Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mừng Khánh Tuế, Thêm Một Tuổi Hạ

14/06/202421:33(Xem: 1827)
Mừng Khánh Tuế, Thêm Một Tuổi Hạ

MỪNG KHÁNH TUẾ

THÊM MỘT TUỔI HẠ

Thích Nữ Giới Hương

 

 

Mỗi mùa xuân đến, hoa mai hoa đào đua nhau nở, pháo nổ tưng bừng chào đón những ngày mới của năm. Từ người lớn đến trẻ nhỏ, ai cũng xúng xính trong bộ quần áo mới, quây quần bên mâm bánh chưng bánh tét, chúc tết, tặng nhau phong bì lì xì may mắn (lucky money) màu đỏ, đó là lúc chúng ta rất vui vì ai cũng được thêm một tuổi và trưởng thành hơn.

Trong đạo Phật, mỗi mùa hạ an cư (ba tháng mùa hạ cấm túc) chư tăng ni được thêm một tuổi đạo, tuổi của tu tập trưởng dưỡng giới thân tuệ mạng.

 

Thêm một tuổi đời là tính từ năm sinh, ngày chúng ta vừa lọt lòng ra đời cho đến ngày nay. Theo Châu Á, vào tết âm lịch thì được cộng thêm một tuổi. Theo Châu Âu và các Châu khác khi tết dương lịch, vào ngày đầu tiên của năm mới thì được tính thêm một tuổi.

Trong khi đó, nhà Phật có hai cách tính tuổi đạo:

Một là tính từ ngày vào chùa, từ giả gia đình, cuộc đời trần thế, xuất gia, xuống tóc, làm chú điệu học đạo, nếp sống thánh hiền, ở trong chốn thiền môn.

Hai là tính từ ngày thọ giới cụ túc Tỳ-kheo (thầy) hay Tỳ-kheo-ni (Sư cô). Mỗi năm có ba tháng an cư kiết hạ (sau lễ Phật đản), quý thầy và quý sư cô đi nhập hạ tu tập thì sẽ được tính thêm một tuổi đạo, tuổi hạ, hạ lạp. Cho nên, vào ngày Tự tứ (thường là vào dịp lễ Vu Lan),  ngày đó chúng ta thường làm lễ khánh tuế Chư Tôn Thiền Đức Giáo Phẩm, Nhị bộ Tăng già, chúc mừng quý ngài được thêm một tuổi của giới thân huệ mạng.

 

 
ns gioi huong 2

Trường hạ Chùa Điều Ngự ngày 3-12 tháng 6 năm 2024

 

Thế nào là tuổi của giới thân huệ mạng?

Thân xác vật chất này là do nương tinh cha huyết mẹ mà có, đó là thân của đất nước gió lửa. Lớn lên, mượn đất nước gió lửa bên ngoài để duy trì mạng căn như hít thở không khí (gió), ánh nắng mặt trời (lửa), ăn cơm, rau, ngũ cốc (đất), uống nước (nước), nương các chất đó mà tạm gọi là xác thân. Còn giới thân huệ mạng là thân tinh thần, do giữ các giới luật của Phật như tỳ-kheo (250 giới), tỳ-kheo-ni (348 giới), đặc biệt trong ba tháng an cư, cấm túc ở một chỗ, chuyên tụng kinh, nghe pháp, ngồi thiền, khai mở giới-định-tuệ, lấy đó làm chất liệu nuôi dưỡng thân mạng tinh thần của mình.

“Giới thân” là lấy sự trì giới luật tinh nghiêm, oai nghi tế hạnh, đạo đức lương thiện, thanh tịnh trong sáng làm thân của mình; giống như giới hương, lấy hương của giới hạnh làm hương thơm trang nghiêm đạo tâm. 

