Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Khéo Mời Đức Phật Nơi Lòng Đản Sinh...

27/06/202121:13(Xem: 5275)
Khéo Mời Đức Phật Nơi Lòng Đản Sinh...
Khéo-Mời-Đức-Phật-Nơi-Lòng-Đản-Sinh-01
Namo Buddhaya


 
Pháp Học và Pháp Hành
 
Khi đề cập đến những người tu trong Phật Giáo, thì chúng ta thấy có phân ra hai khuynh hướng tu học, một số vị thì nghiêng về pháp học, còn số vị khác lại chuyên về pháp hành.
 
Vậy pháp học là gì ?
Là cả đời tu chỉ chuyên về việc nghiên cứu, học tập kinh điển, xem các luận bản... để biết được hết Tam tạng kinh điển ( Kinh, Luật, Luận ), nhiều vị còn phiên dịch kinh điển, hay viết ra nhiều bộ luận dựa trên kiến thức, sự hiểu biết đã tích lũy. Nhưng tâm thật sự chứng ngộ, hay đạt đạo thì có thể chưa, chỉ hiểu, chứ chưa thực chứng. ( Còn số vị mà chuyên về pháp học nhưng tâm đã giác ngộ thì rất hiếm có, thời nay càng vô cùng hiếm ).
 
Còn pháp hành là gì ?
Là người tu này sau khi nắm được kiến thức cơ bản, vị này đi chuyên sâu vào việc thực hành giáo pháp. Cả ngày dành nhiều thời gian cho việc thực hành . Như ở trong các thiền viện thì mỗi thầy một ngày có thể ngồi thiền im lặng bất động ít nhất bốn tiếng đồng hồ, đây là chưa kể thời gian đi thiền hành, hay còn tối về ngồi, đi thêm nữa ( Còn các vị đang nhập thất thì thời gian chuyên chú ngồi thiền hay đi thiền hành... thì dường như cả ngày, chỉ trừ vài tiếng lúc ngủ hay ăn cơm, vệ sinh cá nhân thôi ).
 
Còn những vị tu Tịnh Độ thì họ cũng rất chuyên chú vào câu niệm Phật, giữ tâm luôn ở trạng thái nhất niệm, các thời khóa chính các vị ấy niệm Phật thành tiếng, còn thời khóa phụ, Vị ấy giữ tâm tĩnh lặng chánh niệm, luôn duy trì tâm ở trạng thái vắng lặng tĩnh giác, nếu cảm thấy tâm nhiều vọng tưởng Vị ấy trở lại với câu Phật hiệu niệm để giữ tâm trở lại sự chuyên chú, khi thấy ổn Vị ấy trở lại với sự tĩnh giác vắng lặng yên tĩnh, biết rõ thân tâm.
 
Những vị tu miên mật như thế này, nếu đủ cơ duyên họ rất dễ ngộ đạo.
Nên thường quý vị để ý thấy, những vị tu chuyên về pháp hành rất dễ chứng ngộ hơn những vị chuyên về pháp học.
 
Còn quan điểm của tôi về vấn đề này thì :
Học lý thuyết chỉ để áp dụng vào việc tu hành chứ không đi lang mang vào những lý luận suông, thiếu tính thực tiễn. Tuy nhiên, một số Vị có hạnh nguyện sinh trở lại cõi đời để phiên dịch kinh điển, để giúp cho chúng sinh có kinh sách tu hành.  Do đó, vấn đề này chúng ta không có nên phê bình hay xem thường, không có nên nghĩ rằng mình đang tu pháp hành là ngon, cao ...khởi niệm như thế coi chừng bị tổn Phước. 
 
Song, nhìn vào thực tế thì thời nay chúng ta thấy số lượng người tu pháp học nhiều hơn pháp hành. Nhiều vị cả đời tu chỉ chuyên về đi học hết bằng cấp này tới bằng cấp nọ. Đây gọi là đang nghiêng về pháp học.
 
Kết thúc bài viết tôi ghi lại một đoạn lời dạy của Thiền sư Ajahn Chah, Ngài là một vị Thiền sư rất nổi tiếng người Thái Lan tu khổ hạnh sống trong rừng. Ngài thì chuyên về pháp hành, chuyên về thiền Tứ niệm xứ.
 
Ngài dạy như sau :
Để đi xuyên qua được một khu rừng rậm, chúng ta không cần thiết phải phá hết cả khu rừng, chỉ cần dọn một lối đi chính giữa, sau đó đi theo đường lối ấy thì cũng có thể đi xuyên qua được khu rừng.
 
Ví dụ này để nói lên việc học giáo pháp :
Chúng ta không cần thiết phải học hết cả Tam tạng kinh điển, hãy tập trung vào những kiến thức căn bản nhất, quan trọng nhất, cốt yếu nhất giúp ích trong việc hành trì, từ đó chúng ta chuyên chú vào việc thực hành thì sẽ đưa đến sự Giác Ngộ.
 
Tỏ tường với Pháp học, quyết tâm với Pháp hành, chắc chắn sẽ có ngày đạt đến Pháp Thành viên mãn..

