Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mỗi Tháng Tư Về

25/03/202217:27(Xem: 2488)
Mỗi Tháng Tư Về

phat ra doi-3



MỖI THÁNG TƯ VỀ

Hạnh Phương

­­

Khi những chùm hoa phượng vĩ nở rực màu đỏ giữa nắng vàng; những hoa sen đầu mùa bung cánh mơn mỡn phớt hồng nhè nhẹ tỏa hương , mùi hương thoang thoảng thơm ngát tận vào tim ta, vào hồn người; màu vàng hươm rơm rạ khô khốc thôi không còn phơi phong trên đường cái quan, đã chất thành đụn rơm, cây rơm ở đầu hè, ở cuối sân trông thật mát mắt, trời tháng tư ngút ngát màu xanh thanh bình …

Thế là đã Tháng Tư, mùa Phật đản đã về trên khắp mọi nẻo đường quê hương đất nước. Từ nông thôn đến thành thị, từ non cao ra tới biển sâu. Từ hôm nay cho đến ngàn sau…

Trời đất đã vào mùa pháp lạc, lòng người cùng nao nức mở hội Đản sinh. Ngân vang đâu đây nhạc khúc vũ trụ nhân hoàn đồng thanh vang ca hát

ngợi :” Ngày mười lăm tháng tư về đây, ngày trần gian chào đón đức Phật Từ tôn chúng ta…”

Vâng, tháng Tư Phật đản đã về:

Tháng Tư em mỉm nụ cười

Chấp tay lễ Phật, Ơi ! mười phương hoa.

Nam mô Từ phụ Thích ca

Ứng thân Khánh Đản để mà trang nghiêm

Quê hương non nước ba miền

Dựng nêu đất Bụt, bình yên đất trời.

Hạnh phúc thay chư Phật ra đời, tuần lễ Phật đản nào chẳng vậy : Phố nhỏ rợp cờ, đường quê ngợp nắng, nhà nhà treo cờ Phật giáo, ngõ ngõ thắp đèn lồng hoa sen …Mặt nhìn mặt cười vui rạng rỡ, người gặp người vồn vã hỏi han: năm nay chùa mình làm lễ đài ra sao, trên làng ngoại dựng khuôn môn chỗ nào…Đại lễ giáo hội tỉnh, ban trị sự huyện tổ chức ở quảng trường độc lập, tự do nào…Mùa vui tháng Tư của người con Phật khác nào mùa tươi Nguyên Đán của cả năm châu.

Nguyên đán người mừng người thêm một tuổi đời an vui mạnh khỏe.

Phật đản mình mừng nhau xinh tươi tuổi đạo pháp lạc tròn đầy thân tâm thư thái.

Thêm một tuổi đời thêm chút lớn khôn, thêm chút khói sương phôi pha trên mái tóc. Thêm một tuổi đạo mình có thêm cả một mùa vàng hạnh phúc, mùa xanh hy vọng ở trong lòng. Vâng lòng người như choáng ngợp ánh đạo vàng, mỗi mỗi người con Phật tự cảm nhận được nguồn pháp nhủ hồng ân đức Từ phụ chở che bảo hộ . Ngước mắt trông trời trông đất trông mây, người người cùng thấy ngọt lành ơn Phật :

Tháng Tư hoa gấm đăng trình

Sống trong ánh đạo đời mình thăng hoa.

Sắc thân cát bụi nhập nhòa

Ngọc trong lai áo thế mà không hay…

Đã bao nhiêu mùa Phật đản, đã bao nhiêu hồng hào phương phi tuổi đạo ? Em bé bước chân theo mẹ lên chùa mà cứ như thấy Đức Phật vời em cùng bước theo bảy bước hoa sen. Mẹ già áo vải nâu sồng lâm râm niệm niệm Nam mô Bản sư Thích ca Mâu ni Phật mà cứ như thấy mình son trẻ đôi mươi. Phật đản ơi sao mà mầu nhiệm, mẹ già nhớ chuyện lão bà hành khất cúng đèn dầu, sáng trưa sáng trợt rồi, trên con đường vào tinh xá Kỳ Hoàn, chư tăng vẫn thấy ngọn đèn của bà hành khất cúng dường chiều hôm qua còn sáng đến tận bây giờ, quý thầy ra thổi , ngọn đèn mấy cũng không tắt, trước mắt già bây giờ ánh đèn dầu ấy chan hòa trong ánh hào quang Đức Phật, ánh sáng quang huy an lành lạc phúc khiến người quên mình luống tuổi, người quệt cổ trầu trên môi mĩm nụ cười chung vui cùng đàn cháu nhỏ.

