Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cảm niệm Phật Đản-Phật lịch 2567

31/05/202306:33(Xem: 2847)
Cảm niệm Phật Đản-Phật lịch 2567

phat dan sanh


Cảm niệm Phật Đản-Phật lịch 2567


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Kính bạch đức Thế Tôn!

Từ một kiếp xa xưa, đức Thế Tôn đã phát khởi năm trăm đại nguyện, thực hành bồ tát đạo hóa độ chúng sanh[1]; và Ngài cũng đã đến nơi thế giới này với tám ngàn lần[2] để thực hành đại nguyện ấy, qua nhiều hình thức khác nhau, khi thì Ngài thị hiện với hình thức Tiểu quốc vương, Đại quốc vương, Chuyển luân Thánh vương, khi thì Ngài hiện thân Đế thích, khi thì hiện thân Phạm vương, khi thì Ngài thị hiện thân của một Trưởng giả, một Cư sĩ, một Tể tướng, khi thì Ngài hiện thân tướng của một Tỷ kheo với nếp sống Phạm hạnh, khi thì Ngài thị hiện làm vị Độc giác, bậc quán chiếu tự thân duyên khởi, khi thì thị hiện thân của các vị Bồ tát ở trong hàng Thập địa, để giáo hóa chúng sanh, với nhiều hình thức thuận nghịch để đem lại lợi ích cho đa số, an lạc cho thế giới trời người và muôn loài chúng sanh.

Và thân cuối cùng của chặng đường thực hành bồ tát đạo, từ cung trời Đâu-suất, Ngài đã ứng thân thị hiện ở nước Ca-tỳ-la-vệ, trong dòng dõi Sát-đế-lợi, phụ vương là Tịnh-phạn, mẫu hậu là Ma-da với phong thái của vị Bồ tát Nhất sinh bổ xứ, đi bảy bước trên bảy hoa sen và tuyên bố: “ Thân này là thân sau cùng, không còn thân nào nữa ở trong sinh tử và sẽ thành bậc Vô thượng giác, ngay trong đời này”.[3]

Sau khi đản sanh, đức Thế Tôn đã xuất gia tu tập, thành bậc Vô thượng giác, chuyển vận Pháp luân và đã thị hiện Niết bàn cách đây 26 thế kỷ.

Nhưng, những di ngôn pháp bảo của đức Thế Tôn trải qua bốn mươi chín năm[4] hoằng pháp lợi sanh đã được chư Tổ kết tập, biên tập, chú giải, qua các thời kỳ, tập thành Tam tạng Thánh điển, gồm Kinh, Luật và Luận.

Trong những di ngôn Pháp bảo ấy, đức Thế Tôn đã khẳng định sự có mặt của Ngài là: “Đem lại lợi ích cho đa số, đem lại an lạc cho thế giới trời người”.[5]

Và Chư Phật-Thế Tôn xuất hiện giữa cuộc đời là để: “Hàn gắn lại những gì thế gian đã bị đổ vỡ; dựng đứng lại những gì thế gian đã bị xiêu vẹo; bật ngọn đèn cho mọi người thấy; chỉ đường cho mọi người đi”.[6]

Sự thật của thế gian là nhân duyên tương tục vô thường, nhưng do chúng sanh chấp thủ vào quan điểm thường kiến, nên tạo ra những đổ vỡ cho thế gian; tạo ra những xiêu vẹo cho thế gian; tạo ra những bóng đêm cho thế gian và dẫn chúng sanh trong thế gian đi mãi ở trong đêm dài tăm tối khổ đau;

Sự thật của thế gian là nhân duyên tương tục vô thường, nhưng do chúng sanh chấp thủ vào quan điểm đoạn kiến, nên tạo ra những đổ vỡ cho thế gian; tạo ra những xiêu vẹo cho thế gian; tạo ra những bóng đêm cho thế gian và dẫn chúng sanh trong thế gian đi mãi ở trong đêm dài tăm tối tử sanh.

Buông bỏ hai chấp thủ này, thì mọi đổ vỡ của thế gian có thể hàn gắn lại được; những gì xiêu vẹo ở trong thế gian có thể dựng đứng lại được; đêm tối của thế gian có thể xóa tan đi được và mọi người có thể thấy được con đường để đi tới an lạc và hạnh phúc trong những điều kiện nhân duyên mà chính họ đang có thể.

