thoát tứclà Như-Lai.

Lạigiải thoát gọi là không gì qua. Ví như chỗ ở của sư tử,các loài thú không con nào qua được. Cũng vậy, giải thoátkhông gì qua được. Không gì qua được là chơn giải thoár.Chơn giải thoát tức là Như-Lai.

Lạigiải thoát gọi là vô thượng. Như phương Bắc là trên cảcác phương. Cũng vậy, giải thoát là không còn gì trên. Không gì trên là chơn giải thoát. Chơn giải thoát tức làNhư-Lai.

Lạigiải thoát gọi là vô-thượng-thượng. Như phương Bắc quanơi phương Đôntg là vô-thượng-thượng. Cũng vậy, giảithoát là vô-thượng-thượng. Vô-thượng-thượng là chơn giảithoát. Chơn giải thoát tức là Như-Lai.

Lạigiải thoát gọi là pháp hằng. Như thân của Trời ngườichết, đây gọi là hằng, chẳng phải không hằng. Cũng vậy,giải thoát chẳng phải không hằng. Chẳng phải không hằnglà chơn giải thoát. Chơn giải thoát tức là Như-Lai.

Lạigiải thoát gọi là cứng chắc. Như Khư-đà-la chiên-đàn trầm-thủy,tánh của nó cứng chắc. Cũng vậy, tánh của giải thoátcứng chắc. Tánh cứng chắc tức là chơn giải thoát. Chơngiải thoát tức là Như-Lai.

Lạigiải thoát gọi là không rỗng bộng. Như thân cây tre lau rỗngbộng. Giải thoát không phải như vậy, nên biết giải thoáttức là Như-lai.

Lạigiải thoát gọi là không ở được. Như tường vách khi chưasơn phết thời ruồi muỗi đáp đậu trên đó, lúc sơn phếtrồi, côn trùng nghe mùi sơn bèn không đến đậu ở. Khôngở như vậy dụ cho chơn giải thoát. Chơn giải thoát tứclà Như-Lai.

Lạigiải thoát gọi là vô biên. Ví như tụ-lạc đều có biêngiới. Giải thoát không phải như vậy, không có biên-tế nhưhư không. Giải thoát như vậy tức là Như-Lai.

Lạigiải thoát gọi là không thể thấy. Ví như khó thấy dấuchim bay trên hư không, khó thấy như vậy dụ cho chơn giảithoát. Chơn giải thoát tức là Như-Lai.

Lạigiải thoát gọi là thậm thâm. Vì hàng Thanh-Văn Duyên-Giáckhông thể vào được. Giải thoát như vậy tức là Như-Lai.

Lạithậm thâm đó là chỗ cung kính của Phật và Bồ-Tát. Vínhư hiếu tử cúng dường cha mẹ công đức rất sâu. Côngđức rất sâu, dụ cho chơn giải thoát. Chơn giải thoáttức là Như-Lai.

Lạigiải thoát gọi là không thấy được. Như người đời khôngthấy được đỉnh đầu của mình. Cũng vậy, hàng Thanh-VănDuyên-Giác không thấy được giải thoát. Chơn giải thoátđây tức là Như-Lai.

Lạigiải thoát gọi là không nhà cửa. Ví như hư không, khôngcó nhà cửa. Nói nhà cửa là dụ cho hai mươi lăm cõi. Khôngnhà cửa dụ cho chơn giải thoát. Chơn giải thoát tức làNhư-Lai.

Lạigiải thoát gọi là chẳng thể nắm lấy. Như trái a-ma-lặc,người nắm lấy được. Giải thoát không thể nắm lấy.Không thể nắm lấy là chơn giải thoát. Chơn giải thoát tứclà Như-Lai.

Lạigiải thoát gọi là không thể cầm. Ví như vật huyễn khôngthể cầm. Không thể cầm là chơn giải thoát. Chơn giải thoáttức là Như-lai.

Lạigiải thoát không có thân thể. Ví như thân người sanh cácthứ ghẻ lác, ung nhọt, điên cuồng, gầy ốm. Trong chơn giảithoát không có những bịnh như vậy. Không bịnh dụ cho chơngiải thoát. Chơn giải thoát tức là Như-Lai.