Tháng Tư em trẫy hội nầy

Vầng trăng tự tánh tròn đầy Tam Quy

Pháp thân bất khả tư nghì

Phật thân Đồng Thể Từ Bi nhiệm mầu.

Vâng cứ mỗi tháng Tư về, người người ngước mắt chiêm ngưỡng kim tượng sơ sanh của đức Từ Phụ là thấy lòng mình thanh xuân mắt biếc môi hồng thơm tho cây trái , thấy cuộc đất quê nhà mình bờ tre bụi chuối, giếng nước đầu làng mà trang nghiêm tịnh độ: nguyện lực, tín lực, định lực mình sắt son kiên cố. Pháp thân Phật với sắc thân mình hoàn toàn không khác. Cứ mỗi tháng Tư về lắng lòng nhập diệu huyền ngôn “ Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn” là cùng lúc người với người nghe thấy tiếng nói từ bi, trí tuệ: “ Ta là Phật đã thành, các ngươi là Phật sẽ thành”.” Hãy tự mình thắp duốc lên mà đi”

Mỗi Tháng Tư về người người hoài tưởng ngoái nhìn về Lâm tỳ ni, mường tượng cả hoàng thành Ca tỳ la vệ tưng bừng đèn hoa lộng lẫy thế nào…Chúng ta tủi thân không sanh cùng thời để được tận mắt chiêm ngưỡng ba mươi hai tướng quý, tám mươi vẽ đẹp phương phi của Phật : Phật tại thế thời ngã trầm luân, kim đắc nhân thân Phật diệt độ, áo não tự thân đa nghiệp chướng, bất kiến Như lai diệu sắc thân.

Than ôi!

Chúng ta chỉ biết được đôi chút về Đức Phật mỗi khi chúng ta hết lòng phát dậy Bồ Đề Tâm và tu hành Đạo Bồ Đề Tâm. Ngày Phật Đản chỉ đúng nghĩa ngày Phật Đản là mỗi ngày trong đời chúng ta đều là ngày Phật giáng sinh trong lòng chúng ta từng giây phút này đến giây phút khác. Mỗi đêm và mỗi ngày Đức Phật đều giáng sinh trong lòng chúng ta, mỗi khi lòng chúng ta là lòng Bồ Đề.

( PHẠM CÔNG THIỆN –Những ai biết điều phục

Cứ mỗi tháng Tư về, cởi dép dũ bụi hồng, đôi bàn chân trần bước lên thềm điện, chiêm ngưỡng đức Thế tôn, năm vóc sát đất cung kính lạy Ngài, lòng lắng nghe diệu pháp hống âm văng vẳng: Phật hiện thân khánh đản ở đời chỉ vì một đại sự nhân duyên. Ấy là khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến. Quán niệm Phật Đản sanh, cung kính đãnh lễ Ngài lập tức ta sẽ ngộ ra lắm điều mầu nhiệm :

Một, thấy chính cái thế giới nầy là tịnh độ của Phật. Phật thuyết Pháp Hoa tại Linh Sơn thì Linh Sơn là tịnh độ của Phật. Tịnh độ của Phật là đương xứ tiện thị: ở đâu và lúc nào cũng là tịnh độ của Phật.

Hai, thấy Phật không nhập diệt, Phật siêu sống chết, siêu thì gian và không gian. Phật luôn luôn ở bên ta, trên ta và trong ta. Cái thấy của ta không cục bộ thì thế là thấy Phật...

( TRÍ QUANG – Pháp Hoa Lược Giải,

bản 1998- Nhà xb Tp HCM.)

Cứ mỗi tháng Tư về, chúng ta lại có thêm cơ duyên để nhận diện lại chính mình. Phật tử, người con sinh ra từ miệng Phật, tự hỏi những ngày tháng hợt hời vô tâm trôi qua, mình đã làm được những gì cho Phật pháp ? Đóa sen giới thể nghiêm tịnh nào đã vươn nở từ đảy thịt bùn đen để chúng ta hân hoan thành kính cúng dường đấng Cha Lành ?

Phật thương chúng sanh như mẹ hiền thương con một. Chúng sanh còn mông muội, ngập ngụa mãi giữa dòng sinh tử thế nên cứ mỗi Tháng Tư về Phật lại thêm một lần khánh đản.

