Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật giáo đồ Kính mừng Đại lễ Vesak tại Tòa Bạch Ốc, Hoa Kỳ

11/05/202314:27(Xem: 1563)
Phật giáo đồ Kính mừng Đại lễ Vesak tại Tòa Bạch Ốc, Hoa Kỳ

Phật giáo đồ Kính mừng Đại lễ Vesak tại Tòa Bạch Ốc, Hoa Kỳ

(Buddhists Welcomed to White House to Celebrate Vesak)

 

Khi hàng triệu Phật giáo đồ trên khắp thế giới chuẩn bị đón mừng Quốc tế lễ Vesak Phật lịch 2567 (Tây lịch 2023), kỷ niệm ba sự kiện trọng đại trong cuộc đời Đức Phật, Đản sinh, Thành đạo và Niết bàn, sự kiện được diễn ra vào ngày 5 tháng 5 năm 2023, các thành viên tăng đoàn Phật giáo từ các quốc gia trên thế giới tập trung tại Tòa Bạch Ốc, Washington, CD, để tham dự. Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris và Đệ nhị Phu quân Luật sư người Mỹ Douglas Emhoff đồng chủ trì buổi lễ. Với sự hiện diện của các vị Đại sứ đặc mệnh toàn quyền từ các quốc gia Nepal, Sri Lanka, Thái Lan và Campuchia cùng với các Phật giáo đồ từ Ấn Độ, Indonesia và Mông Cổ.

 

Đây là lần thứ ba các vị quan chức Tòa Bạch Ốc, Hoa Kỳ mời Phật giáo đồ đến dự Đại lễ Vesak. Truyền thống này bắt đầu từ năm 2021, khi ông Joe Biden đắc cử Tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ, lần đầu tiên tổ chức kỷ niệm Đại lễ Vesak trang trọng tại nơi ở và làm việc chính thức của ông. Năm nay đánh dấu lần đầu tiên một lượng lớn khách được chào đón đến Tòa Bạch Ốc sau hai năm trước đó bị phong tỏa ở quy mô nhỏ do ảnh hưởng đại dịch Covid-19.

 

Theo một vị quan chức Tòa Bạch Ốc cho biết, các nhân viên “mà ngày lễ này có ý nghĩa đối với họ” cũng được mời tham gia. Vị quan chức này cũng tuyên bố rằng, Chính phủ Joe Biden hy vọng gửi thông điệp tới các Phật giáo đồ rằng “Tòa Bạch Ốc nhìn thấy, nghe thấy và coi trọng họ trong ngày đại lễ thiêng liêng của họ”. (Religion News Service)


vesak--whitehouse-1
vesak--whitehouse-6vesak-at-whitehouse (2)vesak-at-whitehouse (1)
vesak--whitehouse-3

 

Hiệp hội Phật giáo Quốc tế Hoa Kỳ (IBAA), một đối tác tổ chức kỷ niệm Đại lễ Veska, đã ghi nhận tầm quan trọng của sự kiện này đối với các Phật giáo đồ Hoa Kỳ, nêu rõ: “Theo Trung tâm Nghiên cứu Pew (Pew Research Center) có hơn 3,5 triệu Phật giáo đồ, hơn 2.400 các tổ chức Phật giáo ở Hoa Kỳ, khiến nó trở thành truyền thống tôn giáo lớn thứ ba của đất nước Hợp chúng quốc Hoa Kỳ chúng tôi. Kỷ niệm Đại lễ Vesak – dưới nhiều hình thức quốc gia khác nhau – đã được theo dõi bởi hàng triệu Phật giáo đồ trên khắp thế giới trong nhiều thiên niên kỷ.” (IBAA)

 

Hiệp hội Phật giáo Quốc tế Hoa Kỳ nói thêm: “Ngày 15 tháng 12 năm 1999, theo đề nghị của 34 quốc gia có Phật giáo, để tôn vinh giá trị đạo đức, văn hóa, tư tưởng hòa bình, đoàn kết hữu nghị của Đức Phật, Đại hội đồng Liên Hợp quốc tại phiên hợp thứ 54, mục 174 của chương trình nghị sự đã công nhận Đại lễ Vesak là một lễ hội văn hóa, tôn giáo quốc tế của Liên Hợp quốc, những hoạt động kỷ niệm được diễn ra thường niên tại trụ sở và các trung tâm của Liên Hợp quốc trên thế giới từ năm 2000 trở đi, thời gian tổ chức vào ngày trăng tròn đầu tiên của tháng 5 dương lịch”. (IBAA)