Sự thật của thế gian là tương quan duyên khởi vô ngã, nhưng do chúng sanh chấp thủ ngã, khát ái ngã dưới nhiều góc độ sâu cạn khác nhau, nên tạo ra những đổ vỡ cho thế gian; tạo ra những xiêu vẹo cho thế gian; tạo ra những bóng đêm cho thế gian và dẫn chúng sanh trong thế gian đi mãi ở trong đêm dài tăm tối của sanh tử khổ đau.

Quán chiếu sâu xa giáo lý duyên khởi của đức Thế Tôn đã từng dạy, suốt bốn mươi chín năm, bằng nhiều phong thái và ngôn ngữ sâu cạn, rộng hẹp khác nhau, cho từng cấp độ tu học khác nhau của các hàng đệ tử ở trong các chúng hội, nhưng không ra ngoài lời khuyên dạy hàng tứ chúng đệ tử hãy sống nếp sống trung đạo, ít tham muốn, biết vừa đủ và buông bỏ tâm chấp thủ ngã, để làm lợi ích cho tất cả chúng sanh, bằng tất cả tâm hạnh từ bi và lòng biết ơn vô hạn.

Hễ mọi người biết buông bỏ tâm chấp thủ ngã bao nhiêu, thì mọi đổ vỡ của thế gian có thể hàn gắn lại được bấy nhiêu; những gì xiêu vẹo ở trong thế gian bao nhiêu thì có thể dựng đứng lại được bấy nhiêu; đêm tối của thế gian có thể xóa tan và mọi người có thể thấy được con đường để đi tới an lạc và hạnh phúc trong những điều kiện nhân duyên mà chính họ đang có thể.

Và hễ mọi người thực hành tâm hạnh từ bi bao nhiêu, thì giải tỏa oán kết nội thù giữa con người với con người và giữa con người với muôn loài chúng sanh được bấy nhiêu; mọi người thực hiện lòng biết ơn và  báo ơn bao nhiêu, thì phước đức nơi tự thân của chính họ lớn lên bấy nhiêu. Phước báo hữu lậu, vô lậu không mong cầu mà tự kết thành hoa trái; tai họa không cần xua đuổi mà tự tan biến thành hư vô.

Vậy, Phật đản, Phật lịch 2567, lại trở về với hành tinh trái đất của chúng ta, chúng ta là hàng Tứ chúng đệ tử của đức Thế Tôn, nguyện từ bỏ hai cực đoan chấp đoạn, chấp thường; tránh xa đời sống buông lung trong các dục; nguyện sống nếp sống thiểu dục tri túc; nguyện thực hành trung đạo; nguyện buông bỏ sự chấp thủ ngã, để có thể thực hành lợi ích bằng tất cả tâm từ bi, cùng với lòng biết ơn và bàn tay mở rộng, nhằm có thể hàn gắn lại những gì đã bị đổ vỡ, dựng đứng lại những gì đã bị xiêu vẹo, bật ngọn đèn cho mọi người thấy và chỉ đường cho mọi người đi, để dâng lên cúng dường đức Thế Tôn, nhân ngày thị hiện đản sanh của Ngài.

Nam Mô Lâm Tỳ Ni Viên Vô Ưu Thọ Hạ Thị Hiện Đản Sanh Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Tác Đại Chứng Minh.

                                                                             Nhất Tâm Kính Lễ Ngài

                                                                            Đệ tử:  Tỷ kheo Thích Thái Hòa

 

 

 



[1] Bi Hoa Kinh, 6, 7, Đại Chính 3; Đại Thừa Bi Phân Đà Lợi Kinh 5, Đại Chính 3.

[2] Phạm Võng Giới Kinh, Đại Chính 24.

[3] Phật Bản Hạnh Tập Kinh 7, tr687a, Đại Chính 3.

[4] Tư liệu Phật giáo Nam truyền 45 năm.

[5] Tạp A Hàm Kinh, Tương Ưng Bộ Kinh.