Cứ mỗi tháng Tư về chúng ta lại tha thiết nguyện cầu ước mong bản thân sinh tử tiếp xúc được với pháp thân bất diệt của Ngài đi ngang qua dòng luân hồi sinh diệt để thức tĩnh vạn loại hữu tình, khổ đau trái kết hoa thành, cho bản thân sinh diệt trở về với pháp thân bất diệt :

Đêm nay cầu cho Khổ Đau trái kết, hoa thành

Cho sinh diệt đi ngang dòng pháp thân bất diệt

Cho suối tình thương chảy trên

vạn lòng tha thiết

Để loài người học tiêng nói chân như.

Để tiếng nói trẻ thơ thành tiếng chim ca.

Nhất Hạnh - Đêm cầu Nguyện

Kìa sen Tháng Tư đang nở, hương thơm giải thoát ngào ngạt đất trời. Khánh đản đã về, bậc Anh Nhi Thánh Hạnh đang ở bên ta, Phật đang ở cạnh bên mình, Ngài chưa hề bỏ chúng ta đi đâu, Ngài chưa rời chúng ta về đâu. Ngài thường trụ nơi Lòng Bồ Đề của bản thân mỗi người, của mỗi mỗi chúng sanh.

Dõng mãnh, tinh tiến khơi mở Lòng Bồ Đề nơi lòng người, lập tức chúng ta thấy Tháng Tư về, thấy Phật khánh đản giữa lòng ta, giữa quê nhà, giữa non sông đất nước .

Mầu nhiệm thay ! Trải hơn hai ngàn năm lịch sử, quá khứ vàng son lộng lẫy từ ban sơ Đức Tổ Tỳ ni đa lưu chi thỉnh Phật đến với non sông đất nước nầy, Phật vĩnh viễn ở giữa lòng dân tộc chúng ta. Bao nhiêu thăng trầm tang thương dâu biển Phật vẫn hiện diện bên ta, Phật không mượn cung vua lộng lẫy vàng son để ngự, Phật mượn Trần Nhân Tông coi Ngai Vàng như dép rách, lên núi Yên Tử nhập thiền... Phật lên Yên Tử có nghĩa là Phật vào lòng người con Việt, Phật từng ngày khánh đản vào dòng chảy văn hóa Việt Nam.

Phật không hề nao núng trước cường quyền bạo lực, Phật hiện về nơi nhục thân các Thánh tử đạo ngã xuống nơi Đài phát thanh Huế, Phật hiện diện nơi ngọn lửa đại hùng đại lực bồ tát Quảng Đức cùng sáu vị thánh tăng ni vị pháp thiêu thân. Phật chưa bao giờ vắng bóng giữa non sông đất nước Việt Nam.

Cứ mỗi tháng Tư về, Phật khánh đản cho lòng người khánh đản, cho người người con Phật nhận biết như ý bảo châu sẵn có nơi lai áo mình mặc hàng ngày mà Phật đã tận tay trao cho mỗi người từ vô thỉ kiếp. Cứ mỗi Tháng Tư về người con Phật lại mồn một nhớ ghi từng lời Phật dạy: Việc ác nhỏ không làm, việc thiện nhỏ không chê, bao giờ cũng giữ lòng mình thanh tịnh, yên ả. Tất cả tâm tư chúng ta gạt bỏ trần lao ưu tư phiền muộn,để ngay bây giờ từng ngày được thấy:

Niềm vui khánh đản đơm hoa

Non sông tươi nhuận,bao la đất trời.