 

Bà Wangmo Dixey - thành viên Hội đồng Trùng tụng Tam tạng Quốc tế, kiêm Giám đốc điều hành tổ chức LBDFI, Chủ tịch Hiệp hội Phật giáo Quốc tế Hoa Kỳ (IBAA) đại diện ban tổ chức đã tuyên bố trong thông cáo báo chí của Hiệp hội IBAA:

 

“Với khoảng 700 triệu đến 1 tỷ Phật giáo đồ, đạo Phật là tôn giáo lớn thứ ba trên thế giới, cùng với Cơ đốc giáo và Hồi giáo, đạo Phật đã mang đến một thông điệp có tầm quan trọng đặc biệt đối với các điều kiện văn hóa mà chúng ta thấy ngày nay. Hiệp hội Phật giáo Quốc tế Hoa Kỳ được thành lập để vượt qua thách thức này, thách thức tập hợp tất cả những tiếng nói Phật giáo khác nhau được tìm thấy ở Hoa Kỳ, và thúc đẩy diễn ngôn văn minh và hợp lý vốn là một nét đặc trưng trong truyền thống vĩ đại của chúng ta”. (IBAA)

 

Ngoài ra, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony J. Blinkin đã viết trong một thông cáo báo chí:

 

“Chúc mừng Buddha Purnima (Đại lễ Vesak). Chúng tôi xin gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến các Phật giáo đồ trên toàn thế giới nhân dịp kỷ niệm Quốc tế lễ Vesak Phật lịch 2567 (Tây lịch 2023).

 

Vesak đánh dấu kỷ niệm ba sự kiện trọng đại trong cuộc đời Đức Phật, Đản sinh, Thành đạo và Niết bàn. Dịp này tạo cơ hội cho tất cả chúng ta tư duy về những kim ngôn khẩu ngọc lời giáo huấn của Đức Phật và đổi mới cam kết của chúng ta đối với các giá trị phổ quát như từ bi tâm, lòng khoan dung và phẩm giá con người.

 

Nhân dịp này, chúng tôi kỷ niệm những cống hiến phong phú của các cộng đồng Phật giáo đa dạng ở mọi nơi trên thế giới và cam kết làm việc cùng nhau qua các truyền thống tín ngưỡng để xây dựng một thế giới tươi đẹp hơn cho mọi người.”

(U.S. Department of State)

 

Việt dịch: Thích Vân Phong

Nguồn: Buddhistdoor Global
https://www.lionsroar.com/white-house-extends-warm-wishes-to-buddhists-with-third-annual-vesak-celebration/