Lạigiải thoát gọi là một vị. Như sữa có một vị. Mộtvị như vậy là chơn giải thoát. Chơn giải thoát tức làNhư-Lai.

Lạigiải thoát gọi là thanh tịnh. Như nước không bùn đứnglặng trong sạch. Đứng lặng trong sạch là chơn giải thoát.Chơn giải thoát tức là Như-Lai.

Lạigiải thoát gọi là nhứt vị thanh-tịnh. Như giọt mưa nơihư không nhứt vị thanh-tịnh. Nhứt vị thanh-tịnh dụ chochơn giải thoát. Chơn giải thoát tức là Như-Lai.

Lạigiải thoát gọi là trừ dẹp. Ví như trăng tròn không mâymù. Không mây mù là chơn giải thoát. Chơn giải thoát tứclà Như-Lai.

Lạigiải thoát gọi là tịch-tịnh. Ví như người mang bịnhnóng khi được lành mạnh thời thân tịch- tịnh. Giải thoátcũng vậy, thân được tịch-tịnh. Thân được tịch-tịnhtức chơn giải thoát. Chơn giải thoát tức là Như-lai.

Lạigiải thoát tức là bình đẳng. Ví như ruộng hoang, loài rắnđộc lang sói đều có tâm sát hại. Giải thoát không nhưvậy, không có tâm sát hại. Không tâm sát hại là chơn giảithoát. Chơn giải thoát tức là Như-Lai.

Lạibình đẳng đó, như lòng bình đẳng của cha mẹ đối vớicác con. Giải thoát cũng vậy, tâm ấy bình đẳng. Tâm bìngđẳng tức chơn giải thoát. Chơn giải thoát tức là Như-Lai.

Lạigiải thoát gọi là không chỗ khác. Ví như có ngườichỉ ở nơi tòa nhà cao đẹp sạch sẽ, không có chỗ ở nàokhác. Giải thoát cũng vậy, không có chỗ nào khác. Không chỗnào khác là chơn giải thoát. Chơn giải thoát tức là Như-Lai.

Lạigiải thoát gọi là tri-túc. Ví như người đói gặp đượcmón ăn ngon thời ăn mãi không nhàm. Giải thoát không phảinhư vậy. Như ăn cháo sữa thời không cần món gì nữa.Không cần món gì dụ cho chơn giải thoát. Chơn giải thoáttức là Như-Lai.

Lạigiải thoát gọi là đoạn tuyệt. Như người bị trói dứtdây được thoát khỏi. Cũng vậy,, giải thoát dứt đứttất cả sự trói buộc của lòng nghi ngờ. Đoạn nghi nhưvậy là chơn giải thoát. Chơn giải thoát tức là Như-Lai.

Lạigiải thoát gọi là đến bờ kia. Ví như con sông lớn có bờbên nầy bờ bên kia. Giải thoát không như vậy. Dầukhông bờ bên nầy mà có bờ bên kia. Có bờ bên kia đó làchơn giải thoát. Chơn giải thoát tức là Như-Lai.

Lạigiải thoát gọi là im lặng, không phải như biển lớn vangtiếng ồ-ạt của thủy triều. Giải thoát như vậy tức làNhư-Lai.

Lạigiải thoát gọi là mỹ-diệu. Ví như các thứ thuốctrộn với trái A-lê-lặc thời có vị đắng. Giải thoát khôngnhư vậy, vị như cam lồ. Vị như cam lồ dụ cho chơngiải thoát. Chơn giải thoát tức là Như-Lai.

Lạigiải thoát trừ các phiền não. Ví như lương y hòa hiệp cácthứ thuốc trị lành các bịnh tật. Cũng vậy, giải thoáttrừ được các phiền não. Trừ phiền não tức chơn giảithoát. Chơn giải thoát tức là Như-Lai.

