Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tại sao Đức Phật chọn tái sanh vào xứ Ấn Độ?

08/05/202406:12(Xem: 2388)
Tại sao Đức Phật chọn tái sanh vào xứ Ấn Độ?


phat dan sanh
Tại sao Đức Phật
chọn tái sanh vào xứ Ấn Độ?

 Lê Huy Trứ

 


Tôi xin mạo muội giải thích công án này, trong kiếp nhân sinh cuối cùng lịch sử của Đức Thế Tôn: Như Lai đã có chủ định rất minh bạch, và với mục đích chính yếu, chọn ngay xứ Ấn Độ để tái sinh, đầu thai trong hoàng tộc.

 

Nên lưu ý, kiếp cuối cùng của Đức Thế Tôn là hiện thân của Đức Phật lịch sử.   Tuy nhiên, Ngài đã đắc đạo trong nhiều kiếp trước.  Chính từ kim khẩu của Đức Thế Tôn, Ngài đã từng giảng pháp cho chúng sinh ngay cả chư thiên, trong những tiền kiếp, có thể còn trong hiện tại, và ngay cả tương lai, ở những khoảng không thời gian nào đó, mà tôi sẽ chứng minh trong một chủ đề pháp luận khác trong tương lai rất gần, dựa vào cả hai kinh điển của Đại Thừa và Nguyên Thủy.

 

Hành trình giác ngộ của hành giả có thể từ vài trăm năm cho đến vài ngàn năm tùy theo căn cơ của mỗi chúng sinh (kể cả người, chư thiên [phạm thiênmini gods], thượng đế [vua của chư thiên, God], …).  Một kiếp bách tuế của nhân sinh chỉ là một chuổi tràng hạt trong vòng tu tập của hành giả.  100 năm trong cõi trần ai chỉ là một niệm trên cõi của chư thiên.  Một kiếp của chư thiên chỉ như một phần ngàn của sátna trong vũ trụ.   Vài tỷ năm tuổi của trái đất (nhỏ hơn hạt lân hư trần trong vũ trụ) không nghĩa lý gì với 14 tỷ năm của vũ trụ, đáng kể gì triệu kiếp của vi khuẩn chúng sinh…muốn tu thành tiên, thành phật.

 

Những điều này đã được khoa học giải thích về thời gian khác nhau trên những vệ tinh có độ quay nhanh chậm khác nhau, chung quanh định tinh.

 

Tự cổ chí kim, Ấn Độ có một xã hội rất phức tạp, kỳ thị giai cấp, kỳ thị tôn giáo với hơn 250 thổ âm trong những quốc gia nhỏ, rất nhiều bất công, và thống khổ trong nhân gian.  Và như thế, Như Lai đã đến, như là một bậc tối thượng Dược Y Vương, để dạy chúng sinh về nguyên nhân của sự Khổ và phương cách để Diệt Khổ. 

 

Như Lai không tái sinh, lần cuối cùng này thôi, ở Tàu, Âu Châu (lúc đó, còn ăn lông ở lỗ,) Phi Châu, Úc Châu, Bắc Nam Cực, hay đầu thai làm Indian ở Châu Mỹ, Tây Tạng, hay ở Việt Nam, những nơi đó đang còn man di, mà Ngài lại đi chọn cái xứ Ấn Độ để tái sinh, tại vì Như Lai, chắc chắn, cũng đã có chủ ý riêng – không có chỗ nào khổ hơn xứ Ấn, ngay cả bây giờ vẫn khốn nạn, không khá gì hơn?

 

Như Lai có nhiều nghĩa, trong Anh Ngữ dịch hai nghĩa trái ngược đó là “one who has thus come ” (Tathā-gata) hoặc “one who has thus gone” (Tathā-āgata), tức là người đã đến như vậy, và người đã đi như vậy.  Theo tôi Như Lai còn là ‘không đến, không đi.’

 

Chư tăng ni của Phật Giáo Bắc Truyền ít có khi giảng về lý tương đồng của danh từ Như Lai, tương tự như quan niệm của Phật Giáo Nam Truyền, qua lời trình bày sau đây của Ngài Long Thọ trong tác phẩm Trung Quán Luận, phẩm Niết Bàn.  

 

Ở trong phẩm Niết Bàn, Ngài Long Thọ dùng phương pháp luận, tứ cú bách phi, nói rằng,

Sở dĩ gọi là “Như Lai” bởi vì không thể nói Như Lai tồn tại sau khi viên tịch Niết-bàn. Không thể nói Như Lai không tồn tại sau khi viên tịch Niết-bàn. Không thể nói vừa tồn tại vừa không tồn tại sau khi viên tịch Niết-bàn. Và cũng không thể nói là không tồn tại và cũng không tồn tại sau khi Niết-bàn”.

 

Cho nên, Như Lai không đến, không đi (vô khứ, vô lai.)

 

Vô khứ vô lai có nghĩa là, “Không đi không đến, chỉ pháp thân của Đức Như Lai vắng lặng thường trụ.”