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/10/2010(Xem: 6542)
Cách đây 2638 năm tại kinh thành Ca Tỳ La Vệ xứ trung Ấn Độ, giữa loài người chúng ta và trên trái đất xinh đẹp này, một Đức Phật đã ra đời đó là Đức Thích Ca Mâu Ni. Theo truyền thuyết thái tử Tất Đạt Đa khi đản sinh đã bước đi bảy bước có hoa sen đở chân, cùng lúc ấy chư thiên tung hoa trời, trổi thiên nhạc đón mừng thái tử ra đời, trên không trung có chín rồng phun nước ấm mát tắm cho thái tử.
09/10/2010(Xem: 6873)
Mùa Phật Đản lại về. Cùng với Phật Giáo đồ trên toàn thế giới, cũng vào ngày giờ này, chúng ta thành kính đón mừng lễ Đản Sanh của Đức Từ Phụ trong niềm hân hoan và lòng biết ơn vô hạn đối với Ngài, đối với đạo lý giải thoát như thật do Ngài vạch ra. Trong niềm hân hoan và biết ơn vô hạn đó, tôi xin gửi đến chư tôn Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tang Ni và đồng bào Phật Tử trong cũng như ngoài nước, lời cầu chúc an lành, lời kêu gọi hòa hợp và tiến tu.
08/10/2010(Xem: 5841)
Người ta luôn hỏi câu này, Phật đã đi đâu và hiện nay ngài đang ở đâu? Đây là một câu hỏi rất khó trả lời cho những ai không có một sự tu tập về đời sống tâm linh. Bởi vì người đời thường nghĩ về cuộc sống theo cách của thế gian. Họ khó có thể hiểu được khái niệm một vị Phật. Vài nhà truyền giáo nào đó tiếp cận các Phật tử và nói rằng Phật không phải là một vị thần mà chỉ là một con người. Ngài đã chết và không còn nữa. Vậy thì làm sao người ta có thể tôn sùng một người cũng đã chết? Những chúng ta phải hiểu rằng, Đức Phật được tôn xưng là Thiên Nhân Sư, vị thầy của chư thiên và loài người. Bất cứ khi nào chư thiên có gặp khó khăn, họ đều gặp ngài để xin lời khuyên. Thế rồi họ nói rằng vị chúa tể của họ vẫn hằng sống, và đó là lý do tại sao người người cầu nguyện với Ngài.
21/09/2010(Xem: 5180)
Mỗinăm đến ngày Phật Đản, nhìn hình tượng đức Phật Sơ Sinh tôi có cảm giácrằng sự kiện lịch sử ấy xảy ra dường như không xa lắm. Mớimột ngày nào trong vườn Lâm Tỳ Ni nơi thành Ca Tỳ La Vệ nước Nepal (mộtvương quốc của Ấn Độ), đức Từ phụ của chúng ta vì lợi ích của chúng sanh mà một lần nữa trở lại cõi đời này với hình ảnh một con người bình thường, một thoáng thời gian mà đã 2625 năm trôi qua, nhưng hình ảnh bậcvĩ đại đó vẫn còn sống mãi với dòng thời gian bất tận, và tồn tại mãi trong con tim của người phật tử chúng ta...
20/09/2010(Xem: 6796)
Mùahoa Ưu Ðàm nở, ngày Ðức Phật đản sanh lại về trong tâm tư người con Phật khắp nơi trên thế giới. Hàng triệu-triệu tấm lòng nhất tâm tưởng niệm và trang trọng cử hành đại lễ Khánh đản. ÐứcPhật thị hiện nơi đời bằng bi nguyện độ sinh, Ngài đã thể hiện nhân cách siêu việt qua tình thương yêu muôn loài, tôn trọng sinh mạng của hết thảy chúng sanh. Sự hiện hữu của Bậc Ðại Giác Thế Tôn chính là bứcThông Ðiệp Hòa Bình gởi đến mọi loài chúng sinh trong tam giới...
17/09/2010(Xem: 5096)
Hằng năm, cứ mỗi độ mùa Phật đản về – thì khắp nơi khắp chốn –ở đâu – hình ảnh đức Phật hiện hữu, ngự trị ở đó không khí càng vui tươi, nhộn nhịp. Đó là tất cả những người con Phật hân hoan đón mừng ngày Phật đản. Kỷ niệm Phật đản là tưởng nhớ, ôn lại và tri ân về sự rađời vĩ đại của đức Phật... Sự xuất hiện của một vị Phật – hay nói một cách rõ hơn, một chúng sinh từ thân phận phàm phu, muốn đạt đến quả vị Phật, phải trải qua lộ trình bảy bước hoa sen ấy.
10/09/2010(Xem: 51060)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (quyển 3) Vào thời không có đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời, tại vùng Allakappa bị dịch bệnh hoành hành, lây lan từ người này sang người khác, nhà này sang nhà khác làm cho rất nhiều người chết, đói kém xảy ra khắp nơi. Những người còn mạnh khỏe, chưa bị lây nhiễm
28/08/2010(Xem: 52820)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
28/08/2010(Xem: 51939)
Sau khi sinh hoạt của hội chúng đã tạm thời đi vào quy củ, nền nếp; đức Phật thấy thời tiết có nắng nhẹ, trời không lạnh lắm, thuận lợi cho việc du hành nên quyết định rời Gayāsīsa, đến kinh đô Rājagaha, đường xa chừng sáu do-tuần. Thấy đoàn sa-môn quá đông, khó khăn cho việc khất thực, đức Phật gợi ý với ba anh em Kassapa cho chúng đệ tử phân thành từng nhóm,
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567