Lạigiải thoát gọi là không hẹp. Ví như căn nhà nhỏ không dungđược nhiều người. Giải thoát không phải như vậy, dungchứa được nhiều. Dung được nhiều là chơn giải thoát.Chơn giải thoát tức là Như-Lai.

Lạigiải thoát gọi là diệt những tham ái, chẳng xen dâm dục. Ví như người nữ nhiều sự tham dục. Giải thoát không nhưvậy. Giải thoát như vậy tức là Như-Lai. Như-Lai không cónhững phiền não, tham dục, sân hận, ngu si, kiêu mạn v.v…

Lạigiải thoát gọi là không ái nhiễm. Ái có hai thứ : một làngạ quỷ ái, hai là pháp ái. Chơn giải thoát lìa nơi ngạquỷ ái. Vì thương xót chúng sanh mà có pháp ái. Phápái như vậy là chơn giải thoát. Chơn giải thoát tức là Như-lai.

Lạigiải thoát lìa ngã và ngã sở. Giải thoát như vậy tức làNhư-Lai. Như-Lai tức là Pháp vậy.

Lạigiải thoát tức là diệt tận, lìa sự tham trong ba cõi. Giảithoát như vậy tức là Như-Lai. Như-Lai tức là Pháp vậy.

Lạigiải thoát gọi là cứu hộ. Hay cứu hộ tất cả những kẻsợ hãi. Giải thoát như vậy tức là Như-Lai. N hư-Lai là Phápvậy.

Lạigiải thoát tức là chỗ về. Nếu về nương nơi giảithoát như vậy thời chẳng cầu nương chỗ khác. Ví nhưcó người nương tựa nơi vua, chẳng cầu nương tựa chỗkhác. Dầu nương tựa nơi vua mà có động chuyển. Về nươngnơi giải thoát không có động chuyển. Không động chuyểnlà chơn giải thoát. Chơn giải thoát tức là Như-Lai. Như-Lailà pháp vậy.

Lạigiải thoát gọi là tòa nhà. Ví như có người đi nơi rừngvắng thời có hiểm nạn. Giải thoát không như vậy, chẳngcó hiểm nạn. Chẳng có hiểm nạn tức chơn giải thoát. Chơngiải thoát tức là Như-Lai.

Lạigiải thoát là vô sở úy. Như sư tử chúa không sợ trăm thú.Cũng vậy, giải thoát không sợ các loài ma. Không sợ sệtlà chơn giải thoát. Chơn giải thoát tức là Như-Lai.

Lạigiải thoát không có chật hẹp. Ví như con đường hẹp khôngdung được hai người đi ngang nhau. Giải thoát chẳng như vậy.Giải thoát ấy tức là Như-Lai. Ví như có người bị cọprượt té xuống giếng sâu. Giải thoát không như vậy. Giảithoát ấy tức là Như-Lai.

Lạikhông chật hẹp, như đi thuyền vượt biển an ổn, lòng đượcvui mừng. Giải thoát cũng vậy, tâm được vui mừng. Đượcvui mừng là chơn giải thoát. Chơn giải thoát tức là Như-Lai.

Lạigiải thoát là lìa các nhơn duyên. Ví như nhơn sữa đượclạc, nhơn lạc được tô, nhơn tô được đề-hồ. Trong chơngiải thoát đều không có những nhơn ấy. Không nhơn là chơngiải thoát. Chơn giải thoát tức là Như-Lai.

Lạichơn giải thoát hay phục kiêu-mạn. Ví như Đại-vương kiêumạn đối với Tiểu-vương. Giải thoát không phải như vậy.Giải thoát ấy tức là Như-Lai, Như-Lai tức là pháp vậy.

Lạigiải thoát phục các phóng dật. Người phóng dật thời cónhiều tham dục. Trong chơn giải thoát không có tên gọi ấy.Không tên gọi ấy là chơn giải thoát. Chơn giải thoáttức là Như-Lai.

Lạigiải thoát hay trừ vô minh. Như thứ tô thượng hạng lọcsạch cả cạn nhơ bèn gọi là đề-hồ. Cũng vậy, giải thoáttrừ sạch vô minh sanh ra chơn minh. Chơn minh ấy tức là chơngiải thoát. Chơn giải thoát tức là Như-Lai.