 
Nam Mô Thường Tinh Tấn Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Lâm Tỳ Ni Viên Vô Ưu Thọ Hạ Thị Hiện Đản Sanh Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
 
- (Chia sẻ Hình ảnh ngày Phật đản muộn của Chùa Vạn Phước trong mùa Covid ChủNhật June 20 2021 PL:2565)
 
Namo Buddhaya
Khéo-Mời-Đức-Phật-Nơi-Lòng-Đản-Sinh-02Khéo-Mời-Đức-Phật-Nơi-Lòng-Đản-Sinh-03Khéo-Mời-Đức-Phật-Nơi-Lòng-Đản-Sinh-04Khéo-Mời-Đức-Phật-Nơi-Lòng-Đản-Sinh-05Khéo-Mời-Đức-Phật-Nơi-Lòng-Đản-Sinh-06Khéo-Mời-Đức-Phật-Nơi-Lòng-Đản-Sinh-07Khéo-Mời-Đức-Phật-Nơi-Lòng-Đản-Sinh-08Khéo-Mời-Đức-Phật-Nơi-Lòng-Đản-Sinh-09Khéo-Mời-Đức-Phật-Nơi-Lòng-Đản-Sinh-10Khéo-Mời-Đức-Phật-Nơi-Lòng-Đản-Sinh-11Khéo-Mời-Đức-Phật-Nơi-Lòng-Đản-Sinh-12Khéo-Mời-Đức-Phật-Nơi-Lòng-Đản-Sinh-13Khéo-Mời-Đức-Phật-Nơi-Lòng-Đản-Sinh-14Khéo-Mời-Đức-Phật-Nơi-Lòng-Đản-Sinh-15Khéo-Mời-Đức-Phật-Nơi-Lòng-Đản-Sinh-16Khéo-Mời-Đức-Phật-Nơi-Lòng-Đản-Sinh-17Khéo-Mời-Đức-Phật-Nơi-Lòng-Đản-Sinh-18Khéo-Mời-Đức-Phật-Nơi-Lòng-Đản-Sinh-19Khéo-Mời-Đức-Phật-Nơi-Lòng-Đản-Sinh-20


***
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/04/2011(Xem: 4378)
ĐứcThích Tôn xuống phàm trần vì một niềm tin không gì lay chuyển nổi, vì Ngài tin rằng hết thảy chúng sanh đều có Phật tánh và đầy đủ tất cả các tính năng có thể thành Phật, chỉ cần có người khai đạo thì tính năng thành Phật ấy lập tức thành tựu và một vị Phật trong tương lai bắt đầu cuộc hành trình tìm lại cội nguồn của chính mình, từng bước lấy lại những khả năng thành Phật của mình đã đánh mất, tự mình hoàn thiện, cụ túc các duyên thành Vô Thượng Giác, cho nên trong Kinh Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa Phật dạy: "Đức Phật ra đời vì một nhân duyên lớn, đó là khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến".
11/04/2011(Xem: 6014)
Có những nước Á Châu như nước Xilanca, vào ngày Phật Đản không có ai bị đói bụng hết. Tại vì nhà nào cũng để mâm cơm ở trước cửa và bất cứ ai đói bụng cũng đều được mời ăn cơm đó. Trong ngày Phật Đản không có ai bị đói vì nhà nào cũng cúng dường cơm, chùa nào cũng cúng dường cơm. Đây là một truyền thống có từ mấy ngàn năm trước, từ thời Đức Thế Tôn.
11/04/2011(Xem: 17107)
Phật Đản người ơi Phật Đản về Cho lòng nhân loại bớt tái tê Chiến tranh thù hận mau chấm dứt Từ bi tỏa sáng khắp lối về.
10/04/2011(Xem: 5837)
Cách đây hơn 2500 năm, tại miền Bắc Ấn Độ xuất hiện một vị thái tử. Thái tử lớn lên trong thương yêu kính mộ nhưbao nhiêu thái tử con vua mọi vương triều. Tuy nhiên vị Tháitử có tên Tất Đạt Đa này lại có một điểm hoàn toànkhác biệt với bao thái tử xưa nay.
29/03/2011(Xem: 3702)
Hàng năm, cứ tháng Tư về là mỗi độ sen hồng lung linh sắc màu được tích tụ sâu trong lòng đất Việt. Một loài hoa có hương thơm nhẹ nhàng tinh khiết...
28/03/2011(Xem: 4482)
Trên mặt hiện tượng và lịch sử, đức Phật chỉ đản sinh vào một thời điểm, một nơi chốn nhất định nào đó trên thế giới này. Thời điểm và nơi chốn ấy là vào năm 624 trước tây lịch tại vương quốc Kapilavastu mà ngày nay là Nepal, phía tây bắc Ấn Độ.
02/03/2011(Xem: 5551)
Một thân Thái tử… vào đời, Rời Đâu-suất hóa hiện người trần gian Mượn cung điện ngọc huy hoàng...
05/02/2011(Xem: 3822)
Sau mùa tuyết lạnh ở xứ sở Phù tang, người ta bảo mùa đẹp nhất của Nhật bản là mùa này, khi cái nắng nhè nhẹ đưa hơi xuân về...
20/01/2011(Xem: 4334)
Đức phật thị hiện trần gian Mở khai trí huệ xóa màn vô Minh, Từ bi cứu độ Chúng Sinh Thoát vòng sanh tử vãng sanh Liên trì. Tín thành niệm phật A Di Hiếu Dưỡng cha mẹ phụng thờ thánh nhân
12/01/2011(Xem: 3619)
Xuân đã về chưa, đã về chưa? Nắng đang hong ấm nụ giao mùa Chập chờn én liệng lưng trời tím...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567