 

“Huệ mạng” nghĩa là lấy trí tuệ làm mạng sống của chính mình. Mọi hành động, lời nói, suy nghĩ đều chánh kiến, đúng đắn và sáng suốt. Nếu sống không chánh hạnh, chánh nghiệp, xử lý mọi tình huống tà kiến, sai lầm thì mạng căn của mình bị đứt đoạn, nên nhà Phật có câu: “Duy tuệ thị nghiệp” (chỉ có trí tuệ mới là sự nghiệp của mình).

 

ns gioi huong Các hành giả an cư (Ni sư Giới Hương chấp tay cầm chuỗi)



 

Ba tháng an cư là ba tháng huân tu, kết tinh thuần thục oai nghi tế hạnh, thức tỉnh giác ngộ, nên mỗi một hành giả an cư được thêm một tuổi hạ của giới thân, huệ mạng.

Đó là món quà quý nhất mà chúng ta dâng lên Đức Từ Phụ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Thánh Tổ, Sư Trưởng, Chư tôn đức giáo phẩm giáo thọ và các đàn na tín thí hộ trì các trường hạ, cho chúng ta thuận duyên tưới tẩm hạt giống giới-định-tuệ và nuôi lớn tuổi hạ “giới thân huệ mạng” của mình.

Nam Mô Chứng Minh Sư Bồ Tát Ma-ha-tát.

 

Trường hạ Chùa Điều Ngự ngày 12 tháng 06 năm 2024

Kính bút,

Thích Nữ Giới Hương

[email protected]