Lạigiải thoát gọi là tịch-tịnh, thuần một không hai. Như voinơi đồng hoang trống, riêng một mình không bạn bầy. Cũngvậy, giải thoát thuần một không hai, thuần một không hailà chơn giải thoát. Chơn giải thoát tức là Như-Lai.

Lạigiải thoát gọi là cứng đặc. Như tre, lau, thầu dầu, cọngcây rỗng bộng mà hột thời cứng đặc. Trừ Phật Như-Lai,tất cả trời người đều không cứng đặc. Chơn giải thoátxa lìa tất cả các dòng hữu lậu. Giái thoát như vậy tứclà Như-Lai.

Lạigiải thoát gọi là bỏ các hữu-lậu, như có người ăn rồimà ói ra. Bỏ các hữu lậu là chơn giải thoát. Chơn giảithoát tức là Như-Lai.

Lạigiải thoát gọi là quyết định, như mùi thơm hoa bà-sư khôngcó trong hoa thất-diệp. Giải thoát như vậy tức là Như-Lai.

Lạigiãi thoát gọi là thủy-đại. Ví như thủy-đại thắng hơncác đại khác, hay nhuận hột giống của tất cả cỏ cây.Cũng vậy, giải thoát hay nhuận tất cả loài có sự sanh sống.Giải thoát như vậy tức là Như-Lai.

Lạigiải thoát gọi là vào. Như có cửa nẻo thời thông vào hầmvàng, có thể được vàng. Cũng vậy, giải thoát nhưcửa nẻo kia. Người tu vô ngã thời được vào trong. Giảithoát như vậy tức là Như-Lai.

Lạigiải thoát gọi là hay giỏi. Ví như học trò theo bên thầy,làm đúng theo chỗ thầy dạy bão thời được gọi là haygiỏi. Giải thoát như vậy tức là Như-Lai.

Lạigiải thoát gọi là pháp xuất-thế, ra khỏi hơn nơi tất cảpháp. Như vị của sữa và tô hơn vị của các thứ khác.Giải thoát như vậy tức là Như-Lai.

Lạigiải thoát gọi là bất động. Như ngạch cửa gió không làmđộng được. Giải thoát như vậy tức là Như-Lai.

Lạigiải thoát gọi là không sóng dợn. Như nước biển cả luôncó sóng dợn. Giải thoát không phải như vậy. Giải thoátnhư vậy tức là Như-Lai.

Lạigiải thoát gọi là có chỗ dùng. Như vàng Diêm-phù-đàn dùngđược nhiều việc. Không ai nói được chỗ xấu dở củavàng nầy. Cũng vậy, giải thoát không có xấu dở. Không cóxấu dở là chơn giải thoát. Chơn giải thoát tức là Như-Lai.

Lạigiải thoát bỏ hạnh anh-nhi, như người lớn bỏ hạnh trẻnít. Cũng vậy, giải thoát trừ bỏ năm ấm. Trừ bỏ nămấm là chơn giải thoát. Chơn giải thoát tức là Như-Lai.

Lạigiải thoát gọi là rốt ráo. Như người bị trói, đượcmở thả, tắm rửa sạch sẽ rồi về nhà. Cũng vậy, giảithoát là rốt ráo thanh tịnh. Rốt ráo thanh tịnh là chơn giảithoát. Chơn giải thoát tức là Như-Lai.

Lạigiải thoát gọi là sự vui vô-tác, vì đã ói sạch tham dục,sân hận cùng ngu si. Ví như có người uống nhầm thuốc độc,phải uống thuốc ói, khi ói hết chất độc thời thân đượcan vui. Giải thoát cũng vậy, ói các độc phiền não kiếtphược, thân được an-vui gọi là sự vui vô-tác. Sự vui vô-táctức là chơn giải thoát. Chơn giải thoát tức là Như-Lai.