[6] Mahāpadāna-Suttanta – Đại Bản Kinh, Trường Bộ Kinh III.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/05/2023(Xem: 1846)
Nhân dịp Đại lễ Vesak, kỷ niệm những sự kiện chính trong cuộc đời của Đức Phật, Bộ Đối thoại Liên tôn thuộc Tòa thánh Vatican chân thành gửi một thông điệp chào mừng đến các Phật giáo đồ trên toàn thế giới, với tựa đề: “Phật tử và Cơ đốc nhân: Chữa lành vết thương cho nhân loại và hành tinh thông qua Karuna (từ bi tâm) và Agape (lòng bác ái).”
21/05/2023(Xem: 2153)
Vào sáng ngày 20/5/2023 (ngày 02/4 Quý Mùi), chùa Đại Bảo Trang Nghiêm tọa lạc tại số 2553 Darwin Street, thành phố Hayward, tiểu bang California đã trang nghiêm tổ chức Đại lễ Phật Đản Phật lịch 2567.
21/05/2023(Xem: 2076)
Khi ánh sáng tâm từ, phúc hạnh và sự mẫn tuệ của Người khai sáng dòng mê lạc trú ẩn trong mỗi chúng sinh, soi rọi cõi ta bà bằng năng lượng của lòng từ bi và chánh đạo là khi Phật đã hướng con người ra khỏi lục trần với muôn nghìn bể khổ. Chính cuộc đời Đức Phật vĩ đại như thế khiến cho yếu tố huyền thoại của Người khi Đản sinh đi vào tâm thức nhân loại như là một huyền sử thiêng liêng, lưu truyền và tồn tại lâu dài trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng.
21/05/2023(Xem: 2676)
Nhìn bạn đạo dâng Thầy thiệp KÍNH MỪNG PHẬT ĐẢN Hỗ thẹn thầm và chợt ngộ ra rằng: “Thế nào để xứng danh Phật tử thuần thành?” Thêm vào Tết dân tộc, cử hành nhiều Tết Đạo
18/05/2023(Xem: 2637)
Lễ Phật Đản và Lễ Vesak có gì Khác Nhau ?
17/05/2023(Xem: 2683)
Phóng viên Đăng Trình SBS Radio phỏng vấn TT Thích Phước Tấn, TT Thích Nguyên Tạng cùng 3 Phật tử Tâm Huệ, Quảng An và Diệu Nghiêm tại Lễ Hội Vesak PL 2547 ở Melbourne Town Hall, Thứ Bảy 13/5/2023
17/05/2023(Xem: 2484)
Phật Giáo Đồ Kính Mừng Đại Lễ Vesak 2023 tại White House 2023
15/05/2023(Xem: 2997)
Vesak là tiếng Sinhalese của người dân đảo quốc Sri Lanka (Tích Lan), tiếng Pali là Vesakha, tiếng Phạn (Sanskrit) là Vaisakha, Vesak là tên gọi của một tháng theo lịch xưa của nước Ấn Độ trong thời Đức Phật, tháng Vesak tương đương tháng Năm dương lịch, và tháng Tư âm lịch. (Nhưng vì năm nay , lịch Việt nhuận tháng hai nên tháng năm Dương lịch mà tháng ba vẫn còn).
11/05/2023(Xem: 2315)
Khi hàng triệu Phật giáo đồ trên khắp thế giới chuẩn bị đón mừng Quốc tế lễ Vesak Phật lịch 2567 (Tây lịch 2023), kỷ niệm ba sự kiện trọng đại trong cuộc đời Đức Phật, Đản sinh, Thành đạo và Niết bàn, sự kiện được diễn ra vào ngày 5 tháng 5 năm 2023, các thành viên tăng đoàn Phật giáo từ các quốc gia trên thế giới tập trung tại Tòa Bạch Ốc, Washington, CD, để tham dự.
10/05/2023(Xem: 3226)
Đạo Phật đến với chúng sanh để đem lại giá trị bình đẳng giữa người và người, giữa con người với muôn loài chúng sanh, giữa chúng sanh và Đức Phật. Vì thế Đức Phật đã thường dạy: " Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành". Sự tự do và bình đẳng tuyệt đối này chỉ có trong đạo Phật. Nhưng một khi sự tự do và công bằng bị đe dọa bức hại thì người con Phật chỉ đấu tranh bằng phương thức bất bạo động, thậm chí đôi khi phải tự hy sinh luôn cả thân mạng của mình. Điển hình như sự tự thiêu của Hòa Thượng Thích Quảng Đức và các Thánh tử đạo năm 1963. Kỷ niệm ngày đản sanh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, chúng ta hãy tiếp tục thắp sáng ánh đạo vàng lan tỏa khắp mọi thời gian và không gian. Lấy trí tuệ từ trong giáo pháp của Ngài để xóa tan mê mờ tăm tối của nhân gian. Lấy từ bi như lòng từ của Đức Phật để xoa dịu nỗi đau cho chúng sanh. Lấy tâm đại hùng đại lực để bảo vệ chánh pháp như các bậc tiền nhân đã vị pháp vong thân khi Phật pháp bị cường quyề
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]