 

“Theo Kinh Kim Cang thì Như Lai là không từ đâu tới và không đi đâu; theo Khởi Tín Luận thì Như Lai không sinh không diệt, bốn tướng không làm nó di động, không đi không đến, ba đời không làm nó thay đổi —Neither going nor coming—Eternal like the dharmakaya.”10

 

Nên biết, Đức Thế Tôn không cố tâm sáng lập Phật Giáo để được tín đồ quỳ lạy, tụng kinh, và thờ cúng mình mà Ngài chỉ muốn truyền phương pháp diệt khổ cho chúng sinh.   Điều không ngờ là Phật Giáo bành trướng nhanh chóng, với nhiều tín đồ và tu sĩ nam lẫn nữ, nên Ngài phải tổ chức tăng đoàn với những điều luật cần thiết để duy trì trật tự.  Từ đó “đạo” Phật (con đường giác ngộ) trở thành Pht Giáo, tôn giáo bất đắc dĩ, với những nghi thức cúng bái, tụng kinh, cầu xin, và lễ lược phức tạp như chúng ta được chứng kiến hiện nay. 

 

Tôn Giáo Giác Ngộ này, do nhân duyên sinh ra, manh nha, và trưởng thành với những hoàn cảnh rất khó khăn trong một xã hội rất cổ thủ, đầy phong kiến, phân chia giai cấp, và kỳ thị tôn giáo ở Ấn Độ kể cả Pakistan hiện đại, tự cổ chí kim.  Hậu quả, “Tân tôn giáo cải cách, cách mạng phôi thai” này đã bị Hindu và Hồi Giáo truy diệt, tàn sát tới cùng một cách rất dã man sau khi Đức Phật nhập diệt.

 

Phật Giáo ở Ấn, nhất là ở Paksitan, bây giờ cũng không thể bành trướng được như những quốc gia khác trên thế giới, đã được tôi giải thích qua những phân tích kể trên.  Nhưng yếu tố chánh làm cho Phật Giáo hầu như bị tiêu diệt ở Ấn, nguyên nhân bởi vì nhân tâm, nhân tình, nhân tánh, ... từ những tập tục truyền kiếp, và với những hủ tục cuồng tín nên không thể ‘giáo’ hóa hay thay đổi họ được.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/06/2024(Xem: 1224)
Hình ảnh Lễ Phật Đản 2648 (02/06/2024) tại Chùa Huệ Quang, Melbourne, Úc Châu
31/05/2024(Xem: 891)
Đốt trầm xông khói toả Hoa tươi sắc dâng hương Đèn trong nhà ngoài ngõ Mênh mang một mảnh vườn Lâm-tỳ-ni thị hiện Bậc Ứng cúng Như lai Bảy bước Sen trọn vẹn Sáng ấm sưởi muôn loài
31/05/2024(Xem: 2085)
Vào hôm thứ Hai, ngày 20 tháng 5 năm 2024 (13/4/Giáp Thìn) tại Văn phòng Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên Hợp Quốc (tiếng Anh: United Nations Economic and Social Council, viết tắt ECOSOC) đã diễn ra sự kiện Kỷ niệm 25 năm Quốc tế lễ Vesak (1999-2924), sự kiện thường niên của Liên Hiệp Quốc kể từ năm 1999, khi Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua Nghị quyết 54/115 về việc kỷ niệm Ngày quốc tế Vesak hàng năm nhằm ghi nhận đóng góp của Phật giáo, một trong những tôn giáo lâu đời nhất trên thế giới, đối với đời sống tâm linh của con người, cũng như đối với nỗ lực chung của cộng động quốc tế vì hòa bình, hợp tác, hòa hợp và phát triển. Một sự kiện quan trọng thiêng liêng được đồng tổ chức bởi Phái đoàn Thường trực Đại hội đồng Liên Hợp quốc Sri Lanka và Thái Lan.
29/05/2024(Xem: 927)
Cần gửi chút yêu thương Để tình người ấm lại Cần đôi phút khờ dại Để lòng mình vô ưu. Cần trải chút tâm Từ Để chan hòa cuộc sống Cần lặng dừng xao động Để cảm nhận bình yên..
28/05/2024(Xem: 2232)
Nhạc kịch Thái tử Siddhartha (Siddharta The Musica, 悉達多太子音樂劇) được biểu diễn tại Trung tâm Hội nghị và Nhà hát JIEXPO, Daerah Khusus Ibukota Jakarta, Indonesia, sau 17 năm hoạt động nhằm mang thông điệp về thiết chế tôn giáo đến tất cả nhân dân Indonesia. Hôm thứ Bảy, ngày 25/5/2024, ông Supriyadi, người phụ trách phát triển các cộng đồng Phật giáo trực thuộc Bộ các Vấn đề Tôn giáo Indonesia chia sẻ: “Đạo đức của nhà hát nhạc kịch này phù hợp với chương trình thiết chế tôn giáo của Chính phủ Indonesia. Hy vọng rằng buổi biểu diễn này có thể tác động và củng cố hành vi để sống hoàn hảo hơn”.
27/05/2024(Xem: 1252)
Sáng ngày 26/5/2024, Niệm Phật Đường Đức Hải, Tasmania đã trang nghiêm tổ chức Đại lễ Phật Đản 2648. Hòa Thượng Thích Thông Mẫn, Phó Hội Chủ kiêm Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Tăng Sự, Viện Chủ Tu Viện Quảng Đức Melbourne, Úc Đại Lợi đã từ bi quang lâm chứng minh. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm với sự tham dự của khá đông Phật tử trong và ngoài Bang Tasmania.
25/05/2024(Xem: 1240)
Lễ Phật Đản 2648 (2024) tại Chùa Giác Nhiên, Auckland, Tân Tây Lan
25/05/2024(Xem: 1666)
Lễ Phật Đản 2648 của cộng đồng Phật tử Nepal tổ chức tại Tu Viện Quảng Đức (Buddha Jayanti 2024 of Tamu Samaj Nepalese community at Quang Duc Monastery), Saturday 25/5/2024
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]