Lạigiải thoát gọi là đoạn tất cả pháp hữu-vi xuất sanh tấtcả vô-lậu thiện-pháp. Đ.oạn bít các đạo : Hoặc là ngã,vô-ngã, phi-ngã, phi vô-ngã. Chỉ đoạn sự chấp lấy, chớkhôngh đoạn ngã-kiến. Ngã kiến đó gọi là Phật tánh. Phậttánh tức là chơn giải thoát. Chơn giải thoát tức làNhư-Lai.

Lạigiải thoát gọi là chẳng không mà không. Phàm không – khônggọi là vô-sở-hữu, vô-sở-hữu là sự vọng chấp – giảithoát của các nhà ngoại đạo Ni-kiền-tử, mà thật ra khôngcó giải thoát nên gọi là không-không. Chơn giải thoát thờikhông như vậy nên gọi là chẳng không mà không. Chẳng khôngmà không là chơn giải thoát. Chơn giải thoát tức là Như-Lai.

Lạigiải thoát gọi là không mà chẳng không. Như bình đựngnước đựng sữa, dầu không nước không sữa nhưng vẫn đượcgọi là bình nước, bình sữa. Các thứ bình đây không thểgọi là không hay chẳng không được. Nếu nói là không thờikhông được có sắc, hương ,vị, xúc. Nếu nói là chẳngkhông thời lại không có nước sữa. Giải thoát cũng vậykhông thể nói là sắc cùng với chẳng phải sắc. Chẳng thể nói là không cùng với chẳng không. Nếu nói là khôngthời chẳng được có thường, lạc, ngã, tịnh. Nếu nóilà chẳng không thời ai thọ thường, lạc, ngã, tịnh nầy.Vì những nghĩa ấy nên không thể nói là không cùng vớibất không. Không là nói không hai mươi lăm cõi và các phiềnnão, tất cả sựï khổ, tất cả tướng, tất cả hạnh hữu-vi.Như bình không nước thời gọi là không. Chẳng không là nóichơn thiệt thiện sắc : thường lạc, ngã, tịnh, chẳng động,chẳng biến. Như sắc, hương, vị, xúc của cái bình, thờigọi là chẳng không. Vì vậy nên giải thoát dụ như cái bìnhkia. Cái bình kia gặp duyên thời bị bể hư. Giải thoát khônghề bị hư hoại. Không thể hư hoại là chơn giải thoát.Chơn giải thoát tức là Như-Lai.

Lạigiải thoát gọi là lìa ham muốn. Ví như có người lòng hammuốn ngôi Thiên-Đế, Phạm-Vương, Tự-Tại-Thiên-vương. Giảithoát không như vậy. Khi đã thành bực Vô-thượng Chánh-giácrồi thời không ai không nghi. Không ai không nghi là chơn giảithoát. Chơn giải thoát tức là Như-Lai.

Lạigiải thoát đoạn sự ham muốn của ba cõi, đoạn tất cảtướng, tất cả hệ phược, tất cả phiền não, tất cảsanh tử, tất cả nhơn duyên, tất cả quả báo. Giải thoátnhư vậy tức là Như-lai. Như-Lai tức là Niết-bàn.

Tấtcả chúng sanh vì sợ phiền não sanh tử nên thọ tam quy-y.Ví như bầy nai sợ thợ săn, nhảy khỏi một nhảy dụ chomột quy-y, nhảy ba nhảy dụ ba quy-y. Do nhảy khỏi ba nhảymà đuợc thoát nạn an vui. Chúng sanh cũng vậy vì sợbốn loài ma mà thọ tam quy-y. Do tam quy-y nên được an vui.Được an vui tức là chơn giải thoát. Chơn giải thoáttức là Như-Lai. Như-Lai tức là Niết-bàn. Niết-bàn tức làvô tận. Vô tận tức là Phật tánh. Phật tánh tức là quyếtđịnh. Quyết định tức là Vô-thượng Chánh-Giác.”

Ca-DiếpBồ-Tát bạch Phật : “Bạch Thế-Tôn ! Nếu Niết-bàn,Phật tánh, quyết định và Như-Lai là một nghĩa, thế saonói rằng có ba quy-y?”

