Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật Ngự Trong Ta (lễ Phật Đản ở Hải Dương, Bắc Việt)

23/05/202307:08(Xem: 1634)
Phật Ngự Trong Ta (lễ Phật Đản ở Hải Dương, Bắc Việt)

phat dan (15)

PHẬT NGỰ TRONG TA


365 Ngày thoáng như giấc mộng, ngày Đản sanh của đức Từ phụ cũng chạy đua với thời gian, nhất là những tín đồ thuần thục, ngày nào các U còn bỡ ngỡ thiết kế lễ đài lần đầu nơi vùng quê chưa có Tăng ni hướng dẫn, giờ đây tràn đầy kinh nghiệm.

Hải Dương, một tỉnh cách Hà Nội trên dưới 100km,tại thôn nghèo Kinh Dương,huyện Bình Giang, phật tử Hà Nội như:Tuệ Hiền, Diệu Hoa, Phúc Tâm, Diệu Hiền,Tinh Phủ,Minh Vỹ,Tịnh Hương,Diệu Liên…đệ tử của Thiền viện Trúc Lâm Sùng Phúc Phúc kết hợp một số Phật tử các nơi kéo về vùng quê để đem ánh sáng Phật pháp, lần đầu tiên, bà con nơi đây mới biết thế nào là Phật đản.

Các U trên 60 trèo cao để treo cờ, căng bạt.Từ Nam gửi ra cúng tượng sơ sanh; lần đầu tiên ấy, đã gieo hạt giống tín ngưỡng vào lòng người chân lấm tay bùn chưa bao giờ nghe đến hai chữ Đản sanh!

Phật Đản 2567 lại về trên quê hương, trong khi các nơi chỉ chuẩn bị thiết trí lễ đài, xã Thái Dương, nhà chị Đỗ thị Thiêm, Pd Chơn Phúc Tâm, các U đã hoàn thành trang nghiêm nơi “mộc dục”. Năm nay được sư cô Huệ Tín trụ trì chùa Phúc Chủ cùng địa phương về làm lễ hôm 3/4 âm lịch, thêm một niềm vui cho bà con trong xã.

Các tỉnh phía Bắc do Phật tử chủ động thiết trí đón mừng Từ phụ ra đời như Hải Dương thật hy hữu. Tỉnh thành nào cũng được như Hải Dương, Phật giáo chả mấy khi trăm hoa đua nở.

Phật giáo không chú trọng hình tướng, nhưng quần chúng cũng phải cần hình tướng để xác định niềm tin Tam bảo. Đối với những bậc chọn con đường xuất thế thì hình tướng đôi khi chướng ngại đường tu, nhưng tín đồ là thành phần nhập thế để đem đạo vào đời, hình tướng trở thành phương tiện ắt cần phải có.

Những chị em phật tử thiền viện Sùng Đức đã đem ánh sáng Phật pháp cho bà con xa đô thị, hạnh nguyện này có lẽ sẽ được tiếp nối đến những vùng xa xôi khác mà nhóm chị em là hạt giống gieo mầm, cũng sẽ là tấm gương “Đại chúng hóa Phật đản” trên toàn quốc.

Chư Tăng cần khuyến khích Phật tử giúp một tay để triển khai không những mùa Phật Đản mà còn những đại lễ trong năm cho nguồn sống Phật pháp được khởi sắc. Phật giáo du nhập vào đất nước ta khá lâu, qua 4 thế kỷ Đinh, Lê, Lý, Trần thấm sâu vào dân tộc, thời gian còn lại như hạt mầm chìm sâu vào quê hương. Ngày nay, tuy chùa chiền phát triển về cơ sở vật chất, nhưng tinh túy nuôi dưỡng linh hồn dân tộc đã mờ nhạt. Giáo hội đã hoàn chỉnh cơ cấu tổ chức về hành chánh, nặng về hình thức mà bỏ quên nội chất.

Phật đản 2567 trở về trên quê hương, cần có một kích thích tố khởi sắc cho mọi miền như sự khởi sắc tại Hải Dương. Các chị, các U năng động tự bảo nhau, sau khi hoàn thành tâm nguyện, đứng nhìn thành quả rồi tự nhìn nhau mỉm cười mãn nguyện.Năm nay được thêm hai thanh niên tham gia đứng nhìn các bà các chị hớn hở, mồ hôi thấm đẫm.Lần đầu tiên họ cầm gáo tắm bảo tượng như còn ngượng ngập. Những chị còn lại sau khi tắm Phật, lo chế biến thức ăn, , vui hưởng cùng nhau một mùa Đản sanh tràn đầy hoan hỷ. Họ ngồi lại cùng bàn chuyện 365 ngày sau đáo hạn.