HẠNH PHƯƠNG




***

facebook
youtube

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/03/2014(Xem: 17899)
Lá Thư Phật Đản Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Kính bạch Chư Tôn Thiền Đức Kính thưa quý đồng hương Phật Tử, quý thân hữu, quý ân nhân thân mến, Cách đây 2638 năm tại vườn Lâm Tỳ Ni, dưới chân dãy Hy Mã Lạp Sơn, thuộc Miền Trung Ấn Độ (nay là Nepal), Thái Tử Tất Đạt Đa, con của Vua Tịnh Phạn và Hoàng Hậu Ma Da, đã giáng trần. Thái tử được sinh ra và lớn lên trong cung vàng điện ngọc, có đầy đủ mọi thứ xa hoa vật chất, cao sang quyền quý nhất trần gian, nhưng Ngài cảm nhận tất cả mọi thứ trên thế gian này cuối cùng rồi cũng theo lẽ vô thường, thành, trụ, hoại, diệt, tan rã theo thời gian.
19/03/2014(Xem: 7538)
Thư mời Lễ Phật Đản Quốc Tế tại Straßburg, Pháp Quốc cũng như lễ cầu nguyện cho quốc nạn và pháp nạn tại quê nhà nhân ngày lễ nầy.
16/12/2013(Xem: 26722)
Viết xong cuộc đời ngài Tôi bần thần, dã dượi Sinh lực tổn hao Như thân cây không còn nhựa luyện Như sức ngựa đường dài Hoàn tất cuộc lữ trình lên đến đỉnh đồi cao Ôi! Tôi đã chạy đuổi chiêm bao Muốn vói bắt mảnh trăng trời nguyên thuỷ
29/11/2013(Xem: 15504)
Các nhà khảo cổ đã phát hiện ra bằng chứng về một ngôi chùa Phật giáo cổ nhất chưa từng được khám phá, có niên đại khoảng năm 550 trước Công nguyên. Tọa lạc tại trung tâm hành hương Lâm Tì Ni của Nepal, địa điểm huyền thoại nơi Đức Phật đản sinh, phát hiện chỉ ra rằng Ngài đã từng sống hơn một thế kỷ trước đó so với thời gian được chấp nhận bởi nhiều học giả trước đây.
26/10/2013(Xem: 62574)
Cuộc đời đức Phật là nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều sử gia, triết gia, học giả, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cổ, nhạc sĩ, họa sĩ, những nhà điêu khắc, nhà viết kịch, phim ảnh, sân khấu… Và hàng ngàn năm nay đã có vô số tác phẩm về cuộc đời đức Phật, hoặc mang tính lịch sử, khoa học hoặc phát xuất từ cảm hứng nghệ thuật, hoặc từ sự tôn kính thuần tín ngưỡng tôn giáo, đủ thể loại, nhiều tầm cỡ, đã có ảnh hưởng sâu xa trong tâm khảm biết bao độc giả, khán giả, khách hành hương chiêm bái và những người yêu thích thưởng ngoạn nghệ thuật.
25/10/2013(Xem: 12596)
Every year since the resolution passed by the United Nation’s General Assembly on 15 December 1999 - the thrice-sacred day of Vesak (celebrating the birth, enlightenment and passing away of the Buddha Gotama) is celebrated internationally. The International Council for the Day of Vesak has been granted Consultative Status with the UN Economic and Social Council since 2013 – to honor commitments, the 11th United Nations Day of Vesak celebrations will take upon: “Buddhism and the UN Millennium Development Goals”, as the general theme of the 2014 UNDV Conference.
12/08/2013(Xem: 8268)
Loay hoay mà đã 5 năm kể từ năm 2008 Vesak diễn ra tại Hà Nội; năm nay. GHPGVN chính thức xin phép đăng cai, đã được sự chấp thuận của nhà nước, để chuẩn bị cho năm 2014 diễn ra tại Bãi Đính.
23/07/2013(Xem: 6833)
Lâu nay mỗi chúng ta theo đạo Phật nhưng có nhiều điểm nghi ngờ, thấy đạo Phật hình như tiêu cực, đa số chùa chiền đều ở trên núi, cách xa thành thị. Gần đây mới có một số chùa ở thành thị. Chư Tăng, chư Ni chỉ lo tu, ít đến nơi này nơi kia giáo hóa. Hoặc như đức Phật ngày xưa cứ ôm bình bát đi khất thực, ngày nay hình thức ấy vẫn còn. Qua những hình ảnh ấy, người ta nghĩ đạo Phật bi quan, Tăng Ni không cố gắng, không nỗ lực tạo kinh tế sống cho mình, cứ đi xin hoài. Vì vậy tôi sẽ giải thích câu Phật hóa hữu duyên nhân cho tất cả hiểu. Ðạo Phật chỉ giáo hóa người có duyên thôi. Nghe thế đa số Phật tử nghi ngờ đạo Phật giáo hóa có sự lựa chọn, không công bằng. Nhưng nhìn cho thấu đáo, có thể nói rằng người Việt Nam chúng ta thấm nhuần đạo Phật rất sâu. Hồi xưa khi còn bé, tôi thích đọc Minh Tâm Bửu Giám, trong đó có câu:
16/07/2013(Xem: 10370)
Hoa Bất Diệt - Quang Lê & Hương Thủy
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]