Phậtdạy : “Này Ca-Diếp ! Tất cả chúng sanh sợ sanh tử nêncầu tam quy-y.

Vìdo tam quy-y ,mà biết Phật tánh, quyết định, Niết-bàn.

NầyCa-Diếp ! Có pháp, tên thời một mà nghĩa thời khác. Cópháp, tên cùng nghĩa đều khác. Tên một nghĩa khác như Phậtthường, pháp thường, tăng thường, Niết-bàn, hư không cũngđều thường. Tên cùng nghĩa đều khác: Như Phật gọi làgiác, pháp gọi là bất giác, tăng gọi là hòa hiệp, Niết-bàngọi là giải thoát, hư không gọi là phi-thiện cũng gọi làvô-ngại.

NầyCa-Diếp ! Tam quy-y danh nghĩa đều khác, thế nên Như-Lai bảoMa-Ha-Ba-Xà-Ba-Đề rằng: Nầy Kiều Đàm-Di chớ cúng dườngNhư-Lai, nên cúng dường Tăng, nếu cúng dường Tăng thờiđược cúng dường tam quy đầy đủ. Ma-Ha-Ba-Xà-Ba-Đề thưarằng trong chúng tăng không Phật không Pháp, sao cho rằng cúngdường Tăng thời được đầy đủ cúng dường tam-quy? Như-Laidạy : Bà tuân lời Như-Lai đó là cúng dường Phật. Vì giải thoát là cúng dường Pháp. Chúng Tăng nhận lãnh làcúng dường Tăng.

NầyCa-Diếp 1 Thế nên tam quy chẳng được là một.

NầyCa-Diếp ! Hoặc có lúc Như-Lai nói một làm ba, nói ba làm một.Nghĩa ấy là cảnh giới của Chư Phật, chẳng phải là hàngThanh-Văn cùng Duyên-Giác biết được.

Ca-DiếpBồ-Tát bạch Phật : “ Như lời Thế-Tôn nói rốt ráo anvui gọi là Niết-bàn, nghĩa nầy như thế nào ? Luận về Niết-bànthời bỏ thân, bỏ trí, nếu bỏ thân trí ai sẽ thọ vui ?”

Phậtdạy : “ Nầy Ca-Diếp ! Ví như có người ăn xong buồn nôn,bèn đi ra ngoài mà ói, ói rồi trở vào nhà. Bạn bè hỏi anh đã lành mạnh chưa mà trở vào nhà. Người ấy đápđã lành, thân tôi được an vui. Như-lai cũng vậy, rốt ráoxa lìa hai mươi lăm cõi, trọn được chỗ Niết-bàn an lạckhông thể động chuyển, không có diệt tận, dứt tất cảthọ, gọi là sự vui không thọ. Không thọ như vậy gọi làsự vui thường trụ. Nếu nói Như-Lai có thọ sự vui thờilà không đúng. Thế nên rốt ráo vui tức là Niết-bàn, Niết-bàntức là chơn giải thoát, chơn giải thoát tức là Như-Lai.

Ca-DiếpBồ-Tát bạch Phật : “Bạch Thế-Tôn ! Bất sanh bất diệtlà giải thoát ư?”

Phậtnói : “ Phải ! Bất sanh bất diệt tức là giải thoát, giảithoát như vậy tức là Như-Lai.”

Ca-DiếpBồ-Tát bạch Phật : “Nếu bất sanh bất diệt là giảithoát, thời tánh hư-không cũng không sanh diệt lẽ ra là Như-Lai.Như tánh Như-Lai tức là giải thoát”.

Phậtnói : “ Nầy Ca-Diếp ! Việc ấy không phải vậy. Như tiếnghót rất thanh diệu của chim Ca-Lăng-Tần-Già cùng chim Mạng-Mạng,chừng có đồng với tiếng hót của chim quạ, chim khách chăng?”

Ca-DiếpBồ-Tát bạch Phật: “ Bạch Thế-Tôn ! Trăm ngàn muôn lầntiếng hót của chim quạ, chim khách sánh cũng không bằng tiếnghót của chim Ca-Lăng-Tần-Già cùng chim Mạng-Mạng.