Thế mới biết Phật ngự trong ta, vì mọi chúng sanh đều có Phật tánh!

MINH MẪN
Phật lịch 2567 - 05/4 Quý Mão – 22/5/2023



phat dan (1)phat dan (2)phat dan (3)phat dan (4)phat dan (5)phat dan (6)phat dan (7)phat dan (8)phat dan (9)phat dan (10)phat dan (11)phat dan (12)phat dan (13)phat dan (14)phat dan (15)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/03/2019(Xem: 4901)
Nửa đêm hôm đó, cổng thành Ca Tỳ La Vệ nhẹ nhàng hé mở. Nhịp vó khẽ khàng của hai con ngựa thong thả lách ra. Hình như chúng cũng biết ý chủ, phải rất từ tốn để không gây tiếng động làm phiền bao người đang an giấc, nhất là đám lính canh ngoài cửa thành. Tuy nhiệm vụ là canh cửa thành, nhưng thời buổi thanh bình thịnh trị quá, có gì bất trắc đâu mà phải lo lắng. Thế nên, vào thời khắc đã quá nửa đêm này, họ đều say ngủ, có khi đang chìm trong bao giấc mộng đẹp không chừng!
11/03/2019(Xem: 5863)
Sáng nay là mồng tám tháng tư Cung vua Tịnh Phạn sinh Tất Đạt Chín rồng phun nước ngoài trời đến Đón mừng giáng thế bậc Thánh nhân. Nam Mô Đẩu Xuất Giáng Trần, Lâm Tì Ni Thị Hiện, Ta Bà Giáo Chủ, Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
11/03/2019(Xem: 4961)
Lễ Phật đản và lễ Giáng sinh đều là những ngày lễ tôn giáo lớn nhất. Phật đản (rằm tháng tư) là lễ kỷ niệm ngày Đức Phật (người thành lập đạo Phật) đản sinh, trong khi Giáng sinh (ngày 25 tháng 12) là lễ kỷ niệm đức Chúa Jesus (người thành lập đạo Thiên Chúa)ra đời.
07/12/2018(Xem: 12444)
Câu này chưa có câu trả lời chính xác. Có một sự chấp nhận rộng rãi là Phật sống khoảng 80 tuổi. Tiếng Anh dùng chữ BCE (Before Common Era) hay BC (Before Christ) đều có nghĩa trước Tây lịch (TrTL). Chữ BCE khách quan hơn. Tiếng Việt viết tắt là tcn. Bài này sẽ dùng từ “Phật sinh năm” chứ thực ra phải nói “Tất Đạt Đa sinh năm” thì đúng hơn. Ngôn ngữ là tương đối… Phật sinh năm nào thì có vài quan điểm khác nhau thế này mình xin sắp theo thứ tự từ thời gian Phật sinh lâu hơn đến thời gian gần đây hơn.
12/06/2018(Xem: 13070)
Lễ Phật Đản 2642 tại Chùa Vạn Phước, San Diego, Hoa Kỳ
08/06/2018(Xem: 9548)
Hình ảnh Đại Lễ Vesak 2018 chung của 22 Tự Viện PG tại Mississauga, Toronto, Canada Sunday 3-6-2018 với trên 100 Tăng Ni, Quan Khách và khoảng 6000 Phật tử các giới tham dự Đại Lễ này
05/06/2018(Xem: 8454)
Bức hình của về cụ bà đứng chắp tay khi đoàn rước Phật từ chùa Diệu Đế (TT-Huế) đi ngang đã lay động hàng triệu trái tim. Sau khi đăng hình ảnh này trong chùm ảnh Phật đản xứ Huế, mọi người đã chia sẻ rất nhanh.
05/06/2018(Xem: 11203)
Lễ Phật Đản 2642 tại Thiền Tự Hương Hải, Canada Chủ Nhật 3-6-2018
04/06/2018(Xem: 9098)
Lễ Phật Đản 2642 tại Chùa Bảo Minh, Victoria Ngày Chủ Nhật 3-6-2018
03/06/2018(Xem: 9585)
Lễ Phật Đản 2642 do Cộng Đồng Phật Tử VN tổ chức tại Chùa Quốc Tế, Darwin, Bắc Úc Thứ bảy 2-6-2018 (19-4-Mậu Tuất) Chủ lễ: TT Thích Như Định Hội trưởng: Đh Quảng Ngạn Quang Phạm
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]