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/12/2010(Xem: 7854)
Lễ tắm Phật là một trong những nghi thức phổ biến của lễ hội Phật đản hằng năm trong nhiều truyền thống Phật giáo khác nhau. Nghi thức này vốn đã xuất hiện khá lâu tại Ấn Độ, Trung Á và Trung Hoa...
24/11/2010(Xem: 12299)
Bộ Ảnh về Cuộc Đời Đức Phật, Bộ hình phác họa về lịch sử, cuộc đời đức Phật do một họa sĩ người Thái Jamnuon Jhanando thực hiện. Những lời giải thích do cá nhân chúng tôi chú thích, nếu có sai sót xin nhờ quý vị chỉnh sửa dùm cho đúng. Kính tri ân…
24/11/2010(Xem: 4322)
Phật giáo Việt Nam trong nước cũng như ngoài nước đã không như hôm nay nếu không có cuộc vận động tự do tín ngưỡng và công bằng xã hội do Phật giáo phát động ở Miền Nam năm 1963.
20/10/2010(Xem: 6106)
Nó là một đứa bé miền quê, mà người trong làng hay gọi là thằng Moi. Có lẽ vì hồi nhỏ nó hay moi đất sét để nắn cái này cái kia cho nên, mới có cái biệt hiệu đó. Nó nhớ hồi đó, có lần nó nắn tượng mấy ông Phật mà nó thấy trong chùa, bị mẹ nó la cho một trận tơi bời khói lửa, nói là không nên làm vậy vì thất kinh với Phật. Trong đầu óc nó không biết làm như vậy là thất kính với Phật, nó chỉ biết thấy ông Phật trong chùa như thế nào thì nắn lại như vậy. Mà mẹ nó nói cũng đúng. Nó nắn tượng Phật xấu hoắc, không có tướng hảo quang minh gì cả, chỉ làm xấu đi hình tượng phước trí trang nghiêm của Phật mà thôi.
11/10/2010(Xem: 12725)
Hòa cùng với niềm hoan hỷ của hàng trăm triệu người con Phật trên thế giới đón mừng ngày đản sinh của đức Thích Ca Mâu Ni, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ và các Chùa, các Tự Viện tại miền Nam California, sẽ long trọng tổ chức Đại Lễ Phật Đản Phật Lịch 2558 vào ngày thứ Bảy 3 tháng 5 năm 2014 tại Trường Trung Học Bolsa Grande, 9401 Westminster Avenue, Garden Grove, CA 92844, Orange County, California, Hoa Kỳ.
10/10/2010(Xem: 7396)
Cách đây 2638 năm tại kinh thành Ca Tỳ La Vệ xứ trung Ấn Độ, giữa loài người chúng ta và trên trái đất xinh đẹp này, một Đức Phật đã ra đời đó là Đức Thích Ca Mâu Ni. Theo truyền thuyết thái tử Tất Đạt Đa khi đản sinh đã bước đi bảy bước có hoa sen đở chân, cùng lúc ấy chư thiên tung hoa trời, trổi thiên nhạc đón mừng thái tử ra đời, trên không trung có chín rồng phun nước ấm mát tắm cho thái tử.
09/10/2010(Xem: 7869)
Mùa Phật Đản lại về. Cùng với Phật Giáo đồ trên toàn thế giới, cũng vào ngày giờ này, chúng ta thành kính đón mừng lễ Đản Sanh của Đức Từ Phụ trong niềm hân hoan và lòng biết ơn vô hạn đối với Ngài, đối với đạo lý giải thoát như thật do Ngài vạch ra. Trong niềm hân hoan và biết ơn vô hạn đó, tôi xin gửi đến chư tôn Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tang Ni và đồng bào Phật Tử trong cũng như ngoài nước, lời cầu chúc an lành, lời kêu gọi hòa hợp và tiến tu.
08/10/2010(Xem: 6780)
Người ta luôn hỏi câu này, Phật đã đi đâu và hiện nay ngài đang ở đâu? Đây là một câu hỏi rất khó trả lời cho những ai không có một sự tu tập về đời sống tâm linh. Bởi vì người đời thường nghĩ về cuộc sống theo cách của thế gian. Họ khó có thể hiểu được khái niệm một vị Phật. Vài nhà truyền giáo nào đó tiếp cận các Phật tử và nói rằng Phật không phải là một vị thần mà chỉ là một con người. Ngài đã chết và không còn nữa. Vậy thì làm sao người ta có thể tôn sùng một người cũng đã chết? Những chúng ta phải hiểu rằng, Đức Phật được tôn xưng là Thiên Nhân Sư, vị thầy của chư thiên và loài người. Bất cứ khi nào chư thiên có gặp khó khăn, họ đều gặp ngài để xin lời khuyên. Thế rồi họ nói rằng vị chúa tể của họ vẫn hằng sống, và đó là lý do tại sao người người cầu nguyện với Ngài.
21/09/2010(Xem: 5974)
Mỗinăm đến ngày Phật Đản, nhìn hình tượng đức Phật Sơ Sinh tôi có cảm giácrằng sự kiện lịch sử ấy xảy ra dường như không xa lắm. Mớimột ngày nào trong vườn Lâm Tỳ Ni nơi thành Ca Tỳ La Vệ nước Nepal (mộtvương quốc của Ấn Độ), đức Từ phụ của chúng ta vì lợi ích của chúng sanh mà một lần nữa trở lại cõi đời này với hình ảnh một con người bình thường, một thoáng thời gian mà đã 2625 năm trôi qua, nhưng hình ảnh bậcvĩ đại đó vẫn còn sống mãi với dòng thời gian bất tận, và tồn tại mãi trong con tim của người phật tử chúng ta...
20/09/2010(Xem: 7672)
Mùahoa Ưu Ðàm nở, ngày Ðức Phật đản sanh lại về trong tâm tư người con Phật khắp nơi trên thế giới. Hàng triệu-triệu tấm lòng nhất tâm tưởng niệm và trang trọng cử hành đại lễ Khánh đản. ÐứcPhật thị hiện nơi đời bằng bi nguyện độ sinh, Ngài đã thể hiện nhân cách siêu việt qua tình thương yêu muôn loài, tôn trọng sinh mạng của hết thảy chúng sanh. Sự hiện hữu của Bậc Ðại Giác Thế Tôn chính là bứcThông Ðiệp Hòa Bình gởi đến mọi loài chúng sinh trong tam giới...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]