BạchThế-Tôn ! Tiếng của chim Ca-Lăng-Tần-Già rất thanh diệu,thân cũng khác, sao đức Thế-Tôn lại đem so sánh với chimquạ, chim khách. Khác nào đem hột đình lịch sánh với núiTu-Di. Phật sánh cùng hư-không cũng lại như vậy. Tiếng củachim Ca-Lăng-Tần-Già có thể dụ cho tiếng nói của Phật.Không thể đem dụ với tiếng của chim quạ, chim khách.”

Phậtkhen : “ Hay thay ! Hay thay ! Nay ông khéo hiểu được pháp rấtsâu khó hiểu.

Cólúc vì một nhơn duyên mà Như-Lai dẫn như không để dụ chogiải thoát. Giải thoát như vậy tức là Như-Lai.

Chơngiải thoát, tất cả trời người không ai có thể sánh víđược. Mà hư không kia thiệt cũng chẳng phải là ví dụ.Nhưng vì giáo hoá chúng sanh nên đem sự chẳng phải ví dụđể làm dụ. Phải biết giải thoát tức là Như-Lai. TánhNhư-Lai tức là giải thoát. Giải thoát cùng Như-Lai không hai,không khác.

NầyCa-Diếp ! Chẳng phải ví-dụ, như vật không gì sánh khôngthể dẫn làm dụ. Vì có nhơn duyên có thể dẫn làm dụ.Như trong khế-kinh có nói diện mạo đoan chánh dường nhưmặt trăng tròn. Voi trắng sạch sẽ như núi tuyết. Trăng trònkhông đồng với gương mặt. Núi tuyết chẳng được tứclà voi trắng.

NầyCa-Diếp ! Chẳng thể đem dụ nào để ví dụ cho chơn giảithoát. Chỉ vì giáo hoá chúng sanh mà làm ví dụ thôi. Do nơiví dụ mà biết các pháp-tánh cũng lại như vậy”.

Ca-DiếpBồ-Tát bạch Phật : “Cớ sao đức Như-Lai nói hai thuyếtnhư thế ?”

Phậtnói : “Nầy ca-Diếp ! Ví như có người lòng giận tứctay cầm dao gươm muốn hại Như-Lai. Như-Lai vẫn hòa vui khôngcó vẽ giận hờn. Người ấy có thể hại được Như-Laiđể thành tội nghịch chăng ?”

Ca-DiếpBồ-Tát bạch Phật : “Bạch Thế-Tôn ! Không thể được.Vì thân Như-Lai không thể phá hại. Bởi thân Như-Lai vốnkhông thân chỉ có pháp-tánh. Tánh của pháp-tánh chẳng thểphá hoại. Người ấy đâu hại được thân Phật. Do vì cólòng ác hại mà người ấy thành tội vô-gián.

Donhơn duyên nầy dẫn các thứ ví dụ để được biết phápchơn thiệt.

Phậtkhen : “ Hay thay ! Hay thay ! Lời ông vừa nói chính là chỗNhư-Lai muốn nói .

NầyCa-Diếp ! Lại như đứa con ác muốn hại mẹ nó. Nhằm lúcnó ở bên đống thóc, mẹ nó đem cơm đến. Nó thấy mẹliền đi mài dao để giết mẹ. Mẹ nó biết ý bèn chui vàođống thóc để trốn. Nó cầm dao chém khắp đống thóc, tựcho là đã giết được mẹ nên rất vừa lòng. Lát sau mẹnó lén chui ra khỏi đống thóc và trở về nhà.

Ôngnghĩ thế nào, đứa con ấy có thành tội vô gián không ?”

Ca-DiếpBồ-Tát bạch Phật : “Bạch Thế-Tôn ! Không quyết địnhđược. Nếu nói là thành tội thời mẹ nó chưa bị giếtchết. Nếu nói là không tội, thời chính nó tự cho là đãgiết được mẹ và rất vừa lòng. Người ấy dầu chẳngđầy đủ tội nghịch, mà cũng là nghịch. Do nhơn duyênnầy, nên dẫn các ví dụ để được biết pháp chơn thiệt.”

Phậtkhen : “ Hay thay! Hay thay! Nầy ca-Diếp! Vì nhơn duyên ấynên Như-Lai nói các phương tiện ví-dụ để dụ giải thoát.Dầu nói vô-lượng vô số ví-dụ, mà thiệt không thể đemdụ để sánh được. Hoặc có nhơn duyên cũng nói ví dụ.Hoặc có nhơn duyên chẳng nói ví dụ. Thế nên giải thoátthành tựu vô lượng công đức như vậy, thẳng đến Niết-bàn.Niết-bàn Như-Lai cũng có vô lượng công đức như vậy. Dovì thành tựu viên-mãn vô lượng công đức như vậy nên gọilà Đại-Niết-Bàn.”

Ca-DiếpBồ-Tát bạch Phật : “ Bạch Thế-Tôn ! Nay con mới biếtchỗ đến của Như-Lai là không có cùng tận. Nếu chỗ đãkhông cùng tận, phải biết thọ mạng cũng phải không cùngtận.”

Phậtnói : “Hay thay ! Hay thay ! Nầy Ca-Diếp ! Nay ông khéo hay hộtrì chánh pháp. Nếu có người nào muốn đoạn trừ phiềnnão kiết-phược, phải nên hộ trì chánh pháp như vậy.”

THÍCHNGHĨA

(41)–NGŨ-DỤC : Năm điều tham dục : 1- Tiền của, 2- Sắcđẹp, 3-Danh vị, 4- An mặc. 5- Ngủ nghỉ. Cũng có chỗ nóiNGŨ DỤC là tham mê nơi cảnh ngũ trần : Sắc, thanh, hương,vị, xúc.
(42)–Nhơn gian có TIỂU TAM TAI ( ba tai nạn nhỏ). 1- Tai nạn vềbệnh tật nguy hiểm truyền nhiễm, như bệnh dịch, bệnh tráitrời, bệnh thiên thời v.v… 2- Tai nạn về sự đói khát.3- Tai nạn về sự đao binh (giặc loạn).Thế giới có ĐẠITAM TAI (3 TAI NẠN LỚN) : 1- Hỏa tai : tai nạn về lửa đốtcháy từ A-tỳ địa-ngục đến cõi trời Sơ-Thiền. 2- Thủytai : tai nạn về nước ngập đến cõi trời Nhị-Thiền. 3-Phong tai ; tai nạn về gió thổi tan đến cõi trời Tam-Thiền.
(43)-NAM-CĂN : bộ phận sanh dục của đàn ông. NỮ CĂN : bộ phậnsanh dục của đàn bà.
(44)- BỐN GIAI CẤP ở xứ Thiên-Trúc thời kỳ đức Thích-Caxuất thế 1- Ba-La-Môn : giai cấp bực thầy của quốcdân, gồm những dòng trí thức thông thái, nắm chủ quyềnvề văn hóa lễ nghi trong nước. 2- Sát-Đế-Lợi : giai cấpvua chúa hoàng tộc. 3-Tỳ-xá : giai cấp thương mãi, thợ thuyền.4- Thủ-Đà : giai cấp lao công, cần vụ.
(45)-TRƯỞNG-GIẢ: Danh từ tôn gọi hạng giàu sang cũng có đức hạnh.
(46)–“ BÁN TƯ” chỉ cho những học thuyết sơ cấp, phổ thông,chưa đến trình độ rốt ráo viên mãn.
(47)–PHƯƠNG ĐẲNG : rộng lớn cùng khắp.
(48)–THANH VĂN : Nghe thanh âm; hàng Tiểu-Thừa nghe thanh âm thuyếtpháp của Phật rồi y theo đó tu tập mà đoạn hoặc-nghiệp,chứng chơn-quả. Không phải như Đại-Thừa Bồ-Tát tự-ngộbổn tâm, tự-chứng bổn tánh.

HẾTPHẨM TỨ TƯỚNG THỨ BẢY

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567